Giới Luật - Tỳ Kheo Ni Giới.

 

.

 

Tỷ-kheo Ni giới

Hòa-thượng Thích Trí-Quang dịch giải

--- o0o ---

Mục lục

I. Tựa

II. Phần Ðầu Tỷ-Kheo Ni Giới

III. Tỷ-Kheo Ni Giới

1. Lời Mở Ðầu
2. Tám Giới Khí
3. Mười Bảy Giới Tăng Tàn
4. Ba Mươi Giới Xả Ðọa
5. Một Trăm Bảy Mươi Tám Giới Ðọa
6. Tám Giới Hối Quá
7. Một Trăm Giới Học
8. Bảy Pháp Diệt Tránh
9. Lời Kết Thúc

IV. Phần Cuối Tỷ-Kheo Ni Giới

V. Ghi Chú

Ghi sau khi duyệt Tỷ-Kheo Ni Giới

Ổn thỏa nhất là những gì cần làm cho Tỷ-kheo giới và Tỷ-kheo ni giới thì nên làm chung. Nhưng làm cho Tỷ-kheo giới rồi tôi mới phát nguyện làm cho Tỷ-kheo ni giới. Do đó, Tỷ-kheo ni giới không có một ít điều tôi đã làm cho Tỷ-kheo giới. Ngay lời ghi này cũng vậy. Những gì cần ghi, tôi đã ghi bên Tỷ-kheo giới. Luật không ngăn cản Tỷ-kheo coi Tỷ-kheo ni giới hay ngăn cản Tỷ-kheo ni coi Tỷ-kheo giới. Vậy những gì bên Tỷ-kheo giới, chư vị Tỷ-kheo ni có thể thẩm cứu.

Dầu vậy, ở đây tôi muốn ghi về sự ăn thịt cá mà Tỷ-kheo ni giới không dịch lược đi được. Mở rộng vấn đề một chút là nói về sự ăn chay ăn mặn.

Nguyên thỉ Phật giáo - mà cái này mới chắc là nguyên thỉ - thì "tùy thí tùy thực" (cho gì ăn nấy). Nếu tôi nhớ không lầm, thì trước thời Phật, các triết gia U-pa-ni-sát đã ăn chay. Và ăn một cách nghiêm khắc, cái ăn đó có gây phiền phức. Cái ăn đó là một cực đoan. Rồi khi chống lại Phật, muốn lập Phật giáo riêng, Ðề-bà-đạt-đa (Devadatta) đưa ra 5 sự, trong đó "thứ 5 là suốt đời không ăn thịt cá máu mỡ bơ sữa" (Bà-sa 116, Phật học đại từ điển trang 533 dẫn). Thế đó lại càng là cực đoan. Bây giờ ta giả thiết bên ăn chay đòi cho được đồ chay, bên ăn mặn đòi cho được đồ mặn, thì thế chính là cực đoan, gây bao phiền phức cho người cho.

Phật không như vậy. Phật thì tăng ni đến gần giờ ăn mới đi khất thực. Khất thực thì ngay bữa ăn của người cho, họ bớt ra mà cúng dường. Bữa ăn của họ có gì, họ cúng dường cũng cái đó. Khất thực không đòi cho được đồ chay hay đồ mặn. Do vậy mà trong luật mới có giới điều nói về sự ăn cá thịt.

Ðại thừa thì khác. Hãy gác vấn đề đại thừa có phải cũng là Phật giáo nguyên thỉ không, chỉ nói đại thừa cấm tuyệt sự ăn mọi thứ thịt, với ý thức ăn thịt là phản Phật tánh, là phi từ bi. Và sự cấm ăn thịt này thực sự tuyệt đối, cấm như sắc lịnh là bởi Lương vũ đế. Ngày nay nói Phật giáo là nói ăn chay. Ăn có thịt cá trở thành lạ lùng, khó nghe và khó coi.

Ghi như trên đây là để giải thích sự ăn có cá thịt trong Luật, cho thấy Phật tử phải ăn chay là vì sao.

Mười hai tháng 5, PL 2537 (TL 1993)
Trí Quang


 

I. Tựa

Sau khi dịch Tỷ-kheo giới rồi, để cầu siêu nhân kỳ mẹ tôi, tôi phát ra cái ý dịch luôn Tỷ-kheo ni giới và Thức-xoa-ma-na ni giới. Trước đây tôi đã dịch Sa-di giới (Sa-di luật nghi yếu lược) và Sa-di ni giới (Sa-di ni luật nghi yếu lược). Bồ-tát giới thì đã được dịch lại, và lược giải khá kỹ, năm 2531 (1987). Như vậy là tất cả giới luật của 5 chúng xuất gia đã dịch xong.

Tỷ-kheo ni giới, khi tôi dịch, chỉ tìm thấy 3 bản. Bản 1 mang số 1481 của Ðại tạng kinh bản Ðại chính, do ngài Hoài tố biên tập. Bản 2 của ngài Nguyên chiếu, nằm trong Tục tạng kinh bản chữ Vạn, tập 64 các trang 1-12. Bản 3 là giới kinh thường tụng nếu tụng Hoa văn, do Phật giáo Bắc tông khắc và ấn hành. Cả 3 bản, không có bản nào được như Tứ phần luật hàm chú giới bản của Tỷ-kheo giới, nên tôi chọn bản thường tụng làm chính văn.

