Asoka: Cuộc đời và sự nghiệp

của vua A-dục

Tuyển tập
---o0o--- 

02

Đại đế Asoka và sự nghiệp hoằng dương Phật pháp

Thích Quảng Đại biên soạn

 

Cuộc đời của Đại đế Asoka chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong công cuộc hoằng dương Phật pháp, thế nhưng tiểu sử, sự nghiệp cũng như hoàn cảnh xuất thế của ông từ xưa chưa được xác minh và công bố rộng rãi. Người viết bài này xin thu thập một số tư liệu để giới thiệu đôi nét về vị Hoàng đế lỗi lạc này, hầu giúp độc giả có được một cái nhìn xác đáng hơn về vai trò, vị trí của Asoka trong lịch sử phát triển Phật giáo.

I. Tiểu sử của Đại đế Asoka trước và sau khi tức vị:

Trước đây, khi các nhà khảo cổ chưa khai quật được những thánh tích và bia ký thì các nguồn sử liệu thường viết bị lệch về dòng dõi, năm sinh của Đức Phật cũng như của Asoka. Vì thế không xác nhận được rõ ràng về con người và thân thế của Đại đế cũng như sự nghiệp vĩ đại của người. Về sau, cách đây không lâu thì sự việc được sáng tỏ, bởi đã phát hiện, khai quật được những Thánh tích, bia ký do tự tay Đại đế Asoka khắc lên trên đá và bị vùi sâu vào lòng đất. Lấy những bút ký đó đem so sánh vào kinh luận thì có một số đồng nhưng cũng không tránh được chỗ dị biệt mà ranh giới không quá xa. Âu đó cũng chỉ là một trong những vấn đề quan trọng mà chúng ta tìm hiểu sau đây:

1. Thân thế:

Về niên đại xuất thế của Đại đế Asoka có nhiều nguồn sử liệu ghi chép khác nhau, nhưng đại khái là nằm trong khoảng thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Căn cứ vào pháp sắc trên bia đá lớn đã ghi rằng: "Các vua của năm vương quốc Hy Lạp tại vị cùng đồng một số năm là 261 BC hoặc trong khoảng 272 - 258 BC". Do đó quán đảnh lên ngôi trong khoảng 270 BC. Như vậy năm sanh cách đó không bao xa. Theo các tài liệu như: Tiểu sử Asoka, Asokava - dàna, Dviyavadanà hoặc Vamsathakàsinì thì cho rằng: Ông nội của Asoka là Chandragupta (Chiên-đà-la Cấp-đa), vị vua khai sáng vương triều Khổng Tước. Thân phụ người là Bindusara (Tân-đầu Sa-ra). Thân mẫu là bà Àsokàvadàna (A-dục Vi-đạt-na).

Triều đại Khổng Tước trị vì được ba đời, nhưng hưng thịnh và nổi bậc nhất là đến đời Asoka. Nhà vua lúc còn nhỏ tính tình rất cuồng bạo, tướng tá lại không khôi ngô nên không được vua cha yêu mến. Vả lại ngài là con thứ, là 1 trong 101 người con, thì làm sao được chiều chuộng như những hoàng tử khác? Thế nhưng Asoka có tài xuất chúng, thông minh và mưu mô hơn những hoàng tử kia.

2. Hoàn cảnh đất nước trước khi tức vị:

Vào đời ông nội của Asoka là Chandragupta đã nhiều lần đem quân dẹp những trận quấy nhiễu của Đại đế Alexander I và II ở nước Hy Lạp nằm về phía Tây Ấn. Đến đời thân phụ của người là Bindusara khéo léo trị vì, hòa hiệp thỏa thuận với vương quốc Hy Lạp, tạo thành nền văn minh phồn thịnh cho Ấn Độ đương thời. Thế nhưng, ở giữa vùng Bắc và Trung Ấn thường có những trận nhiễu loạn, vua Bindusara phải tuyển chọn những người thông minh tài giỏi trong hàng vương tử phong làm Thái thú để đi nhiếp loạn. Đồng thời, vùng Tây Ấn là một nơi có địa thế rất hiểm trở và quan trọng. Ở đấy có thành Ujjayant (Ô-xà-diễn-ni), các nước phương Tây hay dòm ngó đến, bởi nơi đây có một nền kinh tế tập trung, rất phong phú. Để chọn người ra đó coi sóc, Asoka được bổ nhiệm làm Thái thú ở Bắc Ấn và các vương tử đã phân bố bộ hạ cai trị thành Ujjayant. Việc đi dẹp loạn của Asoka do Bindusara sai đi nhằm mục đích là muốn để cho Asoka bị chết trong chiến trận. Thế nhưng Asoka đã bình định được quân phản loạn, quyền uy và tiếng tăm vang lừng.

