một
nữ
tu
người
Anh
Ni sư chào đời vào ngày 24 tháng Giêng năm 1924 tại thị trấn Pegg Kennett, Anh quốc, con gái của một người thợ may. Khi còn trẻ, bà phục vụ trong quân đội Hải quân Hoàng gia Anh. Sau Thế chiến thứ hai (1939-1945), bà theo học khoa Âm nhạc thời Trung cổ ở Đại học Durham thuộc miền Bắc nước Anh; trong thời gian này, bà chơi đàn organ cho một nhà thờ và bắt đầu nghiên cứu kinh điển theo truyền thống Phật giáo Theravada. Tiếp đó, ba đã đọc được các sách thiền của tiến sĩ D. T. Suzuki và liền xin gia nhập Hội Phật giáo Anh quốc.
Tại tổ chức này, vào năm 1960, bà gặp Thiền sư Keido Chisan từ Yokohama (Nhật) đến thuyết pháp tại Anh và trở thành đệ tử của Ngài. Một năm sau, bà du lịch sang Mã Lai, rồi đến Nhật xin xuất gia tu học với Thiền sư Keido Chisan ở chùa Tổng Trì (SoÄi-Äi) ; đây là một trong hai ngôi chùa lớn nhất thuộc tông phái thiền Tào Động. Năm 1963, bà được phép thọ đại giới và được trao quyền truyền giáo.
Ni sư Jiyu Kennett tiếp tục nghiên cứu và tu học tại Nhật Bản cho đến khi thầy bổn sư Keido viên tịch vào năm 1968. Năm 1969, bà lên đường đi hoằng đạo, bà đến thẳng bang San Francisco (Mỹ) và thành lập Hội Truyền bá Thiền học (Zen Mission Society). Năm 1971, Hội đã mua một vùng đất ở gần núi Shasta, nằm ở phía Bắc bang California và xây dựng ni viện Shasta, một thiền viện dựa trên mô hình của Phật giáo Nhật mà Ni sư đã được truyền thọ. Tuy nhiên, trên góc độ sáng tạo, mọi sinh hoạt trong ni viện đều được kế thừa từ di sản văn hóa phương Tây cộng với pháp môn tu tập và tinh thần độc lập của riêng Ni sư.
Theo cái nhìn của Ni sư Kennett thì việc truyền bá Thiền học Phật giáo tại Hoa Kỳ không khó khăn như Ni sư đã từng lo lắng. Rõ ràng thiền sinh Hoa Kỳ đã nhanh chóng tiếp thu pháp môn này một cách dễ dàng, thông qua sự dẫn dắt của Ni sư.
Ni sư Kennett đã hướng dẫn đệ tử Mỹ tụng kinh theo nhịp điệu của trường phái âm nhạc Gregorian thời trung cổ, một kiểu mẫu vẫn thường thấy trong các nhà thờ ở Anh quốc. Ni sư cũng dùng các loại trà cao cấp của Anh để thay thế cho trà của Nhật Bản khi hướng dẫn thiền sinh trong các buổi trà đạo. Ni sư vẫn được xem là một dịch giả có công rất lớn trong việc chuyển ngữ kinh sách của phái Tao Động sang Anh ngữ.
Trong cuộc đời hành đạo của Ni sư tại Mỹ, Ni sư luôn nhắc nhở các đệ tử phải nghiêm trì giới luật và phải tiếp xúc cho kỳ được những giáo lý nguyên thủy mà Phật đã dạy. Mặt khác, Ni sư cũng rất nghiêm khắc với mọi đệ tử. Ni sư đã truyền giới cho hơn 150 đệ tử xuất gia và rất đông đệ tử tại gia. Một trong những đệ tử lớn tuổi của Ni sư nhớ lại lời nhắc nhở của Người : "Công việc của tôi không phải là làm nhẹ đi các món nợ của người đệ tử, mà phải chất nặng để khiến cho họ tự đặt nó xuống".
Ni sư Jiyu Kennett đã cống hiến hết sức mình cho công cuộc bảo tồn và hoằng truyền chánh pháp cho đến ngày qua đời. Ni sư đã viên tịch vào ngày mùng 6 tháng Mười năm 1996, hưởng thọ 72 tuổi. Sự nghiệp của Ni sư hiện tại được các đệ tử kế thừa và phát triển ở tại Hoa Kỳ cũng như các chi nhánh ở tại quê nhà của Ni sư.
Theo Tricycle, the Buddhist Review, Spring 1997
|
Mục lục
|
Xứ
Sở
|
Sự
kiện
|
Nhân
Vật
|
Phụ
Lục |
---o0o---
|Danh
Nhân
Phật Giáo Thế
Giới
Kỹ thuật vi tính:
Trình bày: Nhị Tường
Cập
nhật: 01-04-02
Nguồn: www.quangduc.com