|
.
GIẢNG GIẢI
TÍN TÂM MINH
TỊCH NGHĨA GIẢI
Hòa
Thượng Thích Duy Lực
Thích
Đồng Thường Ghi Thành Văn Tự
51.
DẪN KỲ SỞ DĨ, BẤT KHẢ PHƯƠNG TỶ
Dịch
Bặt
hết lý giải, chẳng thể thí dụ.
Lời
khai thị:
Có
người hỏi Triệu Châu: Thế nào là Phật?
Triệu
Châu trả lời: Ở trong điện ở ngoài vách tường.
Ở
trong điện là phải, vì tượng Phật ở trong điện. Tại
sao nói ở ngoài vách tường? Cái đó mâu thuẫn là công án.
“Đánh
xe đánh bò” là công án của Mã Tổ. Lúc Mã Tổ chưa kiến
tánh, thích tọa thiền. Thầy của Mã Tổ là Thiền sư Hoài
Nhượng. Biết Mã Tổ là nhân tài xuất sắc, người nào lại
Mã Tổ không màn tới. Vạây làm sao độ được?
Hoài
Nhượng mới lấy cục gạch trước mặt Mã Tổ mà mài từ
sáng đến chiều, qua thời gian lâu Mã Tổ hỏi Hoài Nhượng:
Sư phụ mài gạch để làm chi?
Hoài
Nhượng nói: Mài gạch để làm gương.
Mã
Tổ nói: Mài gạch làm sao thành gương được?
Hoài
Nhượng hỏi: Ông tọa thiền để làm gì?
Mã
Tổ trả lời: Để thành Phật.
Hoài
Nhượng nói: Ông biết mài gạch không thành gương được!
Tại sao tọa thiền thành Phật được?
Mã
Tổ hỏi: Vậy làm sao mới được?
Hoài
Nhượng hỏi: Giả sử chiếc xe bò không chạy, nên đánh bò
hay đánh thùng xe?
Lúc
ấy Mã Tổ liền ngộ. Trong khi Tổ Hoài Nhượng mài gạch,
Mã Tổ thấy nên trong tâm có nghi tình, nhưng không biết mình
nghi tức là chân nghi. Gặp nhân duyên nghi căn chấm dứt, thì
đưa đến ngộ đạo.
“Giơ
nắm tay, giơ ngón tay” của Câu Chi (Thiền sư Cụ Để). Có
một ngày, Sư cô đội nón lá vào trong chùa không lấy nón
xuống.
Cụ
Để nói với Sư cô: Sư cô lấy nón lá xuống.
Sư
cô nói với Cụ Để: Nói đi! Thì tôi mới lấy nón xuống.
Cụ
Để nói không ra tự thấy mắc cở. Trời gần tối Sư cô
ở lại một đêm hỏi pháp.
Sư
cô nói: Nói đi! Nói được thì tôi ở lại.
Cụ
Để nói không được, Sư cô quay đầu đi ra. Tự mình thấy
mắc cở quá, rồi tính bỏ chùa đi tham học, kiến tánh mới
về. Còn không kiến tánh thì không về. Rồi sửa soạn hành
lý để đi. Trong đêm ấy chiêm bao thấy Hộ pháp thần báo
khỏi cần đi, vài bửa sẽ có Thiện tri thức đến chùa.
Cụ Để chờ vài ngày sau, thấy Thiền sư Thiên Long đến.
Cụ Để ân cần tiếp đãi, rồi trình lại chuyện Sư cô
đến và nhờ Thiền sư Thiên Long khai thị.
Thiền
sư Thiên Long không nói, chỉ giơ ngón tay lên. Cụ Để liền
ngộ.
Rồi
từ đó về sau, ai đến hỏi đạo với Cụ Để, Cụ Để
chỉ giơ ngón tay lên.
Có
chú tiểu Sa di bắt chước, có ai hỏi gì Sa di thì cũng giơ
ngón tay. Có người báo lại chú tiểu Sa di giơ tay cho
Cụ Để nghe. Cụ Để nghe rồi không nói, mài con dao thật
bén để trong mình.
