1. Người Trung Hoa
* Pháp sư Hui Shan (Huệ Thần, Hội Thần?)
Ngài được xem là tăng sĩ Phật giáo đầu tiên đến Mỹ từ châu Á. Theo giáo sư John Fryer (Đại học California) và giáo sư Edward P.Vining (Đại học San Francisco) thì vào khoảng thế kỷ thứ V sau TL có một phái đoàn truyền bá Phật giáo do pháp sư Hui Shan dẫn đầu đã đến Mỹ. Những khám phá mới này không chỉ được dựa vào biên niên sử Trung Hoa, mà còn căn cứ theo những truyền thống và tập quán tôn giáo đang có ở Mỹ và Mêxico. Đây là sự thật gây chấn động và thêm vào một chương mới của lịch sử Phật giáo thế giới trong mối quan hệ văn hóa Ấn - Mỹ cổ đại.
Pháp sư Hui Shan và bốn người khác gốc Kabul ở Afganistan đã viếng thăm Mỹ và Mêxico vào năm 458 sau TL với mục đích truyền bá giáo lý của Đức Phật. Phái đoàn tách ra làm hai nhóm đến Trung Mỹ để tiến hành công việc hoằng pháp trên 40 năm. Sau đó, pháp sư Hui Shan đã đơn độc trở về Trung Quốc năm 499 (sau TL). Lúc về đến Kinh Châu (thủ đô trên bờ sông Dương Tử) thì nội chiến đang lan tràn trên đất nước này, Ngài phải chờ đợi đến năm 502 mới được yết kiến vua Võ Đế của tân triều đại nhà Lương và trình tâu lên nhà vua tất cả những Phật sự mà giáo đoàn đã thực hiện ở Mỹ. Trong dịp này Hui Shan đã dâng lên hoàng đế những món hàng lạ kỳ mà Ngài đã mang về từ Mỹ và Mêxico. Vua Võ Đế là một Phật tử thuần thành, một đại thí chủ, rất quan tâm đến cuộc Tây du truyền giáo của Hui Shan, nên đã đề cử vị thân vương Du Kỳ thẩm vấn Hui Shan về chi tiết của phái đoàn rồi tường trình lại đức vua. Vì thế, bản tường trình này đã được đưa vào văn khố của nhà Lương rồi lưu truyền đến ngày nay, được sự xác nhận đầy đủ của sử gia Trung Hoa lừng danh là Mã Đoan Lâm, một sử gia đời Tống, viết "Văn Hiến Thông Khảo".
Pháp sư Hui Shan kể rằng, Ngài cùng 5 Tăng sĩ khác đã đến châu Mỹ dưới thời vua Minh Đế thuộc triều đại nhà Tống (420-589) trong khoảng 458 sau TL. Các nhà sư mang theo hình tượng Phật, ngọc Xá lợi và kinh sách. Phái đoàn đã đi dọc theo quần đảo Kurile và đảo Aleutian rồi đến Alaska. Phái đoàn đã dạy dân chúng Mỹ tu học và truyền giới Cụ túc cho một số người dân ở đó. Sau 40 năm hoạt động, không biết vì lý do nào đó, pháp sư Hui Shan đã bị người thổ dân ngược đãi, và khi cuộc sống của Ngài bị đe dọa, Ngài liền tìm cách trở về Trung Hoa. Trước đó Ngài đã để lại những dòng chữ khắc trên đá.
Ở Magdalana thuộc Mêxico có một pho tượng được dựng nên để tưởng nhớ đến Ngài với tên tuổi khắc vào đó. Theo giáo sư Edward Vining, cho biết có trùng hợp nổi bật để chứng tỏ sự hiện diện của Phật giáo và văn hóa Ấn ở Mỹ và Mêxico trong những thế kỷ đầu của Tây lịch. Theo ông thì Phật giáo và Ấn Độ giáo đã được truyền vào Mỹ trong một thời gian dài trước khi người Tây Ban Nha đến đó (do nhà hàng hải Christopher Columbus (1451-1506), một nhà thám hiểm người Ý, dẫn đầu trong chuyến công du do cho triều đình Tây Ban Nha và đã khám phá ra châu Mỹ vào tháng 10 năm 1492).
Còn hai giáo sư John Murray Gibbos và Tom Mac Innes, người Canada, thì công nhận việc khám phá ra châu Mỹ của pháp sư Hui Shan. Theo họ thì pháp sư đã băng qua Thái Bình Dương trên một chiếc thuyền buồm của Trung Hoa. Pháp sư đến Vanconuver khoảng 499 sau TL, rồi trải qua mùa Đông trên đảo Nootka (Canada) nơi Ngài để lại ba Tăng sĩ để truyền giáo. Những đồng tiền Trung Hoa thuộc triều đại nhà Tấn được tìm thấy ở đó vào năm 1876. Tàn tích những ngôi chùa, những pho tượng Phật có khắc chữ Trung Hoa cũng tìm thấy ở Mỹ và Mêxico.
