Luận giải Phật giáo - Chỉ Quán Luận.

 

.


 

Luận Chỉ Quán
Đại thừa Chỉ quán pháp môn: Chỉ quán của đại thừa
 
HT. Thích Trí Quang dịch giải
---o0o---
 

Mục Lục

I. Lược Truyện Tôn Giả Đại Cương
II. Lời Dẫn 1
III. Lời Dẫn 2
IV. Luận Chỉ Quán
A1. Mở Đầu
A2. Giải Thích
B1. Nói Căn Cứ Của Chỉ Quán
B2. Nói Đối Tượng Của Chỉ Quán
B3. Nói Thể Trạng Của Chỉ Quán
B4. Nói Hiệu Năng Của Chỉ Quán
B5. Nói Hiệu Quả Của Chỉ Quán
A3. Chỉ Việc
V. Pháp Môn Chỉ Quán Đại Thừa
A1. Phụ Lục Bản Dịch
A2. Lời Giới Thiệu
A3. Pháp Môn Chỉ Quán Đại Thừa

Phần I

Lược Truyện Tôn Giả Tuệ Tư (1)

Tôn giả Tuệ tư, có hiệu là Tư đại thiền sư, do hoàng đế nhà Trần phong tặng. Nhưng thường lại hay gọi là Nam nhạc tôn giả. Gọi như vậy là lấy chỗ ở mà gọi người, trọng mà không gọi tên húy.

Tôn giả là trò của tôn giả Tuệ văn, là thầy của đại sư Trí giả. Vị sau là người lập ra tông Thiên thai (Pháp hoa), nên người ta tôn các tôn giả Tuệ văn và Tuệ tư là sáng tổ của tông ấy.

Tôn giả có niên đại 515 - 577 dương lịch (2) , sống 63 tuổi âm lịch. Họ Lý, người Vũ tân, nay là huyện Thượng thái, Hà nam. Sinh ngày 11 tháng 11 năm ất mùi, niên hiệu Thiên giám thứ 14 của Lương Vũ đế, 515 dl. Mất ngày 22 tháng 6 năm đinh dậu, niên hiệu Thái kiến thứ 9 của Trần Tuyên đế, 577 dl.

Sáu mươi ba năm ở chốn Diêm phù của tôn giả Tuệ tư có thể phân ra 5 thời kỳ.

Một, 1-6 tuổi, là thời kỳ thơ ấu, không thấy tài liệu nào ghi chép gì về thời kỳ này. Thân thế, cuộc sống và giáo dục của tôn giả trong thời kỳ này không tìm thấy gì cả.

Hai, 7-14 tuổi, là thời kỳ tiền xuất gia. Mộng thấy Phạn tăng khuyên nên thoát tục. Cảm vì lời khuyên ấy nên từ thân, nhập đạo. Nhưng ngôi chùa tôn giả xin ở lại không phải yên tĩnh. Rất yêu thích Pháp hoa, tôn giả tìm ở chỗ mả trống, ở huyệt, ở thảo am, ngoài việc khất thực, ngày đêm chuyên tâm trì tụng, không quan tâm ngủ nghỉ. Bị ẩm thấp phù người, tôn giả vẫn nhịn đau mà tụng Pháp hoa, bịnh bỗng biến mất. Trong mấy năm mà tụng được một ngàn biến. Mộng thấy đức Phổ hiền xoa đầu, chỗ xoa nổi nhục kế. Văn tự chưa biết tự nhiên biết được.

Ba, 15-20 tuổi, là thời kỳ xuất gia. Thời kỳ này tôn giả tự ghi tụng Pháp hoa, tinh tiến, khổ hạnh. Các tài liệu khác ghi rõ hơn. Thọ cụ túc giới rồi, mộng thấy 32 vị Phạn tăng tác pháp kiết ma cho. Nương thân những nơi tĩnh nhã. Ngày ăn một bữa. Không thọ biệt thỉnh. Mặc vải thô. Chống lạnh với áo độn cỏ. Mộng thấy đức Di đà và đức Di lạc thuyết pháp cho, nên tạo 2 tượng mà tôn thờ. Lại mộng thấy theo đức Di lạc mà dự hội Long hoa. Nghĩ rằng trong mạt pháp của đức Thích tôn, nhờ thọ trì Pháp hoa mà được thấy đức Từ tôn. Cảm khái, khóc, và càng tinh tiến. Lại đọc kinh Diệu thắng định (3) , nên ưa thích thiền định. Tìm yết kiến tôn giả Tuệ văn (4) , được truyền thọ cho pháp"nhất tâm tam quán". Pháp này nguyên tôn giả Tuệ văn phát giác từ bài tụng sau đây, trong luận Trung quán, của Long thọ đại sĩ (5) .

