.

 

NHỮNG TRUYỆN DUYÊN KHỞI

TRONG LUT BÍ-SÔ-NI

 

Lược thuật: Giác Tuệ

Hiệu đính: Thích Đỗng Minh

Chú thích: Tâm Nhãn

 

--- o0o ---

 

Phần 3

 

CÙNG BÍ-SÔ CHẲNG PHẢI THÂN QUYẾN GIẶT Y CŨ

 

Khi Bồ-tát từ cõi trời Ðổ Sử giáng hạ, thác sanh vào nhà vua Tịnh Phạn, nơi thành Kiếp-tỷ-la, thì bấy giờ tiếng đồn vang khắp bốn phương là dòng họ Thích sanh ra thái tử.

Kiếp-tỷ-lalà chỗ tiên nhân ở, cạnh sông Phần Diêm, bên núi tuyết. Cách đó không xa, có tiên nhân Bà-la-môn tên là A Tư Ðà, rất giỏi nghề xem tướng. Nhà vua mời đến xem tướng, và tiên đoán rằng: “Thái tử nếu ở nhà thì sẽ làm Chuyển luân vương1, cảm hóa được tứ thiên hạ. Khi làm Ðại thánh chủ thì bảy báu đầy đủ, gồm những xe quý, voi quý, ngựa quý, ngọc quý, con gái quý, thần chủ kho quý, thần chủ binh quý, thiên tử viên mãn, có đại oai lực, dũng mãnh vô song, có đủ khả năng hàng phục oán địch. Hết cả đại địa này, cùng tận cả bốn biển không có đạo tặc, cũng không có hình thức trị phạt tàn ác. Vua dùng pháp trị, mọi người sống trong yên ổn. Còn nếu thái tử xuất gia, cạo bỏ râu tóc, dùng tâm chánh tín, từ nhà đến chỗ chẳng phải nhà, thì sẽ được thành Phật, Ứng cúng Chánh biến tri, tiếng đồn vang khắp mười phương, thường hay hoằng hóa tế độ muôn loài”.

Bấy giờ, tất cả các vị đại vương các nước, thảy đều nghe biết thái tử Thích Ca sinh nơi núi tuyết... cho đến việc sẽ thường hoằng hóa tế độ muôn loài, vị nào cũng tự nghĩ: “Nay ta nên đến thừa sự thái tử, sau này sẽ nhận được phước lộc”. Họ lại nghĩ: “Nay ta không có duyên để được thấy thái tử, nếu ta thừa sự vua Tịnh Phạn, tức là thừa sự tự thân thái tử vậy”.

Bấy giờ, các quốc vương đều sai sứ giả mang thư thần phục (quốc tín) đến chỗ vua Tịnh Phạn. Sau khi Bồ-tát được nuôi dưỡng nơi thâm cung, và theo thời gian tuổi đã lớn khôn, nhờ mọi sự tiếp xúc, thái tử đã nhìn thấy được lão, bệnh, tử, nên ôm lòng buồn lo. Thái tử bèn vào trong rừng, tìm nơi vắng lặng, vất bỏ mọi việc người đời. Bấy giờ, nghe việc này rồi, tất cả đều tự nghĩ: “Sở dĩ ta thần phục vua Tịnh Phạn là vì chủ ý thừa sự thái tử, nhưng nay thái tử đã vào rừng, mong cầu sự xuất ly, vậy thì tại sao ta phải làm việc phí công này ?”. Do vậy, các sứ giả được triệu hồi và các thứ thần phục đều được thủ tiêu, đoạn tuyệt.

Bấy giờ, đại vương Thắng Quang nước Kiều Tất La cùng các nước lân cận vua Tịnh Phạn, tuy tín vật không còn nữa, nhưng sứ thần vẫn còn qua lại, thường vẫn sai sứ đến thăm hỏi, và vị sứ được sai là đại thần trong nước, tên là Mật Hộ.

Bấy giờ, Mật Hộ đến chỗ vua Tịnh Phạn luận bàn việc nước xong, trở về nhà đại thần Ô Ðà Di tạm nghỉ. Khi vua Tịnh Phạn sai sứ đến thăm hỏi vua Thắng Quang, thì đại thần Ô Ðà Di là người được sai đi. Khi Ô Ðà Di đến thành Thất-la-phạt, yết kiến vua Thắng Quang, sau khi luận bàn mọi việc với nhà vua xong, thì cũng trở về nhà đại thần Mật Hộ tạm nghỉ. Mật Hộ có người vợ tên là Cấp Ða, nhan sắc đẹp đẽ dễ thương, ai cũng ưa nhìn. Ô Ðà Di cùng với Cấp Ða lén làm việc phi pháp. Mật Hộ nghe biết vợ mình cùng Ô Ðà Di lén làm việc giao mật, liền tự nghĩ: “Hai kẻ ác này sẽ bị đoạn mạng”. Sau đó lại nghĩ: “Nếu ta giết họ, thì sẽ tạo ra mọi sự sợ hãi, làm nhiễu loạn vương thành. Tại sao phải vì tội lỗi của người đàn bà mà giết Bà-la-môn?!”. Nghĩ như vậy rồi, liền bỏ qua mọi việc.

Sau đó một thời gian, Mật Hộ lâm bệnh, mạng chung. Vì Mật Hộ không có con, nên vua Thắng Quang tịch thu tài sản, nhập vào kho của nhà vua. Ô Ðà Di nghe sự việc như vậy, liền nghĩ: “Ta hiện còn đây, tại sao để cho Cấp Ða không có nơi nương tựa?”Nghĩ như vậy rồi, trong đêm đó, Ô Ðà Di đắn đo mọi điều lợi hại, sáng ngày liền đến chỗ nhà vua Tịnh Phạn, tâu như sau:

- Nhà vua cùng vua Thắng Quang, biên giới của hai nước giáp nhau, hiện đang có việc bất ổn như vậy, nhà vua nên sai sứ đến nước kia trù tính, nếu không thăm hỏi, thì chúng ta sẽ chiêu lấy tai họa.