* Pháp sư Tuyên Hóa (Hsuan Hua, 1908-1995)
Pháp sư được xem là nhà truyền bá Phật giáo Trung Hoa thành công nhất trên đất Mỹ ở cuối thế kỷ XX này. Pháp sư sinh năm 1908 tại vùng Đông Bắc, Trung Hoa, 11 tuổi xuất gia. Năm 1947, Ngài đến cầu pháp với Thiền sư Hư Vân (thọ 120 tuổi, viên tịch năm 1959) và được phú pháp là Tổ thứ 9 của dòng Quy Ngưỡng, Trung Hoa. Năm 1959, Ngài lên đường đi Hoa Kỳ để hoằng pháp tai San Francisco, Ngài xây dựng một Thiền đường để giảng pháp và hướng dẫn Phật tử tu học. Ngài bày tỏ với tín đồ mục đích chính của Ngài khi đến Mỹ là: "Đem giáo lý Phật đà qua phương Tây và thành lập ở đây một cộng đồng Tăng già chánh truyền, tổ chức và hổ trợ việc phiên dịch toàn bộ kinh điển Phật giáo sang tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác; quảng bá một nền giáo dục hướng thiện qua việc thành lập các trường tiểu, trung và đại học Phật giáo".
Năm 1969, pháp sư Tuyên Hóa đã hoàn bị việc thiết lập một cộng đồng Tăng lữ tại Tây phương khi Ngài nhận 5 vị người Mỹ xuất gia tu học. Cũng trong năm nằy Ngài thành lập Hội Dịch Kinh, một tổ chức chuyên trách việc phiên dịch và in ấn kinh điển và đã xuất bản trên 200 dịch phẩm. Năm 1970, Ngài khai sơn tu viện Kim Sơn ở San Francisco gồm ba tầng lầu. Năm 1972, Ngài là pháp chủ giới đàn truyyền giới đầu tiên được tổ chức tại Mỹ có hơn 200 Tăng ni ở Mỹ và các nước lân cận về thọ giới trong dịp này. Năm 1974, pháp sư đã mua lại một bệnh viện ở California để thành lập Vạn Phật Thánh Thành (City of Ten Thousand Buddhas). Đây là một cơ sở hoằng pháp vĩ đại nhất từ trước tới nay tại Mỹ với diện tích rộng 488 mẫu (gấp 25 lần tòa Bạch ốc).
Pháp sư Tuyên Hoá nói về nhân duyên thành lập Vạn Phật Thánh Thành (VPTT) : "Có thể nói rằng nhân duyên thành lập VPTT đã đuợc định trước từ vô lượng kiếp. Làm sao chúng ta có thể xây cất được bảy, tám chục toà nhà như thế ?". Thật ra, nơi này là một bệnh viện do chính quyền California xây dựng từ năm 1930, tất cả vật liệu kiến trúc và các thiết bị bên trong đều thuộc loại thượng hảo hạng. Toàn khu bệnh viện có hơn 70 tòa nhà thuộc loại công trình kiến trúc lớn, trên 2000 phòng, 3 sân chơi bóng chày, 1 trạm cứu hỏa, 1 hồ bơi, 1 lò đốt rác, cùng nhiều thiết bị cung cấp nước chữa lửa nằm rải rác dọc vệ đường. Một con đường tráng nhựa ngoằn ngoèo ăn thông với các ngả, hai bên có trụ đèn đường và nhiều cây cổ thụ hơn cả trăm năm. Tất cả các ống dẫn nước, mạng nối các thiết bị điện, hệ thống dẫn điện dùng cho máy sưởi và máy điều hòa đều được thiết kế dưới mặt đất. Các công trình đều được nghiên cứu một cách cẩn thận về cả mặt thiết kế lẫn vật liệu. Toàn khu bệnh viện có đủ chỗ cho hơn 20000 người cư trú. Vào giữa năm 1970, bang California gặp phải một trận đại hạn hán vô tiền khoáng hậu, nạn thiên tai đã ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sinh hoạt của bệnh viện này. Chính phủ có mời công ty đào giếng nổi tiếng nhất ở Mỹ đến đào giếng nhưng không có nước, Chính phủ lâm vào cảnh bế tắc, đành phải chuyển bệnh nhân đi nơi khác và bán bệnh viện này với giá rẻ.
Sau khi mua lại bệnh viện này, pháp sư Tuyên Hoá đã tái tạo thành VPTT. Nhằm giải quyết nạn khang hiếm nước, Ngài đã dùng tuệ nhãn để xác định vị trí mạch nước ngầm, và công việc đã thành công. Đây là một sự kiện bất khả nghì, và cho đến nay, mỗi khi nhắc lại mọi người đều thấy vui, xúc động pha lẫn hào hứng.
