Truyện Phật Giáo - Niệm Phật

Ngày xưa, có một phú ông rất sùng mộ đạo Phật. Phú ông xuất tiền xây cất một ngôi Chùa cực kỳ nguy nga tráng lệ.

Ông già hảo tâm ấy lại có tính hiếu kỳ. Sau khi hoàn thành ngôi Bảo điện ông già muốn có một điểm gì đặc biệt khác thường nên ông chạm trổ một bức hoành phi thật đẹp và khắc sáu chữ vàng "Nam mô A Di Ðà Phật" bằng chữ phạn rồi treo trước chánh điện. Những học giả và bô lão trong làng đều chịu không biết là chữ gì. Họ rất thánh phục Phú ông, cho Phú ông là một học giả uyên bác, thông hiểu cả Phạn ngữ. Kỳ thật thì Phú ông đã nhờ một Pháp sư người Ấn Ðộ viết cho sáu chữ đó.

Ðược thiên hạ trầm trồ khen ngợi bao nhiêu thì tính hiếu kỳ tự đắc của Phú ông càng bị kích thích bấy nhiêu. Một hôm, ông cho viết sáu chữ ấy lên các tấm bảng gỗ kèm theo mấy hàng chữ bản xứ ở dưới: "Nếu ai đọc được mấy chữ này tôi sẽ gả con gái cho làm vợ và chia một nửa gia tài". Ðoạn Phú ông cho dựng những tấm bảng đó khắp nơi trong vùng và mỗi nơi cắt một người đứng gác.

Sau khi những tấm yết thị được dựng lên các học giả, văn gia, thi sĩ và nho sinh nô nức đến xem, nhưng không một ai đọc được cả.

Một ngày nọ có chàng thanh niên bán chiếu tên Hoàng Kim Ấn, đi qua một nơi có dựng bảng, thấy rất nhiều người đang chen lấn nhau vào xem chữ, dĩ nhiên là ai cũng ôm một bầu hy vọng to tướng trong lòng. Tò mò, chàng bán chiếu cũng cố len lỏi để vào cho được. Nhưng khi đến nơi, nhìn lên tấm bảng chàng chẳng hiểu cái quái gì, chỉ thấy mấy dòng chữ ngoằn ngoèo như giun bò, chàng thất vọng quay ra. Song, lúc chàng vừa quay ra thì không may đầu đòng gánh của chàng đụng ngay vào trán của một văn sĩ đang đứng bên cạnh. Hoàng Kim Ấn hoảng hồn la lên "Nam Mô A Di Ðà Phật". Lập tức người đứng gác bảng tóm lấy cổ chàng và nói: "Ðúng người này rồi". Hoàng Kim Ấn chẳng hiểu đầu đuôi ra sao, cứ van lạy để xin lỗi vì trót vô ý để đòn gánh đụng vào trán nhà văn. Nhưng người gác nhất định không buông tha chàng, và vội vàng đưa chàng về trình với Phú ông. Chàng bán chiếu vẫn kêu van lạy lục xin tha, nhưng người gác lại nói:

- Anh này thật dại dột, sắp được vợ đẹp và giàu sang đến nơi rồi mà không biết, còn cứ xin tha mãi! Bộ anh sợ vợ hay sao?

Hoàng Kim Ấn càng hoang mang ngơ ngác thêm không hiểu chi hết và cứ bước theo người gác về nhà Phú ông.

Chả là Hoàng Kim Ấn là một Phật tử rất kiên thành. Mặc dầu nhà nghèo, học ít, không được đọc kinh sách, nhưng chàng rất tin Phật, nên chỉ trì sáu chữ Nam mô A Di Ðà Phật và lúc nào cũng nhớ Phật, niệm Phật, dù đi đứng, nằm, ngồi không bao giờ quên cả. Niệm Phật đối với chàng đã thành một thói quen. Mỗi khi gặp nguy hiểm, hay việc gì ngoài ý muốn của chàng, chàng lại niệm Phật to hơn. Do đó, lúc vô ý để đòn gánh của mình đụng vào tránh nhà văn sĩ, chàng cất tiếng niệm danh hiệu Phật, mục đích để cầu cho việc đó được vô sự. Nhưng không ngờ sáu chữ chàng niệm lại đúng với sáu chữ viết bằng chữ Phạn ở trên bảng, nên người đứng gác tưởng chàng biết những chữ ấy, nên liền tóm lấy cổ chàng rồi lôi cổ chàng về để Phú ông gả con gái cho. Khốn nỗi chàng bán chiếu không hiểu cứ tưởng là người ta bắt đi để mang "gông" vào cổ, vì đã làm sứt trán của nhà văn lúc nãy nên cứ kêu xin tha tội hoài!

