Phiên âm:
Nhất
địa cụ túc nhất thiết địa
Phi
sắc phi tâm phi hạnh nghiệp
Nhất
thiết số cú phi số cú
Dữ
ngô linh giác hà giao thiệp
Đàn
chỉ viên thành bát vạn môn
Sát
na diệt khước tam kỳ nghiệp
Dịch nghĩa:
*
Đất một cõi cùng với đất hằng hà sa cõi
Cõi
nhất chân, không sắc cũng không tâm
Cõi
như nhau, không CỰU LẠC, TA BÀ
Đất
một cõi là đất hằng hà sa cõi
*
Danh văn cú… vốn là danh ngôn giả đặt
Linh
giác ta nào có dính dáng chi!
Khảy
móng tay, tròn đủ tám vạn pháp môn tu
Trong
nháy mắt, dứt sạch A tăng kỳ nghiệp chướng
TRỰC CHỈ
ĐỊA có nghĩa là cõi, là
cảnh giới. Cảnh giới có loại cảnh giới vật chất, cụ
thể như những hành tinh, thiên thể mà các nhà thiên văn
học đang khám phá, đang tìm hiểu về sự cấu tạo, hình
thành. Cảnh giới nào có thể có sự sống, cảnh giới nào
không… Theo giáo lý Phật dạy, cảnh giới vật chất cụ
thể nầy nhiều lắm, phải dùng thứ ngôn từ vượt ngoài
tính đếm để nói: "Hằng hà sa số". Hằng hà sa
số đã nhiều vô lượng vô biên A tăng kỳ thế
giới"… Cái từ nghe như sâu xa hun hút và ngộp thở
ấy, nó nhiều biết chừng nào! Vậy mà, qua cái thấy của người
chứng đạo thì tất cả cõi hay cảnh giới đó, gộp lại
trong một từ PHÁP GIỚI. Rồi qua sự quán chiếu và tư duy,
người chứng đạo đánh giá: NHẤT CHÂN.
PHÁP GIỚI NHẤT CHÂN
Nghĩa là pháp giới cùng
chung một bản thể là CHÂN là NHƯ. Không cảnh giới nào
ngoài cảnh giới nào, không cảnh giới nào tốt hơn, quý hơn,
sướng hơn cảnh giới nào. Vì tất cả đều CHÂN NHƯ, cùng
một chất lượng CHÂN NHƯ giống nhau. Do vậy, dưới con mắt
tuệ của người chứng đạo:
"Nhất địa cụ túc
nhất thiết địa".
Ngoài "cảnh
giới" hay "cõi" cụ thể vật chất ấy, còn một
thứ "cảnh giới" một thứ cõi lòng, cái thứ
"cõi ở lòng" nầy nó tác động trực tiếp vào
cuộc sống của con người. Đây mới là cảnh giới đáng
kinh sợ, đáng quan tâm để tu học. Phật TÂM của ta vốn
trong sáng, thanh tịnh vốn có, tự thể của Tâm là thể thanh
tịnh, trong sáng. Nó là NHẤT CHÂN. Nó không có sầu muộn, ưu
tư, khổ vui… gì gì cả. Thế, nó cũng là một thứ:
PHÁP GIỚI NHẤT CHÂN
Vậy mà thực tế, có lúc
ta vui, lúc buồn, lúc tham lúc si, lúc không còn muốn sống,
thậm chí có người quyên sinh thật.
Thế vui khổ do con người.
Ta bà hay Cực lạc do con người.
Cảnh giới thanh tịnh an
lành đáng sống hay ô trọc khổ đau không muốn nhìn thấy
cõi đời… cũng do con người. TÂM con người thì TÂM ai cũng
như TÂM ai, đều là CHÂN NHƯ và cùng một bản thể NHẤT
CHÂN PHÁP GIỚI ở lòng ta đó chứ !
Thế là dưới mắt của
THIỀN GIA của người chứng đạo. Pháp giới ngoại cảnh hay
pháp giới nội tâm đều là:
NHẤT CHÂN PHÁP GIỚI
---o0o---
Thi
ca 32 | Mục
lục |
Thi
ca 34 |
---o0o---
|
Thư Mục Tác Giả |
---o0o---
Vi tính : Hoa Giác - Quảng Thức
Trình bày: Nhị Tường
Cập
nhật :
11-05-2002