Mục Lục
Lời giới thiệu
Phần 1
1. Nai Mẹ Thương Con Đứt Ruột
2. Vượn Sầu Rơi Lệ
3. Vua Thành Thang Mở Lưới Của Thợ Săn
4. Tử Sản Nuôi Cá
5. Bảo Vệ Sanh Mệnh Loài Vật Được Thêm Tuổi Thọ
6. Dùng Voi Chở Mước
7. Cứu Chim Sẻ, Được Vòng Ngọc
8. Phật Cắt Thịt Mình Thế Thịt Chim Bồ Câu
9. Bầy Lươn Xin Cứu Mạng
Phần 2
10. Bị Cắt Đứt Lưỡi Vì Dao Mổ Trâu
11. Kêu Thương Suốt Ba Tháng
12. Vì Lòng Nhân Bảo Vệ Chim Non
13. Đào Ao Phóng Sinh
14. Ở Hiền Gặp Lành
15. Cứu Rồng Được Bảo Vật
16. Cứu Đàn Kiến, Tăng Tuổi Thọ
17. Cứu Rùa Được Phong Thần
18. Khuất Tiên Sinh Thả Cá Lý

Phần 3
19. Bầy Chim Chôn Cất Vị Ân Nhân
20. Nhờ Phóng Sinh Mà Khỏi Chết Chìm
21. Nhờ Cứu Loài Ong Mà Thoát Khỏi Tử
22. Hồn Lên Cõi Trời
23. Người Giữ Lưới Săn Thả Thỏ Chạy
24. Đem Chôn Thịt Biếu
25. Công Đức Chép Kinh Giải Được Oan Gia
26. Ba Kẻ Câm Ngọng
27. Con Ba Ba Chữa Lành Bệnh Hiểm
28. Gà Mổ Mắt Cọp
Phần 4
29. Làm Lành Thoát Khỏi Ách Nạn
30. Bà Cụ Hiền Lành Được Sống Lâu
31. Tuổi Thọ Có Thể Tăng Thêm
32. Phóng Sinh Tăng Tuổi Thọ
33. Tạo Hóa Vãn Hồi
34. Tái Sinh Thọ Phước
35. Kẻ Tàn Ác Chết Thảm Khốc
36. Cái Chết Thê Thảm Đáng Sợ
37. Hàng Vạn Con Chết Trong Nháy Mắt
38. Nhờ Giữ Giới Sát Mà Khỏi Bị Bắt
Phần 5
39. Giết Rắn Hại Đến Con
40. Bầy Lươn Báo Thù
41. Hãn Độc Bị Cụt Lưỡi
42. Quét Ốc Nhồi Gieo Mầm Phước
43. Bắt Ếch Bị Quả Báo
44. Kẻ Hung Tàn Bị Ác Báo
45. Dùng Đồng Tiền Oan Nghiệt, Bị Quả Báo
46. Tội Lỗi, Chết Cũng Không Che Đậy Được
47. Sát Sinh Bị Quả Báo Nhãn Tiền
48. Ếch Đòi Mạng
Phần 6
49. Giết Ba Ba Bị Quả Báo Rục Thây
50. Thay Đổi Số Phận Nhờ Lòng Từ
51. Bị Nước Cuốn Vì Sát Sinh
52. Con Giãi Đến Đòi Mạng
53. Ở Hiền Gặp Lành
54. Chim Nhạn Đau Khổ Vì Chia Lìa
55. Thả Rắn Được Ngọc
56. Ba Ba Chữa Bệnh Cho Nữ Tỳ
57. Loài Thủy Tộc Giải Độc
58. Ngư Tộc Du Hành
Phần 7
59. Tín Đại Sư Cầu Mưa
60. Thả Chồn Thoát Được Tai Ương
61. Con Rít Nghe Kinh
62. Mười Một Kiếp Làm Thân Bò
63. Hồn Chịu Nỗi Khổ Của Trâu Cày
64. Thân Người Mà Đầu Trâu
65. Lửa Sấm Sét Thiêu Người
66. Gia Đình Tan Nát Vì Tội Giết Trâu
67. Giết Trâu Bị Quả Báo Nhãn Tiền
68. Cắm Đầu Vào Nồi Vì Bạo Sát
Phần 8
69. Quả Quyết Hoàn Thành Việc Nhân
70. Xương Cốt Nát Bấy Vì Bị Đánh
71. Bị Chó Cắn Một Cái Mà Chết
72. Lúc Lâm Chung Làm Chó
73. Bắn Chim, Chim Trả Thù
74. Cứu Vật Vật Trả Ơn
75. Giết Heo Bị Quả Báo Khốc Liệt
76. Sét Đánh Kẻ Tham Tàn
77. Giết Dê Biến Thành Dê
78. Bắn Nai Bắn Nhầm Con Mình
Phần 9
79. Tham Thực Cựu Thân
80. Làm Điều Nhân, Con Vinh Hiển
81. Công Đức Ăn Chay
82. Làm Lành, Chuyển Họa Thành Phúc
83. Nguyên Nhân Của Sự Chết Chóc
84. Loài Nhái Báo Ân
85. Cứu Gà Thành Ra Cứu Mình
86. Nghe Kinh Được Sinh Lên Trời