Vua Tịnh Phạn liền bảo rằng:

- Nếu vậy, thì khanh nên làm sứ giả đến đó thương lượng.

Ô Ðà Di liền đến thành Thất-la-phạt. Vừa đến nơi, liền nghĩ: “Nay ta nên đến yết kiến đại vương trước, hay nên đến gặp vị đại thần của nhà vua trước?”. Nghĩ như vậy rồi, liền cân nhắc: “Theo cách làm việc, đúng lý thì phải liên hệ từ cấp dưới lên đến cấp trên”. Ô Ðà Di liền đi đến chỗ vị đại thần, trình bày ý kiến của mình:

- Tôi muốn tâu với nhà vua, để cùng Cấp Ða chung sống. May mắn thay, ông có thể giúp tôi điều đó.

Vị đại thần của vua Thắng Quang nghe xong, mặc nhiên hứa khả.

Bấy giờ, Ô Ðà Di đến chỗ vua Thắng Quang, cùng nhau luận bàn mọi việc nước xong, liền tâu với nhà vua rằng:

- May mắn thay, đại vương cho tôi chỗ tạm nghỉ.

Nhà vua nói:

- Trước đây ông đến, tạm nghỉ ở nơi nào?

Ô Ðà Di trả lời:

- Trước đây tôi đến, thì tạm nghỉ nơi nhà của Mật Hộ.

Nhà vua nói:

- Hôm nay cũng đến đó mà tạm nghỉ.

Ô Ðà Di tâu:

- Mật Hộ qua đời rồi.

Nhà vua nói:

- Chủ nhà tuy đã chết, nhà đâu có chết !

Ô Ðà Di tâu:

- Nhà tuy không chết, mà sản nghiệp đều không.

Nhà vua ra lệnh cho vị đại thần, tìm nơi tạm nghỉ cho Ô Ðà Di. Vị đại thần tâu:

- Không có chỗ nào để ông ta đình trú, song trước đây ông ta cùng với Cấp Ða đã giao thông, bản ý của đương sự là nhân việc này, muốn tâu cùng nhà vua điều đó. Nhà vua xét thấy, nếu có thể được thì chấp thuận ý kiến người này, tức là đã thỏa mãn những yêu cầu của vua Tịnh Phạn vậy.

Vua Thắng Quang liền bảo sứ giả mời Ô Ðà Di đến, và bảo:

- Này Ô Ðà Di, thật sự ta không biết, ông cùng Cấp Ða trước đã có giao mật. Nay ta thuận cho Cấp Ða làm vợ ông. Nhà cửa và tài vật, tất cả đều được ta cung cấp.

Bấy giờ, Ô Ðà Di bái tạ ra về. Cấp Ða nghe Ô Ðà Di đến nhà, bà ta liền ra tận cửa ngõ đón chào, và lớn tiếng khóc kể. Ô Ðà Di vừa đến cửa, liền hỏi Cấp Ða rằng:

- Tại sao khóc kể ?

Cấp Ða mếu máo bảo:

- Phu chủ khả ái của em đã qua đời. Nay anh nỡ nào lại cũng bỏ em ?!

Ô Ðà Di nói:

- Anh vốn vì em nên nay đến đây. Anh đã tâu với nhà vua rồi. Em và tài sản của nhà em, đều được nhà vua ban cho anh. Em muốn ở đây hay về thành Kiếp-tỷ-la?

Cấp Ða tự nghĩ: “Nếu ta về Kiếp-tỷ-la, thì người vợ Bà-la-môn của ông ta đâu để ta sống. Nay ta nên ở lại nhà này”.

Như vậy, lúc bấy giờ, Ô Ðà Di một cảnh hai quê: một tại Kiếp-tỷ-la, một tại Thất-la-phạt.

Bấy giờ, trong vòng sáu năm, Bồ-tát sống không có bất cứ vật sở hữu nào, ngoài việc tu khổ hạnh. Sau khi Bồ-tát tự xét lại, nên đã tùy ý thọ nhận những đồ ăn thức uống vi diệu, rồi lấy bơ thoa khắp thân thể, dùng nước ấm tắm rửa.

Bồ-tát lại đến tụ lạc Thắng Quân, chỗ hai người nữ chăn bò, một tên là Hoan Hỷ, một tên là Hoan Hỷ Lực, thọ nhận mười sáu bội cháo sữa, ăn một bữa ăn vừa đủ no. Bồ-tát lại đến chỗ nam tử Thiện Hạnh, lấy cỏ cát-tường.

Bấy giờ, Hắc Long Vương thấy thế, tỏ lời khen ngợi. Sau đó, Bồ-tát hướng về gốc cây Bồ-đề, tự tay kết cỏ ngay ngắn, rồi tréo chân ngồi đoan thân chánh ý, tâm nghĩ miệng nói: “Nếu các lậu hoặc của ta mà không đoạn hết, thì quyết không rời khỏi chỗ này”.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn đã hàng phục ba mươi sáu ức quân binh ma rồi, các lậu đều đoạn tận, chứng Nhất thiết trí. Trong thời gian vừa rời chỗ ngồi, Ngài đã nhận lời thỉnh mời của Phạm vương, đến Ba La Nê Tư, ba phen chuyển mười hai hành pháp luân, độ năm Bí-sô, cùng những người đi theo năm Bí-sô ấy xong, liền đi đến rừng Bạch-điệp2, độ sáu mươi Hiền bộ3, khiến họ trụ vào Kiến-đế.

Thế Tôn lại đến tụ lạc Thắng Quân, độ hai người nữ chăn bò, cùng khiến họ được vào Kiến-đế.

Ngài lại đến bên rừng Ô-lô-tần-loa4, độ một ngàn ngoại đạo xuất gia thọ Cận viên.

Thế Tôn lại đến đỉnh núi Già-da5 hiện thần biến, giáo hóa ba lần, khiến những người được giáo hóa đều trụ vào Niết-bàn an ổn. Và lại đến Trượng Lâm6 giáo hóa quốc vương Ma-kiệt-đà là vua Tần-tỳ-bà-la, giúp ông được trụ vào Kiến-đế

Ngài lại độ luôn tám mươi trăm ngàn Thiên chúng, vô lượng trăm ngàn Bà-la-môn nước Ma-kiệt-đà.v.v...