Sau đó vài năm, Asoka được tin cấp báo là phụ vương bị bệnh nặng nên lập tức trở về Hoa Thị thành. Sau khi vua cha băng hà, người kế vị là con trai trưởng Susima vào năm 272 BC. Susima vì vụng về nhiếp chính nên khiến cho dân chúng nhiễu loạn ở Takkasìla, ở trong triều lại tranh nhau ngôi vị và kéo dài suốt bốn năm trường. Cuối cùng Asoka được thắng lợi. Đồng thời được sự giúp đỡ của Tể tướng Ràdhagypta cùng các nhân vật cao cấp trong triều đình, tất cả đã đồng tình suy cử Asoka lên ngôi. Lúc ấy vào năm 268 BC, sau Đức Thế Tôn nhập Niết-bàn 218 năm.

Lại có chỗ cho rằng Asoka trước khi lên ngôi đã giết tất cả 99 người anh em, và tính tình rất cuồng bạo. Khi lên ngôi xong, vẫn còn giết những vị đại thần và phụ nữ, xây dựng lao ngục, tàn hại nhân dân vô tội. Vì thế ông bị nhân dân mỉa mai đặt tên là Candasoka (A-dục bạo ác). Nhưng "Theo chương 4-5-6 của pháp sắc khắc trên vách đá lớn, chương 7 trong pháp sắc khắc trên trụ đá và trong pháp sắc của Hoàng hậu đều chép rằng: Thời gian vua Asoka trị vì còn có anh em, chị em. Cho nên những truyền thuyết trên có thể do đời sau nói quá". (Dẫn theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang, quyển I, tr. 23).

3. Asoka sau khi lên ngôi và gặp Phật pháp:

a/. Sau khi lên ngôi: Asoka lên ngôi trong vòng 9 năm, vì mục đích thống nhất toàn cõi Ấn Độ nên đem quân chinh phạt các nước lân cận như Kalinga thuộc nam Ấn Độ (nước này là một cường quốc, rất mạnh về kinh tế và quân sự) và các nước khác như Peshàwar, Pùri, Ganja, Thàna, Bhopal, Hyderabàd, Mysore, Bihàr, Afghanistan, Népal … Asoka đã chinh phục toàn bộ cõi Ấn. Nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, với sự đẫm máu này, Đại đế thấy ghê tởm chiến tranh. Nhà vua thấy cảnh chiến tranh như thế lấy làm buồn thảm và hối hận về thảm họa đó. Biết bao nhiêu người dân vô tội bị giết hại, cô nhi quả phụ phải bị tai ương. Vì thế Asoka quyết định bỏ vũ lực, không động đến binh đao nữa.

Cuộc chiến tranh kết thúc. Asoka đã thống nhất thiên hạ cõi Ấn và một nửa nước Đại Hạ, phía Nam Án-đạt-la, phía Đông đến bờ bi?n, dọc ngang mỗi chiều vài ngàn dặm, và lấy Hoa Thị thành làm thủ đô.

Bởi do hối hận cuộc chiến tranh đẫm máu, Asoka muốn được sám hối và ăn năn những tội lỗi đã gây ra. Vì thế nhà vua quyết định trở về quy y Phật đạo và trở thành một Phật tử. Do tâm thành sám hối những tội lỗi đã gây ra cũng như sự học hỏi Phật pháp được mở rộng, lòng tin Tam bảo ngày càng tăng trưởng, nên nhà vua rất nhiệt tình ủng hộ Phật pháp. Vào năm thứ 12 (sau khi tức vị) và trở về sau, Asoka ban bố nhiều sắc lệnh chấn hưng Phật giáo. Vua đã tự mình giữ gìn trai giới, bỏ sự săn bắn và ăn chơi xa xỉ, mà còn hạ lệnh cấm sát sanh, bảo hộ các sinh vật, tiết kiệm không phung phí, bỏ bớt xa hoa, thỉnh Tăng cúng dường, thuyết pháp và tu tập. Nhà vua tại vị được 41 năm, thọ 70 tuổi. Những sự nghiệp của Asoka đối với quốc gia Ấn Độ rất to lớn, nhưng đối với đạo Phật càng to lớn hơn, điều này được trình bày rõ về sau.

