Lịch Sử Phật Giáo - Niên biểu Phật Giáo Việt Nam

 

.


NIÊN BIỂU

PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Trần Tri Khách

---o0o---
 

Mục Lục

Lời nói đầu

1. Năm 2879 BC- 258 BC ...  Năm 973

2. Năm 1010- 1028  ....  Năm 1898

3. Năm 1908 .... Năm 2000

4. Tài Liệu Tham Khảo; Phụ Lục

Thành tâm ghi ơn Thượng Tọa Thích Vân Ðàm, Viện Chủ Tu Viện Pháp Vương, đã tạo duyên đưa tác giả đi vào đề tài này.  

 

Lời nói đầu

 

Một hiện tượng đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam hiện đại, trong nước cũng như ngoài nước, là các thiền sư ưa dẫn chứng những điển tích Phật Giáo Trung Quốc khi giảng pháp. Ðiều đáng nói là điển tích Phật Giáo Việt Nam tuy không kém phần phong phú nhưng hầu như bị các ngài lãng quên. Chẳng hạn hiếu hạnh của đại sư Chân Dung Tông Diễn (1640- 1709), Liễu Quán (1670- 1742), Nhất Ðịnh (1784- 1847) ... là những gương sáng vằng vặc ngay cả so với Phật Giáo Trung Quốc mà hầu như không được nhắc nhở tới trong dịp Vu Lan Báo Hiếu. Trong bài Lễ Tháng 7 Cho Những Oan Hồn Phiêu Bạt được phổ biến trên nhiều trang nhà Internet vào dịp Vu Lan vừa qua, TT Tuệ Sỹ nêu nhận xét: Các thầy vì sính chữ Hán nên ít chịu nghe khoa nghi tiếng Việt. Cho nên tuy Văn Thỉnh Thập Loại chữ Hán văn từ phần nhiều sáo rỗng, nhiều điển tích vô hồn mà được cho là hay vì thói quen và cũng do trình độ thưởng thức văn chương của người nghe. Sính chữ Hán tới mức  ít chịu nghiên cứu về lịch sử Phật Giáo Việt Nam phải được xem là trở lực lớn cho việc điều hành các đạo tràng theo sứ mạng: Mái chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của tổ tông (HT Mãn Giác, Nhớ Chùa).

Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc. Nó không nổi trôi một cách thụ động theo sự thăng trầm của mệnh nước mà luôn luôn tích cực đóng góp vào những nỗ lực nhằm chận đứng sự bập bềnh này, tạo ổn định và an lạc cho đất nước. Tinh thần Bồ Tát nêu trong Lục Ðộ Tập Kinh (bản kinh xuất hiện sớm nhất tại nước ta) “ Bồ tát thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ xông vào nơi hà khắc cứu dân khỏi lầm than” đã được giới xuất gia thực hành ngay từ thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống lại chế độ đô hộ tàn bạo của thái thú Tô Ðịnh, và xuyên suốt trong mọi thời nhân dân lầm than vì sự cai trị hà khắc. Thời đô hộ của nhà Hán, nhà Ðường, nhà Minh, thời Pháp đô hộ, luôn luôn có sự tham dự dưới nhiều hình thức sinh động khác nhau của giới tăng sĩ để vận động Phật tử dấn mình vào công cuộc vận động dành độc lập cho dân tộc.

Phật Giáo Việt Nam do đó từ căn bản là Phật Giáo dấn thân; cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi các HT Huyền Quang và Quảng Ðộ kiên trì trước mọi áp bức để tranh đấu cho tự do tôn giáo và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam. HT Huyền Quang (năm 1981) và Quảng Ðộ (năm 2000 và 2001) đã được nhiều trí thức và yếu nhân trên thế giới đề nghị làm ứng viên giải Nobel Hòa Bình vì cảm phục nỗ lực tranh đấu bất bạo động của các ngài.

Bài viết này nhằm giới thiệu một số sự kiện quan trọng trong hành trình dấn thân của Phật Giáo Việt Nam vào dòng sinh mệnh của dân tộc. Nó chỉ là một sơ thảo, thiếu sót là điều chắc chắn có và sai lầm là điều không thể tránh khỏi ở một số chỗ. Tác giả chân thành biết ơn sự chỉ bảo của chư thiện tri thức về những sai sót để có thể bổ túc cho ấn bản sau hoàn chỉnh hơn. 

T.T.KH. 

 

( Các chữ viết tắt: BC : trước Thiên Chúa Giáng Sinh .ÐÐ, TT, HT: Ðại Ðức, Thượng Tọa, Hòa Thượng. VN: Việt Nam. Những chữ tắt trong ngoặc là tên tác phẩm tham khảo. Những tên trong ngoặc đơn là thế danh hoặc pháp hiệu) 

---o0o---

Mục Lục - 1 - 2 - 3 - 4

---o0o---

Trình bày : Nhị Tường
Cập nhật : 01-02-2002

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

夜渡凡尘 削发更衣 放下凡夫心 故事 Để yêu thương mang lại hạnh phúc 元代 僧人 功德碑 10 điều không cầu khi đi chùa lễ phật 喜马拉雅网页版 积极向上的名言警句 所住而生其心 Þ cẫm bat ngo ceo thai ha books chan dat di an suy ngẫm về việc tan TÃo vang ç ¼èµžå ½åº ä½œæ à Quay về với yêu thương 塩谷八幡宮 念地藏圣号发愿怎么说 お墓の種類と選び方 僧人心態 Ð Ð Ð 牧牛 心累的时候 换个角度看世界 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 生日快乐 描写家乡的桥的句子 ï¾ ï½ Hà nh お寺との付き合い 檀家 梵僧又说我们五人中 簡単便利戒名授与水戸 看完新闻联播的观后感 丢失菩提心的因缘 中国渔民到底有多强 地藏十轮经 chùa pháp bảo 人生是 旅程 風景 åƒäæœä½ Ï chua phuoc luu ä½ å æ æ 中国佛度 ÃÏ 多彩的活动作文六年级 崔红元