Mọi người Việt Nam chúng ta, ai ai cũng đã từng được
nghe kể lại, hoặc đọc truyện Ông Ðường Tam Tạng đi Tây phương thỉnh kinh
trong truyện Tây Du Ký Diễn Nghĩa. Trong lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc,
bộ Tây Du Ký Diễn Nghĩa có cái đặc điểm ngộ nghĩnh là trẻ nhỏ đọc thì mê
theo trẻ nhỏ; người lơn đọc thì lại say sưa theo ngươì lớn. Trẻ nhỏ thì
thích Tây du diễn nghĩa thần thông quảng đại, có bảy mươi hai phép biến
hóa, Có Trư Bát giới chọc cười duyên dáng .... Còn người lớn thì say mê
vì những ý nghĩa thâm trầm, trào lộng.
TỨC ĐƯỜNG TAM TẠNG ĐI TÂY PHƯƠNG THỈNH KINH
Vương Hồng Sển
So vơí các bộ tiểu thuyết danh tiếng khác như Hồng Lâu Mộng, Thủy Hử
v..v... phạm vi phổ biến của Tây Du diễn nghĩa còn rộng hơn nhiều. Căn
cứ theo bộ truyện Tây du diễn nghĩa, thì thầy trò Tam tạng gồm bốn ngươì
(Tam tạng, Ngộ không, Ngộ năng, Ngộ tịnh) và một con ngựa (bạch mã)
tướng tinh là rồng mắc đọa. Cả đòan đi qua Tây phương ròng rã 14 năm
trơì, khi thỉnh được kinh trở về có tám vị Kim Cang đằng vân theo hộ
tống đưa về Trường an, vừa khứ hồi trở lại Tây phương cõi Phật chỉ mất
có tám ngày vãng phản. Truyện kể bốn thấy trò và một ngựa ngày đêm vượt
rừng trèo núi, gặp yêu dẹp yêu, gặp phước làm phước, gian nan không sờn,
tử sanh chẳng nệ, trải qua tám mươi mốt nạn lớn, nào là Bàn Ty động
quyến rũ, nào là Hỏa diệm sơn đỏ hực, Tiểu lôi kinh khủng v..v... mới
đến được Tây phương.
Trong truyện vì làm việc của Tam Tạng là khó, không ai làm được, nên
muốn cho dân chúng dễ tin, phải thêm thắt và thi vị hóa cuộc hành trình
bằng bao nhiêu yêu tinh đón đương, lớp đòi ăn thịt Ðường Tăng, lớp cám
dỗ (chuyện bảy con nhện cơỉ truồng tắm sông có Bát giới tắm hùa, còn
khêu gợi gấp mấy chuyện ngày nay in hình khiêu dâm). Thực sự, Tây du
diễn nghĩa là một bộ truyện thần thoại, hầu hết sự kiện, tình tiết đều
là bịa đặt.
Nhưng chuyện thầy Trần Huyền Trang (Tam Tạng) đi từ Ðông Ðộ qua thỉnh
Kinh Tây Phương lại là chuyện lịch sử có thật. Trần Huyền Trang là một
nhân vật có thật trong lịch sử nhà Ðường. Ông tên thật là Trần Vỹ, sanh
vào năm thứ 16 đời Tùy Văn Ðế Dương Kiên (596 sau TL) tại huyện Câu Thi
(hiện là Huyện Yêm Sư) Tỉnh Hà Nam. Và chuyện thỉnh kinh Tây Phương cũng
là chuyện có thật, đã được chính Huyền Trang thuật lại rất cặn kẽ trong
bộ "Ðại Ðường Tây Vực Ký". Thầy chính là một nhân vật sống đã vào lịch
sử một cách vinh quang. Thầy từng làm tôi cho vua Ðương Thái Tôn (Lý Thế
Dân) là bậc minh quân đm lại hiển vinh cho lịch sử Trung Quốc.
Sự thực thầy Huyền Trang chỉ đi một mình, cỡi một con ngựa già làm chân.
Ông đi và ở suốt 17 năm bên Tây phương, gồm 2 năm đi, 2 năm về và 13 năm
ở lại du học tại Ấn Ðộ. Ði từ năm 629 mãi đến năm 645 (sau TL) mới về
đến thành Trường an (Trung quốc). Tính ra Huyền Trang đã rời Ðại Ðường
đến 17 năm, đi trên năm vạn dặm đường, qua 128 quốc gia lớn nhỏ. Khi về,
ông đã mang về:
- 150 Xá Lợi tử ( Tinh cốt của Như Lai).
- 2 tượng Phật gỗ đàn tô ngân cao 4 thước
- 3 Tượng Phật bằng đàn hương : Cao 3th5, 2th9, 2th3
- 657 bộ Kinh, chia làm 520 hiệp
- Cùng một số bảo vật khác nữa. và phải dùng voi, lạc đà và 24 ngưạ mới
chở hết.