Kế đến, Ngài đến nơi thành Vương-xá, nhận tinh xá Trúc Lâm, và cho Thân tử, Mục Liên xuất gia thọ Cận viên.

Kế đến, Thế Tôn đến thành Thất-la-phạt nhận rừng Thệ-đa, vườn trưởng giả Cấp-cô-độc7.

Kế đến, Ngài đến Kiều-tát-la, nói kinh Thiếu Niên, khiến vua Thắng Quang được Kiến-đế, rồi đến rừng Thệ-đa.

Bấy giờ, vua Thắng Quang sai sứ mang thư đến chỗ vua Tịnh Phạn, thưa:

- Tâu đại vương, nay nhà vua được sự khánh hỷ: thái tử đã chứng Vô thượng chánh giác, cũng khiến cho loài hữu tình đồng hưởng cam lồ. Hiện nay thái tử ở tại rừng Thệ-đa.

Vua Tịnh Phạn nghe tin này rồi, lấy tay chống má, lòng ôm nỗi lo, than rằng:

- Trước đây, khi Nhất Thế Nghĩa Thành thái tử tu khổ hạnh, ta thường sai sứ đến thăm hỏi sức khỏe, để sứ giả trở về báo cáo chỗ ở của thái tử cho ta, nhưng mãi đến nay, các sứ giả ấy vẫn không một người nào trở về. Nay lại được tin thái tử đã đến rừng Thệ-đa, việc ấy thế nào ?

Bấy giờ, đại thần Ô Ðà Di hiện có mặt chỗ nhà vua, thấy vậy, liền tâu với đại vương:

- Tại sao đại vương chống tay vào má, trông có vẻ ưu tư lo lắng vậy ?

Nhà vua nói:

- Hiện tại, làm sao ta không thể không ưu lo được. Trước kia, khi thái tử Nhất Thế Nghĩa Thành tu khổ hạnh, ta thường sai sứ đến thăm hỏi, để rồi trở về báo cáo cho ta biết chỗ ở của thái tử, nhưng mãi cho đến nay, không một sứ giả nào trở về. Nay lại có tin: thái tử Nhất Thế Nghĩa Thành đã chứng Vô thượng chánh giác, và cũng đã khiến cho các loài hữu tình đồng hưởng cam lồ. Hiện nay, thái tử đến nơi rừng Thệ-đa, làm sao ta không ưu lo được ?!

Ô Ðà Di liền tâu:

- Nếu như vậy, thần xin làm sứ giả đến đó để tìm hiểu tin tức, rồi về tâu lên vua.

Nhà vua nói:

- E rằng, khanh đến đó rồi cũng ở lại luôn không về.

Ô Ðà Di liền tâu:

- Phụng mệnh đại vương, đâu dám không về !

Bấy giờ, vua Tịnh Phạn tự tay viết thư:

“Từ sau khi thọ thai

Nuôi lớn đối Thế Tôn

Lửa phiền não luôn cháy

Thường cầu cây tối thắng

Nay đã được thành Phật

Ðồ chúng đông vô biên

Mọi người nhận an lạc

Chỉ tôi chưa trừ khổ”.

Viết và đóng ấn xong, giao cho Ô Ðà Di. Ô Ðà Di mang sắc thư của nhà vua đến thành Thất-la-phạt, dâng lên đức Thế Tôn. Ðức Thế Tôn nhận thư rồi, tự tay mở ra đọc. Ô Ðà Di bạch Thế Tôn rằng:

- Ðức Thế Tôn có thể về thành Kiếp-tỷ-lađược không ?

Ðức Phật nói:

- Này Ô Ðà Di, ta cùng ngươi đi !

Bấy giờ, Ô Ðà Di nhớ lại, xưa kia, lúc thái tử vượt thành xuất gia, phụ vương từng gọi về mà đã không về, cho nên lại bạch với đức Phật:

- Thế nào đức Thế Tôn cũng không chịu về. Nay con có đủ sức lực để yểm trợ cho Ngài về.

Ðức Thế Tôn nghe nói như vậy, liền nói kệ để trả lời Ô Ðà Di:

- Lưới ái sanh tử nếu trừ hết

Mới thật không cần người dẫn đường

Oai lực Thế Tôn không xiết kể

Bằng cách nào để ông được đi ?

Lưới ái sanh tử nếu trừ hết

Mới thật không cần người dẫn đường

Cảnh giới Thế Tôn không xiết kể

Bằng cách nào để ông được đi ?

Lúc bấy giờ, Ô Ðà Di nghe đức Phật nói bài kệ rồi, đảnh lễ sát chân Phật, và bạch:

- Kính bạch đức Thế Tôn, con muốn về cung để tâu cho phụ vương biết.

Ðức Phật bảo Ô Ðà Di:

- Vì Phật làm sứ giả, lý không nên như vậy.

Ô Ðà Di bạch Phật:

- Kính bạch đức Thế Tôn, vì Phật làm sứ giả, việc đó là thế nào ?

Ðức Phật bảo Ô Ðà Di:

- Phàm người xuất gia mới là sứ giả của Phật.

Ô Ðà Di thưa:

- Con nguyện xuất gia ! Nhưng cần phải về, để báo cáo cho đại vương Tịnh Phạn đã. Nay con cần phải đi !

Ðức Phật dạy:

- Ðợi xuất gia rồi mới báo cáo.

Ô Ðà Di nói:

- Hay thay ! Nay con xin xuất gia !

Ðức Phật dạy:

- Trong thời gian đức Thế Tôn còn làm Bồ-tát, sanh vào bất cứ chỗ nào, đối với hai thầy, cha mẹ cùng hạng người tôn trọng, như pháp dạy bảo, thì chưa từng trái ngược. Vì nhân duyên này, nên lời nói của ta không bao giờ sai trái.

Lúc ấy, Ô Ðà Di thưa:

- Kính bạch đức Thế Tôn, nay con xin xuất gia.

