Lịch Sử Phật Giáo - Lịch sử Phật Giáo Ấn Độ.

 

...... ... .

 

 

 

 

 

LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

 

Sa môn THÍCH THANH KIỂM

---o0o---

Mục lục

 

Lời tựa

1. THIÊN THỨ NHẤT: THỜI ĐẠI NGUYÊN THỦY PHẬT GIÁO

CHƯƠNG THỨ NHẤT. THỜI ĐẠI ĐỨC THÍCH TÔN

I. Tư tưởng tôn giáo đã có trước thời đại Đức Thích Tôn xuất thế.

II. Tư tưởng triết học ở thời kỳ Đức Thích Tôn xuất thế.

III. Trạng thái chính trị và xã hội trong thời đạiĐức Thích Tôn.

CHƯƠNG THỨ HAI. LƯỢC SỬ ĐỨC THÍCH TÔN

I. Đức Thích Tôn trước khi thành đạo.

II. Đức Thích Tôn sau khi thành đạo.

III. Đức Thích Tôn nhập Niết bàn.

CHƯƠNG THỨ BA. GIÁO ĐOÀN TỔ CHỨC VÀ KINH ĐIỂN KHỞI NGUYÊN

I. Giáo đoàn tổ chức.

II. Kinh điển khởi nguyên.

CHƯƠNG THỨ TƯ. GIÁO LÝ NGUYÊN THỦY PHẬT GIÁO

I. Giáo lý căn bản của Phật giáo.

II. Tứ đế.

III. Mười hai nhân duyên

IV. Thế giới quan.

V. Phân loại thế giới.

VI. Phiền não và giải thoát.

VII. Ý nghĩa Niết bàn.

VIII. Giáo lý thực tiễn tu hành.

IX. Tam học.

 

2. THIÊN THỨ HAI: THỜI ĐẠI BỘ PHÁI PHẬT GIÁO

CHƯƠNG THỨ NHẤT. KẾT TẬP KINH ĐIỂN VÀ SỰ NGHIỆP CỦA VUA A DỤC ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO

I. Kết tập kinh điển lần thứ II.

II. Sự nghiệp của A Dục Vương đối với Phật giáo.

III. Kết tập kinh điển lần thứ III.

CHƯƠNG THỨ HAI. GIÁO ĐOÀN PHẬT GIÁO

I. Sự đối lập căn bản của hai bộ.

II. Sự phân liệt về mạt phái của hai bộ.

CHƯƠNG THỨ BA. GIÁO NGHĨA CỦA CÁC BỘ PHÁI

I. Giáo nghĩa của Thượng tọa bộ và Hữu bộ.

II. Giáo nghĩa của Đại chúng bộ.

III Giáo nghĩa của mạt phái và chi phái.

CHƯƠNG THỨ TƯ. PHẬT GIÁO Ở VƯƠNG TRIỀU KANISKA

I. Phật giáo sau triều đại A Dục Vương.

II. Vương triều Kaniska.

III Kết tập kinh điển lần thứ IV.

CHƯƠNG THỨ NĂM. PHẬT GIÁO Ở THỜI KỲ GIỮA TIỂU THỪA VÀ ĐẠI THỪA

I. Lời tiểu dẫn.

II. Ngài Nagasena.

III Ngài Vasumitra.

IV. Ngài Asvagosa (Mã Minh Bồ tát).

V. Giáo nghĩa của ngài Mã Minh.

CHƯƠNG THỨ SÁU. VIỆC THÀNH LẬP TAM TẠNG

I. Luật tạng thành lập.

II. Kinh tạng thành lập.

III Luận tạng thành lập.

IV. Vấn đề ngôn ngữ của Nguyên thủy kinh điển.

V. Hai hệ thống lớn của kinh điển Phật giáo.

CHƯƠNG THỨ BẢY. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TIỂU THỪA PHẬT GIÁO

I. Tiểu thừa Phật giáo thành lập.

II. Sự phát triển của giáo nghĩa Hữu bộ.

III Sự phát triển của hệ thống Kinh lượng bộ.

IV. Nội dung bộ A Tỳ Đạt Ma Câu Xá luận.

V. Nam phương Thượng tọa bộ Phật giáo.

 

3. THIÊN THỨ BA: THỜI ĐẠI ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO

CHƯƠNG THỨ NHẤT. KHỞI NGUYÊN CỦA ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO

I. Ý nghĩa Đại thừa và Tiểu thừa.

II. Khởi nguyên của tư tưởng Đại thừa Phật giáo.

III Các kinh điển của Đại thừa Phật giáo thành lập trước thời đại ngài Long Thọ.