Các pháp duyên sinh
tôi nói là không
cũng nói là giả
đó là trung đạo (6) .

Tôn giả y chỉ tôn giả Tuệ văn, bẩm thụ đại thừa. Tánh thích khổ hạnh, phục dịch tăng chúng, đông cũng như hè, không kể khó nhọc. Ngày đêm nhiếp tâm định ý. Trong mùa an cư, tôn giả rất mực tinh tiến tọa thiền, phát căn bản thiền (7) , thấy được 3 đời tiền thân. Tinh tiến hơn nữa, tôn giả đến ngộ Pháp hoa tam muội, pháp môn đại thừa nhất niệm đổng triệt tất cả.

Bốn, 20-24 tuổi, là thời kỳ tạo Bát nhã và Pháp hoa chữ vàng (8) . Bát nhã đây là Đại bát nhã 27 cuốn, cũng như Pháp hoa 7 cuốn, do ngài La thập dịch. Thời kỳ này được chính tôn giả ghi khá rõ. Theo đó, năm 20 tuổi, vì muốn thành tựu tuệ giác bồ đề cho chúng sinh, nên tôn giả khắp học đại thừa với các đại thiền sư nước Tề (bấy giờ đúng ra nên nói nước Lương). Thường ở rừng nội, kinh hành, tu định. Năm 34 tuổi, tại Duyện châu, tôn giả bị đầu độc suýt chết, nên phải bỏ ý định ban đầu muốn qua sông khắp học các vị đại thiền sư (9) . Tôn giả trở lại Tín châu, diễn giảng Bát nhã, 3 năm không ngừng. Từ 20 tuổi đến 38 tuổi, thường ở Hà nam, học tập đại thừa, phụng sự chư vị đại thiền sư. Năm 39 tuổi, qua Dĩnh châu diễn giảng Bát nhã. Tại đây lại bị đầu độc, đau đớn hết sức, tôn giả sám hối chư Phật, nhất tâm niệm Bát nhã thì lành. Năm 40 tuổi, đến chùa Khai nhạc ở Quảng châu, diễn giảng Bát nhã. Năm 41 tuổi, đến núi Đại tô, cũng thuộc Quảng châu, diễn giảng Bát nhã. Năm 42 tuổi, đến chùa Tây quan cũng thuộc Quảng châu, diễn giảng Bát nhã, bị nhiều kẻ mưu sát. Tôn giả khởi tâm đại bi, nguyện tạo Bát nhã và Pháp hoa chữ vàng. Năm 43 tuổi, đến Định châu, diễn giảng Bát nhã, bị phong tỏa thực phẩm. Tôn giả lạinguyện vì những kẻ ác tâm và tất cả chúng sinh mà tạo Bát nhã chữ vàng. Năm 44 tuổi, trở về núi Đại tô, phổ cáo lời nguyện của mình, và rằng ai tạo được? Bấy giờ có 1 vị Tỷ kheo độtnhiên đến nói tạo được. Tôn giả liền phổ khuyến tài bảo, mua vàng mà tạo kinh. Từ rằm tháng giêng đến 11 tháng 11 năm ấy tạo thành, hoàn mãn tâm nguyện. Tôn giã làm hộp lưu ly mà tôn trí, và nguyện rằng Bát nhã chữ vàng ấy sẽ xuất hiện khi đức Di lạc xuất thế tuyên dương kinh ấy.