Khi về tới nhà Phú ông, chàng bán chiếu mới vỡ lẽ là chàng được tôn lên hàng "học giả" để cùng sánh vai với tiểu thư, con gái Phú ông để cùng ca khúc "Phượng cầu Kỳ Hoàng". Chàng bán chiếu thấy bàn tay của định mệnh xếp đặt lắm việc kỳ diệu quá. Bất giác chàng khẽ ngâm hai câu đối để ghi lại một biến chuyển trong quãng đời chàng mà chàng cho là vô cùng huyền bí:

"Phúc chủ, lộc thầy, bát tất con hiền, con thận,

Thơm tay, may miệng, hà tụ phụng thỉnh, phụng chư".

Từ đó, Hoàng Kim Ấn sống cuộc đời trưởng giả, nhưng hàng ngày chàng vẫn không quên công việc niệm Phật của quãng đời bán chiếu hồi xưa.

Một hôm, vì trái nắng trở trời, vợ chàng cảm gió. Cũng tưởng chỉ qua loa, nào ngờ mỗi ngày bệnh tình mỗi trầm trọng, cứ sốt li bì, không thuốc nào khỏi. Hoàng Kim Ấn đâm lo và lúc nào cũng ngồi bên giường bệnh nhân để niệm Phật. Vừa niệm, chàng vừa đưa tay thoa từ đầu đến chân của tiểu thư, và huyền diệu thay! Hễ chàng đưa tay đến đâu là nàng cảm thấy nhẹ nhõm đến đó. Chẳng bao lâu, vợ chàng bình phục hẳn. Thật là đã "may miệng" lại "thơm tay".

Từ đó, Hoàng Kim Ấn nổi tiếng là một "Ðại y sư" thành danh lừng lẫy, đồn đến tai Vua.

Thật là một sự trùng hợp ly kỳ. Cũng trong thời gian trái nắng, trái gió ấy. Công chúa cũng lâm bệnh, và bao nhiêu danh y đã được triệu vào để trị liệu cho Công chúa, nhưng đều vô hiệu. Khi tiếng tăm của Hoàng Kim Ấn được đồn đến Hoàng cung, lập tức nhà vua hạ chiếu chỉ vời chàng vào để chữa cho Công chúa. Nhận được chiếu chỉ, Hoàng Kim Ấn cảm thấy bối rối, lo sợ, sợ vì không biết miệng chàng còn may không nữa? Câu niệm Phật biết có còn hiệu nghiệm để chữa bệnh cho Công chúa nữa không? Mặc dầu lo sợ, song không cách nào để khước từ mệnh lệnh của nhà Vua, bởi vậy chàng đành "nhắm mắt đưa chân" và chỉ tin tưởng vào sức vạn năng của một câu niệm Phật chí thành, đã đến chỗ nhất tâm bất loạn.

Khi tới Hoàng cung, Hoàng Kim Ấn được đưa ngay vào phòng bệnh của Công chúa. Chàng đuổi hết người hầu cận ra ngoài. Trong phòng chỉ còn có chàng và Công chúa. Bây giờ chàng bắt đầu chữa cho Công chúa bằng phương thần dược: Miệng chàng niệm Phật, tay chàng thoa vào đầu và mình mẩy Công chúa. Công chúa ngạc nhiên và không thấy y sư cho uống thuốc gì cả, mà trong người thì cứ thấy nhẹ nhàng dần, rồi cuối cùng như một chiếc đũa thần hễ tay Hoàng Kim Ấn đưa đến đâu là bệnh hết đến đấy. Mừng và lạ quá, Công chúa chạy vào tâu với Hoàng hậu và Ðức Vua. Nhà Vua thấy con mình bình phục mau quá cũng hết sức ngạc nhiên và trong bụng nghĩ thầm Hoàng Kim Ấn đúng là "Thánh sư".