Ðức Phật bảo ngài Xá Lợi Tử:

- Ông cho Ô Ðà Di xuất gia, khiến cho ông ấy đêm trường tăm tối hằng được lợi ích.

Ngài Xá Lợi Tử vâng lời Phật dạy, liền cho Ô Ðà Di xuất gia, thọ luôn Cụ túc. Những pháp thực hành cần thiết, đều dạy cho biết. Ô Ðà Di thọ giáo giới rồi, kính lễ ngài Xá Lợi Tử xong, đến chỗ đức Thế Tôn, kính lễ sát chân Phật, và bạch:

- Bạch đức Thế Tôn, nay con đã xuất gia.

Ðức Phật dạy:

- Nay ông có thể đi về được rồi, song đừng vội vàng vào vương cung. Khi đến cửa vương cung, nên dừng lại, báo tin rằng: “Bí-sô Thích Ca hiện đang đứng ngoài cửa”. Nếu gọi vào thì nên theo đó mà vào. Nếu người trong cung có hỏi: “Có Bí-sô Thích Ca khác cùng đến hay không ?”, thì nên trả lời “Có”. Nếu họ hỏi: “Thái tử Nhất Thế Nghĩa Thành cũng với hình dáng như vậy phải không ?”, thì cũng trả lời là: “Cũng hình dáng như vậy”. Ông không nên ngủ trong vương cung. Nếu hỏi: “Thái tử Nhất Thế Nghĩa Thành có ngủ trong vương cung hay không ?”, thì trả lời là: “Không ngủ”. Nếu hỏi: “Vậy thì ngủ ở đâu ?”, thì trả lời là: “Hoặc A-lan-nhã, hay là Tỳ-ha-la”. Nếu hỏi: “Thái tử Nhất Thế Nghĩa Thành muốn đến đây hay không ?”, thì

trả lời là: “Muốn đến”. Nếu hỏi: “Khi nào đến?”, thì trả lời là: “Sau bảy ngày mới đến đây”.

Khi Ô Ðà Di kính lễ đức Phật rồi ra đi, thì bấy giờ, đức Thế Tôn dùng thần lực gia bị, giúp Ô Ðà Di trong khoảnh khắc đã đến thành Kiếp-tỷ-la, đứng ngoài cửa vương cung báo cáo với người giữ cửa rằng:

- Vì tôi, tâu với nhà vua: “Bí-sô Thích tử nay đang ở ngoài cửa”.

Người giữ cửa hỏi:

- Có các Bí-sô Thích Ca khác hay không?

Ô Ðà Di trả lời:

- Có.

Người giữ cửa liền vào tâu với vua:

- Bí-sô Thích Ca đến, đang ở ngoài cửa, được phép vào hay không ?

Nhà vua bảo:

- Gọi vào, để ta xem Bí-sô Thích Ca hình dạng thế nào !

Người giữ cửa dẫn vào. Khi đến chỗ nhà vua, vua nhận biết nhan sắc tướng mạo, liền hỏi:

- Này Ô Ðà Di, hiện nay ông đã xuất gia rồi à?

Ô Ðà Di thưa:

- Tôi đã xuất gia.

Nhà vua bèn hỏi:

- Thái tử Nhất Thế Nghĩa Thành cũng sống với hình dạng như vậy chăng ?

Ô Ðà Di trả lời:

- Kính tâu đại vương, thái tử cũng giống hình dạng như vậy.

Do vô thỉ kiếp ân ái sâu nặng, nên vua Tịnh Phạn vừa nghe nói như vậy, liền ngất xỉu, ngã người xuống đất, phải dùng nước lạnh để cấp cứu, giây lâu mới tỉnh lại. Vừa từ đất đứng dậy, vua liền hỏi Ô Ðà Di:

- Thái tử Nhất Thế Nghĩa Thành có ý muốn về đây hay không ?

Thưa rằng:

- Thái tử có ý muốn về.

Hỏi:

- Khi nào về ?

Thưa:

- Sau bảy ngày nữa mới về đến đây.

Nhà vua liền ra lệnh cho các đại thần:

- Thái tử Nhất Thế Nghĩa Thành sau bảy ngày nữa sẽ trở về lại quê nhà, các khanh cần phải sửa sang trang trí hoàng thành, chỉnh trang đường sá. Mọi người trong cung nội cũng phải lau quét sạch sẽ, vì thái tử sắp đến.

Ô Ðà Di thưa:

- Ðức Thế Tôn không ở trong vương thất và cung nội đâu !

Nhà vua hỏi:

- Như vậy thì tạm ở nơi nào ?

Ô Ðà Di thưa:

-Hoặc A-lan-nhã hay Tỳ-ha-la8

Nhà vua bảo các đại thần:

-Các khanh nên đến nơi A-lan-nhã, rừng Khuất-lộ-đà9, tạo lập một trú xứ gồm mười sáu đại viện, mỗi viện gồm có sáu mươi phòng, cũng giống như rừng Thệ-đa.

Bấy giờ, các đại thần phụng mệnh nhà vua, đến nơi A-lan-nhã, rừng Khuất-lộ-đà, xây dựng mười sáu đại viện, mỗi đại viện gồm có sáu mươi phòng. Giáo lệnh của đại vương liền được chấp hành ngay. Các hàng trời, người vượt trội, đã hết lòng với sự việc, định lực tương ưng, ý niệm trọn thành.

Trong thành này, mọi ngã tư, đường hẻm đều được trang hoàng sạch sẽ, nước hương chiên-đàn được rưới khắp, chỗ nào cũng có mùi thơm đặc thù, treo các bức lụa thêu, dựng lập tràng phan, hương hoa rải khắp, thật là hấp dẫn, như vườn của Ðế Thích Hoan Hỷ. Bấy giờ, mọi người đều một lòng khát ngưỡng, trông ngóng đức Thế Tôn.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn ở nơi rừng Thệ-đa, ra lệnh cho tôn giả Ðại Mục Liên:

- Nay ông nên đến bảo hết các Bí-sô rằng: Như Lai muốn đến thành Kiếp-tỷ-la. Cụ thọ nào muốn trực tiếp nhìn thấy cuộc gặp gỡ giữa cha con, thì nên chuẩn bị y bát.