Truyện Cổ
SỰ TÍCH CỨU VẬT PHÓNG SINH
Tác giả: Pháp sư Tịnh Không - Việt dịch: TT. Thích Phước Sơn
______________________________________________________________________________

10. Bị Cắt Đứt Lưỡi Vì Dao Mổ Trâu

Từ trong ngôi nhà tranh đơn sơ, bỗng nhiên phát ra tiếng kêu thất thanh, tiếng kêu ấy càng lúc càng thê thảm, rồi dần dần trở nên yếu ớt. Thì ra, một người đang nằm sóng soải trên mặt đất, miệng vọt máu tươi giống như suối nước phun, tung tóe khắp chỗ y nằm.

Khi nghe tiếng kêu thất thanh, một số người vội vã chạy đến ngôi nhà ấy, bỗng thấy một người đang nằm lăn quay chết giấc trên mặt đất. Người ấy chính là Tu Đại, hàng ngày sinh sống bằng nghề mổ trâu.

Tu Đại chết một cách thê thảm là do một con dao mổ trâu sắc bén cắt đứt lưỡi mà ra nông nổi. Bởi thế, từ đầu làng đến cuối xóm, ai nấy đều bàn tán về nguyên nhân cái chết thảm khốc của y.

Nguyên nhân sự việc là thế này: Tu Lão Đại vốn sống bằng nghề mổ trâu, cứ mỗi lần giết một con trâu, y đều cắt lưỡi trâu, đem ngâm vào rượu. Trong suốt cuộc đời không biết y đã dùng hết bao nhiêu cái lưỡi trâu như thế.

Một ngày kia, chợt nhiên nghe tiếng kêu của hai con chuột già trên ngưỡng cửa, Tu Lão Đại tò mò, há mồm, ngửa mặt lên xem, rồi vận dụng hết sức lực phóng con dao mổ trâu lên chỗ hai con chuột ấy. Bất thần, hai con chuột kia chụp lấy con dao phóng xuống trúng ngay vào miệng người đồ tể hiếu sát ấy, không sai một mảy may, khiến cho đầu lưỡi của y bị đứt lìa ngay lạp tức. Tan ôi! Chỉ trong khoảnh khắc, tính mạng của y liền kết liễu. Bà con lối xóm chứng kiến tận mắt cảnh tượng cái chết của Tu Lão Đại, không ai là không than thở, cùng bảo nhau: "Ôi! Một đời Tu Lão Đại vốn ưa sát sinh thành thói quen, y thường cắt lấy lưỡi trâu đem dầm rượu, để cầu lấy khoái khẩu trong chốc lát, kết cục, hai con chuột già đã dùng hết sức lực cắt đứt lưỡi y, cướp mất mạng sống. Thế mới biết những kẻ ưa sát sinh, thường bị chết thảm; cho nên, việc "nhân quả báo ứng" hoàn toàn không phải là sự bịa đặt.

