--- o0o ---
Lời người dịch
1. Những linh ảnh
Tại Tsaparang
Linh ảnh của đạo sư
Tu viện Yi - Gah Tscholing
Katschela, người bạn vong
niên và người hướng đạo
Tu học và các nghi lễ
Vị đạo sư xuất hiện
Nhạc lễ Tây Tạng
Gặp gỡ đạo sư
Điểm đạo
Trên đường mây trắng
Tu viện đá
Tỉnh giấc, nhìn tương lai
2. Cuộc đời hành hương
Trên cao nguyên
Ngôn ngữ sống động của màu
sắc
Những giấc mơ và ký ức bên
hồ xanh
Sườn núi trơn và bí mật của
những chiếc móng ngựa
Phi hành xuất thần và phép
Lung-gom
Nyang-to Kyu-phug tu viện
của người nhập thất.
Tu luyện thân thể
Khả năng chữa bệnh
Vị ẩn tu tại Latschen
Sự giải cứu huyền diệu
3.
Tử vong và tái sinh
Đạo sư từ trần
Hóa thân
Sự tái sinh
U khanti: Nhà tiên tri trên
núi Mandalay
Maung Tun Kyaing
4.
Miền Nam và Trung Tây Tạng
Giai đoạn mới: Adscho
Rimpotsché
Câu chuyện tại Dungkar Gompa
Hai vị thành tựu giả ở
Tse-Tscholing
Cuộc gặp gỡ thoáng qua với
Tomo Ghe'sche'
Các cuộc biểu diễn huyền bí
Buổi vấn linh chính thống
tại Netschung
Buổi vấn linh tại Dungkar Gompa
Cuộc đời của một tu sĩ vấn
linh
Huyễn thuật của người Tây
Tạng
5.
Trở lại miền Tây Tây Tạng
Ngọn núi thiêng
Xứ sở của thánh thần
Thách thức lần cuối
Một tu viện đạo Bon
Thung lũng Dawa A-Dsong
Đến Tsaparang
Những ngày khó khăn
Vị lạt-ma tại Phiyang
Đấu tranh với thời gian và
chướng ngại
Khám phá đường đá bí mật và
đền man-đa-la
Sáu ngày trên sông đóng băng
Thung lũng hạnh phúc
Quán đỉnh lần cuối
Người thợ rèn làm đồng cốt
Giã từ Tây Tạng
Lời cuối Thầy, trò, và lối
về ánh sáng
Lời cuối của người dịch
Khái quát về Tây Tạng
LỜI NGƯỜI DỊCH
Trong thế kỷ XX, phương
Tây có hai người tìm hiểu đất nước Tây Tạng rất sâu sắc, đó là bà
Alexandra David Néel và ông Anagarika Govinda. Cả hai vị này đã từng sống
nhiều năm tại Tây Tạng, từng tu tập thiền định và đi khắp nơi trong xứ sở
huyền bí này hơn bất cứ người nước ngoài nào khác. Có thể nói họ hiểu Tây
Tạng với bất tất cả những khía cạnh tâm linh, tâm lý, địa lý nhiều hơn cả
phần đông người Tây Tạng.
Hai vị này đều đã qua đời nhưng họ đã để lại
cho thế giới vô số sách vở về kinh nghiệm suy niệm của họ tại Tây Tạng
ngày nay vẫn còn được đánh giá cao nhất và hậu thế có lẽ cũng sẽ khó có ai
vượt qua được tầm nhìn và kinh nghiệm nội tâm của họ. Điều này thật ra
không phải đáng ngạc nhiên, nếu ta biết rằng hai vị này không phải là
khách hành hương bình thường, mà họ đã thực sự độc cư tu tập trên các vùng
núi non hẻo lánh của Himalaya. Vì lẽ đó mà những gì họ viết ra không phải
chỉ là những nhận xét bằng con mắt thường tình của một lữ khách, mà là
những khám phá và sáng tạo tâm linh ở xứ sở gió tuyết này.
Trong khoảng hơn mười cuốn sách của họ thì
cuốn Der weg der weissen wolken (Con đường mây trắng) của Govinda là nổi
tiếng hơn cả. Nó là cuốn sách được nhắc nhở, được tham cứu, được tìm đọc
nhiều nhất khi nói về Tây Tạng dưới ngòi bút của một người phương Tây.
