ĐẠI THỪA TẬP BỒ TÁT HỌC LUẬN

(Siksasamuccaya)  

Thích Như Điển  dịch

---o0o---

 

 

Quyển thứ Tám
Thứ tự Kinh văn số 1636
 
Bắt đầu dịch từ ngày 23 tháng 11 năm 2004
Nhân kỳ nhập thất lần thứ hai.

 

Phẩm Tập Ly Nan Giới Học

Phẩm Thứ Năm

 

 

Lại nữa như trong Kinh Hư Không Tạng chép rằng: “Giống như nghe bên trong tiếng lỗ chân lông.  Bồ Tát lại cũng như thế, nếu tâm có chỗ trống rỗng tức ma liền ngự trị. Cho nên Bồ Tát thường làm cho tâm không trống rỗng.  Nếu tâm không trống rỗng, tức các tướng viên mãn.  Tánh không cũng viên mãn”.

 

Luận rằng:

Huống nữa người có tướng viên mãn, tức thực hành Bồ Đề, lại chẳng xả bỏ sự tu tập quán về tánh không.  Rộng như Kinh Bảo Kế (Ratnacuda Sutra) chép.  “Lại như Kinh Vô Tận Ý (Aksayamati Sutra) nói, nghĩa là muốn phát khởi đoạn trừ việc ác, bất thiện pháp thì khuyên kia nên trừ tâm tán loạn.  Nơi Tam Ma Địa tức là việc làm đối trị vậy.  Nói đây là Tam Ma Địa phần cho đến có tên là xấu ác và bất thiện pháp”.

 

 

Phẩm Hộ Thân

(Atmabhavaraksa

Sastah Paricchedah)

 

Phẩm Thứ Sáu

 

 

Luận rằng:

Ở đây nói về việc xa lìa quả hư vô.  Được thành tựu  như thế nào? - Thường điều này thành tựu bởi chánh niệm, tức được xa lìa quả hư vô vậy.  Cho nên chẳng phải Như Lai đã dạy: Giữ gìn quả báo, tôn trọng chánh niệm.  Đối với tất cả thân chẳng động đến tự tánh.  An trụ nơi chánh niệm, lợi ích các chúng sanh.  Tùy theo các sở hạnh, kiên cố chánh niệm.  Xem các bậc trí ưa làm, chẳng động chánh niệm; chẳng sợ thời gian phân chia.  Thân thuộc thể chế; đối với thân giải thoát, chánh niệm.  Đối với bốn oai nghi, đạo phong kiểm soát chánh niệm.  Đối với oai nghi an định, bình tĩnh chánh niệm, giữ gìn chẳng loạn, đều đầy đủ lực chánh niệm.  Khi phát tiếng cười, khiến người nghe sân hận cho rằng cao ngạo. Tay chân dung mạo đoan chánh, thuần thục chánh niệm. Nếu nghe nói cho đến biết về  âm thanh kia; chẳng cao chẳng thấp một lời chánh niệm. Kẻ học cùng hành chớ bỏ nơi chốn ; làm cho kia sợ hãi mà sanh tổn thất.  Tự tâm sợ kính, làm cho kia tịnh tín.  Giữ gìn chánh niệm tâm như voi say nơi Xa Ma Tha (chỉ) thường hay chế ngự.  Đây là chánh niệm, hay quan sát để thường thấy tâm nầy .  Ấy là chánh niệm.  Đối với chỗ giàu có, xa lìa mọi việc.  Như đã nói niệm là một lòng giữ gìn.  Đây là chánh niệm.  Kẻ thành tựu những niệm như thế nói là xa lìa quả hư vô vậy.  Lại đối với niệm nầy được rất quý tôn trọng.  Sự tôn trọng ấy là tất cả sự quán sát hiện tiền về khinh mạn; đó là đối trị với sự tôn sùng.  Biết điều này rồi ở đây rộng nói về bình đẳng.

 Thế nào là bình đẳng?  Như Kinh Vô Tận Ý chép:”  kẻ tu chỉ quán - thế nào là Xa Ma Tha vô tận?  Nếu tâm chẳng loạn.  Nghĩa là tịch tĩnh gần gũi viên mật yên lặng, hộ trì căn tánh, chẳng cống cao; chẳng dao chẳng động; lần đi sâu cẩn mật. Chẳng sanh chẳng làm; duy chỉ một tánh cảnh.  Độc xứ nhàn tịnh, xa lìa chỗ tụ tập huyên náo.  Tâm xa lìa sự vui, tâm chẳng động loạn.  Ý vui nơi không tịch; lại chẳng tìm cầu đến việc ác.  Cho đến giữ gìn con đường của oai nghi.  Lúc biết thì biết rõ và biết dừng đúng lúc.  Dễ dưỡng thành và dễ đầy đủ”.

 

Luận rằng:

 Thế nào là tôn trọng bình đẳng mà chẳng thể sanh trí như thật?  - Nghĩa là quá khứ Đức Mâu Ni đã nói: Nếu ở Tam Ma Tư Đa; tức như thật trí.  Như Kinh Pháp Tập chép:

 “Từ đó dũng tâm đến chỗ thấy như thật. Kẻ thấy như thật là Bồ Tát đối với chúng sanh chuyển thành tâm Đại Bi.  Ta được như thế ở cửa Tam Ma Địa .  Đối với tất cả pháp đều thấy như thật, sẽ vì thành tựu biện tài nơi tất cả chúng sanh.  Do Đại Bi huân tu tăng thượng giới, định, tuệ học đều viên mãn.  Chứng thành A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.  Cho nên ta nơi tịnh giới lần ở chẳng động, được chẳng giải đãi mệt mỏi.”

