|
.
CẨM NANG
SỐNG THIỀN
Soạn
giả: Nguyễn Ước
NXB
Văn Hóa Thông Tin, Quí II, 2007 43 Lò Ðúc – Hà Nội
|
|
NHẬP
THẤT
Phật
tánh không chia nam bắc nên nếu có ý tưởng rằng tinh thần
của Thiền mang tính cách độc quyền của phương Ðông thì
rõ ràng đó là lối nghĩ tưởng nhị nguyên, đã bị chính
Thiền phủ định ngay.
Trong
thực tế, văn hoá mười phương đều ngân vang vô số những
diễn đạt đầy minh triết của Thiền, trong văn chương và
triết học xưa nay, ngay cả trong khoa học, đặc biệt trong
vật lý hiện đại, nơi các quan điểm cũ được thay thế
bởi cái nhìn mới, xem vũ trụ trôi chảy như một toàn thể
không thể tách rời và không có thành phần nào quan trọng
hơn thành phần nào.
Thiền
không bị giam hãm ở phương Ðông. Thiền không bị giới hạn
trong Phật giáo. Thiền không ở bên trong cương giới của
Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam... Thiền không bị tù túng trong
am đền tu viện. Thiền chẳng dành ưu tiên cho người tu hành
hơn kẻ lữ thứ. Thiền phơi phới nơi nơi. Có lẽ vì thế,
Erich Fromm đã nhận xét rằng đó chính là "lý do tại sao ngày
nay tư tưởng tôn giáo phương Ðông, Lão giáo và Phật giáo
- với sự pha hợp của cả hai trong Thiền Phật giáo - chiếm
vai trò hết sức quan trọng tại phương Tây. Thiền Phật giáo
giúp con người tự tìm thấy giải đáp cho vấn nạn về sự
hiện hữu của hắn, một giải đáp giống một cách cốt
tủy với giải đáp được đưa ra trong truyền thống Kitô-Do
thái giáo, tuy thế, nó không đi ngược lại tính chất hợp
lý, hiện thực và độc lập, những cái quí báu được con
người hiện đại thành tựu."
Và
cũng vì thế Thiền không chỉ ở trong những phát biểu của
các tôn sư mà còn trong những câu nói của các nhà tư tưởng,
triết gia, huyền học, nghệ sĩ, khoa học gia, nhà kinh doanh,
vận động viên thể thao... phương đông lẫn phương tây,
và đôi lúc thấp thoáng trên môi ta giữa cuộc sống thường
ngày.
THIỀN
LÀ GÌ ?
Thiền,
tiếng Việt, còn gọi là Thuyền, Thiền na, Tĩnh lự.
Tiếng
Nhật là Zena, Zen.
Tiếng
Hoa có âm là Ch’an, ch’annà.
Dịch
từ tiếng Sanskrit là dhyàna, tiếng Phạn là jhàna.
Thiền
tông là một tông phái của Phật giáo Ðại thừa tại Trung
Hoa.
Thiền
tông được khai sinh trong khoảng thế kỷ thứ sáu, thứ bảy
khi Sơ tổ Bồ Ðề Ðạt Ma đưa phép Thiền của đạo Phật
vào Trung Quốc.
Thiền
tông có hấp thụ phần nào của đạo Lão.
Trước
khi học Thiền, tách là tách và trà là trà.
Trong
khi học Thiền, tách chẳng còn là tách và trà chẳng còn là
trà.
Sau
khi học Thiền, tách lại là tách và trà lại là trà.
Lời
Thiền
Thiền
duy nhất bạn tìm thấy trên đỉnh núi chính là Thiền được
bạn mang lên trên đó.
ROBERT
PIRSIG
Thiền
là giải sự biểu tượng hóa thế giới.
R.H.
BLYTHE
Mục
đích của Thiền là giác ngộ: nắm bắt thực tại, một cách
lập tức và dứt khoát. Nghĩa là nhận biết mối tương quan
của mình với vũ tru; một sự nhận biết không bị ố nhiễm
và không bị trí thức hóa.
ERICH
FROMM
Tôi
không đủ thanh xuân để biết đủ thứ.
J.M.
BARRIE
Mục
đích của Thiền là sự hoàn hảo con người.
YAMADA
SOSHI
Thiền
là con đương tự nhận thức trọn vẹn;
một
con người sống động đi theo Thiền là để giác ngộ,
sống
cuộc sống mới như một vị Phật.
