TRỰC CHỈ
Giáo lý của đạo Phật có nhiều tư tưởng hệ:
Thông giáo, biệt giáo, đốn giáo, viên giáo
Có hệ giáo lý
khế cơ không khế lý. Có hệ giáo lý; khế lý không khế cơ.
Người thuyết pháp phải biết vận dụng "tứ tất đàn". Lúc
nào vận dụng "thế giới tất đàn". Lúc nào chỉ phải nói
"đệ nhất nghĩa tất đàn" mà không được vận dụng
Người nói pháp "đủ bản lĩnh" ứng cơ tiếp
vật. Người nghe pháp cũng phải thành thật mà nghe và phản quán,
tự đặt mình thuộc đối tượng nào? Thừa nào trong ngũ thừa?
Giáo nào trong ngũ giáo? Chủng tánh nào trong ngũ chủng tánh?
Khi thuyết về Đốn Giáo, pháp sư không nên vận dụng,
hạ thấp thành giáo lý "khế cơ" để đáp ứng cho sống
đông người. Giáo lý Đốn Giáo dành cho người "Đại
thừa", có chủng tánh Đại thừa nghe và tu học lợi ích rất
lớn. Tuy nhiên, pháp sư có thể bị công kích, phán đối, thậm chí
hủy báng
Nếu gặp trường hợp như thế, thì pháp sư hãy
"mời để thảo luận, trao đổi" hy vọng, cởi mở mối nghi
của riêng ai đó. Phần Pháp sư phải giữ lập trường:
"Viên đốn giáo vật nhân tình"
"Thuyết pháp Viên đốn phải là trực thuyết"
"Ai hoài nghi, mời tranh luận phân minh
"
Có lẽ tác giả Chứng Đạo Ca cũng đã nếm mùi cay
đắng trong những tháng năm" tiếp nhân xử sự" trong quá
trình hành đạo thuyết pháp rồi.
"Bất thị sơn tăng sính nhân ngã
Tu hành khủng lạc đoạn thường khanh
Không tự tôn, thầy núi để lòe đời
Chấp nhân ngã dễ rơi vào hố sâu Thường Đoạn".
Quả là lời thiết tha như khẩn khoản và "xuống
nước" vì sự nói thẳng về pháp Viên Đốn của mình. Tác giả
Chứng Đạo Ca nói rằng mình rất sợ sự tự cao, ngã mạn, vì hành
động đó dễ rớt vào Chấp Thường Đoạn. Điều mà tác giả
không dám làm và không bao giờ làm !
---o0o---
Thi
ca
43
| Mục
lục |
Thi
ca
45
|
---o0o---
|
Thư Mục Tác Giả |
---o0o---
Vi tính : Hoa Giác - Quảng Thức
Trình bày: Nhị Tường
Cập
nhật :
11-05-2002