Nhà Vua hạ lệnh mở yến ăn mừng và khoản đãi "Thánh sư". Trong bữa tiệc không thiếu một thứ gì, đủ cả sơn hào hải vị. Trong lúc rượu đã ngà ngà, Nhà Vua nhìn ra sân, nơi có đắp một con rồng thật lớn nói với Hoàng Kim Ấn:

- Trẫm đố khanh biết trong miệng con rồng kia có cái gì? Nếu khanh nói đúng, Trẫm sẽ cho làm phò mã và gả Công chúa cho, bằng không trẫm bắt tội!

Nguy to rồi, nếu lần này mà cái miệng của chàng hết "may" thì đến "du địa phủ". Ðầu óc Hoàng Kim Ấn lúc này thật là rối tùng xòe, như một túi bòng bong vậy. Chàng tự nghĩ: "Nếu không nói đúng, chắc mình phải chết, còn nếu nói đúng thì cái nghĩa "tào khang chi thê" mới làm sao đây?". Thật là tiến thoái lưỡng nan. Ðúng cũng khổ mà không đúng thì chết. Chàng cứ băn khoăn lo lắng, tự nghĩ đời tàn, bất giác chàng than một câu để thương cho số phận: Hoàng Kim Ấn! Nhưng chàng vừa dứt lời thì bỗng nhà Vua vỗ tay reo và truyền gọi Công chúa ra dâng cho chàng một ly rượu. Hoàng Kim Ấn ngơ ngác, không hiểu ra sao. Chàng còn đang ngơ ngác thì nhà Vua nói:

- Khanh nói đúng, thật là Thánh sư! Trẫm có cất chiếc "Hoàng Kim Ấn" trong miệng rồng đó! Kỳ diệu biết bao! Tưởng mình chết đến nơi, kêu tên mình lên để than thở cho số phận, không ngờ tên mình lại trùng với tên có giấu bằng vàng ròng của nhà Vua, chết thì thoát rồi, còn việc phò mã và lấy Công chúa thì sao? Hoàng Kim Ấn vập đầu xin nhà Vua tha cho tội đó, viện lẽ mình đã có vợ và phải giữ trọn đạo thủy chung. Nhà Vua cảm khích vì người có tiết nghĩa, không nỡ ép buộc, liền ban thưởng thật trọng hậu rồi sai cận vệ đưa tiễn về nhà...

Huyền diệu và linh nghiệm thay sáu chữ Nam mô A Di Ðà Phật khi được phát ra với niềm chí thiết, chí thành và nhất tâm bất loạn!

Hết

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

tha long theo Từ thiện драма18 kinh phap hoa 忏悔 多彩的活动作文六年级 濊佉阿悉底迦 墓参り Bài phú dạy con niệm Phật Cho má ngày bông hồng cài áo Nhớ ô mai Hà Nội địa ngục ä ƒäº ä พลอย อ ยดา Vì sao người lớn cũng nên tô màu 楞严经拼音版 Quả nho có nhiều công dụng tốt cho sức 佛教极乐世界指什么 ปฏ จจสม å Žæ Vũ khí phòng chống ung thư là thể åœ å æ³ 佛教典籍的數位化結集 สวนธรรมพ นท กข Mẹo giữ tươi màu rau củ trái cây sau 五戒十善 Vĩnh Phúc Lễ giỗ Tổ sư Khương Tăng thế là đủ rồi 大学生贫困证明 chàm Chào người quá cố 七慢 أبا درج các nhà sư châu á trên đất mỹ Mách bạn địa chỉ quán cơm chay ngon hãy thương người mình chưa thương 七佛灭罪真言全文念诵 thỉnh tượng đồng bổn sư lớn nhất 佛教教學 七五三 家族写真 根本顶定 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 河南有专属的佛教 Ung thư vú có liên quan đến virus ở gia Bắt đầu từ tâm trạng khỏe ブッダの教えポスター 义云高世法哲言 рикна å 作æ ç 第三世多杰羌佛经藏总集 履职总结