LỜI
GIỚI THIỆU
Một
cách căn bản để và hiện thực, Phật pháp là lương
dược để trị lành tận gốc bệnh khổ cho chúng sanh.
Nhân của bệnh khổ là vô minh. Quả của bệnh khổ
là khổ não. Do vậy, muốn trị lành bệnh để
dứt sạch khổ não thì phương thức kiến hiệu nhất
không gì bằng tận diệt vô minh. Tận diệt vô minh
cần phải có thứ khí giới của lực và dụng siêu
việt. Khí giới ấy chính là thanh kiếm bén chắc
của trí tuệ Bát nhã. Trí tuệ Bát nhã liễu
triệt đến tận nguồn cội thể-tướng-dụng của vạn
pháp để thể nghiệm rằng các pháp hữu vi đều do
duyên giả hợp mà thành, vô thường, giả hữu, không
tự tánh, từ đó, siêu việt lên trên tất cả vọng
chấp hữu-vô và thong dong tự tại nơi cảnh giới của
Thánh trí tự chứng.
Bồ
Tát Long Thọ dựa vào giáo nghĩa Bát nhã uyên áo ấy
để diễn sâu rộng ra hầu trợ lực cho đức Phật
trong sứ mệnh hoằng dương chánh pháp, phổ độ quần
sanh, hiển chánh phá tà, và chỉnh đốn lại những vọng
chấp điên đảo về cực hữu hoặc cực vô. Một
trong những bộ luận giải tinh mật nhất về giáo nghĩa
Tánh Không của ngài Long Thọ là bộ Thập Nhị Môn Luận.
Qua mười hai cánh cửa này, Bồ Tát Long Thọ đã trang
bị đầy đủ tất cả những phương tiện cần thiết
để tẩy sạch mọi cấu uế vì vọng chấp do tâm vô
minh của chúng sanh gây ra, mà cũng chính vì căn bệnh
này chúng sanh bị trói buộc vào thế giới khổ đau
của nghiệp lực và sống chết bất tận.
Bộ
luận ưu thắng này đã được ngài Tam tạng pháp sư
Cưu Ma La Thập dịch từ bản chữ Phạn ra chữ Hán.
Phần Việt Ngữ nay đã được Thượng tọa Thích Viên
Lý thực hiện. Đây là một đóng góp xứng đáng
cho sứ mệnh hoằng dương Phật pháp và công cuộc hoàn
thành bộ Đại tạng kinh cho Phật giáo Việt Nam.
Thượng tọa Thích Viên Lý thực đã góp phần không
nhỏ trong việc bảo lưu và phát huy văn hóa Phật giáo
và dân tộc tại hải ngoại qua hàng chục bộ sách giá
trị mà Thượng tọa đã là tác giả hoặc dịch giả
suốt thập niên qua.
Viện
Triết Lý Việt Nam và Triết học Thế Giới thành kính
tri ân công đức vô lợng của Thượng tọa đối với
Phật giáo và nhân loại qua bản dịch Việt ngữ bộ
Thập Nhị Môn Luận và hoan hỷ giới thiệu bộ luận
này đến tất cả quý độc giả.
Los
Angeles, đầu xuân Canh Thìn, 2000
Viện
Triết Lý Việt Nam và Triết Học Thế Giới
ĐÔI
LỜI CỦA DỊCH GIẢ
Thập
Nhị Môn Luận là một trong ba bộ Luận nồng cốt chủ
yếu tạo thành Tam Luận Tông, một trong những Tông phái
nổi tiếng khó hiểu và thâm aó nhất của Phật giáo.
Chủ
đích của Thập Nhị Môn Luận là lý giải nhằm làm
sáng tỏ giáo nghĩa thâm sâu cùng cực của Đại thừa.
Cốt lỏi quan trọng của giáo nghĩa này chính là đạo
lý tánh Không, mà danh từ thời thượng thường gọi
là “Triết lý tánh Không”, do Bồ Tát Nàgàrjuna (Long
Thọ) sáng tác.
Bồ
Tát Nàgàrjuna là một bậc đại sĩ có tuệ giác siêu
việt, đã từng được tôn xưng là “Bát Tông Cộng
Tổ” và ngài còn là tác giả của rất nhiều bộ
Luận được đánh giá là những kiệt tác xuất chúng
vô tiền khoáng hậu, không chỉ riêng đối với Phật
giáo mà còn đối với tất cả mọi nền học thuật,
tư tưởng, triết lý kim cổ Đông Tây; trong đó bộ Ưu
Bà Đề Xá gồm 10 vạn kệ, Trang Nghiêm Phật Đạo gồm
5 ngàn kệ, Đại Từ Phương Tiện Luận 5 ngàn kệ, Vô
Úy Luận 10 vạn kệ v.v... và, Thập Nhị Môn Luận và
Trung Luận là những tư tưởng tối thắng được đúc
kết cô đọng từ Vô Úy Luận.
