Lịch Sử Phật Giáo - Phật Việt Nam, Dân tộc Việt Nam.

 

 

 

 

Phật Việt Nam
Dân tộc Việt Nam

 Giác Dũng

 

 Mục Lục 

 

Thay lời tựa

 

01.

Chương I: Con đường hội nhập của Phật giáo

 

I. Phật không Nam, Bắc

II. Ngụy kinh

III. Bản địa thuỳ tích 

 

02.

Chương II: Quan niệm của Phật giáo về người phụ nữ

I. Hình ảnh người phụ nữ dưới ánh mắt các triết gia Hy Lạp 

II. Người phụ nữ trong xã hội Nhật Bản 

III. Phật giáo Nhật bản đối với người phụ nữ

IV. Người phụ nữ trong xã hội Trung Quốc 

V. Người phụ nữ trong xã hội n Độ

VI. Quan niệm của Phật giáo về người phụ nữ

 

03.

Chương III: Phật Việt Nam 

I. Phụ nữ Việt Nam

II. Phật Pháp Vân

1. Thần Phật tập hợp

2. Tưởng nhớ Hai Bà Trưng 

3. Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, biên cương tổ quốc

4. Truyền trì mạng mạch 

II. Phật Bà Chùa Hương 

1. Bồ Tát Quán Âm 

2. Xã hội Việt Nam vào thế kỷ XVIII

3. Phật Bà Chùa Hương 

   a. Kêu gọi thực hiện lòng nhân hiếu

   b. Lời cảnh tỉnh đối với vua Lê chúa Trịnh

   c. Tư tưởng Đạo giáo

 

04.

 

Thay lời kết 

Phụ lục 1: Utopia: Quốc gia lý tưởng 

Phụ lục 2: Về danh từ A la hán và Phật

Phụ lục 3: Phật Hoàng Quang Trung

Phụ lục 4: Truyền trì mạng mạch

1. Sự nhập diệt của ngài Ca Diếp

2. Sự nhập diệt của ngài A Nan

Phụ lục 5: Nội dung Phật giáo

Thư mục tham khảo 

 

  

Thay Lời Tựa

   

Trải qua những đêm dài dường như bất tận của hàng ngàn năm chịu đựng bao thử thách, cay đắng, tủi nhục với thân phận bị đô hộ bởi phương Bắc, dân tộc Việt Nam vẫn là dân tộc Việt Nam, vẫn là con cháu của những vị Anh hùng dân tộc, của những vị Nữ Vương yêu nước, hiên ngang, dũng cảm, quyết tử để bảo vệ tổ quốc, vẫn là con cháu của vua Hùng, vẫn là “con Hồng cháu Lạc, giống nòi còn biết nhớ mồ ông”. Qua hàng ngàn năm đầy mưu mô thâm độc của kẻ thù, dân tộc Việt Nam vẫn giữ được bản sắc của mình, vẫn bảo vệ được tiếng nói, giống nòi, vẫn còn nếp suy nghĩ của cha ông để rồi hiên ngang đi vào cuộc trường chinh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

     Cuộc chiến tranh vũ trang không cân xứng giữa một dân tộc nhỏ bé với thế lực khổng lồ ở phương Bắc đã tạo cho dân tộc Việt Nam biết bao khó khăn gian khổ. Thế nhưng cuộc chiến đấu để bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc qua hàng ngàn năm còn khó khăn hơn nhiều. Thế mà dân tộc Việt Nam đã thành công trên cả hai phương diện ấy. Điều đó không nhờ vào vận may đưa đẩy cũng không nhờ vào Thần thánh che chở, mà nhờ vào chính tấm lòng trung kiên và sự minh triết của cha ông ta thuở ấy. Tấm lòng trung kiên, sự minh triết ấy đã tạo nên bức tường thành kiên cố để không chỉ bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc mà còn bảo vệ từng tấc đất của cha ông trong cuộc trường chinh giữ nước. Một trong những bức tường thành kiên cố ấy chính là Phật Việt Nam: Phật Pháp Vân của thế kỷ II và Phật Bà Chùa Hương của thế kỷ XVIII. Các ngài được sinh ra trên đất nước Việt Nam, bởi con người Việt Nam để rồi đại diện cho dân tộc Việt Nam nói tiếng nói bảo vệ chân lý của dân tộc.

