Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh
Việt dịch: TT. Thích Phước Sơn
Tính khẳng khái của Trần Thái Thú mọi người ai ai cũng biết. Vấn đề tiền bạc thì ông không cần để ý, và đem sử dụng có đúng chỗ hay không ông cũng chẳng quan tâm. Bản tính ông vốn hào phóng, rất ưa thích đãi bạn bè, những người quen thân mang ân huệ của ông không ít.
Về sự xa xỉ của ông thì khỏi phải nói. Bất luận trấn nhậm địa phương nào ông cũng đều trang trí chỗ ở giống như hoàng cung, y phục thì hoa lệ, phẩm vật sự dụng hàng ngày thì tinh xảo, toàn là những thứ mà người thường không bao giờ dám mơ tưởng. Trần Thái Thú rất thích ăn uống, ba bữa ăn hằng ngày hoặc là óc vịt, hoặc là chân gấu, hoặc là vi cá, hoặc là mề gà, hoặc là khô nai, nói chung là những thức ăn rất cầu kỳ và rất quý giá. Cứ thế mỗi ngày, mỗi ngày trôi qua, không biết là đã sát hại hết mấy trăm, mấy nghìn sinh vật vô tội.
Sau khi về hưu, ông bèn mua một biệt thự sang trọng, rồi trồng các giống danh hoa dị thảo; trong khuôn viên nhà thì cho xây những hòn non bộ có đá chất cheo leo, nước chảy róc rách, khiến cho ai đi vào đó cũng tưởng mình lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Hơn nữa, về nghệ thuật ẩm thực thì ông lại càng đệ tâm kháo cứu một cách tinh tường.
Ông thường nói với mọi người: "Đời con người ta chắc chi sống được lâu dài? Nếu như khi đang sống không biết tận hướng những thức cao lương mĩ vị, thì cuộc đời như thế kể như vô nghĩa!"
Những bậc thức giả đều không đồng tình với quan điểm của ông, thậm chí có người nói: "Để rồi xem! Chung cục một ngày nào đó chắc chắn ông ta sẽ chuốc lấy quả báo!"
Quả nhiên, trải qua hơn mười năm, gia cảnh lần lần suy sụp, còn ông thì mang một chứng bệnh điên. Khi cơn bệnh phát tác, thì bất luận là thức ăn dơ hay sạch hễ trông thấy thì ông liền đưa tay cầm lấy rồi cho vào miệng nhai ngấu nghiếm một cách điên cuồn giống như quỷ đói. Thậm chí những lý trà, tách nước bị vỡ bể, ông cũng lấy bỏ vào miệng nhai bừa. Những người nhà thấy thế đều rơi mắt. Và cũng vì vậy mà ông mang thương tích, rồi chết. Phải chăng đó là hậu quả của sự tham thực?!
Vào dịp tiết Lập Xuân, Uông Lương Bân gọi ông lão bộc đến hỏi: "Ông mua ốc đồng được mấy ký vậy?"
- Thưa ông chủ, dạ mua được hai trăm ký.
- Thế có mua được chim không?
- Thưa ông, có ạ. Mua được hơn sáu mươi con.
- Có đủ tiền hay không?
- Dạ đủ, thưa ông.
Uông Lương Ban ngày thường tiêu dùng rất kiệm, xưa nay chưa từng phung phí một đồng nào, có thể nói tiền bạc của ông hầu hết mua động vật để phóng sinh, việc làm này đã trở thành một tập quán thích thú của ông.
Một hôm, đến ngày lễ mừng thọ của ông, các người thân trong gia đình chuẩn bị làm lễ chúc thọ. Ông biết được tin ấy, liền gọi họ đến nghiêm nét nặt nói: "Tấm lòng tốt của các người ta rất cảm động, nhưng theo ta, chi phí vào việc sát sinh sao bằng chuyển sang chi phí vào việc phóng sinh? Nếu như các người quả thật tôn trọng ta thì hãy đem tất cả số tiền chuẩn bị làm lễ chúc thọ mua tất cả các loài động vật phóng sinh, làm như thế thì ta mới vui lòng hả dạ".