b/. Về năm tháng Asoka quy y Phật: Có nhiều thuyết nói khác nhau. Nhưng căn cứ vào chương 8 của pháp sắc được khắc trên đá lớn có ghi: "Quán đảnh lên ngôi hơn 10 năm thì đến với Tam Bồ-đề", nên biết vua trở thành Ưu-bà-tắc vào khoảng năm thứ 7 sau khi lên ngôi. Vì trong vòng ba năm đầu tuy đã quy y Tam bảo nhưng vua chưa dốc lòng tin Phật, sau đó mới thân cận chư tăng và trở thành người Phật tử nhiệt thành.

Từ khi trở về quy y Tam bảo, nhà vua đem tất cả khả năng của mình để phụng sự xã hội hầu chuộc lại tội lỗi ngày xưa. Vì thế Asoka đã thi hành chính sách cai trị thích hợp với quần chúng, bằng cách lồng giáo lý Đức Phật vào quốc chính, dốc hết tâm lực vào việc giáo dục xã hội, ban bố những điều lệ, những sắc lệnh rất phù hợp với nhân dân, giảm bớt những khắt khe cho nhân dân, lấy lòng dân làm lòng mình, dụng tinh thần bác ái ưa chuộng chân lý để đem lại sự bình an hạnh phúc cho nhân dân, đồng thời tôn trọng tự do tín ngưỡng, khéo léo hòa giải những sự xung đột của các giáo phái tôn giáo khác nhau, cấm những nghi lễ giả dối, cung cấp vật dụng cho dân nghèo. Asoka quả là một ông vua nhân từ, ít có trong lịch sử Ấn Độ. Ông là một vị vua có công rất lớn đối với nền hòa bình Ấn Độ thời bấy giờ.

II. Sự nghiệp Asoka đối với Phật giáo:

Ngoài những công cuộc cai trị đất nước, nhà vua còn tự mình xin thọ giới Ưu-bà-tắc, nghe pháp, lễ Phật, tu tập. Đặc biệt là đối với nền tảng chấn hưng Phật giáo, vua có những sự nghiệp lớn lao như sau:

1. Ban bố những sắc lệnh quan trọng:

Trong sự nghiệp chấn hưng Phật giáo, từ năm thứ 12 cho đến năm thứ 39, gần 28 năm nhà vua thường ban bố những sắc lệnh rất quan trọng để chấn hưng Phật giáo. Những sắc lệnh được khắc trên các bia đá, hang núi và các trụ đá rải rác nhiều nơi trên cõi Ấn Độ được phát kiến bởi các nhà khảo cổ gần đây. Những sắc lệnh này là những mốc lịch sử quý báu cho các Sử gia cũng như sự tồn tại của Phật giáo ngày hôm nay, đồng thời để biết được Phật giáo thời bấy giờ ảnh hưởng đến giới vua chúa, thế lực trong xã hội như thế nào; điển hình là các trụ đá ở vườn Lâm-tỳ-ni (Lumpinivattu) và các bia ký, vách núi khác.