Trên thực tế, đường đi không có gặp yêu tinh cản trở (có chăng là bọn
mọi dữ thích ăn thịt người) nhưng những khó khăn trở ngại cản trở lẫn
vật chất và tinh thần lại hết sức nhiều và lơn, nếu là người khác ắt vô
phương vượt khỏi. Có lúc Thầy Huyền Trang nhịn đói nhịn khát suốt bảy
tám ngày ròng rã giữa một trảng sa mạc trời nắng chang chang, không một
bóng cây, cũng không một bóng người qua lại. Nhưng ý chí của Thầy thật
là sắt đá. Có lần đói khát khổ quá, bụng tính quay trở về phía đông để
tìm chỗ xin nước uống đem theo rồi sẽ đi nữa, nhưng vừa quày ngựa trở về
hương đông đi đặng một đỗi đường thầy lại tự nhủ: "Trước kia, đã thề nếu
qua không đến Ấn Ðộ, quyết không trở về Ðông một bước. Nay thà đi về
hướng Tây mà chết, chớ lẽ nào đi về Ðông để sống hèn".
Một lần khác, thầy gặp bọn mọi ăn thịt người (Tức bọn yêu tinh kể trong
truyện Tây Du). Thầy Tam Tạng sẵn lòng hiến thân cho bọn quỷ khát máu
ấy. Nhưng giữa lúc bàn tính, xảy có mưa to sét lơn. Bọn người rừng kinh
sợ vì cho rằng trời không bằng lòng. Chúng lật đật giục thầy lên đường,
nhưng thầy khăng khăng một mực nài bọn kia: hoặc hãy "ăn thịt Thầy" nếu
quả thật thầy có phép làm cho bọn nó sống lâu muôn tuổi, hoặc nếu bọn
chúng muốn cho thầy lên đường thì phải ăn năn sám hối, chừa thú tánh,
chừa ăn thịt người từ đây. Và rốt cuộc Tam Tạng cải hóa được bọn chúng.
Hơn một ngàn ba trăm năm trước đây dám một người một ngựa vượt suối trèo
non, băng sa mạc, càn rừng sâu đi đến xứ Ấn Ðộ huyền bí xa xăm, Trần
Huyền Trang quả là một nhà du thám vĩ đại trong lịch sử. Kỳ công đó,
tinh thần nghị lực đó, người đời sau không thể không nghiêng mình bái
phục.
Trong thời gian mười ba năm lưu trú tại Ấn độ, thầy đi viếng hầu hết các
di tích của đạo Phật, đặc biệt nhất là thầy ở lại chùa Na Lan Ðà, học
đạo trong sáu năm. Tất cả những kinh điển của phái Ðại Thừa, Tiểu Thừa,
Kinh Phệ đà (Veda), các sách thuốc, sách thiên văn, địa lý, kỹ thuật v
v... đều tập trung tại chùa này. Chùa do pháp sư Giới Hiền chủ trì và
pháp sư có đến trên mười ngàn tín đồ theo học đạo.
Sau sáu năm học tập, Huyền Trang trở nên một trong ba người học trò giỏi
nhất của vị cao tăng Giới Hiền. Theo sách khảo cứu Pháp văn, chẳng những
là một nhà sư đạo đức, Huyền Trang còn tỏ ra là một học giả uyên thâm,
một nhà du thám kỳ tài, một nhà sử học uyên bác, một nhà địa lý học chơn
tài, một nhà ngôn ngữ học xuất chúng, nhứt là một nhà phiên dịch giỏi
không ai bằng. Lúc còn ở Tây Phương, đi đến đâu, thầy cũng nghiên cứu kỹ
lưỡng tình hình từng địa phương. Khi về Trường an, thầy viết lại thành
bộ Ðại Ðường Tây Vực Ký, gồm 12 quyển, trong ấy ghi lại đầy đủ lịch sử,
địa lý, phong tục, tập quán v.v. của 128 nước đã trải qua hoặc từng trú
ngụ. Ngày nay, những tài liệu của Thầy để lại vẫn còn giúp ích rất nhiều
cho các chuyên gia khảo cổ Ấn Ðộ và bất kỳ ai ngày nay cũng công nhận
những điều nghe thấy và ghi chép của Thầy Huyền Trang rất là đích xác.
Từ ngày về Trường an, thầy Huyền Trang bắt tay vào công việc phiên dịch.
Suốt mười chín năm ròng rã (từ 645-644) thầy dịch được tất cả bẩy mươi
lăm bộ kinh, gần một ngàn ba trăm ba mươi lăm quyển từ Phạn tự dịch qua
Hán tự và một bộ (Ðạo đức Kinh) và một bản dịch "Ðại Thừa khởi tín luận"
từ chữ Hán ra chữ Phạn, cùng để lại cho đời một bộ "Ðại Ðường Tây Vực
ký" .
Trưa ngày mồng 5 tháng 2 năm 664, Thầy Huyền Trang gác bút nghìn thu tại
chùa Ngọc Hoa, vì bịnh hoạn và già yếu. Thọ 69 tuổi. Ngày 14 tháng 4 thi
hài Huyền Trang được an táng tại Bạch Lộc Nguyên. Ngày cử hành tang lễ
có đến một triệu ngươì ở Trường An và các vùng lân cận qui tựu để tiễn
chân thầy về nơi Cực Lạc. Ðám táng xong, có đến ba vạn người cất lều cư
tang gần mộ phần. Từ xưa đến nay chưa có vị đế vương nào được ngưỡng mộ
sùng bái bằng vị Thánh Tăng có một không hai này.
(Trích "Con ngựa già của Ðường Tam Tạng" )