Ðại Mục Liên vâng lời Phật dạy, bảo các Bí-sô:

- Này các cụ thọ, đức Thế Tôn muốn đến thành Kiếp-tỷ-la, cụ thọ nào muốn thấy cuộc gặp gỡ giữa cha con, thì chuẩn bị y bát để đi theo đức Thế Tôn.

Các Bí-sô nghe xong, liền đến để cùng đi với đức Phật. Bấy giờ, đức Thế Tôn tự điều phục, nên mọi điều phục vây quanh, tự tịch tịnh nên mọi tịch tịnh vây quanh, tự giải thoát nên mọi giải thoát vây quanh, tự an ổn nên an ổn vây quanh, tự khéo tùy thuận nên mọi tùy thuận vây quanh, tự ly dục nên mọi ly dục vây quanh, tự A-la-hán nên A-la-hán vây quanh, tự đoan nghiêm nên mọi đoan nghiêm vây quanh. Như rừng chiên-đàn, chiên đàn vây quanh; như voi chúa, voi con vây quanh; như sư tử chúa, sư tử vây quanh; như trâu chúa, các trâu vây quanh; như ngỗng chúa, các ngỗng vây quanh; như Diệu sí vương, diệu sí điểu vây quanh; như Bà-la-môn, học đồ vây quanh; như đại y, con bệnh vây quanh; như đại quân tướng, binh chúng vây quanh; như thầy dẫn đường, lữ hành vây quanh; như thương chủ, thương khách vây quanh; như đại trưởng giả, nhơn chúng vây quanh; như các quốc vương, đại thần vây quanh; như trời trăng, các sao vây quanh; như bánh xe mặt trời, muôn ngàn ánh sáng vây quanh; như Trì Quốc thiên vương, Càn-thát-bà vây quanh; như Tăng Trưởng thiên vương, Cưu-bàn-trà vây quanh; như Xú Mục thiên vương, long chúng vây quanh; như Ða Văn thiên vương, chúng Dược xoa vây quanh; như Tịnh Diệu vương, chúng A-tu-la vây quanh; như Ðế Thích, tam thập tam thiên vây quanh; như Phạm thiên vương, chúng Phạm vây quanh.

Giống như biển lớn an ổn, vắng lặng, như đám mây lớn mịt mù bao phủ, như con voi con khép nép trước sự cuồng say, điều phục các căn, oai nghi tịch tịnh, ba mươi hai tướng trang sức, tám mươi vẻ đẹp tự nghiêm thân. Một tầm ánh sáng chiếu soi hơn ngàn mặt trời. Bước đi thong thả nhẹ nhàng như bảo sơn di chuyển. Mười lực, Tứ vô sở úy, an trụ trong Ðại bi tam niệm. Vô lượng công đức thảy đều viên mãn.

Các đại Thanh văn gồm có: tôn giả A Thận Nhã Kiều Trần Như, tôn giả Cao Thắng, tôn giả Bà Sắc Ba, tôn giả Ðại Danh, tôn giả Vô Diệt, tôn giả Xá Lợi Tử, tôn giả Ðại Mục Liên, tôn giả Ca Diếp Ba, tôn giả Danh Xưng, tôn giả Viên Mãn.v.v... Các đại Thanh văn và bao nhiêu người khác đều đến Kiếp-tỷ-la, tuần tự theo thứ lớp đi đến sông Lô Tử Ða. Bấy giờ, các Bí-sô, hoặc có vị đang rửa chân tay, hoặc đang xỉa răng, hoặc đang lọc nước, hoặc đang tắm.

Vào lúc bấy giờ, nơi thành Kiếp-tỷ-la, tất cả mọi người, khi nghe thái tử Nhất Thế Nghĩa Thành sắp đến, thảy đều hoan hỷ, chen nhau chạy đến rừng Quật Lộ Ða. Bấy giờ, vua Tịnh Phạn sử dụng một khu đất rộng, thiết lập chỗ ngồi đợi thái tử đến.

Bấy giờ, lại có vô lượng trăm ngàn dân chúng vân tập, hoặc có kẻ nhờ thiện căn đời trước, cùng nhau kỉnh giác; hoặc có người lòng sanh hỷ lạc, khởi ý niệm như vầy: “Cha lễ con, hay con bái cha ?”.

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn liền tự nghĩ: “Nếu ta đi bộ vào thành, thì con cháu dòng họ Thích Ca đều khởi lòng kiêu mạn, cùng nhau sanh tâm bất tín, và sẽ bàn tán như vầy: ‘ Thái tử Nhất Thế Nghĩa Thành đã bị mất mát quá nhiều. Ngày xưa được trăm ngàn thiên chúng đi theo sau trong không trung, vòng quanh thành Kiếp-tỷ-la. Hôm nay đã đạt được Vô thượng diệu trí, mà lại đi bộ về nhà ’. Muốn khiến cho mọi người chấm dứt tâm khinh mạn, ta nên dùng thần biến vào thành Kiếp-tỷ-la ”.

Bấy giờ, đức Thế Tôn theo tâm đã nghĩ, nhập Tam-ma-địa, khi đã vào cảnh định, biến khỏi chỗ ngồi. Ngài cùng các Bí-sô hiện hình giữa hư không, như mặt trăng tròn đầy, cùng nhau vây quanh, như con nga vương xòe cánh tung bay, trong bốn oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, đều hiện thần biến đầy đủ.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn từ cửa Ðông vào định hỏa quang, hiện nhiều ngọn lửa xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, màu pha-lê; hoặc hiện thần biến: trên thân tuôn ra nước, dưới thân tuôn ra lửa; hoặc trên thân tuôn ra lửa, dưới thân tuôn ra nước. Hướng Ðông như vậy, Nam, Tây, Bắc, các phương khác cũng lại như vậy. Kế đến, Ngài thu nhiếp thần thông lại, ở trong hư không cao bảy cây Ða-la10, trong lúc ấy các Bí-sô chỉ cao sáu cây Ða-la. Thế Tôn cao sáu cây, thì các Bí-sô cao năm cây. Phật năm thì chúng bốn, Phật bốn thì chúng ba, Phật ba thì chúng hai, Phật hai thì chúng một, Phật một thì chúng bằng sáu người, Phật sáu thì chúng năm, Phật năm thì chúng bốn, Phật bốn thì chúng ba, Phật ba thì chúng hai, Phật hai thì chúng một, Phật một thì chúng liền ở trên mặt đất. Ðức Thế Tôn đi trên mặt đất cao lớn hơn một người đi trên hư không, cùng với vô lượng trăm ngàn vô số đại chúng người, trời vây quanh, đến thành Kiếp-tỷ-la.