CHƯƠNG THỨ HAI. PHẬT GIÁO Ở THỜI ĐẠI NGÀI LONG THỌ, ĐỀ BÀ VÀ BẠT ĐÀ LA

I. Lược truyện và trước tác của ngài Long Thọ.

II. Giáo nghĩa của ngài Long Thọ.

III. Ngài Đề Bà.

IV. Ngài Bạt Đà La.

CHƯƠNG THỨ BA. CÁC KINH ĐIỂN CỦA ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO

(Thành lập sau thời đại ngài Long Thọ)

I. Kinh Thắng Man.

II. Kinh Đại Bát Niết Bàn.

III. Kinh Giải Thâm Mật.

IV. Kinh Lăng Già.

CHƯƠNG THỨ TƯ. PHẬT GIÁO Ở THỜI ĐẠI NGÀI VÔ TRƯỚC, THẾ THÂN

I. Lược truyện và trước tác của ngài Vô Trước.

II. Lược truyện và trước tác của ngài Thế Thân.

III. Giáo nghĩa của ngài Vô Trước và Thế Thân.

CHƯƠNG THỨ NĂM. HAI HỆ THỐNG LỚN CỦA ĐẠI THỪA PHẬT GIÁO

I. Các bậc luận sư thuộc hệ thống Thực Tướng luận.

II. Các bậc luận sư thuộc hệ thống Duyên Khởi luận.

III. Nguyên nhân hưng thịnh của chùa Na Lan Đà.

CHƯƠNG THỨ SÁU. PHẬT GIÁO Ở THỜI ĐẠI NGÀI TRẦN NA ĐẾN NGÀI GIỚI HIỀN

I. Ngài Trần Na.

II. Ngài Thanh Biện.

III. Ngài Hộ Pháp.

IV. Ngài Trí Quang và Giới Hiền.

 

4. THIÊN THỨ TƯ: THỜI ĐẠI MẬT GIÁO

CHƯƠNG THỨ NHẤT. SỰ THÀNH LẬP VÀ BIẾN THIÊN CỦA MẬT GIÁO

I. Sự quan hệ giữa Mật giáo và Ấn Độ giáo.

II. Tư tưởng Mật giáo thành lập.

III. Sự phát triển của Mật giáo.

IV. Quân Hồi giáo xâm nhập và bi kịch của Phật giáo.

CHƯƠNG THỨ HAI. PHẬT GIÁO TÂY TẠNG

I. Phật giáo bắt đầu truyền vào Tây Tạng.

II. Sự biến thiên của Phật giáo Tây Tạng.

III. Kinh điển của Phật giáo Tây Tạng.

IV. Giáo lý của Phật giáo Tây Tạng.

 

PHỤ LỤC DI TÍCH CỦA PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

* Các sách tham khảo.

 

 

 

Lời tựa

 

Lịch sử Phật giáo đã có từ trên 2500 năm. Lúc đầu Phật giáo được triển khai từ Ấn Độ, rồi dần dần lan tràn ra hai ngả Bắc phương và Nam phương. Bắc phương là các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, cùng các nước thuộc địa vực Tiểu Á Tế Á. Nam phương là những nước Tích Lan1, Miến Điện2, Thái Lan, Ai Lao3, Cao Miên4, đảo Java, Sumatra trong Nam Dương5 quần đảo và hiện nay Phật giáo đã được phổ cập hầu khắp các nước trên thế giới.

Về tư tưởng của Phật giáo thì có những giáo lý của Nguyên thủy Phật giáo, Tiểu thừa Phật giáo, Đại thừa Phật giáo, và giáo nghĩa của các tôn, các phái. Hơn nữa, Phật giáo được truyền bá vào nước nào thì tư tưởng của Phật giáo cũng được viết bằng tiếng Việt. Trong khi chưa đi Nhật Bản, chính chúng tôi cũng muốn học hỏi và nghiên cứu lịch sử Phật giáo Ấn Độ, nhưng không thể tìm đâu ra sử liệu đó viết bằng Việt ngữ, ngoài vài nét tượng trưng thấy chép trong cuốn “Lịch sử truyền bá Phật giáo” của tác giả Thích Trí Quang v.v... Ấy cũng vì những lý do trên nên cuốn “Lược sử Phật giáo Ấn Độ” này mạnh dạn được ra đời.

Nội dung cuốn “Lược sử Phật giáo Ấn Độ” này chia làm bốn thiên. Thiên thứ nhất là “Thời đại Nguyên thủy Phật giáo”, kể từ thời kỳ Đức Phật còn tại thế cho tới cuối thế kỷ thứ III trước Tây lịch, sau vương triều Asoka, lược chép tất cả sự biến thiên và sự phân liệt của giáo đoàn Phật giáo, và bàn rõ phần giáo lý của Nguyên thủy Phật giáo.

Thiên thứ hai là “Thời đại Bộ phái Phật giáo”, kể từ cuối thế kỷ thứ III trước Tây lịch đến cuối thế kỷ thứ II Tây lịch, trong khoảng 400 năm, chép sự biến thiên của giáo đoàn cũng là giáo nghĩa của Bộ phái Phật giáo. Sau nói về sự phát triển của Tiểu thừa Phật giáo.