Qua lời nói của ông làm cho con em trong nhà ai nấy đều cảm động, do vậy, họ y theo đó mà thực hiện. Vì thế trong năm này số động vật mà ông phóng sinh so với năm trước nhiều hơn gấp bội.
Đến lúc tuổi già, có một lần, một người hàng xóm định đem con trâu già đến bán cho lò thịt, thì bỗng dưng nó xổng chuồng, chạy đến trước cửa nhà ông, quỳ mọp xuống đất. Thấy cảnh tượng ấy, ông liền xuất ra mấy nghìn mua nó đem về nuôi, thế là cứu sống sinh mạng một con trâu già. Có thể nói, không bao giờ ông phải lo lắng về cuộc sống trong lúc tuổi già có sung túc hay không, bởi vì con trai của ông rất mực hiếu thảo, từ trước tới n ay chưa từng làm điều gì trái lời cha dạy. Vả lại, người con ông cực kỳ vinh hiển, làm đến chức Binh Bộ Thị Lang; đúng là con nhờ âm đức của cha, cha được tôn quý nhờ con.
Mạng sống của Uông Công có thể nói là khá trường thọ. Khi chết ông không hề đau đớn một tí nào, mà nhẹ nhàng thanh thản giống như một vị lão Tăng nhập định.
Cố Thuận Chi là một nhân sĩ hiền đức, chuyên ăn chay, từ trước đến nay chưa bao giờ ăn mặn. Một hôm ông ngằm nhắm mắt ngủ, rôì ngủ luôn một giấc suốt bảy ngày đêm, khiến cho người nhà phải một phen âu lo cuống quít.
Sau khi tỉnh giấc, ông thuật lại với mọi người trong nhà: "Quả thực là một cuộc hành trình vô cùng ý nghĩa! Đêm ấy, ta đang nằm ngủ thì mơ màng thấy có người đến gọi: "Ôi chao! Đã ngủ rồi sao?"
Hóa ra đó là pháp sư Đạo Quang, vị đại sư mà bình nhật ta hằng kính trọng. Ngài nói: "Cố cư sĩ, chúng ta hãy đi nghe kinh nhé!". Tự nhiên ta cảm thấy vô cùng thích thú, liền đáp: "Đi thì đi!"
Thế là chúng ta cùng đi đến một đạo tràng rất quy mô rộng rãi. Đạo tràng này trang nghiêm nhã khiết, tại đó đã có khá đông thính chúng đến để nghe kinh. Pháp đường phía trước thì giảng kinh Kim Cương, còn pháp đường phía sau thì giảng kinh Báo Ân.
Vị Cao Tăng giảng kinh Báo Ân đến lúc kết thúc dạy rằng: "Các cư sĩ tại gia ăn thịt thì điều cần nhất phải giữ giới sát sinh, một là để siêu độ cho cha mẹ, hai là để tiêu trừ tội nghiệp của chình mình. Còn những phật tử có đạo tâm từng ăn chay thì phải cố gắng giữ gìn kiên định".
Kế đến pháp sư Đạo Quang dẫn ta đi đến một nơi mà vừa mới chạm mắt đã phải kinh hồn, đó là một cái hồ máu!
Ở chính giữa hồ máu có một người đàn bà khóc la thảm thiết, trên thân bà thì vô số những con ốc, con giun đang bò qua, bò lại. Pháp sư giảng giải một cách rõ rằng: "Thân mẫu hiện tại của ngươi nhờ công đức ăn chay, làm phước của ngươi nên được cứu độ, còn người trong hồ ấy chính là mẫu thân trong đời quá khứ của ngươi, vì bà ta thích ăn thịt vịt nên ngày nay mới ra nông nỗi ấy! Nếu ngươi muốn cứu độ bà thoát khỏi khổ báo thì hãy cố gắng tụng Đại Bi và Vãng Sanh".
"Đó chính là giấc mộng vừa rồi của ta".
Từ đó, Cố Thuận Chi càng tin công đức của việc trì trai là rất lớn, và lòng tin ấy ngày càng kiên cố.
