Năm
Tân Tỵ – Tây Lịch
2001
Sa
Môn THÍCH ÐỨC NHUẬN
***^***
Lời
giới thiệu
của
Thượng Tọa Thích Bảo Lạc (^)
Tục
ngữ Việt Nam có câu: "Cái khó nó bó cái khôn", và
nhờ đó, sống trong thời mạt pháp chúng ta biết tinh tấn
hành trì giáo pháp để trước tự độ và sau độ tha, như hạnh
nguyện của một Bồ Tát, vì đời đem ánh đạo vàng gieo rắt
khắp đông tây, vào tậân cùng các hải đảo, châu lục. Nhờ
tinh thần nhập thế tích cực của hàng tăng già và cư sĩ, các
học giả mà Phật Giáo ngày nay có mặt khắp các nơi trên thế
giới.
"Phật
Giáo khắp thế giới" là tựa đề sách do Tỳ kheo Thích
Nguyên Tạng đã dày công sưu tầm, dịch giải, nhận định .
. . về lịch sử Phật Giáo tại các Châu, về những nhân vật
quan trọng trong công cuộc truyền bá chánh pháp, các tổ chức
Phật Giáo Thế Giới v.v... tập sách như một hướng dẫn viên
cần thiết chỉ đường cho du khách phương xa chưa biết đường
mà vẫn muốn tìm tới một nơi xa lạ đầy thích thú, chẳng
khác nào như một cuộc phiêu lưu kỳ bí đầy thử thách mà
hành nhân phải gia tâm trong sự kiên nhẫn cố sức lên đường
để đạt tới đích. Cả soạn giả cũng như độc giả hẳn
gặp nhau ở điểm lý thú này trong sự tìm tòi, nghiên cứu
và học hỏi.
Nhờ
tinh thần đó chúng ta mở được tầm hiểu biết rộng để
thấy rằng Phật Giáo đa diện và đa dạng. Không thu hẹp
trong không gian và thời gian, cũng không giới hạn quốc thổ,
cảnh giới đúng tinh thần ngũ minh : Thanh minh hay phương tiện
truyền thông, Công xảo minh hay về kỹ thuật học, Y phương
minh hay môn học về y khoa, dược khoa, về cách trị liệu và
sức khỏe, Nhân minh hay luận lý học và Nội minh hay chứng
quả hoặc khai ngộ nội tâm. Có phải chăng nhờ tính thích
nghi đó mà Phật Giáo được truyền bá nhanh chóng và sâu rộng
tại các nước phương Tây Phương hiện nay?
Câu
hỏi tưởng không cần phải bận tâm trả lời mà chỉ cần
độc giả đọc trọn 11 chương sách này hẳn tìm ra lời giải
đáp đầy tính thích thú.
Tôi
biết cuốn sách đã được Hòa Thượng Thích Ðức Nhuận, một
bậc cao tăng thạc đức giới thiệu rồi, đâu cần giới thiệu
nữa! Thế nhưng, sau khi đi Tích Lan về, tôi cảm thấy rộn
niềm vui và hãnh diện về Phật Giáo là quốc giáo với 80%
là tín đồ đạo Phật, đã nung đúc con người hiền hoà và
nếp sống lành mạnh an lạc của 15 triệu Phật Giáo đồ trên
tổng số 19 triệu dân Sri-lanka, tôi đem bản thảo đọc lại
với niềm phấn khởi cho tương lai Phật Giáo, nên viết mấy
lời này trang trọng giới thiệu tác phẩm đến độc giả bốn
phương.
Không
có công đức nào cao cả hơn công đức pháp thí mà Ðại Ðức
Thích Nguyên Tạng cống hiến, là một trong những Tăng sĩ Việt
Nam trẻ tuổi nhiệt thành, biết ứng dụng phương tiện tin học
trong thời đại văn minh này qua Thanh Minh học để xây dựng
tác phẩm mình có một chỗ đứùng trong văn học Phật Giáo
Việt Nam nói riêng và Phật Giáo quốc tế nói chung.