Thiên thứ ba là “Thời đại Đại thừa Phật giáo”, kể từ cuối thế kỷ II cho tới cuối thế kỷ thứ VII, chép về sự hưng long và phát triển của Đại thừa Phật giáo qua các thời đại ngài Long Thọ, Đề Bà, đều thích ứng với tập tục của từng dân tộc, từng địa phương mà chuyển hướng, nên tư tưởng của Phật giáo đã rộng lại rộng thêm.

Lịch sử truyền bá của Phật giáo đã quá rộng mà tư tưởng của Phật giáo lại quá sâu, nếu người muốn nghiên cứu về giáo lý của Phật giáo mà không đặt một đường lối đã định để noi theo thì khó thể đạt được phần kết quả tốt đẹp. Vậy bước đầu tiên của đường lối đó chính là việc nghiên cứu về lịch sử của Phật giáo. Lịch sử Phật giáo của mỗi địa phương, mỗi nước đều có những đặc chất khác nhau. Tuy vậy, nhưng Phật giáo ở các nước đều bắt nguồn từ Ấn Độ mà có, nên việc khảo sát về lịch sử Phật giáo Ấn Độ nó chiếm một địa vị rất quan trọng.

Ở Việt Nam ta, Phật giáo được truyền vào đã có gần 2000 năm lịch sử. Tư tưởng của Phật giáo đã từng làm bá chủ ở dưới các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần. Phật giáo đã tạo cho nước Việt Nam thành một nước văn hiến. Và lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng dựa theo vào từng thời đại, có lúc thịnh lúc suy. Để ghi chép lại tất cả những giai đoạn thịnh suy đó, nên cuốn “Việt Nam Phật Giáo Sử Lược” của Thượng tọa Thích Mật Thể đã được ra đời.

Riêng về lịch sử Phật giáo Ấn Độ, là điều kiện không thể thiếu trong việc nghiên cứu Phật giáo thì lại không thấy Thế Thân và Vô Trước. Đó là thời đại toàn thịnh của Phật giáo Ấn Độ.

Thiên thứ tư là “Thời đại Mật giáo”, kể từ cuối thế kỷ thứ VII tới thế kỷ thứ XII, lược thuật sự hưng thịnh và biến thiên của Mật giáo ở Ấn Độ và Tây Tạng; cuối cùng phụ lục về di tích của Phật giáo Ấn Độ.

Trong khi biên soạn cuốn sử này, chúng tôi đã vấp phải sự khó khăn nhất, đó là vấn đề “Niên đại”. Vì các bộ sách dùng để tham khảo, về niên đại xảy ra ở các thời đại, thì mỗi sách nói mỗi khác, chỉ nói phỏng chừng, như “Vào khoảng năm ấy, thế kỷ ấy” vậy nên khó thể mà quyết định được chính xác. Đó thực là một khuyết điểm lớn trong việc chép sử, rất mong độc giả lưu ý.

Sau khi thảo xong bản cảo, chúng tôi tự nghĩ, trên phương diện kê cứu còn có nhiều điểm thiếu sót, chưa phải đã là một cuốn sử hoàn bị. Nhưng vì mục đích gây một phong trào cho công việc nghiên cứu lịch sử, và để góp một phần nào sử liệu cho Phật giáo nước nhà, nên chúng tôi cho cuốn sử nhỏ này ra mắt cùng độc giả, trong khi quý vị chờ đợi một cuốn sử hoàn bị hơn.

Saigon, mùa Xuân năm Quý Mão (1963)

Sa môn THÍCH THANH KIỂM

 

 

---o0o---

 

 Mục Lục 1 > 2 > 3 > 4

 

---o0o---

 

Nguồn: chuyenphapluan.com

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 01-10-2006

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

喜马拉雅网页版 积极向上的名言警句 所住而生其心 Þ cẫm bat ngo ceo thai ha books chan dat di an suy ngẫm về việc tan TÃo vang ç ¼èµžå ½åº ä½œæ à Quay về với yêu thương 塩谷八幡宮 念地藏圣号发愿怎么说 お墓の種類と選び方 僧人心態 Ð Ð Ð 牧牛 心累的时候 换个角度看世界 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 生日快乐 描写家乡的桥的句子 ï¾ ï½ Hà nh お寺との付き合い 檀家 梵僧又说我们五人中 簡単便利戒名授与水戸 看完新闻联播的观后感 丢失菩提心的因缘 中国渔民到底有多强 地藏十轮经 chùa pháp bảo 人生是 旅程 風景 åƒäæœä½ Ï chua phuoc luu ä½ å æ æ 中国佛度 ÃÏ 多彩的活动作文六年级 崔红元 Tấm lòng của mẹ 義交 å BÃi Lửa