Vạn Phật Thánh Thành là nơi hội tụ của những người có đạo đức trí tuệ chân chính. Tại đây tuyệt đối không có sự phân biệt, chia rẽ, Nam-Bắc tông đều thông giao, văn hoá Đông Tây đều hòa hợp, nhân sĩ trên thế giới xem đây là một cõi để quay về tự tâm. Pháp sư Tuyên Hóa đã khẳng định rằng "VPTT không phải là một cơ sở của tư nhân, nó thuộc quyền sở hữu của tất cả Phật tử trên thế giới, kể cả tín đồ của mọi tôn giáo khác".
Pháp sư Tuyên Hóa cũng nổi danh về đức khiêm cung vô ngã và lòng từ bi vô biên đối với chúng sanh. Ngài hành đạo không biết mệt mỏi cho đến suốt đời. Ngài đã viên tịch vào ngày mùng 10 tháng 5 năm Ất Hợi (1995) tại VPTT, Los Angeles, California, Hoa Kỳ.
2. Người Tích Lan
* Pháp sư Anagarika Dharmapala (1864-1933)
Ngài thế danh là David Hewivi Larne, một pháp sư cư sĩ nổi tiếng khắp thế giới như là Chủ tịch Hội Maha Bodhi ở Ấn Độ. Ngài sinh ngày 17/09/1864 tại quận Pettah, Colombo, Tích Lan, trong một gia đình theo truyền thống Phật giáo Theravada, dù gia đình theo đạo Phật, nhưng ông đã trải qua những năm ở tiểu và trung học thuộc Thiên Chúa giáo. Hoán cảnh lúc ấy không có sự chọn lựa nào khác. Tuy phải đọc kinh Cựu ước hằng ngày, nhưng hạt giống Bồ đề không phai nhòa trong ông. Thời gian ở đại học ông đọc nhiều sách về Phật, triết, tâm lý, đạo đức, lịch sử, tiểu sử.
Năm 1883, ông gặp ông Olcott và bà Blavatsky, sáng lập viên Hội Thông thiên học ở Mỹ đến Tích Lan và Ấn Độ để học Phật. Hai vị Phật tử này đã thành lập Hội Thông thiên học Phật giáo tại Tích Lan và Dharmapala được mời vào làm việc tại văn phòng này. Năm 1885 ông đến Ấn Độ để tìm thầy học Thiền. Ông cùng với người bạn Nhật Bản Kowen Gunaratra tham quan một vòng những thắng tích Phật giáo ở Bombay và Calcutta. Dharmapala cảm thấy đau đớn vì Phật giáo không còn hiện hữu ở những nơi này nữa, còn chăng chỉ là những hình ảnh chết. Ông phát nguyện ở lại Bodh Gaya (Bồ đề Đạo tràng) để tu tập và khôi phục lại cơ đồ của Phật giáo. Và tại đây, 40 năm sau đã trở thành Trung tâm Hoằng pháp Maha Bodhi do chính ông sáng lập. Hội này thành lập vào ngày 31/5/1891 với sự hổ trợ của Phật giáo Nhật Bản, Miến Điện, Tích Lan và Trung Hoa. Mục tiêu chính của Hội là: Hãy trả Bodh Gaya lại cho Phật giáo. Tờ báo tiếng Anh "Maha Bodhi" xuất hiện đầu tiên vào tháng 5 năm 1892 do Dharmapala làm chủ bút. Ông viết bài "Một thế giới Phật giáo thống nhất" (A united Buddhist World). Đại tá Olcott viết bài "Tinh thần từ bi của Phật giáo" (Sweet spirit of Buddhism) và nhiều bài đạc sắc khác. Ở Chicago, tiến sĩ J.H.Barrows, Chủ tịch Nghị viện Tôn giáo thế giới (The World Parliament of Religion) đọc được số báo đầu tiên này liền viết thư mời Dharmapala tham dự Đại hội Tôn giáo thế giới (ĐHTGTG) tổ chức tại Chicago vào tháng 9/1893.
Ông đến Mỹ với một viên ngọc Xá lợi, một ảnh Phật nhỏ và 20.000 cuốn Ngũ giới (2ive precepts) để tặng Đại hội, ĐHPGTG lần đầu tiên này với 4.000 đại biểu từ các châu lục phần lớn là tín đồ Thiên Chúa giáo. Ông Dharmapala tham dự Đại hội với tâm trạng rất phấn khởi, ông nói : "Đây là một thành quả quý báu nhất, tự hào nhất và là một công việc đáng làm nhất của thế kỷ thứ XIX". Sau ngày bế mạc Đại hội, ngày 26/9 ông được mời giảng pháp tại hội trường Athenaeum với chủ đề "Phật giáo và Thông thiên học". Ngày 10/10, ông xuống tàu về lại Ấn Độ. Trong dịp này ông đã ghé thăm Nhật Bản, Hawaii và Trung Quốc.