Năm, 44-63 tuổi, là thời kỳ ở Nam nhạc. Nhưng các năm 44-53 tuổi, không tài liệu nào ghi chép gì. Dầu vậy, chắc chắn các năm ấy tôn giả vẫn ở núi Đại tô, và truyện đại sư Trí giả ghi rằng, tại đây, đại sư đến yết kiết cầu pháp với tôn giả. Cho đến ngày 22 tháng 6 năm mậu tí, tôn giả 54 tuổi, thì đến núi Nam nhạc, nói với mọi người, rằng ở 10 năm rồi sẽ đi xa. Tại Nam nhạc, tôn giả chỉ 3 nơi, nói dưới đó có xương cốt 3 đời của mình. Đào lên quả đúng. Tôn giả dựng đài, diễn giảng Bát nhã. Kẻ ác mật vu tôn giả là gián điệp của Hà bắc, nhưng rồi nhà Trần cũng không làm gì được (10) . Ngày 22 tháng 6 năm đinh dậu, tôn giả nhập diệt, đúng với số lượng 10 năm mà tôn giả đã nói trước. Trước đó, tôn giả họp chúng, nói, nếu có 10 người bất kể tính mạng mà tu Pháp hoa sám pháp hay Niệm Phật tam muội, thì tôi đích thân cung phụng phục dịch, không thì tôi sẽ đi xa. Chúng không ai lên tiếng cả. Tôn giả sau đó từ biệt, chánh niệm mà xả bỏ báo thân. Sau này, luật tổ Đạo tuyên biên tập Tục cao tăng truyện, đến truyện của tôn giả thì viết, tôn giả đầu có nhục kế, tai có trùng luân, thắng tướng trang nghiêm. Phụng trì Bồ tát giới, không thọ biệt thỉnh, không nhận biệt cúng. Mặc vải thô. Lạnh thì dùng áo độn cỏ. Ăn ngày một bữa. Thường ở núi rừng. Đêm tư duy, ngày phu diễn, phát ngôn sâu xa."Nhân định mà phát tuệ, điều này thấy rõ nơi tôn giả Tuệ tư".

Lời Dẫn 1

(1) Trung hoa có 2 nguồn Thiền. Có nguồn Thiền rất nghiêm cẩn: khổ tu, tinh học, thực chứng. Có nguồn Thiền linh hoạt, nhưng hay cuồng phóng, hoạt đầu -- nguồn Thiền mà lịch sử bao giờ nói đến cũng nói Phật giáo thịnh vì đó là suy vì đó. Tôn giả Tuệ tư, và luận Chỉ quán của tôn giả, là nguồn Thiền thứ nhất. Việt Nam chỉ Khóa hư lục là có hơi hướng của nguồn Thiền này.

Tôn giả Tuệ tư sinh vào thời đại tổ sư Đạt ma đến Tàu, nơi đến cũng là Hà nam, năm 527. Nhưng không có ảnh hưởng gì nơi tôn giả. Thiền của tôn giả cũng không tạo ra con cháu như Lâm tế, mà con cháu của tôn giả là Thiên thai.

(2) Thời đại của tôn giả Tuệ tư sau Thắng man (435-443), nhưng cùng thời đại với Khởi tín (553) (1) và Nhiếp luận (563). Quá rõ ràng để nói luận Chỉ quán chịu ảnh hưởng của 3 thánh điển này (2) . Chịu ảnh hưởng, nhưng cũng quá rõ ràng để nói, từ tư tưởng đến văn từ, luận Chỉ quán rất có đặc sắc, và đặc sắc ấy thật độc đáo.

Ảnh hưởng của luận Chỉ quán thì chỉ nói một điều rất nhỏ cũng đủ biết. Ấy là cái thuyết tính dơ bẩn tính trong sạch (3) . Chính từ cái thuyết này mà có cái thuyết tánh cụ, thuyết 10 pháp giới -- cái thuyết mà có kẻ đã cho là có thể chủ trương tánh ác (dĩ nhiên không phải tánh ác của Tuân tử). Thế nhưng ảnh hưởng của luận Chỉ quán không phải chỉ là căn bản của toàn bộ tư tưởng Thiên thai tông, tư tưởng nổi tiếng là đặc biệt của Trung hoa. Mà trong luận ấy đã thấy rõ tư tưởng"sự sự vô ngại" của Hoa nghiêm tông.