Một
hôm chú tiểu Sa di rót trà cho Cụ Để, Cụ Để hỏi: Thế
nào là Phật? Chú tiểu quen giơ tay, rồi giơ tay lên, sẵn
đó Cụ Để lấy dao chặt đứt ngón tay. Chú tiểu hoảng
sợ bỏ chạy. Cụ Để rượt theo nói: “Đứng lại, đứng
lại!”.
Chú
tiểu đứng lại, Cụ Để lại hỏi: Thế nào là Phật?
Chú
tiểu cũng giơ ngón tay lên, thấy ngón tay không còn nữa, liền
ngay đó chú tiểu Sa di liền ngộ. Đây là công án của Cụ
Để.
“Ném
ba trái banh gỗ” của Tuyết Phong. Có ai đến hỏi thì ngài
Tuyết Phong dùng ba trái cầu bằng gỗ, có dây buộc nhau, rồi
quăng ra. Đây là công án của Tuyết Phong.
“Gởi
ba tờ giấy trắng” của Huyền Sa. Thủ đoạn của Huyền
Sa hay hơn thủ đoạn của Tuyết Phong.
Có
một hôm, Huyền Sa tặng cho một Tổ sư ba lu tương, kèm theo
ba tờ giấy trắng ở trong mỗi phong thư. Tổ sư ấy nhận
và hỏi đại chúng rằng: Có ai biết ba cái thư này nói gì
không? Chẳng ai nói được thì ta đập bể ba lu tương, còn
nói được thì không đập. Rồi không có ai nói được. Huyền
Sa liền đập bể ba cái lu tương.
Nói
tánh nói tâm ở Linh Sơn của Phật Thích Ca.
Nói
da nói tủy nơi Thiếu Thất của Tổ Đạt Ma. Tổ Đạt Ma
tụ họp các đệ tử, rồi hỏi từng người để xem trình
độ của mỗi vị ra sao! Trong đó có 4 vị đệ tử xuất
sắc ra trình:
Người
kể ra đầu tiên, Tổ nói: Ông được da của tôi.
Người
kể ra thứ nhì, Tổ nói: Ông được thịt của tôi.
Người
kể ra thứ ba, Tổ nói: Ông được xương của tôi.
Người
thứ tư là Huệ Khả đi ra chẳng nói gì, Tổ nói: Ông được
tủy của tôi.
Qui
Ngưỡng lập cửa thiền cha con. Qui Sơn làm cha, Ngưỡng Sơn
làm con. Hai vị đó hợp thành Qui Ngưỡng tông, thường hỏi
và đối đáp nhau. Những người khác nghe chẳng hiểu gì.
Người có công phu nghe thì được ngộ, nếu không ngộ cũng
phải nghi.
“Đầy
mắt núi xanh” của Đức Thiều Quốc Sư. Ngài là pháp tử
của tông Pháp Nhãn. Thầy của ông là Thiền sư Pháp Nhãn
Văn Ích. Ở trong pháp hội của Pháp Nhãn, Đức Thiều
Quốc Sư không có hỏi gì, đứng một bên thầy. Người ta
đến hỏi pháp, ông đều có mặt ở đó.
Có
Tăng hỏi Pháp Nhãn: Thế nào là một giọt nước của Tào
Khê? (Tào Khê là chỗ chùa Nam Hoa, tỉnh Quảng Đông. Hiện
giờ 3 tượng nhục thân: Lục Tổ, Tổ Đơn Điền, Tổ Hám
Sơn ở nơi đó. Trước đây Lục Tổ thuyết pháp nơi này).
Pháp
Nhãn trả lời: Là một giọt nước của Tào Khê.
Người
hỏi không biết cái gì, nhưng Đức Thiều Quốc Sư đứng
một bên nghe liền kiến tánh. Vậy Pháp Nhãn trả lời cũng
như không trả lời; nếu nói không trả lời làm sao Đức
Thiều Quốc Sư nghe liền kiến tánh?
