Chặt
cây, cuốc cỏ, khai mương, đào đất, có tướng tội báo
không?
Sư
đáp :
Không
thể nhất định nói là có tội hay không tội. Việc có tội
hay không tội là do nơi người đó. Nếu tham nhiễm tất cả
pháp có không, có tâm lấy bỏ, không thấu suốt nghĩa ba câu,
thì nói người này nhất định có tội. Nếu thấu suốt nghĩa
ba câu, tâm như hư không, cũng chẳng có cái nghĩ tưởng hư
không, thì người này nhất định là không tội. Lại nữa,
nếu tội đã tạo rồi mà nói là không thấy có tội thật
là vô lý. Nếu không tạo tội mà nói là có tội thì cũng
là vô lý. Như trong luật nói : "Người hôn mê giết người
và trong chiêm bao giết người còn không bị tội giết", huống
là sự truyền thừa của Thiền tông, chẳng trụ một pháp
nào, tâm như hư không, cũng không có tướng hư không, thì
tội đặt để ở chỗ nào?
* *
Xưa
nếu có nay thì nay cũng có xưa, nghĩa là ngày xưa có Phật
thì ngày nay cũng có Phật. Hiện tại nếu được một niệm
chẳng bị tất cả pháp có không quản nhiếp, thì thẳng đến
tận vị lai cũng được như vậy. Xưa cũng như nay, Phật chỉ
là người, người chỉ là Phật, cũng là chánh định, chẳng
cần đem định nhập định, chẳng cần đem thiền tưởng
thiền, chẳng cần đem Phật tìm Phật, như nói : "Pháp chẳng
cầu pháp, pháp chẳng đắc pháp, pháp chẳng hành pháp, pháp
chẳng thấy pháp, thì tự nhiên đắc pháp, chẳng nhờ đắc
để đắc thêm". Cho nên Bồ tát cần phải chánh niệm như
vầy : Đối với pháp rỗng không độc tồn, cũng không biết
cái pháp độc tồn, thì chí tánh tự như như, chẳng phải
do nhân làm ra, cũng gọi là thể kết, cũng gọi là thể tập,
chẳng phải là trí biết, chẳng phải là thức biết, bạch
chỗ suy lường, tột cái thể ngưng tịch, sự suy nghĩ dứt
hẳn như nước biển cạn sạch, sóng không còn sanh khởi nữa.
Cũng
nói : Như nước biển lớn không có gió mà lượn sóng lăn
tăn, bỗng biết lượn sóng lăn tăn ấy là cái biết thô trong
tế, quên cái biết nơi biết vẫn còn là cái tế trong tế.
Nói cảnh giới Phật là từ cái biết đầu tiên này sanh ra
tất cả tam muội, cũng gọi là đảnh tam muội, cũng gọi
là vua tam muội, cũng gọi là nhĩ-diệm-trí (trí sở tri), dùng
những tam muội này tưới trên đảnh đầu của các vị pháp
vương tử, khiến cho ở nơi tất cả cõi nước (sắc, thanh,
hương, vị, xúc, pháp) đều thành Đẳng Chánh Giác, khi ấy
trong ngoài thông đạt chẳng gì ngăn cách một sắc một trần,
một Phật một sắc, tất cả Phật tất cả sắc, tất cả
trần tất cả Phật, do đến tất cả sắc, thanh, hương, vị,
xúc, pháp, mỗi mỗi cùng khắp tất cả cõi nước cũng đều
như thế. Đây là thô trong tế, là cảnh giới thiện, trong
cảnh giới này kiến văn giác tri là tất cả thượng lưu,
xuất sanh nhập tử độ tất cả "có, không" cũng là thượng
lưu, Niết bàn cũng là thượng lưu, Vô Thượng Đạo, Vô Đẳng
Đẳng Chú cũng là thượng lưu.... Phàm sở thuyết của thượng
lưu là cái thuyết đệ nhất, ở trong các thuyết rất là
thâm sâu, không người nào có thể đến được. Nói chư Phật
hộ niệm nghĩa là khéo nói cái dụng thâm sâu quảng đại
của tất cả nước trong và đục nên mới được chư Phật
hộ niệm.