 

 Luận rằng:

Sa Ma Tha ở nơi mình và người tôn quý bình đẳng.  Siêu việt vô lượng tội khổ.  Được trí thế gian và xuất thế gian, vô lượng giàu có an lạc ta sẽ chỉ mong khuyến tấn tu tập.  Mang lửa vào nhà.  Hy vọng cầu cho lấy nước rửa cho sạch, được cực quý tôn trọng.  Những đệ tử có học! Hãy nên ở hình tướng chánh niệm như vậy.  Kẻ gần gũi chánh niệm, tức liền xa rời quả hư cấu lợi dưỡng.  Nếu xa rời quả hư cấu lợi dưỡng. tức kẻ ấy thật khó sanh.  Cho nên muốn hộ thân nầy, phải thường chuyên cần nhớ nghĩ đến việc thường căn bản.

Kinh Tối Thượng Thọ Sở Vấn chép: “Tại gia Bồ Tát hỏi rằng đối với hạt gạo, mía và rượu cùng chỗ phóng dật chẳng nên ưu đắm.  Tức chẳng say mê lại chẳng đắm chìm.  Chẳng dao chẳng động, lại không mất chánh niệm.  Cuồng loạn cống cao và mạ lị lời ác v.v... do gần gũi chánh niệm mà biết được điều chánh vậy”.

Kinh cũng chép: “Xuất gia Bồ Tát chánh niệm, chánh trí thì chẳng tán loạn”.

Lại nữa Kinh Bảo Kế chép rằng: “Nếu kẻ chánh niệm thì tất cả những phiền não chẳng phát sanh.  Như kẻ chánh niệm nên tất cả ma sự đều chẳng có thể hại được.  Nếu kẻ chánh niệm thì tà đạo, ác đạo; tất cả chẳng thể rơi vào.  Nếu  kẻ chánh niệm như người giữ gìn cửa ngõ, tất cả tâm bất thiện, tâm sở pháp, tất cả đều chẳng thể vào.  Đây nói về kẻ chánh niệm chánh tri vậy”.

Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa chép: Đi liền biết việc mình đi, đứng liền biết việc mình đứng; ngồi liền biết việc mình ngồi; nằm liền biết việc mình nằm.  Như thế đối với thân nầy gọi là chánh tri.  Cho đến được chẳng khác vượt qua việc chánh tri hành kia.  Nghĩa là có thể quán sát việc chẳng thể quán sát.  Đắp y mang bình bát; hoặc uống hoặc ăn; hoặc ngủ hoặc thức, cho đến cùng với việc giải đãi mệt mỏi, lấy, bỏ phải chế phục.  Tới lui ngồi đứng, hoặc làm thinh, mỗi mỗi đều an trụ tu hành nơi chánh tri.

 

Luận rằng:

Giới định tướng thành.  Như Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội chép: “Công năng của giới thanh tịnh không nhiễm, mau được đẳng trì.  Do nhập vào định tương hợp với giới; Lại cũng vào như thế.  Cho nên do giới mà chánh niệm chánh tri, được Tam Ma Địa, do Tam Ma Địa mà nhất tâm được tịnh giới”.

Kinh lại chép :”Công năng thiền định được trụ chỗ vô hạnh; lại chẳng phải chỗ vô hạnh.  Việc làm tương ưng là thế.  Xa rời cảnh giới; chẳng có cảnh giới vậy. Chẳng khởi tạp nhiễm, giữ gìn đúng, giữ như thế thành tựu biện tài bí mật vậy”.

 

Luận rằng:

Do tâm nầy được thành tựu biện tài tu tập mà giới định là hai loại hỗ tương tăng trưởng với nhau.  Điều nầy nơi Bồ Tát học, làm lợi lạc chúng sanh.  Nghĩa là lấy tâm thành thục làm căn bản.  Cho nên Kinh Bảo Vân chép: “Biết mọi pháp đều nương vào tâm.  Tâm làm kẻ dẫn đường hoá thành duyên nơi các pháp .  Lại nữa, đối với thế gian tất cả do tâm quyết định, mà chỗ tâm duyên vào thì chẳng  thấy.  Phía kia làm cho nghiệp thanh tịnh.  Nếu thanh tịnh rồi tức tâm không lưu chuyển.  Tâm không lưu chuyển, tức tâm như ánh sáng; hoặc như đốm lửa phát ra.  Như thế tướng của tâm nầy biến đổi có thể quan sát, được ở nơi chánh niệm thì tâm chẳng biến duyên.  Tức tâm được tự tại, tâm tự tại rồi nơi các pháp cũng được tự tại”.