Bấy giờ, nhà vua Tịnh Phạn gặp đức Phật, đầu diện lễ túc, nói kệ:

 Khi Phật mới sinh thì trời đất động

Cây Thiệm-bộ11 bóng không lìa thân

Lần thứ ba, nay lễ viên trí

Hàng phục oán ma thành chánh giác.

Bấy giờ, mọi người trong họ Thích và quần chúng thấy vua Tịnh Phạn lễ sát chân đức Phật, lòng sanh bất nhẫn, cùng nhau xướng lên rằng:

- Tại sao người cha tôn kính lại lễ sát chân người con ?!

Vua Tịnh Phạn bảo các Thích tử và Thích nữ rằng:

- Các ngươi không nên nói như vậy. Chính ngày Bồ-tát mới sanh, đại địa chấn động, phát ra ánh sáng rộng lớn, chiếu khắp cả thế giới. Màu sắc của ánh sáng đó, vượt quá cõi trời thứ ba mươi ba. Trong thế giới hắc ám, chỗ mà oai quang của mặt trời, mặt trăng không chiếu đến được, thì ngay lúc ấy cũng đều sáng rực. Loài hữu tình từ lâu sống nơi đó, nhờ ánh sáng chiếu soi, mà họ đã được thấy nhau. Họ nói với nhau rằng: “Thì ra các bạn hữu tình cũng đã sống nơi đây !”. Bấy giờ, tôi thấy việc hy hữu như thế, đã kính lễ sát chân Phật. Lại nữa, Bồ-tát đã từng đến nơi đồng ruộng, quan sát các sản nghiệp, tréo chân ngồi dưới cây Thiệm-bộ, viễn ly dục giới và pháp ác bất thiện. Có tầm, có từ, đạt được định hỷ lạc, vào sơ tịnh lự (sơ thiền). Lúc ấy đã quá ngọ, bao nhiêu bóng cây đều ngã về hướng Ðông, chỉ trừ cây Thiệm-bộ, độc nhất bóng không di chuyển, dùng che mát thân Bồ-tát. Lúc ấy, tôi thấy được việc hy hữu như vậy, lại kính lễ sát chân đức Thế Tôn.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn ở trong chúng Bí-sô và mọi người cùng đến nơi tòa an tọa. Vua Tịnh Phạn lại kính lễ sát chân Phật. Ðây là lần thứ ba kính lễ sát chân đức Thế Tôn.

Bấy giờ, mọi người trong dòng họ Thích, ở rừng Khuất-lộ-đà thù thắng, trải bày chỗ ngồi tốt đẹp và dâng phẩm vật cúng dường, chờ đợi đức Thế Tôn và chúng Bí-sô.

Khi đức Thế Tôn đến nơi rừng kia, đến chỗ ngồi an tọa trước mọi người rồi, vua Tịnh Phạn liền dùng tất cả những thứ vi diệu thù thắng trên đời để cúng dường. Cúng dường Phật và Tăng xong, bấy giờ vua Tịnh Phạn, vua Bạch Phạn, vua Hộc Phạn, vua Cam Lồ Phạn cùng trăm ngàn dân chúng kính lễ sát chân đức Phật, rồi ngồi qua một bên. Có một số người chỉ chắp tay, lại có một số người từ xa trông đến đức Thế Tôn im lặng ngồi.

Bấy giờ, vua Tịnh Phạn liền dùng kệ hỏi đức Phật:

Xưa Phật ở vương cung

Ra đi bằng xe cộ

Sao nay với hai chân

Ði khắp trong gai sỏi ?!

Ðức Thế Tôn trả lời:

Tôi dùng thần túc thông

Tự tại nương hư không

Ði khắp hết đại địa

Phiền não, chân không tổn.

Nhà vua lại hỏi:

Ngày xưa mặc mỏng, nhẹ

Dung sắc nhiều tia sáng

Nay mặc đồ thô xấu

Làm sao kham nhẫn được ?

Ðức Thế Tôn trả lời:

Tàm quý là thượng phục

Ðắp mặc rất đoan nghiêm

Người thấy sanh lòng vui

Im lặng chốn rừng già.

Nhà vua lại hỏi:

-Xưa ăn thức ăn ngon

Ðể đầy cả mâm vàng

Nay ăn đồ hành khất

Làm sao được no lòng ?

Ðức Thế Tôn trả lời:

- Tôi ăn pháp vi diệu

Vị cùng định tương ưng

Trừ bỏ tham ăn uống

Vì thương nên mới thọ.

Nhà vua lại hỏi:

- Xưa ở nơi lầu đẹp

Tùy thời được tự an

So với trong rừng núi

Làm sao không sợ sệt ?

Ðức Thế Tôn trả lời:

- Tôi đoạn gốc rễ sợ

Phiền não đều trừ hết

Tuy ở trong rừng già

Dứt sạch các lo sợ.

Nhà vua lại hỏi:

- Xưa ở trong vương cung

Tắm rửa bằng nước thơm

Nay ở trong rừng già

Mâu Ni tắm bằng gì ?

Ðức Phật trả lời:

- Ao pháp nước công đức

Trong sạch người thích ưa

Người trí tắm trong đó

Rửa sạch các bụi trần.

Nhà vua lại hỏi:

- Ngày xưa ở trong cung

Bình vàng rót nước tắm

So với nơi sông ao

Ðồ gì dùng để rót ?