Ông Dharmapala trở lại Mỹ vào năm 1896 do nhận lời mời hoằng pháp của tiến sĩ Paul Carus, một Phật tử người Đức đang sống ở Mỹ. Lần này ông đã đi thuyết pháp tại các tiểu bang New York, Chicago, San Francisco, Grand Rapids, Cincinati, Duluth, Minneapolis, lowa city, Des Moines, Dayton và Columbus. Đề tài được thính giả yêu cầu nói lại nhiều lần là "Sự hòa giải của Phật giáo và Thiên Chúa giáo". Báo chí Mỹ lúc ấy đã ca ngợi về sự kiện hoằng pháp này của pháp sư Dharmapala; ông là một nhà hùng biện Phật giáo, một người Á châu có giọng nói tiếng Anh rất độc đáo và làm cuốn hút người nghe.
Một năm sau (1897), tại San Francisco, pháp sư Dharmapala đã tổ chức đại lễ Phật đản đầu tiên trên đất Mỹ, 37 ngọn nến được thắp sáng trước lễ đài Phật Đản biểu tượng cho 37 phẩm Trợ đạo và 400 Phật tử Mỹ thành kính lắng nghe Ngài tụng kinh Mangala từ một bản kinh chép tay trên lá bối.
Chuyến viếng thăm Mỹ lần thứ ba của Ngài vào giữa năm 1902-1904. Lần này, Ngài cũng đi đến thuyết nhiều nơi và tham quan các trường khoa học - kỹ thuật, Ngài cho rằng : "Phương Đông cần kỹ thuật của phương Tây, cũng như phương Tây cần tâm linh của phương Đông". Sau chuyến viếng thăm này, Ngài đã xây dựng một trường kỹ thuật ở Sarnath, Ấn Độ. Đặc biệt trong lần hoằng pháp này, Ngài đã cảm hóa được giáo sư người Mỹ-William James thuộc đại học Harvard. Ông này nói: "Thầy chuẩn bị các bài giảng về tâm lý tốt hơn tôi nhiều". Sau khi được pháp sư Dharmapala trình bày những nét đại cương về môn Phật học, giáo sư James trở về Harvard và thông báo với lớp của ông : "Đây là môn tâm lý học mà các em sẽ học trong 25 năm, bắt đầu từ hôm nay".
Năm 1925, pháp sư Dharmapala đi Anh quốc để xây dựng chi nhánh Maha Bodhi, rồi Ngài ghé qua thăm Mỹ lần cuối cùng. Bảy năm sau, vào ngày 16/01/1933, Ngài qua đời tại Ấn Độ vì bệnh tim. Trước đó Ngài đã xuất gia và thọ giới Cụ túc với các sư Tích Lan. Trước khi tịch, Ngài nguyện cầu cho mình rằng : "Muốn tái sinh trở lại đời này 25 lần để truyền bá giáo lý đạo Phật". Và Ngài cũng muốn tái sinh vào một gia đình Bà la môn ở Benares (Ấn) để tiếp tục cuộc đấu tranh vì sự sống của Bodh Gaya. Năm 1949, (60 năm kể từ ngày Ngài khởi sự đấu tranh giành lại công bằng cho Bodh Gaya) Ấn Độ đã giành lại nền độc lập từ chính quyền thực dân Anh và Bodh Gaya đã được trả về cho Phật giáo.
3. Người Nhật Bản
* Thiền sư Soyen Shaku
Ngài đến Mỹ trong dịp dự ĐHTGTG tại Chicago năm 1893 và được xem là vị Thiền sư Phật giáo đầu tiên đăﴠchân lên đất Mỹ. Ngài xuất gia năm 20 tuổi (1871) với Thiền sư Ekkei Zenji. Năm 1887, Ngài sang Tích Lan để học tiếng Pàli và bắt đầu đời sống khổ hạnh như các Tăng sĩ tại nơi đây.
Trong thời gian lưu học tại Tích Lan, Ngài đã gặp và quen biết với đại tá Olcott và đã được ông này mời tham dự ĐHTGTG vào năm 1893.