Lại nữa trong Kinh Pháp Tập chép: “Nếu có pháp thì pháp không có nơi chốn, lại chẳng có chia phân, tức là tâm nầy.  Để tôn trọng pháp; gọi tên là pháp nên ta tự tâm khiêm kính.  Kiến lập rất cực thù thắng nên biết mà phát khởi tâm lành nầy nhiếp thọ.  Vì sao thế?  Vì đối với tâm có được công đức nhiều cũng chẳng có công đức nào vậy.  Bồ Tát đối với hai loại tâm này, chỉ cầu thành tựu biện tài công đức, mà chẳng tạo hơn để nói tâm nầy là pháp tôn quý.  Chỗ tôn quý pháp đó, tức là Bồ Đề vậy.  Bạch đức Thế Tôn: Con đối với pháp khai diễn thành tựu sự an ổn như thế trong chánh pháp”.

Lại nữa Kinh Hoa Nghiêm chép:” Đối với tự tâm kiến lập tất cả Bồ Tát hạnh.  Tự tâm kiến lập độ thoát tất cả chúng sanh vậy.  Lại nữa thiện nam tử! Ta ở nơi tự tâm an trụ như thế.   Nên biết rằng tự tâm đầy đủ mọi thiện căn.  Nên biết rằng nơi tự tâm mà giữ gìn thanh tịnh Pháp Vân Địa vậy.  Nên đối với tự tâm phát kiên cố vô chướng ngại vậy”.

Lại nữa như Thiện Tài khuyến tu tinh tấn muốn thấy Ma Da phu nhân bằng thần thông nơi thần túc,  gọi tên là Bảo Nhãn.  Rộng vì giáo huấn rồi nói lời rằng: Thiện nam tử hãy nên giữ gìn nơi tâm của mình, nghĩa là đừng ưa đắm sanh tử của cảnh giới luân hồi.  Hãy nên trang nghiêm nơi bức thành của tâm mình, nghĩa là phải chuyên chú cầu thỉnh thập lực của Như Lai.  Phải nên thanh tịnh giữ gìn bờ thành của tâm, nghĩa là phải hoàn toàn đoạn trừ những xan tham tật đố siểm nịnh ngông cuồng . Phải nên tăng trưởng bờ thành của tâm, nghĩa là tăng trưởng đại tinh tấn hạnh, cầu nhứt thiết trí.  Nên phòng hộ bức thành của tâm, nghĩa là phải rời xa vòng ma nghiệt; tất cả phiền não ma và các ác tri thức.  Phải nên rộng rãi với bờ thành của tâm, nghĩa là lòng từ bi phổ cập đến tất cả thế gian.  Phải nên che chở bờ thành của tâm, nghĩa là rộng vì pháp lớn làm tàn che đối trị lại tất cả các bất thiện pháp. Phải nên mật hộ bờ thành của tâm, nghĩa là cùng với thế gian trong ngoài không được lệnh xâm nhập vào.  Phải nên nghiêm túc ở bờ thành của tâm nầy.  nghĩa là muốn trừ bỏ đi những bất thiện pháp.

Lại nữa nầy Thiện nam tử! Đối với Bồ Tát được bờ thành của tâm thanh tịnh tu hành như thế, tức có thể chứa nhóm tất cả thiện căn.  Vì sao vậy? –Vì do Bồ Tát thanh tịnh tu hành nơi bờ thành của tâm vậy, tức chẳng có chướng ngại, nghĩa là chẳng ở nơi hiện tiền; hoặc thấy Phật nương vào sự nghe pháp vậy”.

 

Luận rằng:

Cho nên ở nơi Bồ Tát học nầy; nơi tâm sở hành được tâm bất động.  Chẳng bị động nơi ngoại cảnh, chẳng khởi vọng niệm bất chánh tri.  Nghĩa là nơi Tam Ma Bộc Đa tâm nầy động loạn.  Hoặc nơi cảnh lại có phan duyên. Nếu được chánh niệm chánh tri; tức ngoại cảnh chẳng thể chuyển được tức Tâm kia tự tại vậy.  Chẳng có một phan duyên cho đến mong tâm an trụ như trước đã nói.  Công dụng thật rộng rãi; làm lợi ích giải thoát chúng sanh vậy.  Được tu tịnh tín như thế; lợi lạc tất cả chỗ. Hy vọng được thấm nhuần chẳng ngăn, chẳng ngại, dạy dỗ phước lành nầy, chẳng từ bỏ chúng sanh, nghĩa là không xa rời chúng sanh.

 Đây là Bồ Tát tu hành.  Như Kinh Phát Tập chép: “Vui thấy Bồ Tát bạch Phật rằng:  Kính bạch đức Thế Tôn:  Bồ Tát làm như thế.  Chúng sanh thấy đầy đủ , sanh tâm hỷ lạc.  Vì sao vậy? thế Tôn - Bồ Tát cũng chẳng làm, duy chỉ hoá độ chúng sanh thôi.  Nên Phật dạy đây có tên là Bồ Tát Phát Tập “

 

 Luận rằng:

 Như thế lại tạo ra sai trái?  Nghĩa là khinh báng chư Phật và khinh thế gian.  Đọa vào địa ngục như tro nóng che khuất.  Lửa thiêu đốt sân hận; chớ có khinh mạn như trước đã nói nhiều lần.  Tạo ra quả báo như Kinh Bảo Vân chép:  “Khinh  mạn giới cấm chẳng sanh tịnh tín.  Một lòng xa rời tất cả những chúng sanh. Lại nữa như kia nói: Thế nào là Bồ Tát học xứ? Cho đến làm Bồ Tát bất hạnh phi xứ.  Chẳng có phi thời; biết đúng lúc; biết phương pháp. Nếu chẳng phải như vậy tức làm cho chúng sanh chẳng khởi tịnh tín, hà huống hộ trì chúng sanh.  Cho đến uy nghi của thân ta hành đạo cầu lợi ích Bồ Đề, được đầy đủ viên mãn hỷ lạc điều nhu, đối với hiện tiền tập hợp chẳng có chấp trước nhiều”. 