Dưới ánh đèn lờ mờ, một người đang nằm trên chiếc giường sạch, rên rỉ, lăn qua, lăn lại. Anh ta dùng tay xoa bóp liên tục phía bên trái của bụng và kêu la ơi ới: "Ôi chao đau quá! Đau chết tôi mất!"
Trong cảnh tượng mơ mơ linh hồn thoát ra khỏi xác, rồi chạy đi, nhưng không phải chạy trên đường mà chạy trên hư không, càng lúc càng nhanh. Anh ta không hiểu vì sao mình mắc mướu đến tận cõi thượng giới như thế.
Càng đi lên cao, đến một cõi bao la thăm thẳm, khiến anh ta sợ bắt phát khiếp.
Thế rồi anh ta được đưa đến một cung điện cựu kỳ trang nghiêm, rộng rãi. Tại đây, anh bị các quỷ tốt xấu xí dữ tợn lôi kéo vào trong. Bấy giờ anh mới biết là mình đến cõi âm phủ, thì hóa ra vừa rồi mình tưởng thăng thiên là một sự tưởng tượng sai lầm.
Ở đây, anh thấy một vị đội mũ vua, tướng mạo bệ vệ lại rất uy nghiêm khiến người ta trông thấy phải sợ hãi. Ngài đang ngồi nghiêm trang ở chính giữa, và bên phải ngài là một vị phán quan đang đứng. Vị vua đang ngồi ở giữa điện ấy cất tiếng hỏi anh: "Ngươi có biết là số mạng của ngươi đã hết rồi không? Và tổ phụ của ngươi cũng mắc phải chứng bệnh đau bụng như ngươi mà chết, ngươi có biết không?" Anh ta khiếp sợ quá không dám trả lời.
"Này Mạnh Triệu Tường, ta nói thật cho ngươi biết, tổ phụ của người lúc còn ở đời đã sát hại quá nhiều sinh mạng cho nên mới bị quả báo như vậy. Ta thấy ngươi có căn lành phước lộc từ nhiều đời quá khứ, chơ nên ta mở cho ngươi một sinh lộ, cho ngươi được sát hại mà phải phóng sinh, đồng thời phải đem những lời ta dạy bảo trong giấc mộng này in ra phổ biến để khuyên bảo người đời, có như thế thì mới mong chuộc lại được những tội lỗi của nhà ngươi trước đây; vậy ngươi đã rõ chưa?"
Mạnh Triệu Tường sau khi hồi dương tỉnh mộng, liền đi tới trước bàn Phật phát nguyện từ bỏ sát sinh, đồng thời ghi chép lại một thiên bút ký trong giấc mộng đem in ấn tống cho mọi người, cựu lực khuyên mọi người làm lành. Về sau không những đỗ Tiến sĩ, làm quan to mà còn sống rất trường.
Tại vùng Phủ Dương có mười người bị cướp của, đồng thời họ còn bị bọn thổ phỉ chặt đầu, cắt tay hết sức thê thảm khiến ai trông thấy mắt chẳng dám nhìn. Ngoài ra, tại miền Tương Dương chỉ một đêm mà hàng trăm ngôi nhà của dân cư bị nước thủy triều cuốn đi, khiến họ mất hết tài sản cửa nhà, không còn nơi nương tựa. Thậm chí hàng mười người hoặc mất tích, hoặc bị tử thương.
Tin tức ấy dồn dập được truyền đi, khiến một người có từ tâm là Lý Bồi Đức nghe được rất hoang mang. Ông là một giáo đồ của Đạo gia, xưa nay được tiếng là người có lòng từ thiện. Ông suy nghĩ: "Vì sao mà bao nhiêu tai ách liên tục xảy ra khiến cho dân chúng không biết nương tựa vào đâu?"
Thế rồi, bỗng nhiên ông nghĩ đến một vị có đạo hạnh cao thâm là Lâm Đạo Trưởng: "Hay là ta hãy đến hỏi ngài để hiểu rõ nguyên nhân chính xác?"