Tài liệu tham khảo thì ngoài phần chính là Tứ phần luật (các cuốn 22-30), còn có những tài liệu sau đây: Tứ phần luật danh nghĩa tiêu thích (gọi tắt là Danh nghĩa), bộ này đích xác là tự điển và từ điển của Tứ phần luật, nằm trong Vạn 70/201-501; Trùng trị, phần Tỷ-kheo ni giới (Vạn 63/292-307); Tỷ-kheo giới, bản dịch của tôi; Một bản dịch Tỷ-kheo ni giới không thấy tư tên người dịch.

Tỷ-kheo ni giới không có cái phước được chính ngài Ðạo tuyên làm việc cho, như cuốn Tứ phần luật hàm chú giới bản.

Trong cách dịch của tôi nên nói về tên của các giới điều. Bởi thấy đa số tên ấy tóm tắt và nêu lên ý chính, nên tôi dịch và để trước các giới điều. Thế nhưng đến loại 6 và loại 7, tác dụng ấy không có bao nhiêu nên tôi không dịch nữa.

Nay nên nói nội dung của Tỷ-kheo ni giới, bằng cách đối quán sơ lược với nhau giữa 5 bản Tỷ-kheo ni giới của 5 bộ luật. Tỷ-kheo ni giới có 7 loại. Trong đó, loại một là khí, thì 5 bộ luật đồng nhau; loại hai là tăng tàn, thì Tăng-kỳ có 19, Ngũ phần, Thập tụng và Tứ phần đều có 17, Hữu bộ có 20; loại ba là xả đọa, thì Tăng-kỳ, Ngũ phần, Thập tụng và Tứ phần đều có 30, Hữu bộ có 33; loại bốn là đọa, thì Tăng-kỳ có 141, Ngũ phần có 210, Thập tụng có 178, Tứ phần có 178, Hữu bộ có 180; loại năm là hối quá, thì Tăng-kỳ, Ngũ phần, Thập tụng và Tứ phần đều có 8, Hữu bộ có 11; loại sáu là học pháp, thì Tăng-kỳ có 65, Ngũ phần và Tứ phần đều có 100, Thập tụng có 107, Hữu bộ có 42; loại bảy là diệt tránh, thì 4 bộ đều có 7, trừ Ngũ phần không có.

Bây giờ nói về đại thể của Tỷ-kheo ni giới. Ðại thể ấy có 2 phần: phần 1 là giới luật, phần 2 là oai nghi. Phần 1 là những giới điều cấm tội lỗi thật sự, phần 2 là những giới điều cấm cử động bất xứng. Tức như loại khí có thể nói là giới luật cả, loại học pháp có thể nói là oai nghi cả. Còn các loại khác thì có giới là giới luật, có giới là oai nghi, có giới là cả hai. Tất cả giới luật và oai nghi như vậy tạo thành một bậc Chúng trung tôn.

Ðến đây hãy nêu lên mấy điều. Một, "ngôn ngữ của giới này ai nghe thì đừng kinh quái, phát ngượng, mà phải nghĩ đến ơn Phật, đã ly ái nhiễm, đã đắc thanh tịnh, nhưng vì chúng ta nên kiết giới với những lời chữ không phải mỹ từ" (Thiện kiến, Vạn 64/1 dẫn). Hai, về trường hợp có ra giới pháp thì đời Phật, tập thể Tỷ-kheo ni cũng không ít, vậy mà chỉ có 6 bà gọi là "lục quần Tỷ-kheo ni", và năm ba vị nữa, có những cử động bất xứng, chứng tỏ tập thể Tỷ-kheo ni ấy xứng đáng không ít. Ba, số lượng của giới điều thật ra cũng không nhiều lắm, dò kỷ sẽ thấy con số 348 có thể qui nạp còn quá nửa mà thôi. Bốn, giới điều nhiều đến mấy đi nữa mà, như Tứ phần luật nói, hễ có thiểu dục tri túc (kèm theo là tàm quí) thì giữ được hết cả, kể cả khai giá (linh động và hạn chế) của mỗi giới điều cũng thấy ra và giữ trọn.

Ai cũng có cái hảo tâm xuất gia ban đầu. Ai đứng trước Phật cũng muốn mình xứng đáng với Ngài. Nhưng chỉ có giới luật mới làm mình xứng đáng với Phật và không phụ hảo tâm của mình.

Mồng 7 tháng 6, PL 2535 (TL 1991)
Trí Quang

--- o0o ---

 

Mục Lục Chương kế

 

--- o0o ---

 

Source: BuddhaSasana website ( By Binh Anson)

--- o0o ---

Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật ngày 01-11-2002

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

藥師琉璃光如來本願功德經 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 生日快乐 忏悔 Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá เทศนาหลวงพอธราชม 佛教中华文化 tinh cach tuc thoi lan dau cong bo anh ve cuoc dau tranh chong dan ap ò văn Tạp bút Tham thực sà c ß 清华间谍 nguồn gốc của khổ đau 课程表鼓励孩子的话 佛观音 新学期新展望内容怎么写 hÓng 即刻往生西方 Tây 成绩不好检讨 أبا درج น ท tái sinh ý nghĩa của sự giác ngộ lặng 净地不是问了问了一看 trạng 印顺法师关于大般涅槃经 4 lời khuyên cho người lười tập thể สโตร ส รา คนธรรพ มาเก ด 簡単便利戒名授与水戸 háºu قصص نسونجي Thoát Nhớ ơi khoai lang ngày cũ á Ÿ phần ii tình thiên thu 履职总结 願力的故事 tịnh xá ngọc trung tịnh nghiệp đạo 一念心性是 S a b Địa tạng i