Những lời lẽ pháp sắc được khắc trên trụ đá, những bản văn khắc trên bia ký cũng như vách núi phần nhiều ăn khớp với những dữ kiện ghi trong Đại sử và Đảo sử của Tích Lan. Niên đại của những bản khắc văn này vào khoảng năm 250 BC. Văn tự này là một thứ tiếng địa phương, gần với tiếng Pàli và Sankrit. Hiện nay phát hiện có năm loại vách đá lớn, bảy loại vách đá nhỏ, mười trụ đá, bài minh khắc trong hang đá và bảng đá … Theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang, trong mười trụ đá được phát hiện có sáu trụ cao từ 10 - 13m, kích cỡ không đồng nhau, trên mặt trụ có khắc những pháp sắc của Asoka. Nội dung nói về việc tôn trọng Phật pháp, khuyên làm việc lành, đoạn trừ các điều ác, cấm sát sanh và làm những việc phước lợi nhân từ bình đẳng … Đặc biệt, trên trụ đá có khắc sự tích của Asoka … Còn bốn trụ đá kia chiều cao khoảng 7, 5m, ghi lên những việc đích thân vua Asoka đảnh lễ các Phật tích và các pháp sắc khác, như cấm phá hòa hiệp Tăng … Ngoài những trụ đá còn có rất nhiều pháp sắc được khắc trên vách đá lớn, nhỏ khác nhau và trải rộng khắp Ấn Độ. Trên những bài minh có ghi tên của Asoka cũng như "Thiên Ái Thiện Kiến" - niên đại của Asoka. Trong đó đa số những pháp sắc trên đá nhỏ thì lấy tên Asoka, còn các loại pháp sắc khác đều lấy tên niên hiệu là Thiên Ái Thiện Kiến.

Nói chung, nội dung được khắc lên đá là những lời đúng với lời dạy của Đức Phật cũng như lịch sử của Ngài, đồng thời trong đó cũng có khắc lên ý nghĩa phục vụ mục tiêu chính trị dựa trên nền tảng giáo lý Phật-đà để cai trị nhân dân. Thực hiện chính sách khoan dung độ lượng với nhân dân trên tinh thần Phật giáo.

2. Truyền bá đạo Phật:

Asoka năm thứ 13 - 14, nhà vua đã phái các nhà truyền đạo, các bậc chánh pháp đại quan đi truyền bá giáo pháp khắp toàn cõi Ấn và ra nước ngoài như Hy Lạp, Ai Cập, Siria, các nước châu Phi và Viễn đông, các địa phương phương Đông, bờ biển Địa Trung Hải, các nước phương Bắc, Nam. Đặc biệt là Asoka cho con trai của mình là Mahinda xuất gia và truyền đạo tại Tích Lan. Có thuyết viết, sau khi kết tập kinh điển lần thứ ba xong, Mahinda đem cả Tam tạng Thánh điển Pàli qua Tích Lan truyền giáo, và Mahinda là người dày công xây dựng nền móng cho Thượng tọa bộ Nam phương Phật giáo.

3. Từ thiện xã hội:

Công việc từ thiện là một công việc được nhà vua rất chú trọng đến. Asoka đã ban hành những sắc lệnh như: Trồng các loại cây thảo dược để trị bệnh cho nhân dân, đào giếng nước để cung cấp nguồn nước cho mọi người sinh hoạt, bố thí các vật dụng cho những người nghèo đói. Đặc biệt, nhà vua đã ra sắc lệnh tổ chức các "Thí liệu viện" nhằm cung ứng cho việc trị bệnh và có nơi chốn cho những kẻ già yếu, hoạn nạn, tật nguyền. Ngoài ra còn ban hành sắc lệnh cho quan và dân mở hội "Thí vô già". Hàng năm thường cúng dường các bậc Phạm hạnh, đồng thời đem giáo lý Phật-đà dạy dỗ cho dân chúng, phổ cập trong xã hội bằng những hình thức như thực hành năm giới tại gia, sống tri túc, hòa giải và an lạc. Điều đáng chú trọng là đích thân nhà vua trai giới, khuyên mọi người không nên sát sanh, dạy mọi người biết sống theo nếp sống văn hóa, tôn trọng lẫn nhau, kính trọng những người già cả, cha mẹ anh em, thương yêu kẻ tàn tật, tôi tớ, và khuyến khích làm việc thiện.

Qua đó cho chúng ta thấy rằng, con người Asoka là một con người thấm nhuần chánh pháp, và là một vị vua có tâm Bồ-tát vì lợi ích cho muôn dân, tấm lòng khoan dung không chút hẹp hòi. Có như vậy mới thật là xứng đáng với địa vị của một ông vua Phật tử. Công lao gầy dựng nền hòa bình an lạc của xã hội Ấn Độ thời bấy giờ thật là lớn lao mà lịch sử không thể lãng quên được.