Ðức Thế Tôn trả lời:

- Tôi tắm nước giới tịnh

Dùng diệu pháp để rót

Người trí cùng khen phục

Làm sạch thân tâm nhớp.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn dùng kệ vi diệu trả lời cho vua Tịnh Phạn rồi, kế đến quan sát giới tánh sai biệt, cùng ý muốn khác nhau của mọi người. Ngài dùng pháp tương ứng với căn cơ của họ mà nói. Số người nghe pháp gồm có: vua Bạch Phạn, vua Hộc Phạn, vua Cam Lồ Phạn và trăm ngàn dân chúng khác đồng nghe diệu pháp, đặng quả Dự-lưu, hoặc đặng quả Nhất-lai, hoặc đặng quả Bất-hoàn, hoặc có người xuất gia đoạn các phiền não, chứng quả A-la-hán, hoặc phát tâm Ðộc giác Bồ-đề, hoặc có người phát khởi tâm Vô thượng Bồ-đề. Ngoài ra, đều khiến cho họ quy y Tam bảo, trụ trong chánh tín.

Bấy giờ, vua Tịnh Phạn vì tình cảm vui mừng quá độ, cho nên chưa được Kiến đế. Vua Tịnh Phạn và mọi người kính lễ sát chân đức Phật, rồi cung kính cáo lui. Trong đêm đó, vua Tịnh Phạn tự nghĩ: “Chỉ có một mình con của ta mới có oai đức như vậy. Ngoài ra không ai có được”.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn biết tâm niệm của vua Tịnh Phạn, nên muốn hàng phục tâm kiêu mạn của tôn thân. Trời vừa sáng, Phật bảo Ðại Mục Kiền Liên:

- Ông nên quán sát dũ lòng thương đối với phụ vương ta.

Mục Liên bạch Phật:

- Con xin vâng lời đức Thế Tôn.

Mục Liên đắp y mang bát đến chỗ vua Tịnh Phạn. Nhà vua thấy tôn giả, liền cất tiếng chào: “Thiện tai”, và đón mời ngồi. Mục Liên liền như ý nghĩ, nhập Tam-ma-địa. Vào định rồi, ẩn thân nơi chỗ ngồi, vụt hiện lên không trung. Trước hết, nơi phương Ðông, hiện đại thần biến: vào định hỏa quang, hiện các ngọn lửa màu xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, màu phả-chi-ca (pha-lê), trên thân tuôn ra nước, dưới thân tuôn ra lửa; trên thân tuôn ra lửa, dưới thân tuôn ra nước. Ðối với phương Nam, Tây, Bắc cũng lại như vậy. Kế đến, tôn giả thu nhiếp thần thông, hiện lại chỗ ngồi. Bấy giờ vua Tịnh Phạn bạch với Ðại Mục Liên:

- Ðệ tử đức Thế Tôn đều có đủ đại oai đức như tôn giả hết hay chăng ?

Ðại Mục Liên vì phụ vương nói kệ:

- Các đệ tử Mâu Ni

Ðều có đại oai đức

Tam minh và lục thông

 Không vị nào không có.

Bấy giờ, vua Tịnh Phạn lại nghĩ: “Không phải chỉ có con ta mới có đại oai đức, mà bao nhiêu vị khác cũng có. Như vậy, Bí-sô đều là Ðại oai lực”. Tất cả tâm kiêu mạn trước kia, nay đều được trừ sạch. Nhà vua lại nghĩ: “Hiện tại, đức Thế Tôn chỉ có loài người cúng dường, không thấy có chư thiên”. Ðại Mục Liên biết nhà vua đã nghĩ gì, liền nói:

- Nay tôi muốn trở lại chỗ đức Thế Tôn.

Nhà vua thưa:

- Tùy ý.

Bấy giờ, vua Tịnh Phạn cùng muốn đến chỗ đức Phật. Ðức Thế Tôn biết ý niệm của phụ vương, nên nơi rừng Khuất-lộ-đàtự nhiên hóa thành phả-chi-ca. Khi nhà vua muốn đi vào từ cửa Ðông, thì người giữ cửa báo cáo:

- Ðại vương chớ vào.

Nhà vua hỏi:

- Với ý gì ?

Người giữ cửa báo cáo:

- Ðức Phật hiện đang nói pháp riêng cho các hàng chư thiên.

Nhà vua hỏi người giữ cửa:

- Này hiền thủ, ông là người gì ?

Người giữ cửa trả lời:

- Thưa đại vương, tôi là Ðông phương Trì Quốc thiên vương.

Nhà vua liền đến cửa phía Nam, với ý muốn vào gặp đức Thế Tôn. Người giữ cửa thưa:

- Ðại vương chớ vào.

Nhà vua hỏi:

- Tại sao ?

Người giữ cửa thưa:

- Ðức Phật hiện đang nói pháp riêng cho các hàng chư thiên.

Nhà vua hỏi người giữ cửa:

- Này hiền thủ, ông là người gì ?

Người giữ cửa trả lời:

- Tôi là Nam phương Tăng Trưởng thiên vương.

Nhà vua lại đến cửa phía Tây, muốn vào yết kiến đức Thế Tôn, người giữ cửa lại thưa:

- Ðại vương chớ vào !

Nhà vua hỏi:

- Tại sao ?

Người giữ cửa đáp:

- Ðức Phật hiện đang nói pháp cho các hàng chư thiên.

Nhà vua hỏi người giữ cửa:

- Này hiền thủ, ông là người gì ?

Người giữ cửa thưa:

- Tôi là Tây phương Quảng Mục thiên vương.

Nhà vua lại đến cửa phía Bắc, muốn vào yết kiến đức Thế Tôn, người giữ cửa cũng thưa:

- Nhà vua chớ vào !

Nhà vua hỏi:

- Tại sao ?

Người giữ cửa thưa:

- Ðức Phật hiện đang nói pháp riêng cho các hàng chư thiên.

Nhà vua hỏi người giữ cửa:

- Này hiền thủ, ông là người gì ?