Sydney, Vu Lan Phật lịch
2545, DL 2001
Tỳ
kheo Thích Bảo Lạc
***^***
Lời
thưa của
soạn
giả (^)
Sau
khi Ðức Phật thành đạo, ánh sáng giác ngộ của Ngài đã
chiếu khắp mọi nơi, hàng vạn người dân Ấn, từ sĩ, nông,
công, thương, mọi tầng lớp của xã hội Ấn đều thừa hưởng
được kết quả giác ngộ của Ngài. Ðến cuối đời của
Ngài, Chánh pháp đã có mặt ở khắp Ấn Ðộ và lan tỏa đến
các quốc gia láng giềng. Từ hạ lưu của sông Hằng đi về
phía Ðông, phía Nam tới bờ sông Caodaveri, phía Tây tới bờ
biển Á-rập, phía Bắc tới khu vực Thaiysiro, đâu đâu cũng
có sự ảnh hưởng của giáo lý Phật-đà, và người dân nơi
ấy sống trong sự hòa bình và hạnh phúc. Trong triều đại của
Hoàng Ðế Asoka thuộc Vương Triều Maurya (thế kỷ thứ III
trước TL), Phật giáo đã bắt đầu truyền bá sang các vùng
biên giới của đại lục.
Phật
giáo nguyên thủy (Original Buddhism) xuất phát từ miền nam Ấn
Ðộ, rồi được truyền sang Tích Lan, từ Tích Lan truyền qua
Miến Ðiện, Thái Lan, Campuchia, Lào...Phật giáo tại các quốc
gia này còn được gọi là Phật giáo Nam Truyền và Phật tử
tụng Kinh bằng ngôn ngữ Pali.
Phật
Giáo phát triển (Developing Buddhism), từ miền Bắc Ấn Ðộ vượt
qua dãy núi Hindu và sông Amua ở miền Trung Afghanistan, rồi vượt
qua cao nguyên Pamia, vào Tân Cương Trung Quốc, từ đó đến Hà
Tây, Trường An và Lạc Dương. Tiếp đó Phật giáo từ Trung
Hoa truyền đến các nước lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản
và Việt Nam. Và một con đường khác là từ Ấn Ðộ truyền
sang Nepal, vượt qua dãy núi Hymalaya, vào Tây Tạng, rồi từ
Tây Tạng truyền vào một số tỉnh lỵ của Trung Hoa và một
số vùng thuộc bộ tộc Buryat của Mông Cổ và Xiberi. Phật
Giáo trong các quốc phía bắc này tụng Kinh phần lớn bằng
ngôn ngữ Sanskrit hoặc được dịch sang tiếng mẹ đẻ của
họ.
Ðến
cuối thế kỷ thứ XVIII, Ðạo Phật được chính thức truyền
sang các nước Châu AÂu (1788) và Châu Mỹ (1875), và đến
cuối thế kỷ thứ XX, Phật Giáo lại được truyền qua Châu
Phi, tính cho tới thời điểm này, Chánh Pháp đã có mặt ở
khắp hoàn cầu.
Trong
nỗ lực muốn tìm lại dấu chân truyền giáo của các Bậc
tiền bối, tác giả đã để tâm nghiên cứu, soạn dịch và
giới thiệu những khám phá, những thông tin có liên hệ đến
Phật Giáo thế giới, khi thì ở một quốc gia nơi đây, lúc
là một Phật sự nơi kia... đã và đang diễn ra khắp nơi trên
hành tinh này. Ðó là lý do tại sao tập sách "Phật Giáo
khắp thế giới" này ra đời.
Tập
sách được biên soạn trong từng thời gian và địa điểm khác
nhau, theo chân tác giả từ Chùa Pháp Vân, Gia Ðịnh, Sài gòn,
đến Tu Viện Quảng Ðức, Melbourne, Úc-châu. Sách được chia
thành ba phần như sau:
Phần
thứ nhất: Xứ sở Phật Giáo Thế Giới: sơ lược lịch sử,
quá trính truyền bá và phát triển Phật giáo của từng quốc
gia. Các quốc gia trong phần này được xếp theo thứ tự abc
chứ không theo quá trình lịch sử.