 

Lại nữa Kinh Phát Tập chép rằng: “Nếu hộ trì giới cấm tức hộ trì chúng sanh nên sợ phía kia, nghĩa là nơi phòng ốc của người nữ chớ nên cùng ở. Kẻ hộ trì thế gian chớ nên dễ dãi. Lại nữa nếu thọ dụng đất nước; đại tiện tiểu tiện; chỗ ngủ nghỉ; nơi bất tịnh...tất cả nên thí theo tâm lợi ích . Hộ trì trời người chớ nên dễ dãi”.

 Như trong Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ chép: “Bồ Tát thường chẳng dùng đồ ăn ít để bố thí cho người.  Nếu kẻ nào bố thí sơ sài như thế đọa vào nơi quỷ đói”.

 Lại nữa trong Kinh Bồ Tát Biệt Giải Thoát chép:”Nên hướng đến thanh tịnh.  Trước người, chẳng nên dùng tăm xỉa răng, cũng chẳng nên đứng trước người để mũi dãi chảy ra.  Như thế đối với sự tôn trọng phải tỏ ra biết xấu hổ.  Các tướng thấy đó đều chẳng phải phạm hạnh”.

 Kinh Cứu Cánh chép: “Kẻ phạm hạnh là: Thấy ý nghĩa rồi sợ phạm trọng tội.  Lại nữa như nói chẳng nên lớn tiếng, lại chẳng có nguyên tắc”.

 Như Phạm Thiên Sở Vấn (Prahmapariprccha) chép: “Nên biết Bồ Tát giống như cô dâu mới”. Lại nữa, như kinh Bồ Tát Biệt Giải Thoát chép: “Xa rời người thế gian chẳng tạo niềm  vui, cho đến chẳng thỏa mãn đồ ăn, mùi vị, âm thanh, không ngồi chỗ chẳng có đường qua  lại”.

 

 Luận rằng:

 Như thế tự nên xa rời.  Người thấy nghe rồi chẳng vui bảo hộ. Lại nữa như thế chẳng vui xả bỏ, chẳng vui nói làm.  Lại chẳng khó nhớ nghĩ tùy theo nơi giải đáp mà đối với nghĩa có thể thấy.

 Lại Kinh Hải Ý chép:

 

“Chẳng nói tiếng yếu đuối,

Không nói tiếng man dã,

Chẳng nói lời nóng nẩy.

Chẳng nói lời không thật.

Chẳng nói lời tham tiếc.

Chẳng nói lời hạ liệt.

Chẳng nói lời che dấu.

Chẳng nói lời sân hại.

Không nói lời động loạn.

Chẳng nói lời giễu cợt.

Chẳng đấu tranh giáp mặt”.

 

Lại Kinh Như Lai Bí Mật chép: “Nầy Thiện nam tử! Bồ Tát không nói lời ái trước; lời si loạn; lời nhiễm ô; lời khiếm khuyết; lời tự cho mình cao cả; lời ly gián kẻ khác; lời tự tán thán công năng của mình; lời phá hoại công đức của người; lời chẳng cứu giúp; lời tăng thượng mạn”.

Kinh Thập Địa (Dasaphumaka-Sutra) cũng chép rằng:”Khi phát ngôn, nên nói niềm vui của gia quyến mình, không nên nói lời phá hoại quyến thuộc của kẻ khác.  Nói lời nhẹ nhàng nhu nhuyễn, vui hòa thích hợp . Sự dịu dàng, dễ thương, dễ nghe và khoái cảm.  Trong tâm luôn luôn vui vẻ chẳng khoa trương.  Khi nghe hiểu chẳng phải chẳng nương vào nhau. Nhiều người yêu mến, nhiều người hoan hỉ.  Bình đẳng xưng tán, lợi ích an lạc tất cả chúng sanh như quyến thuộc của mình và người ý vui hớn hở.  Diệt tham sân si tất cả phiền não, Hành tướng như thế khi phát ra lời nói cho đến khi đối diện trước người nên nói lời vui, để trừ tổn hại vậy”.

Như Kinh Hư Không Tạng chép:”Vì tôn trọng lời nói chân thật, phải nghiên cứu suy nghĩ, vì người khác bỏ chỗ che dấu, nên vì niềm vui mà nhiếp thọ như thế”.

Kinh Phát Tập chép:” Phật bảo Hư Không Tạng Bồ Tát rằng: Bồ Tát chẳng lấy lời nói làm cho người khác khởi sân hận. Chẳng dùng lời nói làm cho người khác khởi phiền não. Chẳng đem lời nói làm cho kẻ khác chẳng có sự hiểu biết.  Chẳng dùng lời nói làm cho kẻ khác vô ích.  Chẳng lấy lời nói khiến cho vô minh sanh khởi.  Chẳng lấy lời nói làm cho tâm của chúng sanh không hoan hỉ vui vẻ.  Bồ Tát chẳng nói những lời như thế.