(3) Nội dung luận Chỉ quán có 2 điều cần nói nhất. Thứ nhất, luôn luôn đề cao cái gọi là nhất tâm (4) . Nhất tâm là xuất điểm mà cũng là qui điểm của chỉ quán đại thừa. Thứ hai, ý thức là công cụ chính yếu của chỉ quán đại thừa ấy. Chỉ quán là chỉ và quán nhất tâm, chỉ và quán ấy là ý thức. Đó là cái Thiền của tôn giả Tuệ tư tu tập, và "phương tiện chỉ dạy" qua luận Chỉ quán.

(4) Về nhất tâm, nên nói lại chút ít. Nhất tâm là cái Tâm đồng nhất hay duy nhất. Nhưng luận này chủ trương, và nói rõ, là cái Tâm duy nhất. Tôi dịch hay dùng chữ Tâm mà thôi, nhưng có chỗ vẫn dịch đủ. Không cần phải nói chủ thuyết luận này là duy tâm tuyệt đối, cái duy tâm của Phật giáo ấy; mà nên chú ý sự đặc hữu của luận này trong những danh từ liên hệ đến Tâm. Thídụ tâm thể (là bản thể của Tâm) tâm tánh (là tính năng của Tâm) tịnh tâm (là tâm thể trong sạch)...

*

Luận này tôi dịch và in năm 1951, khi vào Nam lần đầu. Việc làm hơn 40 năm rồi thì phải chữa lại.

Lần này chữa lại, tôi vẫn lấy Đại thừa chỉ quán pháp môn thích yếu và thuật ký (của các ngài Trí húc và Đế nhàn) làm tài liệu. Phụ vào là bản dịch của trưởng giả Tâm minh Lê đình Thám, và bản dịch 1951 của tôi (5) .

Cũng nên nói lại về cái tên luận Chỉ quán. Đại thừa chỉ quán pháp môn (Chỉ quán của đại thừa) là thể văn luận tạng, và rất xứng đáng để gọi là 1 bộ luận. Nên tôi đã để, và vẫn để, cái tên luận Chỉ quán mà tôi đã đổi ra.

Trí Quang


Lời Dẫn 2

Như Mặt Gương Sáng

Như mặt gương sáng, có đủ tính năng của các loại hình ảnh, và biểu hiện được các loại hình ảnh đó. Hiện cùng lúc, hiện trước sau, đều có. Toàn thể mặt gương hiện một hình ảnh, toàn thể mặt gương hiện mọi hình ảnh. Mọi hình ảnh không trở ngại gì nhau. Tâm cũng vậy. Luận này thỉ chung nhất quán đưa ra cái Tâm mà, cho đến nay, không một kinh sách nào tôi đọc, đã nói rõ cho bằng. Dưới đây là tóm tắt lý thuyết về Tâm ấy.

Tâm Thể Nhất Vị

Tâm thể là bản thể của Tâm. Tâm thể thì nhất vị (một mùi vị) bất nhị (không sai biệt) bình đẳng (nơi chúng sinh hay nơi Phật hoàn toàn như nhau) vô tướng (siêu việt hình tướng, khái niệm). Tâm thể hay được gọi là nhất tâm. Nhất tâm là cái Tâm duy nhất ? hay là cái Tâm đồng nhất? Luận này nói dứt khoát mà minh bạch."Hỏi, mỗi một chúng sinh mỗi một đức Phật đều có một Tâm hay tất cả chúng sinh tất cả đức Phật chỉ có một Tâm? Đáp, tất cả chúng sinh và tất cả đức Phật chỉ cùng một Tâm". Tâm thể như mặt gương vậy."Tâm thể trong lặng mà chiếu soi"."Tâm thể vốn đủ 2 trạng huống vắng lặng và hoạt dụng".