“Nước
hồ trước cửa” của Vĩnh Minh. Có người hỏi: Thế nào
là Phật? Ngài trả lời: Nước hồ trước cửa.
Thủ
đoạn của các Tổ đều khác nhau, người có công phu thành
khối (như trái cây chín mùi còn ở trên cây), nghe được
liền ngộ. Người công phu chưa tới thành khối, thì không
thể ngộ được, phải khởi lên nghi tình. Nghi tình là làm
nhân cho ngộ, rồi sau này sẽ ngộ. Tất cả đều do thủ
đoạn của Tổ sư.
Cho
nên thủ đoạn của Tổ sư hình dung rất mạnh, như nói: “Thả
đi thì sáng khắp bầu trời, chặn lại thì gió bay muôn dặm”.
Tức là sức mạnh của Tổ sư dùng thủ đoạn làm cho người
tham thiền lúc đó phát nghi, sau này sẽ ngộ.
Lời
của Tổ chưa dứt, mình phải ngộ liền. Nếu lời của Tổ
vừa dứt mà mình ngưng lại một chút thì không được
ngộ.
Như
chuyện của vua Ung Chính và Thiền sư Thiên Tuệ.
Thiền
sư Thiên Tuệ có công phu rất sâu, vua Ung Chính gặp hỏi:
Khi cha mẹ chưa sanh, thế nào là mặt mũi bổn lai của ông?
Thiền
sư Thiên Tuệ ngưng một chút, rồi mới giơ nắm tay.
Vua
Ung Chính lắc đầu tức là biểu thị Thiền sư chưa ngộ.
Vua từ bi nói với Thiền sư Thiên Tuệ: Ông hỏi lại tôi
đi!
Thiền
sư Thiên Tuệ hỏi: Khi cha mẹ chưa sanh, thế nào là mặt mũi
bổn lai của ông?
Câu
hỏi vừa dứt, thì vua Ung Chính đưa nắm tay lên, Thiên Tuệ
liền ngộ.
Vậy
biết, ngưng lại (đình cơ) một chút thì không được. Đây
là tiếng nói không cho mở miệng. Vậy không có tiếng nói
được không? Cũng không được, vì thủ đoạn của Tổ sư
không cho mình suy nghĩ để nói. Nếu ngộ được thì ngộ,
còn không ngộ thì phải nghi, mở miệng nói là sai lầm.
Cứ
bắt chước hành động thủ đoạn của Tổ; Tổ gọi là mở
mắt mà đái trên giường. Như Phật tử đốt hương lạy
Phật, đối với những người này thì đốt hương dẫn quỷ
vào nhà để phá. Tại sao? Vì những người này không chịu
tham thiền khởi nghi tình chỉ thích làm theo hành động của
chư Tổ để khoe tài, nên không thể ngộ được.
Lời
nghĩa giải:
Tổ
sư nói: “Bặt hết lý giải, chẳng thể thí dụ”. Người
nghĩa giải cho rằng: Kinh Bát Nhã dùng 100 thí dụ để dụ
Bát Nhã, có kinh khác cũng dùng 100 thí dụ để dụ giải thoát,
còn có người dùng 100 thí dụ dụ tâm Bồ Đề, ghi đủ trong
kinh sách, đâu có cái lý “chẳng thể thí dụ”? Phải biết,
Bát Nhã, Giải Thoát, Bồ Đề thì có thể thí dụ. Giả sử
bỏ hết tất cả danh tướng, thì nhất tâm đều bặt. Ngay
khi ấy còn lập được thí dụ gì chăng? Hoặc theo người
xưa nói: “Cò trắng với tuyết chẳng đồng sắc, ánh trăng
và hoa lâu chẳng giống nhau”. Lời này há chẳng thí dụ
ư!
Tịch
nghĩa giải:
Ông
muốn ở nơi tuyết trắng, hoa lâu tìm đạo lý, chẳng khác
gì nhận màu đỏ của vỏ quít cho là lửa!
Kệ
kết thúc:
Diễn
tả sừng thỏ dài ba thước,
So
với lông rùa ngắn một phân.
Lại
cho hạng người tánh hàm hồ,
|