Đoạn, ông chuẩn bị hành trang rồi đi thẳng đến Nhị Tiên Quán, vào tham vấn Lâm Đạo Trưởng. Ngay lúc ấy, Lâm Đạo Trưởng đang ngồi tĩnh tọa trên bồ đoàn để luyện công. Trong thấy Lý Bồi Đức, ngài hỏi:
- Lý Tú Tài, ông mạnh khoẻ đấy chứ? Có việc gì mà lặn lội đến đây vất vả như thế?
- Xin hỏi Đạo tưởng, những vùng lân cận nơi đây thiên tai nhân họa xảy ra rất nhiều, nhất là bọn thổ phỉ nổi lên như ong, giết người phóng hỏa, thật là đáng sợ, chẳng hiểu ngài có nghe được những tin tức ấy không?
- Bần đạo ít khi ra khỏi cửa núi, thật là chẳng hiểu mô tê gì cả.
- Vì sao mà sinh linh gặp phải cảnh điêu linh khốn khổ như thế này? Đạo trưởng có thể chỉ rõ cho kẻ ngu này biết được nguyên ủy hay chăng?
- Ôi chao!
Lâm Đạo Trưởng cất tiếng than như thế rồi nói tiếp:
- Người đời tàn nhẫn đã thành tập khí, ví như việc sát sinh ăn thịt tích lũy lâu ngày đã quá sâu dày, mà oan nghiệt sát hại càng nặng thì càng ảnh hưởng đến sự điều hòa của tự nhiên, khiến cho thiên tai đói kém và nạn đao binh xảy ra, cướp đi mạng sống của con người để bồi thường cho sinh mạng của loài vật. Đó là sẽ báo ứng tự nhiên của trời đất vậy.
Trương
Tá
nhận
chức
quan
Quận
Thừa
ở
Thiệu
Hưng.
Một
hôm,
ông
đi
tuần
tra,
đến
một
nơi
kia,
bỗng
nhiên
thấy
vô
số
con
nhái
kêu
inh
ỏi
ở
hai
bên
đường;
đồng
thời
chúng
cứ
nghểnh
cổ
lên
tựa
hồ
như
muốn
tố
cáo
một
điều
gì.
Ông
cảm
thấy
có
việc
khác
thường,
liền
xuống
kiệu,
thì
bầy
nhái
vừa
kêu,
vừa
nhảy
tưng
tưng
ở
đàng
trước
như
có
ý
dẫn
đường.
Đến
một
góc
ruộng
kia,
ông
cúi
đầu
nhìn
kỹ
thì
thấy
rõ
mồn
một
ba
cái
tử
thi
nằm
chồng
chất
lên
nhau. Trương
Quận
Thừa
vốn
có
võ
nghệ
và
sức
mạnh,
liền
dùng
tay
dở
lên
hai
cái
tử
thi
ở
trên,
thì
thấy
cái
tử
thi
thứ
ba
ở
cuối
cùng
vẫn
còn
động
đậy
và
trước
ngực
còn
hơi
thở
thoi
thóp.
Lập
tức
ông
bảo
binh
lính
tùy
tùng
đỡ
cái
xác
ấy
ngồi
dậy,
lấy
nước
ấm
chườm
vào
mình
và
cho
xuống,
rồi
xoa
bóp,
thì
trong
chốc
lát,
người
ấy
tỉnh
lại. Người
đó
liền
hướng
đến
Quận
Thừa
cảm
tạ
và
nói:
"Tôi
vốn
là
một
người
đi
buôn,
đang
đi
trên
đường
cách
đây
chừng
vài
dặm,
bỗng
thấy
có
hai
người
đang
mang
những
cái
trúm
ở
sau
lưng.
Họ
vốn
là
những
kẻ
chuyên
bắt
nhái
đem
ra
hợ
bán.
Nhà
tôi
từ
trước
tới
nay
từng
tin
Phật,
cho
nên
đối
với
việc
phóng
sinh
làm
điều
phước
thiện
thì
tôi
làm
một
cách
vui
vẻ
nhiệt
tình.
Do
thế,
tôi
đến
nói
với
họ:
"Bán
cho
tôi
cả
hai
trúm
nhái
này
để
tôi
đem
chúng
đi
phóng
sinh".