Thiền sư Soyen Shaku nhận lời mời và Ngài cùng với một số người Nhật lên đường đến Mỹ, phái đoàn mang theo những bộ đồ uống trà, vải lụa, tranh ảnh quạt giấy và sách Phật. Riêng bản thân Ngài chuẩn bị một bài phát biểu mà trước đó đã nhờ D.T Suzuki dịch ra tiếng Anh giùm (Suzuki lúc ấy đang là sinh viên đại học và đang học Thiền với Ngài). Bài tham luận "Luật Nhân quả của đạo Phật" mang đến đại hội, Ngài không đọc được phải nhờ tiến sĩ Barro - đọc hộ. Sau đại hội, tiến sĩ Carus mời Soyen và hai Tăng Ni người Nhật khác đến nghỉ nhà ông ở Lasalle, Illinois. Hai người đã thảo luận về tôn giáo và triết học. Họ đồng ý rằng "cuối thế kỷ XIX là thời điểm thích hợp để thực hiện công cuộc cải cách tôn giáo". Ngài Soyen nói : "Chúng ta tin rằng cải cách tôn giáo là để loại bỏ những ý tưởng điên rồ, bảo thủ, lạc hậu và để nâng cao giá trị của chân lý, hãy làm giảm bớt sự cách biệt giữa các chủng tộc truyền thống và ngôn ngữ". Giống như Carus, Soyen có một biệt tài là giới thiệu PG như là một tôn giáo hợp lý và khoa học. Tiếp đó, Soyen giúp đọc lại bản thảo quyển "Lời giáo huấn của Đức Phật" của Carus.
Vào tháng 6 năm 1905, Thiền sư Soyen trở lại Mỹ để hoằng pháp theo lời mời của thương gia Alexander Russel ở California. Lần này có hai đệ tử đi theo Ngài là Nyogen Senzaki và D.T Suzuki. Sau chuyến hoằng pháp tại Mỹ, Ngài đi thăm châu Âu và ghé thăm Ấn Độ, Tích Lan rồi trở về Nhật Bản. Đến năm 1919, Ngài viên tịch tại chùa Engakuji, thọ 68 tuổi. Các đệ tử của Ngài vẫn tiếp tục công việc hoằng pháp tại Mỹ.
* Thiền sư Daisetz Teitaro Suzuki (1870-1966)
Ông là tiến sĩ, giáo sư nhiều trường đại học ở Nhật, Mỹ và châu Âu; là tác giả, dịch giả của hơn 100 tác phẩm viết bằng Nhật và Anh ngữ, được xem là người có công đầu trong việc truyền bá Phật giáo Thiền tại Mỹ (Lâm Tế). Ông sinh năm 1870 tại Kanazawa trong một gia đình theo truyền thống Thiền Rinzai. Nhưng Ngài theo học thiền công án với Thiền sư Kosen. Năm 1892, sau khi Kosen viên tịch (thọ 81 tuổi), Ngài tiếp tục học thiền với Thiền sư Soyen Shaku, người kế thừa sự nghiệp của Kosen ở thiền viện Angaku ở Kamakura. Cuối tháng Giêng năm 1897, sau khi tốt nghiệp ở khoa triết học ở đại học Tokyo, theo lời khích lệ của Thiền sư Soyen, Suzuki đến Mỹ để du học và phụ giúp tiến sĩ Paul Carus (bạn thân của Soyen) hoằng pháp tại Mỹ. Lúc bấy giờ ông Carus là chủ bút tờ báo Open Court ở Lasalle, Suzuki đến làm việc tại đây.
Công việc đầu tiên của ông là giúp Carus chuyển ngữ quyển "Đạo đức kinh", tiếp đó ông dịch quyển "Sức thức tỉnh của niềm tin" (Awakening of Faith) của Ashvaghosha. Rồi ông bắt đầu viết "Đại cương về Phật giáo Đại thừa" (Outlines of Mahayana Buddhism), cuốn sách đầu tay của ông. Trong thời gian này ông vừa dịch sách và vừa học Pàli tại Sanskrit.
Ông đã ở lại Lasalle, bang Illinois tổng cộng 11 năm để dịch thuật, nghiên cứu, viết sách và thỉnh thoảng đi thông dịch cho Thiền sư Soyen khi Ngài đến hoằng pháp tại Mỹ.
Ngày 16/4/1900, Suzuki bắt đầu công tác viết bài cho tờ nguyệt san "The Light of Dharma". Hai năm sau, ông trở về Nhật Bản và kết hôn với Beatrice Erskinelane, một phụ nữ theo phái Thông thiên học. Vợ chồng Suzuki sống trong một căn nhà nhỏ bên cạnh Thiền viện Engaku cho đến khi Thiền sư Soyen viên tịch vào năm 1919. Sau đó ông dọn đến Kyoto và đi dạy Triết học và Tôn giáo học tại đại học Otari. Tại đây ông thành lập Hội Nonsectarian Mahayana và phát hành tờ báo "Phật giáo phương Đông". Năm 1927, ông xuất bản quyển "Khái luận Phật giáo Thiền" (Essays in Zen Buddhism). Năm 1936, ông được mời đi giảng ở Anh quốc, tại đó ông gặp Alan Watts, (một Phật tử trẻ tuổi, người về sau viết nhiều sách thiền và chủ biên tờ "Buddhism in England") và hướng dẫn vị này đến học thiền ở Nhật Bản. Năm 1949, ông lại đến Honolulu (Mỹ) để dự "Đại hội các triết gia Đông và Tây" lần thứ II, tại đây ông đã gặp Philip Kapleau và hướng dẫn vị này đến xuất gia tu học tại Nhật Bản. (Sau 13 năm tu học tại Tokyo, Kapleau 1966 trở về Mỹ và thành lập một trung tâm Thiền ở New York. Kapleau cũng là tác giả của hai tác phẩm thiền nổi tiếng là "Ba Trụ Thiền" và "Thiền, bình minh ở phươmg Tây"). Sau đó, ông đến New York để dự hội thảo về triết học và đi giảng ở nhiều nơi khác.