11. Kêu Thương Suốt Ba Tháng

Ánh đèn leo lét như hạt đậu, theo gió lập lòe, người ta thấy trong quán hương nhục (quán thịt chó) không còn một chỗ trống. Những người ưa thịt chó đang bô bô ra lệnh cho chủ quán, gây không khí náo nhiệt một cách lạ thường.

Ở phía bên phải đàng sau quán, Tào Thăng Nguyên đang xách một con chó đã giết chết thả vào trong một cái thùng. Y lấy việc giết chó làm nghề sinh sống, và y đã gặp vận may, nên từ khi khai trương quán hương nhục đến nay, việc làm ăn trở nên phát đạt. Trong quán của y có thêm một người giúp việc nữa, người này cao hứng nói nhỏ với y: "Tào đại ca, con này mập thật đấy!"

Tào Thăng Nguyên đắc ý, tủm tỉm cười nói: "Lão đệ, chú thật là sành nghề, con này, chúng ta kiếm khoảng ba mươi lăm đồng lời chớ chẳng phải chơi".

Chủ tớ hai người đang ngồi bên thùng nước, bận rộn mài dao, nhóm lửa, chuẩn bị chế biến chú chó này.

Bỗng nhiên, xác con chó từ trong thùng vọt nhanh như bay, cao đến mấy thước, nhảy xẩn đến Tào Thăng Nguyên, cắn vào cổ y. Tào Thăng Nguyên hốt hoảng, kêu la cứu mạng thất thanh. Nghe tiếng kêu cứu, tất cả thực khách đều rời chỗ ngồi, chạy vọi đến xem, họ thấy cảnh tượng thây chó chết đang cắn Tào Thăng Nguyên bị thương máu tươi phun ra lai láng, ai nấy mắt chẳng dám nhìn.

Bị chó chết cắn thành thương tích, Tào Thăng Nguyên cho người đi khắp nơi tìm thầy giởi, thuốc hay chữa trị. Thế nhưng, không hiểu vì sao thuốc không công hiệu, vết thương ngày càng lan rộng đau đớn thấu ruột gan, kêu la suốt ngày đêm không dứt. Tình trạng ấy kéo dài hơn ba tháng thì tính mạng y mới bị kết liễu. Những thực khách hảo thịt chó kia, chứng kiến cảnh tượng hãi hùng ấy rồi, từ đó về sau, không còn ai dám ăn thịt chó nữa.

12. Vì Lòng Nhân Bảo Vệ Chim Non

Trước đây khá lâu, có một cụ già ẩn cư nơi sơn dã, một đời ăn ở nhân từ chưa từng làm hại một con chim nào cả.

Một ngày kia, ông đang ngồi xếp bằng nhạp định dưới gốc đại thọ, bỗng cảm thấy một luồng gió thổi đến, ông lấy làm lạ, mở mắt ra xem thì thấy một con chim nhỏ từ đâu rơi vào lòng ông, thần sắc tự nhiên, tựa hồ đang đậu trên một cành cây.

Cụ già buộc miệng niệm Phật, nhủ thầm: "Mầy đã xem thân ta như cành cây, thì ta nỡ nào xua đuổi mày, A Di Đà Phật, lành thay! Lành thay!"

Sau khi ông nhủ thầm như thế thì chú chim non lặng lẽ nằm xuống, từ từ nhắm mắt ngủ. Sợ làm kinh động giấc ngủ yên lành của chim con, cụ liền nhắm mắt thiền quán, từ từ nhập định. Trải qua một lúc khá lâu, cụ mới xuất định, nhưng chú chim ấy vẫn ngủ ngon chưa tỉnh. O⮧ không muốn làm cho nó kinh sợ liền nói: "A Di Đà Phật, mầy cứ yên tâm mà ngủ ngon, khi nào thức giấc thì hãy bay đi".

Ông nói dứt lời, chú chim bèn mở mắt, uốn mình nhịp đôi cánh, dùng mỏ rỉa lông, gật đầu mấy cái, rồi mới chịu trương cánh bay đi. Khi ấy, cụ già liền từ từ đứng dậy, ngước trông theo chim bay xa, rồi mới rời khỏi gốc cây đại thọ, trở về lại thảo am.