Tâm Tánh Duyên Khởi

Tâm tánh của luận này là tính năng của Tâm, không phải nghĩa thường là thể tánh của Tâm. Tính năng của Tâm là như mặt gương có đủ tính năng của tất cả hình ảnh nên biểu hiện được hình ảnh ấy. Tính năng của Tâm có 2 loại: tính thuận (tính thuận, thuận hợp với Tâm) tính tịnh (tính trong sạch); tính trái (tính trái, chống trái với Tâm) tính nhiễm (tính dơ bẩn). Như tính năng của mặt gương có thể biểu hiện hình ảnh tốt hay hình ảnh xấu, nhưng tính năng chỉ là tính năng, chỉ là nhất vị. Tính năng của Tâm cũng vậy, chỉ là nhất vị, không trở ngại hay phá hoại lẫn nhau, đặc biệt không tính năng nào mất đi, dầu ở giai đoạn chúng sinh hay giai đoạn chư Phật.

Tâm Dụng Nhiễm Tịnh

Tâm tánh do 2 loại tính năng nhiễm tịnh mà, tùy sức mạnh của sự huân tập, biểu hiện 2 loại dụng: dụng trái, dụng dơ bẩn, và dụng thuận, dụng trong sạch. Cũng như mặt gương do có tính của hình ảnh xấu và tính của hình ảnh đẹp mà biểu hiện được 2 loại hình ảnh ấy. Theo thuyết của luận này, không những dụng trong sạch, dụng thuận, mới không bao giờ mất, mà dụng dơ bẩn, dụng trái, cũng không bao giờ mất. Do vậy, Phật có thuận hóa (sự biến thể và phương cách hóa độ thuận với Tâm) và vi hóa (sự biến thể và phương cách hóa độ trái với Tâm). Vi hóa là dụng trái, dụng dơ bẩn, mà ở chư Phật gọi là diệu dụng bất tư nghị: biến thể đủ loại thân hình, cư trú đủ loại thế giới, quyền hiện đủ loại công việc. Nếu tính trái mất thì diệu dụng ấy làm sao có? nếu không phải là dụng trái thì diệu dụng ấy là gì? Vậy cái phải mất chỉ là cái không thực, đó là vô minh, là vọng tưởng và vọng cảnh của vô minh. Như một kẻ lạc nhà, đi sai hướng, thì vấn đề không phải xoay nhà, đổi hướng, đừng đi, mà vấn đề ở chỗ đừng lầm hướng nhà nữa.

Pháp Giới Pháp Nhĩ

Danh từ pháp nhĩ không do luận này sáng tác, nhưng được sử dụng như một lý thuyết. Pháp nhĩ là ngữ khí, như nói thế đấy, vậy đó. Tôi để nguyên. Trưởng giả Tâm minh dịch là bản nhiên.Tâm mà thể tánh dụng như trên là pháp nhĩ, là pháp môn pháp giới. Có một pháp nhĩ mà luận này hay nói là thường đồng thường biệt (thường duy nhất mà thường sai biệt) Tâm thể duy nhất mà tâm tánh và tâm dụng sai biệt là pháp nhĩ như vậy. Tâm thì tịch mà chiếu (vắng lặng mà chiếu soi) tịch mà dụng (vắng lặng mà hoạt dụng) cũng là những pháp nhĩ mà luận này hay nói.

Có Với Chẳng Có

Có là chẳng có, chẳng có là có, hoặc có mà chẳng có, chẳng có mà có, 2 câu này luận này nói khá nhiều mà vẫn không là sáo ngữ. Và thể tánh dụng của Tâm là như vậy, Tâm là như vậy. Có là chẳng có, vì toàn là tâm thể. Chẳng có mà có, vì tâm tánh duyên khởi. Câu một là hệ Bát nhã. Câu hai là hệ Pháp tướng. Câu một là hệ tánh không. Câu hai là hệ diệu hữu. Chỉ và Quán thì Chỉ là quán có mà chẳng có, các pháp là tâm thể siêu việt; Quán là quán chẳng có mà có, các pháp là tâm tánh duyên khởi.

Đại Dụng Chỉ Quán

"Tâm thể vốn đủ 2 trạng huống vắng lặng và hoạt dụng". Chỉ làm cho vắng lặng thể hiện. Quán làm cho hoạt dụng phong phú. Vắng lặng là tự lợi. Hoạt dụng là lợi tha.