Lại nữa Kinh Hải Ý chép: “Lược nói ở kia chẳng sanh niềm vui. Lại có một pháp nhiếp thọ Đại Thừa.  Nghĩa không khoa trương, thường hay quan sát.  Đối với chúng sanh, tùy theo đó bảo hộ giữ gìn”.

 

Luận rằng:

Sự hộ thân chẳng làm não hại kẻ khác.  Như thế người khác cũng chẳng não hại ta.  Ở đây luận rộng về việc tích tập của Bồ Tát làm lợi ích.  Nên biết thường giữ gìn ý nầy, nghĩa là an tịnh bất động, tôn trọng ái lạc.  Xấu hổ vì sợ hãi nơi tịch tĩnh.  Một lòng thân cận chúng sanh mà thường tự tại.  Lòng tin thanh tịnh.  Nếu có thay đổi hoặc biến hóa nên giữ như ý nầy.  Kẻ giữ gìn thân sao không có hai loại: Thuốc thang và Y phục, nghĩa là vì phòng bệnh nên thường thọ dụng thuốc men.

Như Kinh Bảo Vân chép: “Cho đến kẻ đi khất thực, phải chia ra làm bốn phần.  Một là chia cho kẻ đồng phạm hạnh. Hai là cho những người bần khổ.  Ba là ngạ quỷ súc sanh.  Bốn là phần cho mình ăn.  Khi ăn uống chớ nên khởi tâm ham thích, chẳng cầu nhiều, cho đến lợi dưỡng riêng tư cho bản thân mình được khỏe về hình tướng, như vấn đề ăn uống, không nên giải đãi, mê mết, đừng quá trọng nơi thân. Vì sao vậy? Kẻ giải đãi dã dượi thì niềm vui đối với việc lành sẽ phân tán sau đó.  Hoặc làm cho thân nầy mập ra ưa ngủ.  Kẻ đi khất thực biết điều nầy nên phải chia đều phần khất thực được ra như thế”.

Kinh Bảo Tích chép:”Nếu Tỳ Kheo vào nơi thành ấp tụ lạc khất thực; nên như pháp trang nghiêm mà đi khất thực.  Vì sao vậy? – Nghĩa là thấy việc dễ yêu hoặc dễ ghét, không nên khởi ý phân biệt sai đúng.  Như thế việc đáng yêu hoặc chẳng đáng yêu, nghe mùi vị, xúc pháp, hoàn toàn chớ nên khởi lên ý phân biệt sai đúng mà nên nhiếp thọ các căn đừng cho tán loạn .  Hãy quán xem tìm ra pháp trước; chẳng xả bỏ tác ý.  Chẳng nên giữ tâm tính toán khi đi khất thực.  Nếu được đồ ăn uống chẳng sanh đắm trước vui nhiễm.  Nếu chẳng được chẳng khởi tâm sân hận.  Chỉ đi đến mười nhà, nếu quá mười nhà mà không được thức ăn, chẳng sanh ưu não, nên phát tâm như thế. Những bậc Trưởng Giả, Bà La Môn thường hay bận rộn đem cúng thí đồ ăn cho ta; cho đến chưa từng để ý thức ăn nước uống; huống nữa là cúng thí đồ ăn cho ta.  Như thế kẻ đi khất thực chẳng sanh ưu não. Lại nữa khi khất thực thấy các chúng sanh ; hoặc nam hoặc nữ, hoặc đồng nam đồng nữ cho đến súc sanh cũng nên khởi tâm từ bi.  Nếu những chúng sanh thấy ta mà bố thí cho ta bữa ăn, thì tất cả sẽ sanh thiên.  Như được thức ăn ngon, dở, ăn xong quán chiếu khắp tứ phương.  Những người trong thành ấp tụ lạc bần cùng nầy, ta sẽ thí cho phần đồ ăn nầy.  Khi thấy người nghèo, lúc đi khất thực phải chia bớt cho họ.  Nếu chẳng thấy kẻ bần cùng, lại phát tâm nầy: Ta đã chân thật quán sát triệt để các nơi để xem chúng sanh.  Nơi đồ khất thực của ta có những đồ ngon nguyện sẽ cho bớt. Khi đi trì bình khất thực xong rồi, trở về nơi A Lan Nhã.  Sau đó phải rửa chân tay, thực hành nghi thức đầy đủ của bậc Sa-môn, ngồi kiết già thế liêb hoa mà ăn uống.  Khi ăn phải nên nghĩ rằng: Thân nầy do trùng độc có tám vạn cửa ra vào. Được thức ăn nầy để được an ổn.  Ta thấy bữa ăn nầy quý cho những loài trùng kia. Ta được Bồ Đề lại nhờ phương pháp hóa độ nầy.  Nếu chẳng đầy đủ, nên phát tâm như vậy: Nếu ăn còn thiếu, giúp cho thân thêm nhẹ nhàng,tức trừ được những sự tiện nghi, đoạn được những việc ác, thân tâm nhẹ nhàng ít buồn ngủ.  Cho đến việc khất thực; nếu được nhiều thì phần đồ ăn kia chia ra theo pháp xả.  Việc khất thực nên phát tâm như thế nầy: Loài chim bay, bò ngựa cũng đều muốn ăn uống, ta sẽ thí cho chúng.  Lại nữa Tỳ Kheo khất thực không nên sanh tâm tham đắm mùi vị.  Cho đến Chiên Đà La, Đồng Tử cũng nên tịnh thân tâm chẳng nên bội thực.  Vì sao vậy? – Vì miếng ăn dẫu ngon đi nữa, khi ăn xong, tất cả đều trở thành xú uế bất tịnh.  Cho nên ta chẳng cầu ăn ngon là vậy.  Cho đến chẳng khởi tâm như muốn người nam cúng đồ ăn; chứ chẳng phải người nữ cúng.  Hoặc là muốn người nữ bố thí đồ ăn , chẳng muốn người nam cúng thí v.v... Đồng nam đồng nữ cùng giống như nhau.  Chẳng phân biệt đây là thức ăn ngon, kia là thức ăn dở.  Nếu vào trong làng xóm đến với nhà giàu, chẳng có phân biệt cung kính; hoặc chẳng được cung kính; Hoặc người nam, người nữ; đồng nam đồng nữ mang nhiều thứ ngon lạ cũng chẳng tham cầu, để được ăn uống.  Không nên khởi lên tất cả điều tác ý bất thiện như thế.