Phần
thứ hai: Nhân vật Phật Giáo Thế Giới, tiểu sử và hành trạng
của những người có công trong quá trình truyền bá Chánh
Pháp (phần này còn nhiều nhân vật đang được biên sọan, sẽ
được ấn hành trong kỳ tái bản tới).
Phần
cuối cùng: Sự kiện Phật Giáo thế giới: tin tức và sự kiện
xảy từ nơi này đến nơi kia liên quan đến sinh hoạt Phật
giáo trên khắp hoàn cầu.
Tập
sách quý vị đang có trong tay còn rất nhiều thiếu sót về mặt
hình thức cũng như nội dung.Tác giả rất mong nhận được
ý kiến đóng góp và sẽ cố gắng khắc phục mọi khả năng
có thể trong lần tái bản tới. Hiện tại tập sách này cũng
đã được đăng tải trên trang nhà của Tu Viện Quảng Ðức
www.quangduc.com, và các trang
nhà khác như Ðạo Phật Ngày Nay: http:www.buddhismtoday.com tại
Ấn Ðộ. Thư Viện Hoa Sen ở Hoa Kỳ http://www.thuvienhoasen.org.
Nhân
đây, xin thưa rằng, tác giả vẫn đang tiếp tục công việc
tìm kiếm tài liệu và hoàn tất phần giới thiệu PG ởû những
quốc gia còn lại của tập sách, ngõ hầu cống hiến cho độc
giả biết thêm về bước chân truyền giáo của các Bậc Tiền
bối, về nguồn gốc du nhập, lưu truyền và phát triển của
Phật Giáo ở từng quốc gia trên khắp các Châu lục. Trong
lúc đang viết những dòng này, tác giả được biết Phật giáo
đã hiện diện ở một số quốc gia thuộc Châu Phi và có hơn
mười Tăng sĩ người bản xứ được truyền trao giới Tỳ
kheo để làm công tác truyền giáo ở nơi đó. Nhưng điều đáng
ngạc nhiên thay, người có công đem Phật giáo vào Châu Phi lại
là một Tăng sĩ người Việt. Ðây là một niềm vinh hạnh lớn
lao cho Phật Giáo Việt Nam chúng ta trong lịch sử truyền bá
Chánh Pháp trên thế giới.
Trên
tinh thần đó, chúng tôi rất mong nhận được nhiều tài liệu,
sách báo có liên quan đến chủ đề đã nói ở trên. Mọi
tài liệu (cũ hoặc mới) nếu có, xin gởi về địa chỉ: Thích
Nguyên Tạng, 105 Lynch Road, Fawkner, Victoria 3060, AUSTRALIA. Hoặc
qua địa chỉ email: quangduc@quangduc.com
Thành
kính nguyện cầu cho bánh xe Chánh Pháp tiếp tục lăn chuyển
trên khắp thế gian này để mang ánh sáng, hòa bình và an lạc
đến cho mọi người mọi nhà.
Viết
tại Tu Viện Quảng Ðức, Melbourne, Úc Châu
Mùa
An Cư Kiết Hạ năm Tân Tỵ - 2001
Tác
giả cẩn
chí
Thích
Nguyên Tạng
***^***
|
Mục lục
|
Xứ
Sở
|
Sự
kiện
|
Nhân
Vật
|
Phụ
Lục
|
***^***
Phật Giáo Khắp Thế Giới
Sách vừa tái bản lần 2 tại VN
(tháng 12-2006)
(vào xem)
---
o0o
---
|Danh
Nhân Phật Giáo Thế
Giới | Tủ sách
Phật Học |
---o0o---
Kỹ thuật vi tính: Hải
Hạnh,
Ðàm
Thanh,
Diệu
Nga,
Tâm
Chánh,
Nguyên
Tâm
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật: 01-02-05
Nguồn: www.quangduc.com
Về danh mục