4. Asoka chiêm bái Phật tích:

Ngoài những công việc chính trị cũng như Phật sự ra, Asoka còn dành thời gian để chiêm bái các Thánh địa - Phật tích. Người đã thỉnh các bậc Cao tăng Thạc đức thuyết pháp nhằm đáp ứng sở hành tu tập cho mọi người. Đặc biệt Asoka đến chiêm bái Tứ Động Tâm - nơi di tích của bậc Đại giác đã để lại, đến đâu vua ra lệnh khắc bia đá để làm dấu ấn đến đó. Nhờ những dấu tích bia ký truyền lại cho đến ngày nay mà Phật giáo nói chung và Phật giáo Ấn Độ nói riêng có nơi y cứ một cách chính xác và thuận tiện cho việc lưu truyền, tạo niềm tin vào chánh pháp được rộng rãi và dễ dàng hơn. Tại Bồ-đề đạo tràng, Asoka cho dựng những trụ đá lớn, trên đầu trụ còn có khắc chạm hình sư tử. Nghệ thuật điêu khắc trên những đầu trụ đá rất tinh xảo, cho đến ngày hôm nay giới điêu khắc cũng phải kính phục.

Hơn nữa, Đại đế Asoka còn cho xây dựng nhiều tự viện, bảo tháp để tôn thờ xá-lợi của Phật. Theo Kinh A-dục Vương quyển 1 nói: "Vua nhờ Tỳ-kheo Hải mà biết việc Phật huyền ký, bèn đến thành Vương Xá lấy bốn thăng xá-lợi do vua A-xà-thế chôn. Lại lấy hết xá-lợi chôn ở sáu chỗ khác (sáu chỗ này có lẽ là nằm quanh vùng thuộc thành Vương Xá hay thuộc các thành khác chưa được rõ), rồi làm 84.000 cái hộp báu, mỗi hộp bỏ một viên xá-lợi. Lại làm 84.000 chiếc bình báu, 84.000 cái lọng báu, 84.000 xấp lụa và xây 84.000 ngôi tháp để tôn thờ". Việc này chúng ta có thể xác nhận rằng đây là việc làm có thật; bởi vì Asoka là một vị Hoàng đế đem hết tâm lực để vào việc hoằng truyền Phật pháp. Công lao của Asoka đóng góp vào nền văn hóa Ấn Độ, đặc biệt là đối với nền văn hóa Phật giáo là vô cùng lớn lao. Thế nhưng cho đến ngày hôm nay, những ngôi tháp này trải qua thời gian dài bị mai một, hầu như không còn nữa. Vả lại, trong giai đoạn Phật giáo đang diễn ra sự phân chia bộ phái, Asoka đã làm chấm dứt được sự phân hóa trong nội bộ Phật giáo, đồng thời ông được giới Phật giáo ghi nhớ nh?t là việc kết tập kinh điển lần thứ ba mà sau đây chúng ta tìm hiểu đến.

5. Kết tập kinh điển lần thứ ba:

Trong lúc Phật giáo bắt đầu có sự phân hóa để đáp ứng việc phát triển nên không tránh khỏi những bất đồng trong nội bộ về một số kinh luận. Đại đế Asoka đã góp công chỉnh đốn lại một phần nào. Tương truyền Asoka đã làm chấm dứt tình trạng phân hóa của 60.000 tăng sĩ tại chùa Asoka đã kéo dài 7 năm. Trước tiên, nhà vua ra lệnh chư tăng tại chùa làm lễ Bố tát chung. Asoka đã cử các đại thần trong triều đ?n tại chùa để đốc thúc việc thi hành vương lệnh. Thế nhưng các vị Thượng tọa trưởng lão ở đây không chịu hành lễ chung cùng với đại chúng vì cho đó là tà giáo ngoại đạo. Điều này cho ta thấy, đây là nền tảng phân phái chia rẽ thành Bộ phái về sau.