Chúng sanh đắm trước nơi mùi vị, tạo ra ác nghiệp rồi, đọa vào địa ngục, huống gì kẻ tri túc là người chẳng tham đắm nơi mùi vị.  Bỏ ngon nhận dở, lưỡi kia vui đủ.  Nếu tiết chế sự ăn, khi mệnh chung, sanh lên cõi trời cõi người, vào con đường lành, hưởng thức ăn ngon ở cõi trời, cõi người. 

Nầy Ca Diếp! Như thế kẻ khất thực Tỳ Kheo, lìa được sự say đắm mùi vị điều phục được tâm nầy.  Giả sử chỉ được khoai đậu cũng chẳng ưu não.  Vì sao vậy?  Vì cầu Thánh Đạo, vui nơi thân mệnh sống còn.  Cho nên việc ăn cũng là điều cần thiết.

Phật bảo nầy Ca Diếp! Tỳ Kheo đi khất thực gặp lúc trời đổ mưa lớn, mây vần vũ chẳng nên khất thực.  Phải suy tư giáo pháp trang nghiêm, lấy lòng từ làm thức ăn.  Nên nghĩ như thế hoặc hai đêm, ba đêm muốn đoạn thực (nhịn ăn). Nên ý tưởng chúng sanh nơi Diệm Ma La Giới, đọa vào ngạ quỷ là do làm việc ác cả trăm năm vì sự muốn ăn uống mà ít ngủ, thường chẳng chịu đựng được.  Còn ta bây giờ an trụ vào pháp thâm sâu, chẳng nên phát khởi thân tâm ti tiện.  Huống nữa khuyến phát tu hành thánh đạo.  Ta bây giờ nên kham nhẫn sự đói khát như thế.  Nói một cách tổng quát là người tại gia đã tạo món ăn thanh tịnh , còn mình ngồi chỗ ngồi mà nói pháp quan trọng.  Cho đến việc tạo thức ăn thanh tịnh, khi thọ món ăn rồi, từ chỗ ngồi đứng dậy mà đi.

Nầy Ca Diếp!Tỳ Kheo khất thực chẳng nên tự diễn nói lời siểm nịnh.  Sao gọi là siểm nịnh? - Nếu nói với người cúng dường về sự ngon dở của thức ăn, hoặc là chẳng đủ, cầu thêm để mang về cho chúng cùng ăn.  Hoặc kẻ ăn thiếu đói khát. Nếu có những hành tướng như thế, đây gọi là siểm nịnh.  Các Tỳ Kheo đi khất thực phải nên xả bỏ. Thế nào là chân thật? – Nghĩa là ăn cho cạn bát dù ngon hay dở cho đến tịnh và bất tịnh, đều nên ăn, không phiền hà.  Chỉ dùng tâm để tịnh hóa điều phục thức ăn.  Nhờ Thánh Đạo được thân mệnh nầy để linh hoạt khi đi khất thực.

 

Như Kinh Tối Thượng Thọ Sở Vấn chép: “Nếu khất thực nơi nhà người quen nên giữ nơi mình và kia vì lợi ích đầy đủ, tùy theo chỗ quen biết vậy.  Sự khất thực Bồ Tát nghĩ: Đây chẳng phải là việc hộ thân, mà nên xem như y phục, thức ăn và thuốc thang”.

 

Kinh Nhập Lăng Già (Lankavatara-Sutra) chép:” Đoạn thực về thịt cá có nghĩa rằng: Như nói Bồ Tát tu đại từ vậy. Tất cả thịt đều chẳng được dùng.  Rồi lược nói kệ rằng:

 

Xem thịt chỗ đem đến.

Máu hôi đồ bất tịnh.

Tu hành kẻ thanh tịnh.

Nên xa lìa ăn thịt.

Tất cả thịt và hành.

Lại chẳng được uống rượu.

Tỏi thơm lại cũng thế.

Người tu thường xa lìa.

Ngồi trên cỏ kiết tường.

Xa lìa chỗ chứa dầu.

Lỗ hỏng nơi chúng sanh.

Là nơi thường sợ hãi.

Vì lợi mà sát hại.

Kinh doanh buôn bán thịt.

