Phiên âm:
Bốn
giác liễu Như Lai thiền
Lục
độ vạn hạnh thể trung viên
Mộng
lý minh minh hữu lục thú
Giác
hậu không không vô đại thiên
Dịch nghĩa:
Thoắt
chứng nhập NHƯ LAI thiền định
Vạn
hạnh tròn mà lục độ cũng châu viên
Còn
mộng mơ, thấy có sáu nẻo luân hồi
Khi
tỉnh thức, cõi Ta bà tìm không ra dấu vết
TRỰC CHỈ
Người tu hành, đến một lúc
nào đó có thể chợt tỉnh thức và khi tỉnh thức người ta có
khả năng thể nhập, đi sâu vào Như Lai Thiền. Như Lai Thiền là
thứ Thiền chỉ khi nào đền địa vị Như Lai mới có. Thể nhập
Như Lai Thiền đối với vạn pháp không cần tu mà vạn hạnh tự
nhiên đã sẵn đủ. Thể nhập Như Lai Thiền với lục độ không
cần hành mà hành một cách viên mãn rồi. Bởi vì Như Lai Thiền là
thứ Thiền viên mãn và siêu viên mãn nữa.
Vậy NHƯ LAI THIỀN là THIỀN như
thế nào?
Đáp: Như Lai Thiền là Thiền
kkhông cần ngồi, vì nó vượt cái cần thiết ngồi. Như Lai
Thiền không cần định tâm vắng lặng, vì nó vượt ngoài cái
cần thiết định tâm vắng lặng. Như Lai Thiền là thứ Thiền không
cần gia công dụng ý để thiền, mà thiền trong lúc đi, đứng,
nằm, ngồi và thiền ở mọi nơi chốn, ở mọi thời gian. Như Lai
Thiền là kết quả, là THIỀN RỔI tất cả tám muôn bốn ngàn
thứ thiền khác. Cho nên tỉnh thức và thể nhập Như Lai Thiền thì
không đức tốt, hạnh lành nào là không viên mãn.
Thành quả của Như Lai Thiền
được đúc kết qua các tiêu chuẩn như sau:
-
Thân vô thất
-
Khẩu vô thất
-
Ý vô thất
-
Nhất thiết thân nghiệp tùy
trí tuệ hành
-
Nhất thiết khẩu nghiệp tùy
trí tuệ hành
-
Nhất thiết ý nghiệp tùy
trí tuệ hành
-
Trí tuệ tri quá khứ vô
ngại
-
Trí tuệ tri hiện tại vô
ngại
-
Trí tuệ tri vị lai vô
ngại
-
Vô dị tưởng
-
Vô bất định tâm
-
Vô bất tri. Tri hỉ xả
-
Dục vô giảm
-
Niệm vô giảm
-
Định vô giảm
-
Tinh tấn vô giảm
-
Giải thoát vô giảm
-
Giải thoát tri kiến vô
giảm
Có ngần ấy tiêu chuẩn thì
những đức tốt, hạnh lành trên cõi đời này có cái thứ nào mà
còn thiếu! "Lục độ vạn hạnh thể trung viên", đối
với con người "Đốn giác liễu Như Lai Thiền" hẳn không
phải là thứ danh ngôn cường điệu.
Người đệ tử Phật có học
Phật thật, có ham tu thật và có hiểu kỹ về Phật, người ta không
thèm sợ sáu nẻo luân hồi như là: cảnh giới địa ngục, cảnh
giới ngạ quỷ, cảnh giới súc sanh, cảnh giới người, cảnh
giới A-tu-la và cảnh giới trời ở ngoại cảnh. Mà người ta
chỉ quan tâm "Lục Thú" ở nội tâm. Lục thú ở nội tâm
nó trực tiếp tác động hoành hành cuộc sống hiện tại của con
người. Đó mới là đáng lo sợ.
Không sợ sự luân hồi của
lục thú nội tâm mà chỉ lo sợ cho sự luân hồi lục thú ở
kiếp tương lai thì quả là con người giàu tưởng tượng!
"Chẳng khác chi người chưa làm giàu mà sợ ăn cướp. Chưa ăn
cướp mà lo sợ ở tù!".
Vấn đề "đại thiên thế
giới, cõi Ta bà" có hay không? Vấn đề "Tây phương Cực
lạc" không hay có? Đó là vấn đề người học Phật phải quán
triệt sâu sắc.
Y cứ nền giáo lý liễu nghĩa
thượng thừa và sử dụng tuệ nhãn mà nhìn vũ trụ vạn hữu
trong pháp giới mười phương, thì pháp giới chỉ có một. Pháp
giới "nhất chân" không có hai, không có pháp giới nào khác
với pháp giới nào. Pháp giới có cùng một bản thể "chân như"
y nhau. Vì "chân" cho nên không thể tiêu hoại cho mất đi.
Vì "như" cho nên không tăng bổ cho thêm nhiều. Vì "chân
như" cho nên mười phương pháp giới đồng một thể: Bất
sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Qua cái
thấy của tuệ nhãn, chỉ nói tuệ nhãn của người chủng tánh Đại
thừa thôi, pháp giới đã là "nhất chân" rồi. Do nghĩa đó,
người chứng đạo thấy rõ ràng.
"Còn
mộng mê, thấy có sáu nẻo luân hồi
Khi
tỉnh thức, cõi Ta bà tìm không ra dấu vết".
Người đệ tử Phật có chánh
niệm, có tư duy, có quán chiếu nội tâm sẽ thấy rõ cái chân lý
đó.
Kinh Hoa Nghiêm đức Phật dạy:
"Nếu
ai muốn biết rõ
Mười
phương Phật ba đời
Nên
quán chiếu thể tánh của Pháp giới
Hết
thảy do tâm mình kiến lập"
Do vậy:
"…
Còn mộng mê, thấy có sáu nẻo luân hồi
Khi
tỉnh thức, cõi Ta bà tìm không ra dấu vết".
---o0o---
Thi
ca 2 |
Mục
lục
|
Thi
ca 4 |
---o0o---
|
Thư Mục Tác Giả |
---o0o---
Vi tính : Hoa Giác - Quảng Thức
Trình bày: Nhị Tường
Cập
nhật :
11-05-2002