Hai
người
ấy
nói:
"Ở
đây
nước
cạn,
nếu
ông
đem
thả
thì
chúng
cũng
sẽ
bị
người
khác
bắt
lại
mà
thôi;
chi
bằng
ông
đem
tới
cái
đầm
nước
sâu
ở
trước
kia
thả
chúng
xuống
đó
là
tốt
nhất". Tôi
nghe
họ
nói
thế
rất
là
hợp
lý,
bèn
cùng
họ
đi
thẳng
đến
đấy.
Ai
ngờ
khi
đến
chỗ
này,
liền
bị
kẻ
sát
nhân
vác
búa
xông
ra
đập
tới
tấp.
Tôi
ngã
quuống
bất
tỉnh,
còn
hai
người
kia
máu
tươi
bắn
ra,
rồi
nằm
quay
xuống
chết
ngay
lập
tức. Nhân
vì
có
hai
kẻ
cướp
tàn
bạo,
chúng
thấy
hai
người
ấy
mang
vậtt
gì
kềnh
càng
ở
sau
lưng,
chúng
tưởng
là
có
đồ
gì
quý
giá
nên
tìm
cách
tiếp
cận,
rồi
giết
họ
để
lấy
tiền.
Hóa
ra
hai
người
ấy
chỉ
là
kẻ
đi
bán
nhái.
Mặc
dầu
họ
không
có
tiền,
nhưng
bản
chất
của
bọn
cường
đạo
là
hễ
không
ra
tay
thì
thôi
mà
đã
ra
tay
thì
chúng
làm
tới
cùng,
vì
giết
người
là
thủ
đoạn
của
bọn
thổ
phỉ
kia
mà. Nghe
tôi
kể
đến
đó,
Trương
Quận
Thừa
biết
là
bọn
cướp
chưa
đi
xa,
lập
tức
ra
lệnh
cho
thuộc
hạ
truy
bắt.
Quả
nhiên
chỉ
trong
chố
lát
quân
lính
đã
tóm
cổ
được
bọn
chúng,
Quân
Thừa
liền
tống
giam
chúng
vào
ngục. Trên
sảnh
đường,
hai
người
đang
nói
chuyện
râm
ran,
chủ
nhân
liền
nói
với
Liên
Ngọc
Thành:
"Khó
mà
có
dịp
anh
từ
xa
đến
thăm,
nhất
định
phải
thết
đãi
anh
một
bữa!" Liên
Ngọc
Thành
vội
vàng
nói:
"Chỗ
thân
thích
với
nhau
mà
bày
vẽ
làm
chi
như
thế!" Đoạn,
Ngọc
Thành
nghe
người
thân
bàn
bạc
định
giết
một
con
gà
để
làm
bữa
cơm
trưa,
liền
vội
vã
đến
nói
với
chủ
nhân:
"Tôi
đang
ăn
chay,
xin
anh
đừng
sát
sinh!" "Đã
ăn
chay,
thì
thôi
vậy".
Chủ
nhân
không
còn
cách
nào
khác
đành
phải
nói
thế. Sau
khi
dùng
bữa
cơm
thanh
đạm
xong,
ngồi
nói
chuyện
được
một
lát
thì
Ngọc
Thành
cáo
từ:
"Người
nhà
đang
trông
đợi,
cho
phép
tôi
được
cáo
lui!
Hết
lòng
cảm
tạ
sự
chiêu
đãi
hôm
nay
của
anh". Thế
rồi
ông
từ
biệt
ra
về,
đi
đến
một
bến
sông,
thì
thấy
con
đò
sắp
rời
bến,
liền
vội
vã
bước
lên
đò.
Hốt
nhiên,
ông
thấy
trên
bờ
có
một
ông
lão
đầu
tóc
bạc
phơ
nói
lớn
lên
rằng:
"Trên
thuyền
có
một
người
không
ăn
chay
mà
nói
dối
là
mình
ăn
chay,
nhất
định
đừng
có
chở
y!" Những
người
trên
đò
nghe
thế
lấy
làm
kỳ
quái,
liền
cật
vấn
nhau
xem
chung
cục
người
đó
là
ai.