Tư
tưởng chủ đạo của Bồ Tát Nàgàrjuna chính là tông
chỉ Bát Nhã mà chủ điểm thù thắng của nó là triệt
hủy mọi hữu kiến và không kiến nhằm hiển thị nhất
chân pháp giới, thường tịch chân không, vô trú ngại,
hiển chánh phá tà.
Luận
này đã được dịch từ tiếng Phạn sang Hoa ngữ bởi
ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập ở vào đời Diêu
Tần, theo thể kệ tụng và trường hàng, trong đó có
26 kệ tụng được in từ trang 159 đến 167 trong Đại Chánh
Tân tu số 1568.
Như
một cung cấp tài liệu cần thiết, chúng tôi cố gắng
chuyển dịch Thập Nhị Môn Luận này sang Việt ngữ từ
chữ Hán, với sự đối chiếu bản dịch Anh ngữ của
giáo sư HSUEH-LI CHENG thuộc phân khoa Nghiên Cứu Triết Học
và Tôn Giáo, University of Hawaii, và cho in phần tóm lược
lời nói đầu của ông về Thập Nhị Môn Luận để
giúp cho mọi giới có thêm một cái nhìn về tưởng
tối cực ưu thắng của Không Tánh.
Dĩ
nhiên như Bồ Tát Long Thọ đã tuyên bố “Giáo pháp
vô thượng của Như Lai không phải dễ dàng có thể thâm
nhập”, do vậy, rất mong các bậc thức giả hoan hỉ
bổ chính cho những điểm mà người dịch rất có thể
chưa chuyển dịch trọn vẹn ý lời của tác giả.
Cẩn
bút,
Thích
Viên Lý
(Dịch
xong vào ngày cuối đông 1996
tại
tu viện Bảo Pháp, PL 2540)
LỜI
MỞ ĐẦU CỦA DỊCH GIẢ
BẢN
DỊCH ANH NGỮ
Hsueh-Li
Cheng
Tóm
lược LỜI MỞ ĐẦU của dic̣h giả bản dịch từ Hoa
ngữ sang Anh ngữ, Giáo sư Hsueh-Li Cheng, thuộc phân khoa
Nghiên Cứu Triết Học và Tôn Giáo, University of Hawaii.
Tam
Luận Tông và Không Tánh
Chữ
không – chủ đề của Thập Nhị Môn Luận – có nhiều
cách sử dụng và nhiều ý nghĩa trong kinh sách của phái
Tam Luận Tông Trung Hoa, chẳng hạn như trong các sách Tam
Luận Huyền Nghĩa và Nhị Đế Nghĩa của Đại Sư Cát
Tàng, một người đã dày công nghiên cứu kinh sách của
Bồ Tát Long Thọ.
Do
chính nó thì chữ không chẳng có một ý nghĩa rõ
rệt mang tính khẳng định. Nhưng nó thường được
các môn đồ Tam Luận tông dùng để chỉ “sự thiếu
vắng cái gì đó.” Các Phật tử thuộc Tam Luận
Tông muốn nói rằng các pháp đều là không, hiểu theo
nghĩa chúng không có những tánh, tướng, và dụng đích
xác. Như Bồ Tát Long Thọ nói trong Thập Nhị Môn
Luận:
Chư
pháp đều là không. Tại sao?
Cả
hữu vi pháp lẫn vô vi pháp
đều
không có tướng gì.
Vì
chúng không có tướng
Nên
chúng đều là không.
Chữ
không cũng được dùng để “làm mất giá trị” các
pháp hoặc ý niệm. Người đời sử dụng những
ý niệm để mô tả “tánh” (nature) của vạn vật.
Nói rằng “chư pháp đều là không” là hàm ý rằng
các ý niệm hoặc phạm trù mà người ta dùng để
mô tả những kinh nghiệm đều là “trống rỗng.”
Thí dụ, khi biện luận rằng thực tại của sự vật
không thể bày tỏ bằng sự kết hợp của những ý
niệm, như “hữu” và “vô,” v.v..., Long Thọ nói: “Chư
pháp đều là không. Tại sao? Hữu và vô không
thể đạt được cùng một lúc và cũng không thể đạt
được vào những lúc khác nhau.”
Không
hoặc không tánh có khi được dùng để phủ định giá
trị cua sự vật và để nói lên sự vô thường của
chúng. Bởi vì những thứ chỉ là không thì vô
giá trị đáng để chúng ta từ bỏ. Vì vậy, thực
hiện không tánh tức là loại trừ những phiền não
và tai họa, như Đại Sư Cát Tàng của phái Tam Luận Tông
đã nói trong Tam Luận Huyền Nghĩa: “Tinh nghĩa giáo
lý về không tánh bao hàm sự diệt trừ tai họa.”
Khi
khiến cho tâm trở thành không có nghĩa là cải biến
cái tâm của mình. Hoặc không-tánh được coi là
một phương thuốc để “chữa bệnh cho tất cả chúng
sanh,” như ngài Cát Tàng đã nói trong Nhị Đế Nghĩa.
Các đại sư của phái Tam Luận coi không-tánh như một
thứ khí cụ để giúp con người giải thoát.