Vai Tuồng Ý Thức

Luận này cũng cho ý thức là công cụ để tu chỉ quán. Nhưng ý thức, qua chỉ quán, trước hết là khả năng biết pháp biết nghĩa, kế đến thành vô trần trí, rồi thành vô ngại trí, sau hết chính nó làm cho bản thức thành vô phân biệt trí.

Bước Đầu Chỉ Quán

Luận này sử dụng những danh từ chống lại, cưỡng lại, để nói ý chí phản tỉnh. Và đó là công phu quan trọng trong bước đầu. Bước đầu hơn nữa là phát nguyện, rồi tập Chỉ, rồi khởi Quán. Tối quan trọng trong bước đầu là biết tin vào giáo lý mà tự biết tâm thức của mình là mê lầm, "không còn tự cho tâm thức của mình là không mê lầm nữa". Và từ đó mà bắt đầu đi,"đừng khinh thường bản thân, cũng đừng khinh thường người".

*

Hãy tạm ngưng sự quan sát nội dung luận này ở đây. Nay, hãy tạm quan sát ngoại hình của luận này.

Chỉ Quán 3 Tánh

Luận này phần chính có 5 chương. Tựu trung, chương 1 nói lý thuyết của chỉ quán, 4 chương còn lại toàn nói trạng huống chỉ quán.Trong đó đặc biệt phải nói là 3 tánh. Vào thời tôn giả Tuệ tư, 3 tánh được dịch là phân biệt y tha và chân thật. Thế nhưng trong luận này thì 3 tánh là 3 tánh của tôn giả. Nhất là tánh phân biệt. Tôn giả định nghĩa phân biệt là"đối lại với trí vô phân biệt", và nói tất cả cái dụng lợi tha của Phật chính là phân biệt phần trong sạch. Thiên thai tông của Tàu được tiếng là tư tưởng đặc hữu của Tàu. Điều đó có phần đúng. Nhưng sự đặc hữu ấy không khỏi có vết đen trên áo trắng. Ấy là do"vọng văn sinh nghĩa". Nên, cho đến nay,"tất đàn nghĩa là biến thí", ngày càng là chuyện buồn cười. Tuệ tư tôn giả vọng văn sinh nghĩa không ít trong luận này. Nhưng lối sinh nghĩa của tôn giả rất khó, đến nỗi không thể, cho là suy diễn sai lầm. Luận này đầy những sinh nghĩa của tôn giả, nhưng là sinh nghĩa đầy tính thuyết phục.

Về Khởi Tín Luận

Lương Khải Siêu tập hợp kiến giải của học giả Nhật chứng minh Khởi tín luận là sáng tác của Tàu. Kiến giải ấy như thế nào, tôi chưa được đọc nên chưa biết. Nhưng về Lương Khải Siêu tôi đã có kinh nghiệm, khi làm việc cho kinh Tứ thập nhị chương. Ông cực lực bài xích thời đại kinh ấy theo thuyết xưa. Thế nhưng bản văn ông căn cứ để nói là bản hiện hành. Ông hoàn toàn không tra đọc kinh ấy ngay trong Đại tạng bản Đại chính!

Luận này liên quan đến Khởi tín thì khỏi nói. Chỉ nói sự liên quan ấy tất chứng minh được thời đại của luận ấy - thời đại ngài Chânđế phiên dịch Khởi tín. Một chi tiết nhỏ mà khiến tôi ngờ vực không ít, ấy là 1 trong những câu của luận ấy mà luận này trích dẫn. Xin coi ghi chú số 59 thì biết. Phát giác này đặt ra, ít nhất là sự thận trọng, đối với văn tự của Khởi tín luận.

Nên Có Hay Không?