13. Đào Ao Phóng Sanh

Núi Thiên Thai có muôn ngọn trùng điệp, xanh ngắt một màu, phong cảnh cực đẹp. Ở nơi dãy núi thăm thẳm ấy có một tòa Tự Viện, vị Trụ trì pháp hiệu là Trí Giả Đại sư, húy là Trí Khải. Ngài vốn là một bậc Cao Tăng thạc đức, nên vua Tùy Dạng Đế rất ngưỡng mộ, ban hiệu là Trí Giả. Ngài cảm thương cho đương thời, lòng người quá đỗi tàn khốc phần nhiều thích sát sinh để mưu cầu sự khoái khẩu trong nhất thời. Vì muốn cảm hóa lòng người, ngài mới mang bình bát đi hóa duyên đây đó.

Trải qua bao năm với tấm lòng tha thiết cứu với sinh linh, ngài đã xin được một số tiền tạm đủ để làm một việc lợi ích, bèn thuê nhân công đào một cái ao. Trong lúc đang tiến hành công việc đào ao, rất nhiều người bàng quan chê cười ngài là một lão hòa thượng ngu si.

Thế nhưng, Trí Giả Đại sư chẳng thém quan tâm đến việc nhạo báng của thiên hạ, cứ tiếp tục công việc đào ao của mình. Trong những lúc công nhân nghỉ giải lao, ngài bèn lấy kinh Phật ra giảng giải cho họ nghe, ngài nói: "Phật dạy cho chúng ta biết rằng: Tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Thế nên, một con cá, một con cua đều có thể thành Phật. Hết thảy các loài thú cũng đều có Phật tính như chúng ta. Nếu như loài dã thú giết hại một người nào, thì ai thấy cảnh ngộ bi thảm ấy cũng đều xót xa thương cảm; thế thì, khi chúng ta giết một con cá hay một sinh vật nào đó lẽ nào đồng loại của chúng lại không cảm thấy đau thương?"

14. Ở Hiền Gặp Lành

Đại sư Vĩnh Minh húy là Diên Thọ, lúc chưa xuất gia, làm một viên quan giữ kho tại huyện Diên Khánh. Trong lúc ngài đang làm nhiệm vụ, hằng ngày thường dùng tiền ngân khố mua tôm cá phóng sinh. Chung cục, công qũy bị hao hụt, quan phủ bèn bắt ngài giam vào ngục.

Lúc bấy giờ, những điều luật trừng trị tội tham ô rất nghiêm khắc, mà tội của Đại sư Vĩnh Minh là xâm phạm công quỹ nên bi khép vào tội tử hình, phải đem xử công khai để răn đe những kẻ khác.

Khi ấy, Ngô Việt Vương biết Đại sư lâu nay vốn có lòng từ bi, từng phóng sinh rất nhiều, nên truyền lệnh cho viên quan chấp pháp để ý xem lúc đem ra hành quyết ngài có nói điều gì và sắc diện như thế nào về bẩm báo lại.

Thế rồi, lúc bị tử hình, thần sắc của vị Đại sư vẫn thản nhiên, xem cái chết như được trở về cố hương, không một mảy may sợ sệt, ung dung tự tại một cách khác thường, khiến cho người ta phải sinh lòng kính phục. Viên quan chấp pháp thấy thái độ của vị Đại sư như thế, cực kỳ kinh ngạc, liền hỏi: "Những người khác lúc sắp chết đều sợ hãi muôn phần, vì sao ông vẫn thản nhiên?"

Đại sư đáp: "Tôi lấy tiền trong kho không phải để tiêu pha việc riêng mà dùng để mua động vật phóng sinh, nay được về cảnh giới Tây phương cực lạc thử hỏi còn gì vui thú cho bằng?"

Viên quan chấp pháp bèn đem lời nói và cử chỉ của Đại sư trình lên Ngô Việt Vương. Vua nghe rất khâm phục, bèn ra lệnh tha tội chết và phóng thích cho Đại sư. Về sau, Đại sư xuất gia làm Tăng, và cuối cùng chứng đắc Thánh quả.