Kinh
nói : "Đi đứng nằm ngồi nếu được như thế, lúc ấy Ta
liền hiện thân thanh tịnh quang minh". Lại nói : "Như ngươi
thân bằng, ngữ bằng, Ta cũng bằng như thế, cho đến một
Phật sát (l) thanh, một Phật sát hương, một Phật sát vi,
một Phật sát xúc, một Phật sát sự, thảy đều như thế.
Từ đây lên đến thế giới Liên Hoa Tạng cao rộng thảy
đều như vậy".
Nếu
giữ lấy cái biết đầu tiên làm tri giải, gọi là đảnh
kết (phiền não cao tột), cũng gọi là đọa đảnh kết, là
căn bản của tất cả trần lai. Vô cớ tự sanh tri kiến gọi
là không dây mà tự trói. Tại sao vậy? Vì có sở tri nên
bị cái sở tri ấy ràng buộc trong tam giới. Lại nữa cái
biết đầu tiên nầy có thể làm tan tất cả cửa phiền não
trói buộc, Nhị thừa gọi là nhĩ-diệm-thức (thức sở tri),
cũng gọi là vi tế phiền não, hàng Nhị thừa biết được
lập tức dứt trừ. Đã dứt trừ xong, gọi là đem thần tánh
trở về cái hang không, cũng gọi là bị rượu tam muội làm
say, cũng gọi là bị ma giải thoát trói buộc. Thế giới thành
hoại, định lực Nhị thừa có thể duy trì, nhưng vẫn bị
lọt vào quốc độ khác mà chẳng hay biết, nên gọi là chỗ
hầm sâu giải thoát đáng sợ hãi. Còn hàng Bồ tát thì xa
lìa hết thảy.
GHI
CHÚ :
(l)
Một Phật sát : Một tam thiên đại thiên thế giới.
*
*
Sư
nói :
Phát
nguyện cầu vô thượng Niết Bàn còn là tà nguyện. Nơi thân
ngũ ấm của mình bị người mổ xẻ, không cảm thấy phiền
não, cũng không một niệm sanh tâm nhân ngã, nếu y trụ cái
không một niệm đó cho là phải, gọi là pháp trần cấu.
Người thập địa thoát chẳng được còn trôi vào sông sanh
tử, huống là những kẻ đuổi theo danh lợi, cống cao ngã
mạn, nói "ta được tất cả vô ngại", ấy chỉ là tự dối
thôi.
*
*
*
Sư
nói :
Tổ
Đạt Ma nói : "Tâm cho là có chỗ đúng ắt phải có chỗ sai".
Nếu
quý một vật thì bị một vật mê hoặc, nếu tin thì bị
tin mê hoặc, nếu không tin lại thành phỉ báng. Vậy chớ
nên quý chớ nên không quý, chớ nên tin chớ nên không tin.
*
*
*
Hỏi
:
Thế
nào là "hữu tình không Phật tánh" và "vô tình có Phật tánh"?
Sư
đáp :
Từ
người đến Phật là tình chấp thánh, từ người đến địa
ngục là tình chấp phàm. Như nay đối với hai cảnh phàm thánh
có tâm ái nhiễm thì gọi là "hữu tình không Phật tánh".
Còn như đối với hai cảnh phàm thánh và tất cả pháp có
không đều không có tâm lấy bỏ, cũng không có cả cái tri
giải về không lấy bỏ thì gọi là "vô tình có Phật tánh".
Do vì không bị tình chấp ràng buộc nên gọi là vô tình,
chứ không phải đồng với các loại vô tình như gỗ, đá,
hư không, hoa vàng, trúc biếc, mà cho là có Phật tánh. Nếu
nói vô tình có Phật tánh, tại sao trong kinh không thấy thọ
ký cho chúng thành Phật? Chỉ như hiện nay cái giác chiếu
soi không bị loài hữu tình ảnh hưởng mà biến đổi, nên
dụ như trúc biếc; tịch mà thường chiếu, sẵn sàng ứng
cơ, chẳng phải không biết thời tiết, thời tiết đến thì
hoa nở, nên dụ như hoa vàng.
Lại
nói : "Nếu bước lên nấc thang Phật là vô tình có Phật
tánh, còn chưa bước lên nấc thang Phật là hữu tình không
Phật tánh". Lúc chưa ngộ gọi là mẹ, ngộ rồi gọi là con,
cũng không có tri giải về ngộ và chưa ngộ gọi là mẹ con
đều mất.