Luận này chương 1 của phần chính từ từ đưa người đọc thấy thật rõ cái Tâm duy nhất, bản thể của Chỉ Quán. Trong 4 chương tiếp theo, chỉ đọc không thôi mà càng lúc càng thấy như đang Chỉ Quán thật sự. Trong phần kết, gồm 3 chương ngắn, tiêu đề"chỉ việc' thì rất phải: phải cho thấy Chỉ Quán, ngoài thì khóa tịnh tu, cần phải có trong sinh hoạt bình thường là lễ bái, ăn uống, tiện lợi. Sinh hoạt bình thường trọng nhất như lễ bái, khinh nhất như tiện lợi, đều phải có Chỉ Quán. Thế nhưng, theo thiển ý, bất cứ lúc nào, việc gì, cũng xét "chẳng có mà có" để sinh hoạt, "có mà chẳng có" để hội qui. Thế cũng đủ. Vừa khỏi phải phân tâm, vừa khỏi một cái gì có vẻ không nên có như 3 chương ấy, nhất là chương cuối, nói. Cảnh cáo cần ghi Rất nên sao lục lại ở đây lời tôn giả Tuệ tư cảnh cáo về thiền bịnh của những kẻ dám tự xưng thiền sư. "Chỉ vì chuyên tâm vào sự không nghĩ, lấy sự không nghĩ ấy làm đối tượng, ý thức bị đối tượng này ràng buộc nên không còn vin theo những đối cảnh khác. Kẻ lầm lẫn không biết như vậy nên bảo rằng đó là không còn vin theo các pháp, và sinh ra một cách sâu xa ý tưởng quí báu cho là chân thật. Do vậy mà thúc dục tâm ý tiếp tục không ngừng. Rồi ngày đêm luyện tập, lâu ngày thuần thục, không còn tác ý, và cứ tự nhiên mà đi tới. Thế nhưng họ không biết sự sinh diệt vẫn thường xuyên liên tục, vẫn thường xuyên nổi lên trong từng sát na, nổi lên mà không biết; vô minh vọng tưởng chưa loại bỏ mảy may; lại không biết bản thân đứng vào vị trí nào; thế mà bảo rằng tâm tôi đứng vào trong sự vắng lặng, sự vắng lặng này là chân như tam muội! Bảo như vậy thì thật không biết phận mình!".

Nhân Định Phát Tuệ

Luật tổ Đạo tuyên viết về tôn giả Tuệ tư như sau, xin coi lại lược truyện: "Phụng trì Bồ tát giới, không thọ biệt thỉnh, không nhận biệt cúng. Mặc vải thô. Lạnh thì dùng áo độn cỏ. Ăn ngày 1 bữa. Thường ở núi rừng. Đêm tư duy, ngày phu diễn, phát ngôn xâu xa. Nhân định mà phát tuệ, điều này thấy rõ nơi tôn giả Tuệ tư". Thiền của tôn giả Tuệ tư là khổ tu, tinh học, thực chứng. Luận này cho thấy rõ như vậy. Phi "nhân định mà phát tuệ", không thể nói gì gọi là đáng nói về luận này. Suốt 5 chương về Chỉ Quán, đặc biệt 4 chương sau, rõ ràng như phơi bày trên giấy sự tinh tu thực chứng của tôn giả Tuệ tư.

Trí Quang


Mục Lục | Xem tiếp

---o0o---

| Thư Mục Tác Giả |

---o0o---
 

Chân thành cảm ơn ĐĐ Nhật Từ đã gởi tặng phiên bản điện tử này
Cập nhật ngày: 01-05-2001

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Thiền rửa chén chờ thần chết 禅诗精选 hạnh phúc và phước đức trong thiền 教师节的对联 净名言警句摘抄 牧牛 仏壇 お手入れ用品 观世音菩萨普门品 五痛五燒意思 biệt 弘一法师 华藏法门 người niệm phật chớ nên nghe nhiều hoÃ Æ Già 护法 ç ºä ç Ÿå æœ å œæ 念地藏圣号发愿怎么说 藥師琉璃光如來本願功德經 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 生日快乐 忏悔 Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá เทศนาหลวงพอธราชม 佛教中华文化 tinh cach tuc thoi lan dau cong bo anh ve cuoc dau tranh chong dan ap ò văn Tạp bút Tham thực sà c ß 清华间谍 nguồn gốc của khổ đau 课程表鼓励孩子的话 佛观音 新学期新展望内容怎么写 hÓng 即刻往生西方 Tây 成绩不好检讨 أبا درج น ท tái sinh ý nghĩa của sự giác ngộ lặng 净地不是问了问了一看 trạng