ZENKEI
SHIBAYAMA
Chúng
ta nhận thấy trong những nét đặc trưng nhất phác họa nên
Thiền có một số nét như: tính chất tâm linh, sự phô bày
trực tiếp, sự vứt bỏ hình thức hoặc không thèm nệ vào
qui ước, và hầu như thường xuyên ung dung đùa giỡn ngoài
rìa sự trang trọng tôn nghiêm.
D.T.
SUZUKI
Lối
gọi "Thiền Phật giáo" thường dùng để có ý nói tới một
trường phái Phật giáo dựa trên Thiền và việc dạy Thiền,
nghĩa là một tôn giáo được lập nên và được xem như một
tổ chức có tính xã hội so với các trường phái hoặc tông
phái tôn giáo khác.
Tuy
thế, "Thiền" là một trong các bộ phận căn bản phác họa
nên tư tưởng phương đông. Nó ảnh hưởng cực kỳ lớn,
không chỉ lên tôn giáo mà còn lên các lãnh vực muôn hình
muôn vẻ của văn hoá.
Thiền
triển khai ý tưởng của chúng ta và xây dựng cá tính của
chúng ta.
Thiền
là minh triết dựa trên chứng nghiệm tôn giáo trực tiếp,
kết liên với chính nguồn cội cuộc sống hiện tại của
chúng ta.
ZENKEI
SHIBAYAMA
Thiền
là sự nhận thức không bị cơ chế hóa bởi một hình thức
cá biệt hoặc một hệ thống cá biệt.
Thiền
là nhận thức vượt văn hoá, vượt tôn giáo, vượt hình
thức.
THOMAS
MERTON
Thiền
là một lối giải thoát chẳng bao giờ quan tâm tới việc
khám phá cái gì tốt cái gì xấu hoặc cái gì có lợi.
Thiền
chỉ quan tâm tới cái đang là.
ALAN
WATTS
Thiền
chẳng dạy gì sất.
Thiền
chỉ giúp bạn có thể tỉnh thức để nhận biết.
Thiền
không dạy, Thiền đưa tay chỉ.
D.T.
SUZUKI
Thiền
Phật giáo không thuyết giảng. Bài giảng vẫn là ngôn từ.
Thiền
đợi lúc bạn cảm thấy bức xúc ngột ngạt và bị lèo lái
bởi lòng khát khao thầm kín trong người bạn.
EUGENE
HERRIGEL
Thiền
cho rằng không có thượng đế ở bên ngoài vũ trụ, một
đấng thượng đế [được hiểu như là kẻ] tạo dựng vũ
trụ và tạo dựng con người.
Thượng
đế — nếu tôi có thể tạm mượn từ ngữ ấy — vũ trụ
và con người là một hiện hữu bất phân ly, một tổng thể
có tính toàn bộ.
Chỉ
hiện hữu CÁI NÀY — CÁI NÀY viết hoa — thế thôi.
NANCY
WILSON ROSS
Một
cách đơn giản, Thiền chỉ là tiếng đang thét: "Dậy! Dậy!"
MAHATHAVIRA
SANGHARAKSHITA
Chớ
bao giờ lẫn lộn việc học thiền với việc hành thiền.
Nó
giống như chớ bao giờ lẫn lộn việc học lý thuyết mỹ
thuật với việc làm nghệ thuật.
T.
P. KASULIS
Thiền
nhấn mạnh vào chứng nghiệm và cái nhìn thấu suốt của
chính mỗi người.
Nhận
biết tính lém lỉnh của ngôn từ, Thiền nhấn mạnh lên việc
biểu lộ sự am hiểu có tính thấu thị, việc nhìn thấy
tỏ tường và diễn đạt thật sự.
IRMGARD
SCHLOEGL
Thiền
không quan tâm tới những phát biểu hoa hòe hoa sói.
Thiền
chỉ muốn thiền sinh cắn quả táo, đừng thảo luận về
quả táo.
ANNE
BANCROFT
Kinh
Kim Cương là kinh Phật căn bản, viết bằng Phạn ngữ, mô
tả những thực hành nhằm sở đắc Minh triết tối hậu (Bát
nhã ba la mật).
Kinh
có tên đó với ý nghĩa là "bất hoại".
Có
ba loại môn đồ:
kẻ
truyền đạt cho người khác,
kẻ
giữ đền
và
kẻ giá áo túi cơm.
NYOGEN
SENZAKI
Thiền
dạy chúng ta phát hiện cái cốt tủy huyền ảo của bản
ngã của mỗi chúng ta bằng cảm nhận ngay lập tức và thiết
thực, để "nếm" Hữu thể thiêng liêng, một cách tại-chỗ-và-tức-thời.
|