Mắc hai loại tội nghiệp.

Chết đọa vào địa ngục.

Đây chỉ nói tóm lược.

Xú ác thật đáng ghê.

Thường sanh việc điên đảo.

Hoặc đọa Chiên Đà La.

Săn bắn, mổ giết thịt.

Sanh nơi La Sát Nữ.

Ăn thịt các chủng loại.

Mèo chồn cùng Dạ Xoa.

Kẻ nầy sanh nơi kia.

 

Luận rằng:

Nếu biết bỏ ăn thịt để thành tựu sự lợi ích lớn; nói điều nầy chẳng sai.  Tỳ Kheo ở cõi Diêm Phù Đề đến thời hoại diệt, nên nói lời Tam Ma Địa, thường làm cho chúng sanh đoạn trừ việc sát hại.  Lại được Tam Ma Địa; tu đại từ bi; chẳng có mất mạng vậy.

Kinh Bảo Vân chép:”Nên biết không ăn thịt động vật là phát sanh sự lợi ích cho chúng sanh.  Cùng thấy trong Luật Tạng có ba loại tịnh nhục, nhưng cuối cùng đều phải một lòng xả bỏ.  Được tâm thanh tịnh thấy việc ấy như đoạn trừ ngã mạn.  Vui tu làm phước, dần dần chỉ bảo cho kia xa lìa việc ăn thịt”.

Lại nữa như Kinh Nhập Lăng Già chép: “Vì kẻ có học đọc tụng giải thuyết; dần đến gần gũi nương tựa, quyền biến nơi câu văn.  Người tu hành hệ thuộc vào ba loại.  Ta vì họ mà nói để đoạn trừ đi, đoạn trừ tánh ưa gần gũi việc sát hại. Luôn nói về việc thọ dụng thuốc men của người bệnh và nhân duyên cho thuốc men”.

Như Luật Thanh Văn Tỳ Nại Da (Sravakavinaya) chép: “Cho đến ta vì sự lợi ích phạm hạnh tạo thức ăn bằng y bát để trị liệu thân; huống là để cứu khổ tất cả chúng sanh.  Do vậy Bồ Tát thấy khó được nơi thân. Trong khoảng sát na rộng gieo thắng phước nầy.  Đức Thế Tôn thấy sự lợi ích như thế mà tự nói là y dược.  Nên đối với kẻ tu hành phải thấy đây hơn kia vậy”.

Kinh Bảo Vân nói: “Nếu bỏ được tam tịnh nhục, có thể là đúng hoặc chẳng đúng.  Hành tướng như thế là trụ vào thân mệnh.  Đừng chấp vào việc ăn.  Do vậy nên dùng cây dầu; nước trái cây, để tạo sự đối trị với tâm mà chẳng nên ăn thịt.  Nếu có Bồ Tát bị bệnh nặng thì mới có thể ăn, như tật bệnh ấy có thể làm mất mạng sống. Chớ nên tạo ra việc ác, đoạn lìa phần thiện căn kia.  Chẳng khởi nghi hoặc, đoạn trừ tâm nầy như việc áo quần thuốc thang”.

Trong Kinh Tối Thượng Thọ Sở Vấn chép:”Khi thọ dụng về y áo để mặc, Sa-môn phải như thế nào? – Nghĩa là phải sanh tâm xấu hổ.  Y phục nhằm để che thân, chẳng nên hở bày thân thể.  Khi thế gian trời người, A Tu La v.v..nơi tháp của Phật đều nên tưởng nhớ.  Nên biết như thế mà giữ gìn nơi tháp Phật.  Nếu không đối trị tham nhiễm làm thay đổi cho thanh tịnh, tức tăng trưởng phiền não; hủy áo Cà Sa, được mất ở đây là việc chẳng nên tùy tiện sự ưa thích trong khi tu hành trang nghiêm.  Đối với việc làm thiện ấy mà ngược lại trở thành nên việc xấu ác.  Y áo Cà Sa chỉ để cầu Thánh Đạo; nên biết mà đối trị vậy.  Trong mọi sát na, thân phải thọ trì”.

Như Kinh Bảo Tích chép: “Nguyên nhân của sự việc là Phật bảo Ca Diếp : Nếu muốn trang nghiêm thân mà chẳng nghiêm mật giữ gìn , làm mất đi công đức của Sa-môn.  Pháp ấy chính là áo Cà Sa, nhằm duy trì thân mà tâm chẳng niệm tôn trọng.  Lại nữa Ca Diếp! Đây thuộc về sắc tướng, danh tướng Sa-môn làm nhân duyên vậy.  Như thế sẽ rơi vào địa ngục.  Nầy Ca Diếp! Đối với sắc tướng của Sa-môn cũng tương tợ như thế.  Đối với địa ngục, lấy sắc y vây quanh người, trùm lên đến đầu, bao bọc chung quanh rất nóng. Cho nên tất cả những đồ thọ dụng, đều trở thành ngọn lửa cực mạnh đốt cháy thân.  Kia nói về sắc tướng của Sa-môn sẽ thọ khổ như thế”.

Lại nữa Kinh Bảo Vân chép rằng: “Nếu Bồ Tát thân có tật bệnh, thân thể yếu đuối, chẳng ở nơi tăng phường, thì nên bày tỏ bằng cách phát tâm như thế nầy, nghĩa là nương công đức của Phật Như Lai, ở riêng ra để đối trị phiền não.  Ta cũng làm như ở trong tăng phường đoạn trừ các phiền não; nơi tăng phường thì không khởi lên vui tham đắm, lại chẳng phải thỉnh cầu.  Giả sử được cho như thế, tùy theo đó mà nhận lấy, nên biết đó cũng chẳng phải làm đầy đủ vì ta”.

Kinh lại cũng chép: “Ngay cả chỗ nằm cũng nên vừa đủ đôi chân và lưng phía mặt nằm xuống, pháp phục phủ lên trên bằng chánh niệm chánh tri .  Khởi niệm lên sự tưởng nhớ đến sự sáng suốt, chẳng đắm trước ưa thích ngủ nghỉ. Cũng chẳng đắm trước nơi sườn cùng tay chân  làm niềm vui.  Cho đến nơi bốn việc an trụ phải theo dõi hơi thở.  tất cả những sự thọ dụng đều vì lợi ích cho chúng sanh mà làm, nếu ta đắm say vào sự thọ dụng đó, tức sanh ra sự mỏi mệt hư đốn”.

Như Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội chép:” Được thức ăn mùi vị ngon ngọt, tức đồ ăn chẳng tương đương với việc giải thoát, nghĩa là được đồ ăn ngon rồi, bị trói buộc, như những người nằm không đúng phép”.

Lại như Kinh Bảo Tích chép: “Đức Thế Tôn nói về việc thọ dụng của tín thí.  Lúc bấy giờ trong chúng có vị Tỳ Kheo khỏi nạn lúc đó khi nghe pháp luật xong liền khóc lóc mà nói rằng:

-Kính bạch Đức Thế Tôn! Con nay thà chết chớ chẳng đắc quả, lại chẳng thọ dụng một bữa ăn của tín thí.

Phật bảo:

-Lành thay! Lành thay Thiện nam tử! Lời nói thanh tịnh như thế thuộc về hình tướng , sự xấu hổ về việc làm xấu cùng lo sợ thuộc về tội thế gian. 

Phật bảo:

-Nầy Ca Diếp! Ta biết tín thí có hai loại; gọi là giải thoát.  Thế nào là hai?

-Nếu ly ác Tỳ Kheo ngược lại với Tỳ Kheo.  Học hỏi nơi ta và thấy chư hành vô thường .  Lãnh nạp sự thọ là khổ.  Tin hiểu các pháp là vô ngã cầu Niết Bàn tịch tịnh.  Giả sử ăn của tín thí sánh như núi Tu Di, thì ở chỗ thí kia rốt ráo đều thanh tịnh.  Nếu thọ đồ vật của thí chủ cùng đồ ăn của tín thí mà rõ ràng, được đại phước báo.  Vì sao vậy? Vì các bậc ở trên sự tham lam keo kiệt làm cho tạo ra phước vậy.  Đây là từ tâm Tam Ma Bồ Đề (tâm từ thiền định).

Lại nữa nầy Ca Diếp! Nếu Tỳ Kheo thọ của thí chủ về việc thí y phục và đồ ăn uống rồi, suy nghĩ để vào trong vô lượng Tam Ma Địa, làm cho thí chủ kia chỗ tạo phước ấy được quả báo, lại cũng được vô lượng.

Nầy Ca Diếp! Giả sử trong tam thiên đại thiên thế giới giống như nước trong đại hải ; kẻ tu phước nầy lại cũng chẳng có chỗ cùng tận.”

 

Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận

Hết quyển thứ tám

 

 

 

 

---o0o---

 

Mục Lục > 1 > 2 > 3 > 4 >5 >6 >7 >8 >9 >10 >11 >12 >13 >14

15 >16 >17 >18 >19 >20 >21 >22 >23 >24 >25

 

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 1-7-2007

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

モダン仏壇 å å å º ä ƒäº ä 禅心の食事 phat tu khi quy y co nen xa bot mot vai gioi 心经 新学期新展望内容怎么写 Tuân thủ năm giới 大学生贫困证明 åœ Thắp sáng Hương Sen Mẹ Tây Lá rụng buổi giao mùa å æžœ Quảng Ninh Trang nghiêm giỗ Tổ Pháp Loa bách đàm cổ tự de tro thanh mot con nguoi tuong doi hoan hao 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 BÃo 佛法怎样面对痛苦 duyen khoi va tinh khong duoc do giai qua phuong tái sinh ý nghĩa của sự giác ngộ 礼佛敬香反义词 lặng 否卦 净地不是问了问了一看 æŽåƒ giả parsvika 梵僧又说我们五人中 dung bao gio de nan au dam giet chet giac mo cua trạng Trái lê có nhiều công dụng tốt y nghia that su cua le vu lan bao 梵唄 háºnh 研究生奖学金自我总结 生日快乐 khúc 放下凡夫心 故事 cúng dường hoa quả 15 dieu ban khong nen chap nhan trong cuoc doi 14 cau chuyen cam dong ve dong vat cham den trai 梵僧又说 我们五人中 ma coc co tu mot trong nhung ngoi chua bac nhat vụ nam yeu to dao duc ma chung ta can phai hoc nguoi 證嚴上人第一位人文真善美 Bệnh tiểu đường Diabetes những bông hoa mùa hạ