Phật Học
Phổ Thông
KHOÁ
XII
KINH KIM
CANG
Dịch
nghĩa và lược giải
--- o0o ---
Bài
thứ nhứt
Bài thứ
nhứt : Đề mục Kinh
Tên tác
giả
A. Phần
tự
Bài
thứ hai
B. Phần Chánh tôn
Bài
thứ ba
B. Phần Chánh tôn
(tiếp theo)
Bài
thứ tư
B. Phần Chánh tôn (tiếp theo)
Bài
thứ năm
B. Phần Chánh tôn (tiếp theo)
Bài
thứ sáu
B. Phần Chánh tôn (tiếp theo)
Bài
thứ bảy
B. Phần Chánh tôn (tiếp theo)
Bài
thứ tám
B. Phần Chánh tôn (tiếp theo)
Bài
thứ chín
B. Phần Chánh tôn (tiếp theo)
Bài
thứ mười
B. Phần Chánh tôn (tiếp theo)
C.
Phần
Lưu thông
BÁT
NHÃ TÂM KINH
Dịch
Bản
Kinh
Bát
Nhã
toát
yếu
Bát Nhã
tâm kinh
Lược
Giải
Kinh Đại
Bát Nhã toát yếu
Phần
Duyên khởi
-Phần
Chánh tôn
Phụ
lục
Phụ lục:
Một "Sự nghiệp" của đời tôi
--- o0o ---
LỜI TỰA
Phật nói
kinh Đại Bát Nhã, tại 4 chỗ, 16 hội, chép đến 600 quyển(1)
mới hết (Nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm). Tóm tắt bộ
kinh lớn trên là "Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật", gọi tắt
là "Kinh Kim Cang". Kinh này rút lại trong một bài là "Ma Ha Bát
Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh", gọi tắt là "Tâm kinh", gồm 260
chữ. Rốt sau Phật dạy:" Ta không nói một chữ".
Kinh Kim
Cang Bát Nhã Ba La Mật, mở đầu, mà cũng là trọng tâm của
kinh này, bằng hai câu hỏi của ông Tu Bồ Đề:
"Vân hà
ưng trụ?"
"Vân hà
hàng phục kỳ tâm?"
Nghĩa là:
"Làm sao
hàng phục vọng tâm?" và
"Làm sao
an trụ chơn tâm?"
toàn bộ
kinh Kim Cang Bát Nhã, Phật chỉ giải đáp hai câu hỏi trên,
tóm tắt lại chỉ trong một câu:
"Ưng vô
sở trụ nhi sanh kỳ tâm"
nghĩa là:
"Đừng sanh vọng tâm trụ chấp một nơi nào". Đây là câu
"tinh ba" của bộ kinh Kim Cang Bát Nhã, msà ngày xưa đức Lục
Tổ Huệ Năng nhờ đó đã được tỏ ngộ.
Phật dạy:
"Đừng sang vọng tâm trụ chấp một nơi nào", tức là dạy:
"Dùng trí huệ Kim Cang Bát Nhã, phá trừ rốt ráo (Ba la mật)
các vô minh vọng chấp: ngã, pháp hay bốn tướng" (Ngã, Nhơn,
Chúng sanh và Thọ giãi).
Khi các
vô minh phiền não vọng chấp hết rồi thì chơn tâm thanh tịnh
hiện ra. Đó là từ bờ mê muội triền phược của chúng
sanh mà sang bờ giác ngộ giải thoát của chư Phật, tức là:
"đáo bỉ ngạn (đến bờ giác ngộ).
Phật dạy:
"Đừng sanh vọng tâm trụ chấp một nơi nào". Đó là phương
pháp tu hành của Đại thừa đốn giáo, để "hàng phục vọng
tâm" mà cũng là "an trụ chơn tâm" vậy.
Vì phạm
vi của bài tựa này có hạn và theo trình độ tầm thường
của tôi, nên tôi chỉ trình bày sơ sài được một vài đặc
diểm của kinh này thôi. Ngoài ra, không biết bao nhiêu nghĩa
lý cao siêu mầu nhiệm còn bí ẩn trong kinh này; dù tôi có
suốt đời, cũng không thể dùng trí phàm phu diễn tả hay
lời nói phàm phu giải thích thấu đáo được ý nghĩa của
Thánh hiền !
Xin quí
vị hãy cố gắng đọc kỹ và tinh tấn tu hành để hiểu
được nghĩa lý cao siêu của kinh này.
Tôi dịch
kinh này đến ba năm mới xong. Bắt đầu từ ngày 24 tháng
2 năm Qúi mão (19/3/1963) đến ngày mùng 10 tháng 7 năm Ất Tî
(6/8/1965). Vì kinh đã khó, mà trong khi dịch lại găp nhiều
duyên trở ngại: bì hai năm Pháp nạn lận đận lao đao quá
lao tâm khổ trí; đến khi Phật giáo thống nhất, lại Phật
sự quá tràn ngập, rồi tiếp đến hai lần tôi vào dưỡng
đường, nên công việc phải chậm trễ.
Hôm nay,
nhờ Tam bảo gia hộ, tôi đã dịch và lược giải xong kinh
Kim Cang và Bát Nhã Tâm kinh, là bộ kinh thuộc khoá XII trong
toàn bộ Phật học phổ thông, do tôi chủ trương biên soạn.
Thế là tôi đã đóng hoàn thành cây thang giáo lý 12 nấc,
mà tôi đã hoài bảo trên 25 năm nay(1).
Được
mãn nguyện, tôi rất vui mừng và thành tâm đốt nén hương
lòng, cầu nguyện:
Mặt trời
Phật sáng thêm
Xe chánh
pháp chạy hoài
Trên đền
đáp bốn ơn
Dưới
cứu độ ba loài
Thế giới
được hoà bình
Nhơn dân
đều an lạc
Đệ tử
và chúng sanh
Đều
trọn thành đạo Phật.