15. Cứu Rồng Được Bảo Vật

Ngày xưa, tại một xứ nọ có một cụ già họ Tôn, cả đời sống rất từ bi, thường yêu thương các loài cầm thú. Một ngày kia, bầu trời quang đãng, không khí trong lành, ông bèn rảo bước dạo chơi trong xóm, bỗng thấy hai đứa bé bắt một con rắn có màu da vàng ánh. Con rắn đang ở trong tình cảnh khốn quẫn sắp chết. Động mối rừ tâm, không nỡ nhìn thấy rắn sắp chết, cụ liền xuất tiền ra mua, đem thả cuống nước. Vài hôm sau, trong lúc đang ngồi lặng lẽ tại thư phòng thiu thỉu ngủ, ông bỗng mơ thấy một người mặc áo xanh đến mời ông đi, ông bèn theo chân người ấy. Y dẫn ông đến một tòa cung điện được xây rất nguy nga tráng lệ, nơi đây không mảy bụi nhiễm ô. Ông băn khoăn, cho là sự kỳ lạ, nhưng chân vẫn bước theo người ấy đến trước một tòa đại sảnh, liền thấy một người thần thái oai vệ, ra đón rước ông, nói rằng: "Bữa qua, cháu nó dạo chơi, rủi gặp tai nạn, nếu không nhờ các hạ cứu giúp thì khó mà toàn mạng."

Nói xong, chủ nhân liền sai người nhà bày yến tiệc khoản đãi vị khàch ân nhân. Yến tiệc xong, chủ nhân đem ra nhiều trân kỳ bảo vật biếu cho cụ, nhưng cụ không nhận, chỉ nói: "Tôi nghe nói tại thủy tinh (tức long cung) có nhiều phương thuốc bí truyền, có thể cứu chữa được hành trăm thứ bệnh, làm cho người chết có thể sống lại được, mong ngài truyền cho tôi một phương để đem về nhân gian cứu giúp người đời thì thật là công đức vô lượng". Không nỡ từ chối yêu cầu của vị ân nhân, Long vương liền đem ra một hộp ngọc, trong đó đựng ba mươi sáu phương thuốc trao cho cụ.

Sau khi nhận được bí phương, cụ liền cáo từ chủ nhân, trở lại thư phòng, thì bỗng nhiên tỉnh giấc, mới nhận ra đó chỉ là một giấc mơ. Từ lúc nhận được những phương thuốc thần diệu trong mộng ấy, tài chữa bệnh của ông trở nên tinh thâm kỳ lạ, và ông đã cứu sống được vô số người.

16. Cứu Đàn Kiến, Tăng Tuổi Thọ

Thuở xưa có một chú Sa di xuất gia theo một vị cao Tăng. Một bữa nọ, vị cao Tăng đón biết chú Sa di này trong vòng bảy hôm nữa sẽ mệnh chung, nên lòng rất băn khoăn thương xót. Vì chú ấy từng hết lòng hầu hạ, cung kính vâng lời, nên thầy tính kế làm sao cho được vẹn toàn, liền bảo chú: "Này con, đã khá lâu mà con chưa về thăm cha mẹ, hôm nay ta cho con về hầu thăm cha mẹ cho trọn tình hiếu tử, rồi sau tám hôm con sẽ trở lại chùa".

Vì thầy nghĩ rằng chú ấy sẽ không sống quá bảy hôm nữa, nên cho phép về nhà, tám hôm sau trở lại. Nào ngờ dúng hẹn, tám hôm sau chú trở lại chùa. Vị cao Tăng vô cùng ngạc nhiên thấy chú vẫn còn sống, đồng thời thấy thần sắc ửng hồng hiện lên trên má chú lan tỏa đến mắt, không hiểu vì cớ gì, nên hỏi: "Ngày con, xưa nay ta đoán việc như thần, chưa bao giờ lầm lẫn, ta tưởng con sẽ chết trong vòng bảy ngày, không hiểu vì sao đến hôm nay, sau tám ngày, mà con vẫn còn sống, trở về mạnh khỏe, và thần sắc tươi sáng tướng tai ách trên mắt con lại biến mất?"