*
*
*
Sư
nói :
Tất
cả ngôn giáo chỉ là trị bệnh. Vì bệnh chẳng đồng nên
thuốc cũng chẳng đồng, do đó có lúc nói có Phật, có lúc
nói không Phật, mục đích chính là trị bệnh. Bệnh nếu
được lành, mỗi lời đều là lời thật, nếu trị bệnh
không lành, mỗi lời đều là hư vọng. Cho lời thật là lời
hư vọng là vì sanh khởi kiến chấp, cho lời hư vọng là
lời thật là vì muốn đoạn dứt tưởng điên đảo của
chúng sanh. Kỳ thật bệnh vốn là hư vọng thì phải dùng
thuốc hư vọng để đối trị mà thôi.
*
*
*
Sư
nói :
Nơi
thánh địa học tập nhân phàm, là Phật vào trong chúng sanh
để dẫn dắt dạy bảo đồng loại. Cũng như vào đạo ngạ
quỷ cùng họ chịu khổ, mới có dịp thuyết Bát Nhã Ba La
Mật cho họ khiến họ phát tâm, nếu cứ ở thánh địa mãi
thì làm sao có dịp đến thuyết pháp cho họ. Phật vào các
loài chúng sanh làm ghe thuyền cho họ, cùng họ chịu khổ,
lao nhọc biết bao! Phật vào chỗ khổ cũng đồng như chúng
sanh chịu khổ, Phật chỉ là đi ở tự do chẳng đồng với
chúng sanh thôi. Phật chẳng phải hư không, chịu khổ đâu
thể không khổ, nếu nói không khổ là không đúng.
Bình
thường chớ nên nói Phật có thần thông tự tại hay không
tự tại. Người biết hổ thẹn thì không dám nói Phật là
hữu vi hay là vô vi, không dám nói Phật là tự do hay không
tự do. Ngoài sự tán thán phương thuốc hay, không được hiển
lộ sự tương đối. Kinh nói : "Nếu người đem Phật, Bồ
đề đặt bên chỗ đúng thì người ấy bị tội lớn". Cũng
nói : "Nếu ở trước người không biết Phật pháp mà nói
với họ như thế thì không lỗi". Thí dụ sữa bò vô lậu
hay trị bệnh hữu lậu, bò ấy không ở trên cao nguyên, không
ở dưới ẩm thấp, thì sữa bò này nên làm thuốc. Cao nguyên
dụ cho Phật, ẩm thấp dụ cho chúng sanh. Cũng như nói : "Thật
trí của Pháp Thân Như Lai biện tài vô ngại, đi ở tự tại,
bất sanh bất diệt, gọi là sáng, còn sanh lão bệnh tử, đau
khổ mọi thứ, gọi là tối, như ăn canh nấm trúng độc mà
chết ấy là tối. Nếu tiêu diệt dấu tích, sáng tối đều
lìa vô thủ vô y thì chẳng sáng chẳng tối".
Nói
Phật sanh nơi cung vua, lấy vợ Da Du Đà La, cho đến trải
qua tám giai đoạn thành Phật, ấy là sự vọng tưởng chấp
thật của hàng Thanh Văn và ngoại đạo. Tự tánh bất nhị,
chẳng một chẳng hai, người mắt sáng cần phải đủ hai
con mắt để chiếu soi, chiếu phá diệt hai đầu (tương đối).
Nếu chỉ có một con mắt thiên hướng một bên thì phải
bỏ mất bên kia. Người xưa nói : "Dù Công Đức Thiên, Hắc
Ám Nữ đi theo, người chủ có trí thì cả hai đều chẳng
nhận". Người học đạo nên tâm như hư không, sở học mới
được thành tựu.
Lục
Tổ nói : "Thiện ác đều chớ suy nghĩ".
Mã
Tổ nói : "Như người mê chẳng phân biệt phương được hướng".
Tăng
Triệu nói : "Bế tắc trí huệ thông minh, độc giác mênh mông".
Văn
Thù nói :
Vì
tâm đồng hư không
Kính
lễ vô sở quán
Kinh
điển rất thâm sâu