Sau khi có một số vị Cao tăng bị chết oan, nhà vua đích thân đến chùa để xem xét việc này. Asoka đã hỏi chư tăng do đâu mà có sự cố này, và tội lỗi này có phải do nhà vua gây ra không? Trước ý kiến bất đồng của chư tăng không thể phân định được, Asoka sai sứ triệu thỉnh ngài Moggaliputtatisa (Mục-liên-đế-tu tôn giả), bấy giờ đang ẩn tu tại núi Ahoganga. Ngài từ chối, nhưng do sự khẩn thiết thưa thỉnh đến lần thứ ba nên Ngài đã nhận lời. Ngài hạ sơn, xuôi theo dòng sông Hằng đến thành Hoa Thị. Qua những nghi vấn của Asoka, ngài Moggaliputta đã trả lời: "Không có tội lỗi nếu không có ác tâm trong khi hành động". Nhờ đây mà Asoka gột sạch được những nghi ngờ cũng như hối hận. Nhân đó nhà vua ra lệnh mở đại hội kết tập kinh điển tại Hoa Thị thành kéo dài suốt 9 tháng.

Đại hội kết tập được sự chủ tọa của ngài Moggaliputta, Asoka ngồi sau một bức rèm chắn để nghe chư tăng trình bày về các điểm sai khác trong giáo pháp. Đồng thời nêu lên 62 kiến chấp của ngoại đạo mà Đức Phật đã nêu và lên án trong Kinh Phạm Võng. Nhà vua nghe xong, phân biệt được đâu là chánh, đâu là tà, là chơn, là ngụy. Từ đó Asoka ra lệnh trục xuất một số Tăng sĩ vốn là ngoại đạo đội lốt để phá hoại ra khỏi giáo đoàn, buộc họ trở về đời sống cư sĩ. Lệnh này được khắc vào văn ở Kiều-thưởng-di vào năm 26 và 27 niên hiệu Asoka trị vì.

Sau khi thanh lọc xong, nhà vua cầu thỉnh ngài Moggaliputta chọn lấy 1000 vị thông hiểu Tam tạng thánh điển để kết tập lại kinh điển. Có lẽ tạng Luận được ghi đầu tiên là vào dịp này, và cũng có thể do Moggaliputta là tác giả bộ luận có tên "Sách Luận" hay "Thuyết Sự" nhằm bài xích các tà thuyết.

Đại hội kết tập kinh điển này lấy tên là "Hoa Thị thành kết tập" và được ghi chép vào khoảng cách 236 năm sau Phật Niết-bàn, tức là năm 250 trước Công nguyên, nhằm vào năm thứ 18 niên hiệu Thiên Ái Thiện Kiến. Đại hội kết tập lại năm bộ Nikàya và một số kinh luận khác.

III. Nhận định:

1. Asoka, cương vị một người lãnh đạo đối với đất nước:

Ngài Huyền Trang đã nhận xét sau khi tham cứu các sử liệu đáng tin cậy, Ngài viết: "Chính cảnh đau thương, tàn hại của cuộc chiến Kalinga đã đánh thức Đại đế Asoka ra khỏi giấc mơ quyền lực, quay về với chánh pháp. Đấy là giọt nước mắt cuối cùng tràn đầy ly nước tỉnh giác". Đúng thế, sau khi lên làm vua, Asoka quay về đường chánh, quy y Tam bảo, nên đã áp dụng triệt để giáo lý Phật-đà vào việc cai trị đất nước. Ông đã lấy lòng nhân từ làm chính yếu và việc thưởng phạt được phân minh, khuyến khích giúp đỡ dân chúng, dùng chánh nghĩa để loại bỏ ác nghiệp. Việc đối đãi vua tôi và thần dân không phân biệt giai cấp hay chủng tộc, tín ngưỡng. Asoka đã gầy dựng cho xã hội Ấn Độ một nền tảng hòa bình, hạnh phúc, ấm no. Công lao ấy thật là lớn lao mà lịch sử đã khẳng định.

2. Trách nhiệm của một Phật tử đối với đạo pháp:

Như trên đã trình bày, sau khi quay về với chánh pháp, quy y Tam bảo, thọ trì Ưu-bà-tắc giới, tu tập giới định tuệ, nhà vua đồng thời là một Phật tử rất nhiệt thành, dốc hết tâm lực để hoằng dương chánh pháp, đó là công việc lớn lao nhất mà Đại đế đã nhận lãnh và hoàn thành trách nhiệm một cách tốt đẹp (điều này đã được chứng minh qua việc khắc ghi những pháp sắc trên những trụ đá, hang đá, bia ký … làm mốc lịch sử cho Phật giáo), đồng thời kết tập kinh điển, truyền bá giáo pháp phổ cập nhân gian. Đặc biệt là phái người ra nước ngoài để truyền bá Phật pháp, làm cho ngôi nhà Phật pháp được lan rộng ra cho đến ngày hôm nay mang tính toàn cầu. Sáng kiến truyền bá Phật pháp này rất quả cảm và trí tuệ.