Sa di nhớ lại việc mình đã làm, thành thực đáp: "Vâng thưa thầy, lúc đi về nhà, đệ tử trông thấy một đàn kiến đang bị nước lũ cuốn trôi, động lòng trước cảnh thương tâm ấy nên đệ tử dùng một cành cây cứu chúng thoát nạn".

"Con này, làm điều nhân chắc chắn được sống lâu, như cổ đức từng nói: "Cứu một mạng người còn hơn xây dựng một ngôi tháp chín tầng". Con đã giải cứu vô số sinh mạng tương lai chắc chắn sẽ sống lâu, phúc đức của con sau này không nhỏ, ấy là nhờ ơn cứu mạng sinh linh. Thế nên, công tác hoằng pháp lợi sanh của đạo Phật chính là phát huy tinh thần từ bi cứu thế, lợi lạc chúng sinh, và luôn luôn cổ vũ đức tính bất sát và công việc phóng sinh".

Chú Sa di kính cẩn ghi nhớ lời thầy, về sau trở thành một bậc cao Tăng đức độ.

17. Cứu Rùa Được Phong Thần

Thời nhà Tấn, tại đất Sơn Âm, có một chành thanh niên tên là Khổng Du, nguyên là một việc quan cấp nhỏ, từng mua một con rùa đem thả dưới sông. Con rùa ấy hình như hiểu được lòng người, nên sau khi xuống nước, lại ngoái đầu nhìn chăm chăm vào Khổng Du, rồi mới lần lần bơi đi. Khổng Du cũng cảm thấy không thể rời bỏ nó. Về sau, Du đánh giặc có công, được phong hầu cực kỳ vinh hiển.

Lúc đúc chiếc ấn phong hầu, thì trên quả ấn xuất hiện hình con rùa ngoái đầu nhìn lại, mọi người đều cho là chuyện kỳ quặc, bèn phá hủy chiếc ấn ấy, rồi đúc lại chiếc khác. Đúc đi đúc lại như thế nhiều lần mà lần nào cũng có hình rùa hiện lên trên ấn. Thợ đúc kiểm tra kỹ khuôn đúc, thì chẳng thấy có dấu vết gì, nhưng trên ấn vẫn có hình rùa. Họ rất đỗi băn khoăn, liền mang ấn đến trình lên Khổng Du và thưa: "Bẩm đại quan, chúng tôi đúc xong ấn, bỗng thấy hiện lên hình rùa ngoảnh đầu nhìn lại, không hiểu tại sao?"

Khổng Du bvèn bảo thợ đúc phá đi, đúc lại nhưng kết quả vẫn như trước. Khổng Du cũng lấy làm quái lạ. Chuyện ấy dần lan truyền đến triều đình, nhà vua liền mời Khổng Du vào triều để hỏi rõ nguyên nhân, nhưng Du không biết làm sao trả lời, suy nghĩ trăm chiều cũng không tìm ra được kết luận.

Thế rồi, trên đường từ triều đình trở về nhà, Khổng Du đột nhiên nhớ lại một sự kiện đã xảy ra ngày trước. Do đó, hôm sau, ông vào triều tâu với nhà vua: "Tâu đại vương, thần đã nghĩ ra nguyên nhân rồi: Trước đây nhiều năm, nhân thấy ngư phủ thả lưới bắt một con rùa, thần không nỡ thấy nó chết nên mua nó thả vào trong nước. Con rùa ấy hình như hiểu được ý người nên ngoi đầu lên mặt nước,nhìn chầm chập vào thần. Ngày nay, thần được vệ hạ đoái thương phong hầu cho thần, đó chính là do kết quả của việc thả rùa ngày trước vậy.

Vua liền bảo với quần thần: "Làm điều thiện chắc chắn có sự báo đáp của việc thiện, trường hợp của Khổng Du ngày nay là một sự kiện rất đáng cho chúng ta suy ngẫm."

18. Khuất Tiên Sinh Thả Cá Lý

Ở một xứ nọ có ông già họ Khuất, tuổi độ sáu mươi, cuộc đời ông từng làm nhiều việc thiện, như bắc cầu, sửa đường, cứu giúp kẻ bần cùng…, nên xóm giềng đều ca ngợi công đức của ông.