Govinda người Bolivia gốc Đức, nhưng sách ông
viết thường bằng Anh ngữ. Đặc biệt cuốn sách này được ông viết thành hai
bản Anh ngữ và Đức ngữ. Bản Đức ngữ là bản cuối cùng, được sửa chữa và vì
thế qui mô, đầy đủ và chính xác hơn bản Anh ngữ. Ai đã từng đọc Govinda
đều biết văn của ông hùng biện súc tích, nhiều hình ảnh, nhiều tầng lớp và
vì thế người dịch thường gặp nhiều khó khăn để hiểu hết ý ông
Là một người phương Tây với tính sắc sảo của
óc lý luận phân tích sẵn có, pha lẫn sự huyền bí của một quá trình chứng
thực tâm linh bằng trực giác, Govinda là một con người kỳ lạ và điều đó
phản ánh rõ nét trong cuốn sách này. Vì những lẽ đó, đọc cuốn sách này,
phần nào ta cảm nhận được sự tổng hợp giữa hai cực lý luận và trực giác
trong tâm thức con người phương Đông.
Mặc dù người dịch đã cố gắng hết sức trong
khả năng của mình, nhưng chắc chắn bản dịch này không thể tránh khỏi thiếu
sót. Người dịch mong nhận được sự góp ý chỉ dẫn của tất cả mọi người đọc
để bản dịch được hoàn chỉnh hơn.
Nguyễn Tường Bách
Tác giả Lama Anagarika Govinda
Lama Anagarika
Govinda là tu sĩ Phật giáo, học giả, giáo sư Phật học, và họa sĩ người
Đức. Thế danh của ông là Ernst Hoffman. Ông sinh năm 1898 ở Waldheim (Đức)
và mất 1985 ở California (Mỹ). Ông tu theo đạo Phật lúc 18 tuổi. Năm 30
tuổi ông sang Tích Lan và Miến Điện học đạo rồi sau đó thực hành Mật giáo
Tây tạng. Ông sống ở Darjeeling, dưới chân dãy núi Hy Mã Lạp Sơn trong
nhiều năm, dạy ở Đại học Patna và Shantiniketan, vùng Tây Bengal, Ấn Độ
(Đại học do văn hào Ấn Độ Rabindranath Tagore thành lập), dạy Phật học tại
nhiều đại học ở châu Âu, Á, Phi, và Mỹ, và thành lập đạo tràng Arya
Maitreya Mandala tại Ấn Độ, Đức và Mỹ. Ông sang Mỹ hành đạo từ năm 1967.
Ông được xem như một trong những người có công lớn đưa Phật giáo vào
phương Tây và là nhịp cầu hiện đại nối liền văn hóa Đông Tây.
Ông để lại nhiều tác phẩm Phật học có giá trị và đựơc dịch ra nhiều thứ
tiếng. Tác phẩm chính của ông là Nền tảng Mật giáo Tây Tạng
(Foundations of Tibetan Mysticism, NXB Samuel Weiser, Mỹ, 1969), Thái
độ tâm lý trong triết học Phật giáo nguyên thủy (The
Psychological Attitude of Early Buddhist Pholosophy, NXB Rider, Anh,
1969), Con đường mây trắng (The Way of the White Clouds, NXB
Shambala, Mỹ, 1988, được Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách dịch từ tiếng Đức sang
tiếng Việt, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 1999), Cấu trúc nội tại của Kinh
Dịch (The Inner Structure of The I Ching, NXB Weatherhill, Mỹ, 1981),
Biểu tượng tâm lý và vũ trụ của các bảo tháp Phật giáo
(Psycho-cosmic Symbolism of the Buddhist Stupa, NXB Dharma, Mỹ, 1976),
Thiền định sáng tạo và tâm thức đa diện (Creative Meditation and
Multi-Dimensional Consciousness, NXB Quest, Mỹ, 1979), Suy tưởng Phật
giáo (Buddhist Reflections, NXB Samuel Weiser, Mỹ, 1991), Đạo Phật
đi vào cuộc sống phương Tây (Living Buddhism for the West, NXB
Shambala, Mỹ, 1990).
--- o0o ---
Mục Lục |
1 | 2
|
3 |
4 |
5
--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Đh. Yên
Hằng Trà đã tặng tập sách này.
Vi tính: Nguyên Trang; Trình
bày: Nhị Tường
Cập nhật: 01-3-2005
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục