ĐẠI THỪA TẬP BỒ TÁT HỌC LUẬN

(Siksasamuccaya)  

Thích Như Điển  dịch

---o0o---

 

Quyển thứ mười tám
Thứ tự Kinh văn số 1636
 
Bắt đầu dịch từ ngày 02 tháng 12 năm 2004
Nhân kỳ nhập thất lần thứ hai

 

Tự Tánh Thanh Tịnh

 

Phẩm Thứ 14.  Phần  thứ 2

 

Nầy Đại Vương! Ở ngoài địa giới , tánh cứng cỏi.  Lúc bấy giờ , nơi thế gian được thành lập đầu tiên do Phạm Thiên tạo nên cung điện, có thành Bảo Sở.  Lại có Tha Hóa Tự Tại, chư thiên cùng các cung điện.  Tất cả đều làm bằng bảy thứ bảy.  Nầy Đại Vương! Nếu không có địa giới, tánh kiên cố sanh, nơi kia do đâu mà đến.  Đất đai lại rộng đến tám mươi bốn ngàn do tuần.  Bề rộng có sáu mươi ngàn do tuần.  Lại nữa chung quanh có núi lớn bao bọc, kiên cố an trụ, vững chắc như  kim cương.  Lại nữa, núi Tu Di, núi Dữu Kiến Đà, núi Ninh Nê Đà, núi Y Xá Đà cho đến Hắc Sơn.  Như thế có ba ngàn đại thiên thế giới lần lượt được thành lập kiên cố tồn tại.  Nếu không có địa giới do tánh kiên cố sanh, những thế giới kia từ đâu đến.   

Nầy Đại Vương!  Lại nữa thế giới nầy khi hoại đi rồi, hoặc vì lửa cháy, hoặc vì nước trôi, hoặc vì gió thổi mà đại địa nầy khi bị đốt cháy, giống như dầu thêm vào lửa càng nung đốt cho đến tàn lụi chẳng có thể thấy được.  Nếu bị nước trôi, tất cả đều cuốn hút vào trong nước, dấu vết bị hoại diệt.  Vì gió tùy phong thổi mạnh, nơi ba ngàn đại thiên thế giới tất đều tan hoại, sạch nhẫn chẳng còn gì.  

 

Nầy Đại Vương!  Khi ngoại địa giới sanh, gốc gác vẫn là không.  Khi diệt cũng trở thành không.  Tự tánh nó là không vậy!  Chẳng có tướng nam, lại cũng chẳng có tướng nữ.  Chỉ do lời  nói mà hiển bày vậy!  Như thế địa giới và  địa giới tánh chẳng thể được.  Chỉ có trí tuệ chơn chánh như thật mới có thể rõ biết.  Thế nào là nội thủy giới?  Bên trong thân nầy, có chấp thọ, tánh ấm lạnh.  Nhưng đó là gì?  Đó là mồ hôi, nước mắt, mỡ, mũi dãi, huyết máu v.v...làm nội thủy giới.  

Nầy Đại Vương!  Bỗng nhiên thấy người thân bằng mắt rồi chảy nước mắt; hoặc vì khổ não gặp chuyện bức bách mà rơi nước mắt; hoặc vì nghe pháp thâm sâu, tín tâm càng vững mà rơi nước mắt; hoặc vì gió đông thổi lạnh mà rơi nước mắt.  Như thế thủy giới từ nơi đâu mà đến.  Khi tướng của nước khô đi rồi, lại đi về đâu?  Cho đến khi thế giới nầy hoại rồi, sanh ra mây đen.  Ba mươi hai loại như thế phủ lên trên ba ngàn đại thiên thế giới .  Ở nơi hư không, mưa nặng hạt hoặc lớn như voi ngày đêm liên tục chẳng gián đoạn.  Như thế phân chia ra trải qua năm kiếp, nước tích tụ lại đầy tràn cho đến cõi Phạm Thế.  

Nầy Đại Vương! So sánh thủy giới to lớn từ đâu mà đến.  Lại nữa thế giới nầy sẽ hoại diệt, có hai mặt trời xuất hiện.  Hai mặt trời xuất hiện rồi, sông nhỏ, suối nhỏ, khe nhỏ, tất cả đều khô cạn.  Khi mặt trời thứ ba xuất hiện, không còn khô nữa, nước ao hồ bắt đầu chảy ra bốn sông.  Tuy nhiên tất cả cũng khô dần.  Lúc mặt trời thứ tư xuất hiện, nước trong biển lớn cũng giảm đi một, hoặc hai hoặc ba cho đến mười, hai mươi do tuần, dần dần khô cạn đến tám mươi do tuần.  Nước còn lại hoặc cao bằng một cây Ta La, hoặc sâu đến ngực người, hoặc sâu đến vũng chân bò.  Lại giảm thiểu đến sâu còn  một ngón tay, đến lúc ấy thời nước trong đại hải tất cả đều khô cạn, chẳng còn giọt nào.  

Nầy Đại Vương!  Tướng của thủy giới không từ đâu sanh ra, mà diệt cũng chẳng về đâu.  Sanh thời vốn từ Không.  Diệt thời lại cũng Không.  Tự tánh là không vậy!   Chẳng có tướng nam, chẳng có tướng nữ.  Duy chỉ có nói bằng lời để chỉ bày mà thôi!  Đây là thủy giới và thủy giới tánh.  Tất cả đều chẳng thể được.    

Thế nào là thân nội hỏa giới?

-Trong thân nầy có chấp thọ về tánh nóng lạnh.  Như thế nào:  Đó là ấm, nóng, mát lạnh.  Từ chỗ ăn uống thành thục biến đổi tan hoại.  Làm cho an lạc vào chỗ nóng bức.  Đây có tên là nội hỏa giới.  Thế nào gọi là  ngoại hỏa giới?  Nghĩa là chẳng chấp thọ của tướng nóng lạnh sanh.  Lại nữa có người nơi rừng sâu tìm lửa đốt, hoặc bằng cỏ rác, hoặc bằng phân bò, hoặc bằng dây đậu để dẫn cho lửa phát ra và đốt cây cỏ rừng, làng xóm, mọi nơi để có chỗ thiêu đốt.

 

 Nầy Đại Vương!  Như thế hỏa giới sanh ra cũng chẳng từ đâu và mất đi cũng chẳng đi đâu cả.  Từ xưa đến nay, tự tánh lìa xa nhau vậy!

 

 Thế nào là thân nội phong giới?  Tánh động nhẹ nhàng đó là gì vậy?

 Nghĩa là nội phong nầy , hoặc ở trên cao, hoặc bay dưới thấp, hoặc nằm nơi bụng, hoặc nơi hông, nơi vai, hoặc phát ra hơi thở, hoặc tụ lại thành khối, hoặc như dao cắt, hoặc như kim đâm.  Hơi thở ra vào biến bổ đầy khắp thân thể tứ chi.

 

 Ngoại phong giới nghĩa là gió từ bốn phương lại, hoặc tụ lại như mũi tên; hoặc sắc bén lợi hại như con dao; hoặc cuồng nộ khởi lên làm gãy đổ cây rừng la liệt trong núi lớn; hoặc khởi lên gió nhẹ làm động y áo trên thân người và cây Ta La.  Đây gọi là ngoại phong giới.  Ngoài ra, như trước đã nói.

 

 Thế nào là nội không giới?

 

Thịt da, máu huyết của thân hiển rõ tăng trưởng, có tánh xa cách chẳng ngại.  Như thế là thế nào? Nghĩa là lỗ mắt, hang tai, cửa miệng, yết hầu.  Khi ăn uống, mùi vị đi vào và chứa trong ruột gan, rồi tống ra ngoài.  Lúc ấy nghiệp duyên dẫn sanh vào lục xứ.  Khi các xứ sanh ra, vây nhiễu không giới.  Thế gọi là nhập nội không giới.  Nhưng không giới  ấy từ đâu đến?  Ngoài tuy hiển hiện tánh chất xa lìa, ấy gọi là ngoại không giới.

 

 Nầy Đại Vương! Nếu sắc biến hoại thì tất cả đều thành không.  Vì sao thế?  Hư không giới gốc chẳng có cùng tận vậy.   An trụ nơi bất động giống như Niết Bàn.  Biến tất cả xứ chẳng có  chướng ngại.  Nầy Đại Vương!  Giống như có người sống trên cao nguyên đào giếng.  Nghĩa là thế nào?  Tướng không của giếng ấy từ đâu mà đến?  Vua đáp: Chẳng từ đâu đến cả! Phật bảo: Này Đại Vương! Giả sử người kia lại lấp đất lại thì sao? Không ấy đi về đâu? Vua đáp:  Không ấy chẳng đi đâu cả! Vì sao thế?  Vì hư không giới nầy chẳng đến chẳng đi vậy.  Chẳng trụ ở tướng nam, chẳng trụ ở tướng nữ.  Nầy Đại Vương gọi hư không giới bổn lai chẳng động tịnh.  Vì sao thế?  Tự tánh chia lìa vậy?  Như kẻ có trí tuệ chân thật mới có thể hiểu rõ.

 

 Lại nữa nầy Đại Vương!  Thế nào gọi là Thức giới?  Nghĩa là nhãn căn làm chủ, các sự sai biệt duyên vào hiển sắc hình sắc cho đến biểu sắc gọi tên là nhãn thức giới.  Lục căn làm chủ duyên vào lục cảnh và mỗi mỗi sai biệt kiến lập.  Đây gọi tên là lục thức giới. Lại nữam thức giới chẳng nhiễm trước nơi căn, chẳng trụ nơi cảnh giới, chẳng trong, chẳng ngoài, chẳng ở giữa hai bên.  Thức giới nầy mỗi mỗi riêng biệt, mỗi mỗi cá thể.  Tức khi diệt rồi, sanh chẳng từ đâu đến, diệt cũng chẳng  đi đâu.  Nầy Đại Vương!  Thức sanh đã không, thời diệt cũng lại không.  Tự tánh vốn không vậy.  Chẳng trụ ở tướng người nam, chẳng phải tướng người nữ.  Chỉ có nói việc hiển thị.  Thế thì thức giới và thức giới tánh, tất cả đều chẳng thể được.  Chỉ có trí tuệ như thật mới có thể hiểu rõ.

 

 Nầy Đại Vương!  Thế nào là nhãn xứ - Nghĩa là bốn đại các địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, chỗ tạo nên các tịnh sắc.  Địa giới thanh tịnh tức là nhãn xứ thanh tịnh.  Thủy, Hỏa, Phong giới thanh tịnh tức là nhãn xứ thanh tịnh. Vì sao vậy?  Do địa giới thanh tịnh nên nhãn xứ được sanh.  Đây chẳng có ít pháp có thể được.  Như thế cho đến do phong giới thanh tịnh , nhãn xứ được sanh.  Trong đây không có ít pháp có thể được.  Vì sao vậy?  Vì vô chủ tể vậy.  Vô tạo tác, giống như tự tánh Niết Bàn tịch tịnh vậy.  Nầy Đại Vương! Như thế nhãn xứ mỗi mỗi tìm cầu tất cả đều chẳng thể được.  Vì sao thế?  Do địa giới không, tức địa giới thanh tịnh.  Cho đến phong giới không tức phong giới thanh tịnh.  Các pháp tự tánh bổn lai là không , tức những giới kia thanh tịnh như thế nào?  Lại chẳng phải không phẩn nộ tranh đấu.  Hoặc thanh tịnh, hoặc đấu tranh, tất cả đều chẳng thể được.  Lại nữa có sắc nào mà có thể thấy chăng?  Nên biết nhãn xứ cứu cánh là không; do đó tự tánh cũng lại không. Trước sau tất cả đều không thể được.  Vị lai nếu tạo lại cũng không thể được.  Vì sao thế?  Vì tự tánh vốn xa lìa - Tự tánh không có tức không có tướng nam, chẳng có tướng nữ, thế thì làm sao có ái lạc.  Nếu sanh ái lạc tức là cảnh giới của ma.  Nếu chẳng ái lạc là cảnh giới của Phật.  Vì sao thế?  Vì không ái lạc tức có thể xa rời tất cả các pháp.

 

 Nầy Đại Vương!  Thế nào là nhĩ xứ?  Nghĩa là bốn loại tạo nên tịnh sắc.  Lại nữa nầy Đại Vương!  Các pháp giải thoát quyết định hiện tiền như không của Pháp Giới, chẳng thể thi thiết, chẳng thể hiển thị, chẳng thể nói riêng, chẳng nơi hy vọng.  Nầy Đại Vương! Các căn mỗi mỗi vui say đắm trước nơi cảnh giới.  Khi mắt duyên vào sắc, sanh đắm trước niềm vui.  Cho nên nói sắc là nhãn cảnh giới.  Lại nữa nhãn căn duyên vào nơi cảnh sắc có ba loại tương thuộc, sắc dễ mến khởi lên sự tham tuởng.  Chẳng thể yêu màu sắc khởi lên sự sân tưởng; chẳng yêu, chẳng ghét khởi lên sự xả tưởng.  Như thế cho đến ý đắm trước nơi pháp xứ làm ý cảnh giới.  Ý xứ duyên vào sự khả ái của sắc rồi sanh ra niềm vui đắm trước.  Vì nơi ấy dẫn sanh ra tham lam.  Sắc chẳng dễ thương khiến cho tâm sanh sân hận.  Nơi sự yêu thương, chẳng yêu thương khởi lên việc làm si mê.  Đây là thinh có ba loại phan duyên lãnh nạp nơi tướng.  Như trước đã nói.

 

 Nầy Đại Vương!  Nên biết những căn như cảnh giới huyễn, như mộng.  Giống như có người nằm ngủ mộng thấy cùng với những người nữ hoan lạc giao hợp.  Nầy Đại Vương!  Ý Ngài nghĩ sao?  Mộng khi rõ rồi, nhớ lại giấc mộng hoan lạc với người nữ là thật có chăng?  Vua đáp:

 - Chẳng có! Bạch Thế Tôn.

 Nầy Đại Vương! Ý Ngài nghĩ sao?  Người chấp mộng là thật có phải là người trí chăng?

- Chẳng phải, Bạch Thế Tôn

Vì sao vậy?  Vì điềm trong mộng thấy liên hệ thật chẳng có.  Hà huống là cùng nhau hoan lạc!  Nên biết người nầy tự lao làm khổ mình.  Nhớ nghĩ cảnh trong mộng ấy lại chẳng thể có được .

 

Phật bảo : Nầy Đại Vương! Như thế như thế kẻ ngu si khi mắt thấy sắc rồi, tâm sanh ái lạc, lại khởi lên chấp trước.  Vì thế mà tạo ra nghiệp tham lam.  Thân nghiệp gồm ba, Ngữ nghiệp có bốn, và Ý nghiệp có ba.  Đầu tiên tạo tác sát-na diệt rồi, chẳng nương vào phương đông, phương tây, phương nam, phương bắc, bốn bên trên dưới, ở giữa mà trụ.  Ở nơi cảnh giới của sự chết.  Mạng nầy khi diệt rồi, chính nghiệp báo của mình đều hiện tiền, giống như biết mộng và nhớ nghĩ về giấc mộng.

 

Nầy Đại Vương! Thức bây giờ làm chủ mà nghiệp là phan duyên.  Hai nguyên nhân của tướng, đầu tiên thức sẽ sanh khởi.  Hoặc cõi địa ngục; hoặc đọa vào Ma giới, hoặc A Tu La, hoặc người, trời.   Thức đầu tiên sanh ra tên gọi.  Mỗi thọ là quả báo nầy.  Cùng nhau liên tục thay đổi với phẩm tướng của tâm.  Cuối cùng thức diệt gọi đây là tử uẩn.  Tối sơ thức khởi lên gọi là sanh uẩn.  Đại Vương nên biết, chẳng có ít pháp từ trong cuộc đời nầy được đến cuộc đời kia.  Vì sao vậy?  Vì tánh sanh diệt vậy.

 

Nầy Đại Vương! Khi thân thức sanh, chẳng đến từ nơi đâu; khi diệt chẳng đi đâu cả.  Khi nghiệp ấy sanh, chẳng từ đâu đến và khi diệt cũng chẳng về đâu cả.  Khi thức đầu tiên sanh, chẳng từ đâu đến, và khi diệt cũng chẳng về đâu cả.  Vì sao vậy?  Vì tự tánh xa lìa vậy!  Như thế rõ biết thân thức là thân thức không.  Tự nghiệp là tự nghiệp không.  Sơ thức là sơ thức không; cho đến sự diệt là sự diệt không. Sự sanh là sự sanh không.  Rõ biết nghiệp ràng buộc, chẳng có kẻ tạo tác, lại chẳng có người thọ nhận.  Cho nên gọi là tưởng vậy.

 

Lại nữa nầy Đại Vương! Giống như có người khi ngủ nằm mộng thấy các tướng oán đối cùng nhau gây hấn.  Ý Ngài nghĩ sao?  Người nầy khi tỉnh dậy nhớ lại trong giấc mộng ấy, việc gây hấn đó có thật chăng?  Vua đáp:

- Chẳng có vậy.  Bạch Đức Thế Tôn.

 Phật bảo: Nầy Đại Vương! Ý ông nghĩ sao?  Người nầy chấp trước giấc mộng cho là thật, có phải kẻ trí không?

- Bạch Thế Tôn! Không!

Vì sao vậy?  Trong mộng cuối cùng chẳng có oán đối.  Hà huống là tướng cùng với kia gây hấn.  Người nầy tự chạy đi tìm sự khổ não cùng với sự chẳng thật.  Phật bảo:  Nầy Đại Vương! Như thế như thế đó.  Kẻ ngu si có việc gì đó sanh ra trong mắt, thấy cảnh vật xấu sanh ra não hại, xa lìa phá hoại hủy báng, rồi tạo ra nghiệp sân.  Điều nầy cũng giống như trước đã nói.  Lại nữa nầy Đại Vương! giống như người ở trong mộng bị não hại, tâm sanh sợ hãi, si mê tuyệt vọng.

-Nầy Đại Vương! Ý Ngài nghĩ sao?  Người nầy khi tỉnh rồi nghĩ đến giấc mộng bị qui nhiễu hại có thật có không?

-Không! Bạch Thế Tôn!

Trong mộng , rốt ráo chẳng có qui não hại.  Huống là si mê sao!

Phật bảo: Nầy Đại Vương! Như thế như thế đó.  Kẻ ngu si sanh ra chỗ thấy nơi mắt về màu sắc hình tướng rồi si mê chẳng rõ, nên đã tạo ra nghiệp si.  Ngoài ra, như trước đã nói.

 

Lại nữa , nầy Đại Vương! Giống như trong mộng được nghe mọi người ca hát thổi sáo đàn địch âm thanh vui nhộn hay đẹp.  Nầy Đại Vương. Ý Ngài nghĩ sao?  Khi người nầy tỉnh rồi nhớ lại trong giấc mộng có việc ca vui là thật chăng?

Vua đáp

-Thưa không, Bạch Thế Tôn.

 Phật bảo:

 -Nầy Đại Vương! Ý Ngài nghĩ sao?  Người nầy ở trong mộng chấp trước cho là thật có phải người trí chăng?

 -Chẳng phải! Bạch Thế Tôn.

 Vì sao?  Người thấy trong mộng thường chẳng được hà huống là những âm thanh hay ho kỳ diệu.  Người nầy tự chạy đi tìm sự mệt mỏi, rốt cuộc rồi chẳng có.

 

 Phật bảo: Nầy Đại Vương!  Như thế như thế đó.  Kẻ ngu si khi nghe, sanh ra ý lại nghe.  Khi nghe rồi vui thích lại sanh đắm trước nơi niềm vui tạo nên nghiệp tham vậy.  Như thế mùi hương mỗi mỗi đều có ba loại.  Nên như trước mà biết.

 

 Lại nữa , nầy Đại Vương! Ở trong pháp nầy khéo tự an ý nên nhớ như thế nầy:  Ta vì sao ở nơi trời, người tạo mắt nầy, làm ngọn đèn sáng để chiếu soi, làm chiếc thuyền để đưa người qua bờ bên kia, làm đại thương chủ hướng dẫn kẻ khác đến xứ có châu báu.  Kẻ chưa giải thoát làm cho giải thoát, người chưa an ổn làm cho được an ổn.  Người chưa chứng Niết Bàn liền được chứng Niết Bàn.  Đại Vương nên biết các căn như huyễn.  Cảnh giới như mộng.  Phàm phu bị trói buộc đắm nhiễm chẳng biết đủ.  Cho đến trải qua quá khứ vô lượng kiếp, có lúc làm Chuyển Luân Vương, được tôn trọng rất nhiều, uy đức tiếng tăm giàu có tự tại.  Thống nhất cả bốn đại châu.  Riêng mình tối cao.  Tùy theo ý vui mà được thọ dụng.  Tất cả cây rừng thường hay trổ hoa.  Lúc ấy trong đời người dân an ổn không não hại.  Lại khi mưa rơi, nước toàn mùi thơm quý..  Vàng bạc trân bảo, nhiều loại khác nhau.  Những người có tu đều được đầy đủ bỗng nhiên một lúc được lên cõi Trời Đao Lợi.  Vua Trời Đế Thích phân cho chỗ ngồi rồi bảo ngồi.  Sự tham dục không nhàm chán, ước muốn xâm nhập vào tâm, liền nghĩ như thế nên bị thối lui.  Quần thần vây nhiễu, hoặc thấy cùng nhau.  Giống như váng sữa, chẳng được lâu dài.  Khi mệnh chung rồi, lúc bấy giờ có vui tên là tác ái thấy việc nầy rồi mà nói lời rằng.  Ta sẽ vì thế gian mà nói lời lành nầy!  Rồi vô lượng lời xưng tán tạo nên lời nói yêu thương.  Ngươi ở đời vị lai sẽ nói như thế.  Vô lượng xưng tán kia về tham lam chẳng biết đủ nên tự giữ lấy, khi mệnh chung cho chí như thế đó.

 

 Nầy Đại Vương! Các căn như huyễn, cảnh giới như mộng, hãy tự thanh tịnh nơi ý mình, chớ sanh tin theo.  Thân như ánh sáng mặt trời, tự tánh không có gì cả.  Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, tự tánh lại chẳng thật.  Lại cũng như thế!

 

Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận

Hết quyển thứ 18

 

 

---o0o---

 

Mục Lục > 1 > 2 > 3 > 4 >5 >6 >7 >8 >9 >10 >11 >12 >13 >14

15 >16 >17 >18 >19 >20 >21 >22 >23 >24 >25

 

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật: 1-7-2007

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

禅心の食事 phat tu khi quy y co nen xa bot mot vai gioi 心经 新学期新展望内容怎么写 Tuân thủ năm giới 大学生贫困证明 åœ Thắp sáng Hương Sen Mẹ Tây Lá rụng buổi giao mùa å æžœ Quảng Ninh Trang nghiêm giỗ Tổ Pháp Loa bách đàm cổ tự de tro thanh mot con nguoi tuong doi hoan hao 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 BÃo 佛法怎样面对痛苦 duyen khoi va tinh khong duoc do giai qua phuong tái sinh ý nghĩa của sự giác ngộ 礼佛敬香反义词 lặng 否卦 净地不是问了问了一看 æŽåƒ giả parsvika 梵僧又说我们五人中 dung bao gio de nan au dam giet chet giac mo cua trạng Trái lê có nhiều công dụng tốt y nghia that su cua le vu lan bao 梵唄 háºnh 研究生奖学金自我总结 生日快乐 khúc 放下凡夫心 故事 cúng dường hoa quả 15 dieu ban khong nen chap nhan trong cuoc doi 14 cau chuyen cam dong ve dong vat cham den trai 梵僧又说 我们五人中 ma coc co tu mot trong nhung ngoi chua bac nhat vụ nam yeu to dao duc ma chung ta can phai hoc nguoi 證嚴上人第一位人文真善美 Bệnh tiểu đường Diabetes những bông hoa mùa hạ 賴志顏 nhung dieu phat tu da ket hon va chuan bi ket hon