Năm 1953, ông được mời dạy tại Đại học Columbia, New York. Lúc ấy, Suzuki rất nổi tiếng về những sách Thiền, những buổi thuyết giảng và cả đời sống hành thiền của ông. Phong trào học và tu thiền ở Mỹ bắt đầu được chú ý. Năm 1957, "Đại hội Thiền và Phân tâm học" ở Mỹ, Suzuki là một đại biểu nổi bật. Cũng trong năm này ông nghỉ dạy ở Columbia và được mời đi giảng nhiều đại học khác như Massachusetts, Cambridge, Arvard. Năm 1959, "Hội Phật giáo Cambridge" ra đời, ông được mời giữ chức Chủ tịch. Ba năm sau ông trở về Nhật Bản và tiếp tục dịch và viết sách, ông làm việc không biết mệt mỏi cho đến lúc qua đời, ông mất năm 1966, tại thiền viện Kamakura, hưởng thọ 96 tuổi.
4. Người Triều Tiên
- Thiền sư Soen Sa Nim
Ngài được xem là Thiền sư người Triều Tiên đầu tiên có mặt tại Mỹ. Ngài xuất gia năm 1949, từng đi du học 9 năm ở Nhật Bản và Hồng Kông. Năm 1972, Ngài đến Los Angeles, nơi có cộng đồng người Triều Tiên sinh sống.
Khởi đầu, Ngài rất vất vả, phải đi làm ở tiệm giặt ủi để kiếm tiền học Anh văn và trả tiền nhà. Sau đó, Ngài được giáo sư Leo Prudes (thuộc khoa Phật học ở Đại học Brown) mời đến giảng cho sinh viên của ông. Nhân dịp này Ngài được hai sinh viên Mỹ thỉnh Ngài đến nhà họ để dạy thiền. Không bao lâu, Ngài đã thành lập Trung tâm Thiền Providence ở Rhode Island.
Năm 1974, Ngài bắt đầu đi giảng pháp khắp nơi ở Mỹ, Ngài nói : "Zen là tin ở mình 100% và các vị nên tin vào phương pháp thiền của chính người Mỹ". Ngoài hướng dẫn ngồi thiền, Ngài còn dạy đệ tử tụng kinh, lạy Phật và niệm danh hiệu Bồ Tát Quan Âm.
Tiếp đó lần lượt Ngài xây dựng chùa Tah Mah ở Los Angeles; Trung tâm Thiền quốc tế ở New York, Trung tâm Thiền ở Cambridge... để có nơi cho người Triều Tiên và Mỹ tu học. Nhờ sự hoạt động hoằng pháp này mà Phật giaó Triều Tiên được chú ý đến tại Mỹ và họ bắt đầu viếng thăm, tìm hiểu và nghiên cứu Phật giáo tại chính quốc gia Triều Tiên.
5. Người Tây Tạng
* Lama Thubten Yeshe (1935-1984)
Ngài là một pháp sư nổi tiếng, người góp sức san bằng các chướng ngại địa dư và nối liền những phân cách văn hóa và chủng tộc để dòng tuệ giác mặt trời đầu nguồn Tây Tạng chảy xuống vùng đất lạ Tây phương. Ngài sinh vào tháng 5 năm 1935 tại ngoại ô thủ đô Lhasa, Tây Tạng. Lên 6 tuổi Ngài xuất gia và trải qua 20 năm tu luyện tại tu viện Sera ở Lhasa. Đây là thời gian tuyệt vời, thánh thiện và cao khiết nhất trong đời của Ngài, Ngài nhớ lại : "Tôi và khoảng 10.000 Tăng sĩ khác đã vui vẻ khép mình trong đời sống giới luật. Một bông hoa cũng không được phép nở nếu nó làm ta xao lãng việc điều tâm định ý".