Một ngày kia, có một ngư phủ câu được một con cá lý ngư. Toàn thân nó màu hồng tợ lửa, mắt lấp lánh như sao. Ngư ông định đem ra chợ bán. Khuất tiên sinh thấy thế động lòng trắc ẩn, bèn dốc hết túi tiền mua con cá ấy với một giá đắt, rồi đem thả vào trong hồ. Làm xong một việc thiện nhỏ, lòng ông cảm thấy sảng khoái phi thường. Sau đó ít lâu, Khuất lão tiên sinh cảm thấy thân thể rũ rượi, tinh thần uể oải. Bỗng một hôm, đang mơ màng trong giấc điệp, ông chợt thấy một đứa tiểu đồng từ đâu đến, thưa rằng: "Thưa cụ, chủ nhân tôi sai tôi đến đây mời cụ sang để dự tiệc khoản đãi".

Khuất tiên sinh bèn đi theo tiểu đồng, trông thấy phía trước màu vàng chói mắt. Đi một lát, ông cảm thấy cảnh trí bao la, cung điện tráng lệ, trước cửa có tấm bảng đề "Thủy tinh cung", lòng ông băn khoăn, chưa biết là đâu. Bỗng có một người từ trong thủy cung bước ra, râu dài, mắt sáng, thần khí hiên ngang, có vóc dáng của một bậc trưởng giả đức độ, với năm chòm râu dài tha thướt, niềm nở tiếp đón ông. Sau một lúc hàn huyên, ông mới biết vị ấy chính là Long vương. Ngồi thêm chốc lát, lại thấy bày ra một bàn tiệc linh đình, toàn là sơn hào hải vị. Trong lúc hai bên đối ẩm, Long vương nói: "Hôm trước, cháu nó đi dạo chơi, rủi gặp tai nạn, may nhờ các hạ cứu giúp mới toàn tính mạng. Tuổi thọ của ngài đã hết, nhưng nhờ công đức cứu sống rồng con này sẽ tăng thêm một kỷ nữa. Hôm nay tôi mời các hạ tới đây là để đáp tạ mối ân tình ngày trước".

"Chẳng dám, Long vương có lòng ưu ái như vậy, tôi rất cảm kích, từ nay trở đi tôi phải làm nhiều việc thiện hơn nữa mới không phụ tấm lòng thương tưởng của Long vương". Khuất tiên sinh đáp.

Thế rồi, khách chủ vui vầy đến trọn buổi tiệc, cụ Khuất mới từ giã ra về. Bỗng giật mình tỉnh dậy, Khuất tiên sinh mới hay mình đang nằm mơ. Về sau, ông thọ đến một trăm hai mươi tuổi, không bệnh mà từ trần một cách an lành.

Đầu Trang

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Ý nghĩa giáo dục qua pháp hành Tự tứ 二哥丰功效 Sống Đức tin Tam bảo nơi an trú tâm Muốn trẻ lâu nên ăn dâu tằm giao Muốn ngủ ngon hơn Hãy thiền 观宗寺香港 Con nhớ những xuân trước ý nghĩa của bố thí và từ thiện สโตร ส รา Sỏi đỏ giấy bổi vàng Sự giác ngộ dễ thương æŠ æ³ Phá thai Một góc nhìn Phật giáo 梵僧又说我们五人中 Trung tâm Pháp Bảo tổ chức buffet nu dạo 河南有专属的佛教 Thấy đạo truyền đạo Những nhận xét thú vị Bến Tre Buffet chay gây quỹ mùa Trung thu Bùi Giáng và những chuyện chưa Bài thuốc đông y trị sởi Co dao b o tin ngu Phía sau cánh cửa 佛教教學 i l u yeu Não hoc 描写家乡的桥的句子 Thăm chùa Tiêu tăng Ãœ song khong nhin lui chữa æˆ å šæ 元代 僧人 功德碑 水天需 ï½ å å å¾ ç Ÿ 激安仏壇店 経å