3. Những thành tựu của Asoka:

Asoka đã xây dựng một đất nước được thành công trên mọi lãnh vực như chính trị, xã hội, giáo dục, văn hóa. Ông đã kiến tạo một xã hội yên bình an lạc và đem lại lợi ích rất thiết thực cho nhân dân như chiến dịch trồng cây, cung cấp nước sạch, xây dựng và bảo vệ môi sinh, sự sống của hữu tình. Điều này trên bia ký của Đại đế vẫn còn nghe rất thân thiết đối với thời đại cũng như nền văn minh hiện tại. Chủ trương tôn trọng tín ngưỡng dân gian, khoan dung, bất bạo động vẫn mãi mãi là những nét đẹp của văn hóa loài người.

Thành công xuất sắc nhất là việc truyền bá mạng mạch Phật pháp bằng những dòng bia ký, kết tập kinh điển … Đại đế đã cho xây dựng Phật tích, dựng những trụ đá khắc ghi dấu ấn của sự hiện diện ngôi Tam bảo tại thế gian, làm an lạc hạnh phúc cho cuộc đời. Hình thức tín ngưỡng Phật pháp từ đây được phát triển. Tam tạng thánh điển còn được giữ lại tại Tích Lan cho đến ngày hôm nay. Đây là nguồn văn hóa lớn lao của nhân loại đã một thời làm hưng thịnh tại xứ Ấn, chủ trương giới thiệu chánh pháp, chánh trí, chánh hạnh và thống nhất các dị biệt giữa 18 bộ phái Phật giáo vì an lạc hạnh phúc cho đời.

Đại đế Asoka đã từ giã cõi Ấn suốt cả 23 thế kỷ trôi qua mà cuộc đời và sự nghiệp vẫn còn sáng mãi ở trần gian. Đó là thành quả lớn nhất của Asoka đã đóng góp cho đời lẫn đạo mà trang sử không bao giờ lãng quên được. Đúng như lời người xưa đã tán thán:

"Mỗi bước chân là một bản đạo ca hùng tráng,
Mỗi bước chân là một trang sử oai hùng,
Mỗi bước chân làm chấn động khắp non sông,
Mỗi bước chân làm lợi ích muôn loài trên hoàn vũ".

 

 

Tài liệu tham khảo:

- Từ Điển Phật Học Huệ Quang.
- Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ (HT. Thanh Kiểm).
- Sử Phật giáo Ấn Độ (tài liệu dạy các trường CBPH Đồng Nai - Đại Tòng Lâm do Giáo thọ Thích Giải Quảng biên soạn).
- Một số tài liệu khác.

 

--- o0o ---

Mục Lục ] [ 01] [02] [03] [04] [05] [06]

--- o0o ---

Source: http://www.buddhanet.net/

Cập nhật ngày: 01-6-2004

Trình bày: Nhị Tường

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

neu ban that su muon binh yen day la chia khoa å æžœ 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 阿彌陀經教材 BÃi tứ Lửa 原子电负性的影响因素 lãå giÒi tháºn 忏悔 dục lòng từ bi và vấn đề công lý 佛教中华文化 å œæ Nằm 一日禅修 æµæŸçåŒçŽ 否卦 ห เดกก 心经 Bệnh loãng xương không chỉ gặp ở nữ Táo chúng Ï nga à TP å žå æ メス 禅の旋 藥師琉璃光如來本願功德經 Người Sài Gòn nô nức đi ăn chay 一息十念 phan tich ngu uan vo nga 教师节的对联 Vu lan nhớ má cung thuc tap phat phap de gia dinh duoc hanh phuc Nhận xử 禅と世界文化のオンライン講座 å æžœå žå¾ 佛语不杀生 บทความบรรยายธรรม 地藏十轮经 佛教书籍优惠券 thực làm thế nào để không trở thành nạn Lễ tưởng niệm húy nhật Đức sóc