Năm 1959, ở tuổi 25, Ngài tạn sang vùng Đông Bắc Ấn Độ ; tại đây Ngài bắt đầu học Anh văn để chuẩn bị cho một cuộc sống mới. Năm 1961, Ngài thu nhận người đệ tử Tây phương đầu tiên là quận chúa Zina Rachevsky, một công nương xinh đẹp với mái tóc màu bạch kim, thuộc dòng dõi quý tộc Nga. Sau ngày đế chế Nga sụp đổ gia đình của Zina sang tạn ở California, mẹ cô là người thừa hưởng một gia tài khổng lồ, và là một trong những người đàn bà giàu nhất nước Mỹ. Zina lớn lên trong sự giàu có đó và trở nên hư hỏng vì tình dục và ma túy. Đầu thập niên 60, Zina rời bỏ nước Mỹ để theo sống với nhóm nghệ sĩ ở Hy Lạp, rồi lại tìm đến vùng đất thánh Hippy Ấn Độ. Lúc cô gặp được Lama Yeshe thì cô đã tàn phai và khô cằn vì ma túy, rượu mạnh và lối sống buông thả.
Qua 9 tháng học giáo lý, Zina quyết định xuất gia trở thành Sư cô. Sau đó, Zina được Lama Yeshe đưa đến Nepal để tu học. Tại đây, Zina đã mua đứt một vùng đất rộng trên ngọn đồi nhìn xuống thủ phủ Kathmadu để xây dựng tu viện Kopan. Sư cô Zina nhập thất tu học được 3 năm thì qua đời ở tuổi 42.
Vào tháng 11 năm 1971, Lama Yeshe bắt đầu mở khóa tu Lam Rim (Tiệm Đạo) cho 250 người Tây phương đến dự tu khóa này. Mặc dù vốn liếng Anh văn giới hạn nhưng Ngài giảng pháp rất hay. Ngài nói : "Tôi tin rằng Phật giáo có những điều quý giá để tặng cho người Tây phương những người thiếu hiểu biết về chức năng của tâm thức. Xuyên qua tâm thức, ta có thể đạt được những trạng thái hạnh phúc không thể ngờ được". Sau khóa tu có cô Max Mathews (người Mỹ) và ông Nick Ribush (một bác sĩ người Úc) xin xuất gia.
Năm 1974, Lama Yeshe cùng với Lama Zopa và sư cô Max Mathews đến bang Indiana (Mỹ) để thăm nhóm thiền sinh của Lois-Bod Wood, những người từng đến tu học tại Ấn Độ. Sau khi rời Mỹ đoàn đến Úc để diễn thuyết và thành lập Viện Quan Âm ở bang Queensland, đây là trung tâm Phật giáo (TTPG) đầu tiên của một chuỗi rất dài những TTPG mọc lên ở Úc, Âu và Mỹ châu sau này. Một năm sau, Lama Yeshe theo lời mời nên tổ chức chuyến hoằng pháp vòng quanh thế giới thứ hai gồm Mỹ, Úc và bốn nước khác ở châu Âu.
Đến tháng 11 năm 1975, tại bang California, Lama Yeshe tuyên bố thành lập Hội Bảo tồn Phật giáo Đại thừa (Foundation for The Preservation of The Mahayana teachings, viết tắt là FPMT), tổ chức này phát triển rất nhanh, đến nay có trên 100 chi nhánh ở 20 quốc gia khác nhau bao gồm Nepal, Ấn Độ, Anh, Mỹ, Úc, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Brasil, Hy Lạp, Nhật Bản, Đài Loan... Ngoài các chi nhánh này còn có một nhà xuất bản rất thành công là Wisdom Publications ở bang Massachusetts và một Phật học viện Nalanda gần Toulouse, Pháp quốc, đã có thể cung cấp một chương trình tu học đa diện cho Tăng sĩ phương Tây mỗi ngày càng đông.
Đến ngày 3/03/1984, Ngài đau nặng vì bệnh tim, và đã viên tịch ở tuổi 49 tại Los Angeles, bang California, để lại phía sau mình một tổ chức khổng lồ do người đệ tử Lama Zopa đang gánh vác. Hai năm sau (từ ngày mất), người ta đã phát hiện ra Ngài trong một dáng hình khác, đó là Osel Hita Torres, sinh ngày 12/02/1985, Ngài đã tái sinh trở lại Bubion, Tây Ban Nha. Hiện nay, Ngài là hóa thân của Lama Osel (13 tuổi) đang tu học tại tu viện Sera, miền Nam nước Ấn Độ.
6. Người Việt Nam
* Hòa thượng Thích Thiên Ân
Ngài được xem là Tăng sĩ Việt Nam đầu tiên hoằng pháp tại Mỹ. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ Văn chương tại Đại học đường Wasada, Nhật Bản, Ngài đã được mời đến Hoa Kỳ với tư cách giáo sư thỉnh giảng về ngôn ngữ và triết học Đông phương vào năm 1966. Ngài dự tính sẽ về Việt Nam vào năm 1967, nhưng thiền sinh, sinh viên Mỹ nài nỉ Ngài ở lại để hướng dẫn tu học.