Bấy
giờ
Ngọc
Thành
bèn
lên
tiếng:
"Đúng
đó!
Chính
tôi
đây!
Chẳng
qua
là
gặp
việc
cấp
bách
bất
đắc
dĩ
tôi
phải
nói
dối
như
vậy,
nhưng
mà
sự
dụng
tâm
không
phải
là
xấu!
Nhân
vì
người
bà
con
chuẩn
bị
giết
gà
để
khoản
đãi,
cho
nên
tôi
mới
nói
dối
là
mình
đang
ăn
chay
để
tránh
sự
sát
hại
không
cần
thiết". Thế
nhưng
mọi
người
trên
đò
không
lượng
xét
tình
cảnh
của
ông
mà
tha
thứ,
họ
bèn
hè
nhau
lôi
ông
lên
bờ. Lúc
ấy,
ông
bèn
để
ý
tìm
xem
ông
già
đầu
bạc
lắm
chuyện
kia
là
ai
thì
không
còn
thấy
bóng
dáng
của
ông
ta
đâu
nữa.
Thế
rồi,
ngoái
nhìn
lại
chiếc
thuyền
vừa
rời
bến,
thì
lúc
này
nó
đã
ra
đến
giữa
dòng
sông,
bỗng
nhiên
một
trận
cuồng
phong
nổi
lên,
vì
gió
thổi
quá
mạnh
nên
chiếc
đò
ấy
liền
bị
lật
úp. Cứu
một
con
gà,
nhưng
nghiễm
nhiên
thành
ra
tự
cứu
tính
mạng
mình,
đây
quả
thật
là
một
việc
làm
mà
lúc
đầu
không
thể
ngờ
tới. Trong
quyển
hai
mươi
của
kinh
Hiền
Ngu
có
kể
rằng:
Ngày
xưa,
trong
khi
đức
Phật
Thích
Ca
Mâu
Ni
đang
ở
tại
thành
Xá
Vệ,
có
một
Tỷ-Kheo
thường
ngồi
thiền
và
đi
kinh
hành
trong
rừng;
đôi
khi
thầy
lại
tụng
kinh.
Nhân
vì
âm
thanh
tụng
kinh
của
thầy
thánh
thoát
thanh
tao
rất
truyền
cảm,
cho
nên
có
một
con
chim
thường
thích
thú
lắng
nghe.
Rồi
một
hôm,
trong
khi
con
chim
này
đang
lắng
nghe
tiếng
tụng
kinh
của
thầy
Tỷ-Kheo
một
cách
mê
mẩn,
thì
bất
hạnh
thay,
một
tên
thợ
săn
đã
man
liền
bắn
chết. Thế
rồi,
do
thiện
căn
nghe
kinh
nên
thần
thức
của
con
chim
này
được
vãng
sinh
về
cung
trời
Đao
Lợi,
thành
một
vị
thiên
nhân
có
tướng
mạo
trang
nghiêm,
hình
dung
thanh
tú,
lại
được
túc
mạng
thông.
Khi
đã
biết
được
nguyên
nhân
vì
sao
mình
sinh
lên
cõi
trời,
từ
đó
trở
đi,
thiên
nhân
thường
đem
hoa
đến
chỗ
thầy
Tỷ-Kheo
tụng
kinh
ấy
dâng
lên
cúng
dường
rồi
đảnh
lễ
vấn
an.
Thầy
Tỳ-Kheo
sau
khi
biết
rõ
nguyên
uỷ,
bèn
giảng
giải
Phật
pháp
cho
thiêu
nhân
nghe;
và
khi
được
nghe
Phật
pháp
nhiệm
mầu,
thiên
nhân
liền
chứng
được
thánh
quả
Tu-đà-hoàn,
rồi
ung
dung
cáo
từ
thầy
Tỷ-Kheo
mà
trở
lại
thiên
cung.
[ Mục lục ]
- o0o -
| Mục lục Tác giả || Tủ Sách Phật Học |
---o0o---
Vi tính : Hoa Giác - Quảng Thức
Trình bày : Nhị Tường
Cập nhật : 01-05-2002
Nguồn: www.quangduc.com