Từ trước đến nay, chúng ta thường nghe nói đến đạo Phật Việt Nam chứ ít khi nghe nói đến Phật Việt Nam. Trong khi đó, có một sự thực hiển nhiên là các Ngài đã hiện hữu trong lòng dân tộc hơn hai ngàn năm qua. Các Ngài luôn hiện hữu trước đầu sóng ngọn gió của dân tộc. Thế mà, với nhiều lý do khác nhau, chúng ta đã quên đi sự hiện hữu linh thiêng, mầu nhiệm của các Ngài trong lòng dân tộc. Phật Việt Nam là kết tinh của cuộc cách mạng đầy ý thức của cha ông, là sự thể hiện một cách sinh động những lời dạy của đức Phật trong hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Các Ngài được khai sinh để làm điểm tựa cho dân tộc, nói tiếng nói của dân tộc và bảo vệ quyền lợi thiêng liêng, cao cả của dân tộc.

 

Đất nước Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển kinh tế. Bao giờ cũng thế, sự phát triển kinh tế luôn có những mặt tiêu cực, những tác động trái ngược. Những tác động trái ngược đó ảnh hưởng ít nhiều đến bản sắc văn hóa dân tộc. Cho nên việc bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ kinh tế mở cửa rất cần thiết và có khi còn khó khăn hơn cuộc chiến tranh vũ trang chống kẻ thù xâm lược rất nhiều. Việc phá hoại bản sắc văn hóa dân tộc như một sự xâm thực trong bóng tối, rất khó nhận diện, và cũng khó mà tiêu diệt. Do đó, chúng ta cần tìm về cội nguồn, cần học hỏi kinh nghiệm, minh triết của cha ông trong công cuộc bảo vệ độc lập và bản sắc văn hóa dân tộc.

Khi văn hóa đã bị tiêu diệt thì dân tộc đó không còn gốc rễ để nương tựa và tồn tại. Trong gian khổ, khó khăn, con người rất tỉnh táo nhưng trong cảnh thanh bình, con người rất dễ rơi vào tình trạng chủ quan, thiếu cảnh giác. Việc tìm về cội nguồn, về Phật Việt Nam, về công cuộc bảo vệ dân tộc không chỉ là lòng tri ân của con cháu đối với cha ông mà còn định ra được bài học quý báu cho thế hệ hôm nay và mai sau trong sự nghiệp bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc nói chung, phát huy tinh thần bi, trí, dũng của Phật giáo nói riêng.

Ngay từ buổi đầu mới du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã đồng cam cộng khổ với dân tộc trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Trước khi trở thành người con Phật, Phật tử là người dân của một nước. Cho nên, việc bảo vệ và xây dựng đất nước phải được đặt lên hàng đầu. Chỉ khi nào đất nước được hoà bình, nhân dân được ấm no hạnh phúc thì Phật giáo mới có thể phát triển được con đường thực nghiệm tâm linh, phát huy chánh đạo. Cho nên tìm hiểu giá trị của Phật Việt Nam trong lòng lịch sử dân tộc là nhiệm vụ của những ai còn tâm huyết nghĩ đến đạo pháp và dân tộc. Qua việc tìm hiểu đó, có thể định ra hướng đi cho Phật giáo trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện tại và mai sau. Có như thế, Phật giáo mới tồn tại trong lòng dân tộc, cùng dân tộc đi qua bao khúc quanh của lịch sử, chịu đựng bao nỗi thăng trầm của thời cuộc. Phật giáo phải tồn tại như một thực thể đồng cam cộng khổ với dân tộc chứ không thể chỉ là chiếc bóng tuy có mặt trên quê hương nhưng thiếu hẳn hình tượng trong lòng dân tộc! 

Vĩnh Nghiêm, ngày giỗ HT. Tôn sư

Thích Thanh Kiểm

5 -12 - Nhâm Ngọ (7-1-2003),

Giác Dũng

 

 

 

---o0o---

 

Mục Lục > 1 > 2 > 3 > 4

 

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 6-2007

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

喜马拉雅网页版 积极向上的名言警句 所住而生其心 Þ cẫm bat ngo ceo thai ha books chan dat di an suy ngẫm về việc tan TÃo vang ç ¼èµžå ½åº ä½œæ à Quay về với yêu thương 塩谷八幡宮 念地藏圣号发愿怎么说 お墓の種類と選び方 僧人心態 Ð Ð Ð 牧牛 心累的时候 换个角度看世界 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 生日快乐 描写家乡的桥的句子 ï¾ ï½ Hà nh お寺との付き合い 檀家 梵僧又说我们五人中 簡単便利戒名授与水戸 看完新闻联播的观后感 丢失菩提心的因缘 中国渔民到底有多强 地藏十轮经 chùa pháp bảo 人生是 旅程 風景 åƒäæœä½ Ï chua phuoc luu ä½ å æ æ 中国佛度 ÃÏ 多彩的活动作文六年级 崔红元 Tấm lòng của mẹ 義交 å BÃi Lửa