Khởi
đầu,
Ngài
thuê
một
căn
hộ
ở
Hollywood
để
hướng
dẫn
sinh
viên
Mỹ
học
và
tu
thiền.
Ngài
là
một
Thiền
sư
được
đào
tạo
theo
truyền
thống
Rinzai
(Lâm
Tế)
Nhật
Bản.Tiếp
đó
do
nhu
cầu
giới
thanh
niên
Mỹ
đến
học
ngày
càng
đông,
Ngài
thành
lập
trung
tâm
Thiền
học
Quốc
tế
(International
Buddhist
Meditation
Center)
tọa
lạc
ở
phía
nam
của
đại
lộ
Vermont,
Los
Angeles.
Láng
giềng
của
Ngài
là
người
da
màu,
Mêxico,
triều
Tiên
và
Thái
Lan.
Vì
xuất
thân
từ
Việt
Nam,
một
quê
hương
Phật
giáo
vốn
có
sự
hài
hòa
phối
hợp
giữa
Mahayana
và
Theravada,
nên
Hòa
thượng
đã
thừa
hưởng
truyền
thống
tốt
đẹp
này.
Ngay
từ
những
ngày
đầu
đã
có
nhiều
sinh
viên
Mỹ
xin
xuất
gia
tu
học
;
nổi
bật
trong
số
đó
có
sư
cô
Karuna
Dharma,
một
tiến
sĩ
Phật
học,
người
kế
thừa
sự
nghiệp
sau
khi
Ngài
viên
tịch.
Ba
năm
sau
Ngài
đã
tổ
chức
giới
đàn
để
truyền
giới
Tỷ
kheo
(250
giới),
Tỷ
kheo
ni
(348
giới),
pháp
sư
(25
giới,
pháp
sư
là
nhà
truyền
giáo
cư
sĩ
được
nhận
một
áo
vàng
có
dải
đeo
cổ
và
một
tọa
cụ)
cho
người
Mỹ
đến
tu
học.
Trong
quá
trình
hoằng
pháp
ở
Mỹ,
Hòa
thượng
quan
tâm
đến
việc
truyền
giới
cho
nhiều
pháp
sư
cư
sĩ,
người
có
thể
đi
vào
trong
mọi
tầng
lớp
xã
hội
phương
Tây
để
truyền
dạy
chân
lý
nhà
Phật.
Tiếp
đó,
ngài
xây
dựng
chùa
Phật
giáo
Việt
Nam
để
có
nơi
cho
đông
đảo
người
Việt
ở
California
chiêm
ngưỡng
và
tu
học.
Vào tháng 10 năm 1973, HT Thiên Ân kết hợp với các nhà giáo dục Mỹ, Nhật, Triều Tiên, Tây Tạng, Tích Lan để sáng lập trường Đại học Đông phương (University of Oriental Studies), một nơi thu hút đông đảo sinh viên Mỹ ghi danh học Phật học, ngôn ngữ và triết học phương Đông.
Đầu tháng 9 năm 1980, HT Thiên Ân cảm thấy pháp thể khiếm an, Ngài đi bệnh viện và bác sĩ cho biết Ngài có một khối u trong não và được giải phẫu; bác sĩ cũng cho biết HT mắc phải bệnh ung thư gan, nhưng HT vẫn tiếp tục miệt mài với công tác hoằng pháp. Đến ngày 23/11/1980, HT đã qua đời. Hàng trăm ngàn người Việt tại Mỹ và hàng ngàn người Mỹ đã khóc tiễn đưa người thầy khả kính này. Một thiền sinh người Mỹ nói : "Ngài là sức mạnh, là chỗ dựa trong đời sống tu tập của chúng tôi. Ngài đã dạy chúng tôi biết thế nào là sự vô thường, biến loạn của vạn vật, nhưng chúng tôi không nghĩ là mất Ngài quá sớm như vậy". Ngôi chùa Phật giáo Việt Nam hiện nay do một Tăng sĩ người Việt thừa kế trụ trì và Trung tâm Thiền học Quốc tế do Ni sư người Mỹ Karuna đảm trách, sự nghiệp hoằng pháp của HT Thiên Ân vẫn còn phát triển mạnh trên đất Mỹ.
|
Mục lục
|
Xứ
Sở
|
Sự
kiện
|
Nhân
Vật
|
Phụ
Lục |
---o0o---
|Danh
Nhân
Phật Giáo Thế
Giới
Kỹ thuật vi tính:
Trình bày: Nhị Tường
Cập
nhật: 01-04-02
Nguồn: www.quangduc.com