Người giữ cửa thưa:

- Tôi là Bắc phương Ða Văn thiên vương.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn liền dùng thần lực, gia bị cho vua Tịnh Phạn, khiến cho nhà vua từ ngoài cửa, thấy được đức Thế Tôn, đang nói pháp vi diệu cho các hàng chư thiên. Nhà vua thấy vậy, liền có ý nghĩ: “Nay đức Phật Thế Tôn không phải chỉ có loài người cúng dường, mà cả đến chư thiên cũng đến thân cận phụng hành”, khiến cho tâm kiêu mạn của vua Tịnh Phạn được chấm dứt. Sau đó, đức Thế Tôn liền thu nhiếp thần biến.

Bấy giờ, Ðại Mục Liên hướng dẫn vua Tịnh Phạn vào yết kiến đức Thế Tôn. Khi đến chỗ Phật, nhà vua kính lễ sát chân Thế Tôn, rồi ngồi qua một bên. Bấy giờ, đức Thế Tôn tùy theo tâm niệm, tùy theo giới tánh sai khác của vua Tịnh Phạn và mọi người, mà theo căn cơ nói pháp, khiến cho vua Tịnh Phạn dùng chày trí kim cương, phá tan hai mươi núi cao thân kiến, đạt được quả Dự-lưu. Ðã chứng quả rồi, vua bạch đức Phật:

- Kính bạch đức Thế Tôn, quả chứng của tôi hôm nay, chẳng phải do cao tổ làm nên, cũng chẳng phải do cha mẹ tạo thành, chẳng phải vua, chẳng phải trời, chẳng phải Sa-môn, Bà-la-môn, chẳng phải các tôn thân, mà có thể làm được. Tôi nương nơi Thế Tôn, là bậc thiện tri thức, nên mới có thể đạt được việc này. Ðối với gốc rễ trong Nại-lạc-ca12, bàng sanh, ngã quỷ của ba đường ác được nhổ giúp, khiến cho ra khỏi, mà còn đặt nền tảng nơi cõi người trời, để có khả năng dứt sạch biên tế sanh tử đời vị lai, làm khô cạn biển cả sữa máu, vượt khỏi núi lớn xương trắng, mà từ vô thỉ đến nay đã từng tích lũy trong nhà hang thân kiến, nay đều trừ bỏ, để chứng diệu quả này. Kính bạch Ðại đức13, đối với dòng sanh tử, nay tôi đặng ra khỏi. Nay tôi xin quy y Phật, Pháp, Tăng bảo, làm người Ô-ba-sách-ca. Cúi xin đức Thế Tôn từ bi chứng giám. Kể từ hôm nay cho đến trọn đời, tôi không đoạn mạng loài hữu tình, cho đến không uống rượu, cúi đầu nhận lãnh năm chi học xứ của đức Thế Tôn.

Sau đó, vua Tịnh Phạn lễ Phật cáo lui, đến chỗ Bạch Phạn vương báo rằng:

- Nay em có thể nhận vương vị.

Người em hỏi:

- Tại sao có ý như vậy ?

Nhà vua nói:

- Nay tôi đã thấy sự thật của sự vật (kiến đế) nên không thể làm vua nữa.

Người em hỏi:

- Lúc nào ?

Ðáp rằng:

- Ngay ngày hôm nay.

Người em nói:

- Ngay ngày đầu đến với đức Thế Tôn, tôi đã đặng kiến đế rồi !

Sau đó, nhà vua đến Hộc Phạn vương, cuối cùng đến Cam Lồ Phạn vương, mục đích là mong muốn truyền được ngôi vua, nhưng đến đâu cũng đều được trả lời là: “Tôi đã kiến đế”. Vua Tịnh Phạn nói:

- Như vậy thì nay tôi quán đảnh14 cho ai để nhận vương vị đây ?

Người em thưa:

- Thích Ca đồng tử tên là Hiền Thiện có thể nối vương vị.

Biết được ý chí của nhà vua, nên Hiền Thiện im lặng thọ nhận. Bấy giờ, vua Tịnh Phạn liền làm lễ quán đảnh cho Hiền Thiện và trao vương vị.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn và Tăng chúng Bí-sô hàng ngày vào cung vua thọ nhận thức ăn cúng dường. Vua Tịnh Phạn nghĩ: “Hiện nay, đệ tử của Phật đa số là người ngoại đạo trước kia, với số lượng có đến ngàn người. Tâm tuy đoan chánh, nhưng thân chẳng có tướng hảo, vì xưa kia họ khổ, nên thân hình gầy còm tiều tụy, làm sao cho môn đồ của đức Thế Tôn dung nghi khả ái, khiến cho mọi người thấy đều sanh thiện tâm. Ta cần ra lệnh cho dòng họ Thích, theo đức Thế Tôn, càng nhiều càng tốt. Có vậy, mới đoan nghiêm đoàn thể, người người đều tôn trọng được”. Vua Tịnh Phạn liền tập hợp dòng họ Thích lại, bảo rằng:

- Quý vị nên biết, thái tử Nhất Thế Nghĩa Thành nếu không xuất gia thì sẽ làm gì ?

Mọi người đều trả lời:

- Làm vua Chuyển luân.

Nhà vua lại hỏi:

- Quý vị khi ấy sẽ làm gì ?

Họ trả lời:

- Chúng tôi là chư thần tùy tùng của Ngài.

Vua Tịnh Phạn bảo:

- Nay thái tử Nhất Thế Nghĩa Thành đã chứng được pháp cam lồ, nhờ đó, khiến cho các loài hữu tình đồng hưởng pháp vị ấy, vì sao quý vị không tùy tùng ?

Mọi người đều trả lời:

- Chúng tôi nguyện xuất gia, tùy tùng Thế Tôn.

Nhà vua nói:

- Tùy ý quý vị.

Các Thích tử nói:

- Cả gia đình đều đi, hay mỗi gia đình một người ?

Nhà vua nói:

- Mỗi gia đình một người.

Bấy giờ, vua Tịnh Phạn rung chuông tuyên lệnh:

- Mỗi nhà phải có một người xuất gia phụng Phật ! Nếu ai không thuận, sẽ chịu sự khiển trách.

Vào lúc bấy giờ, trong dòng họ Thích có Hiền Thiện Vô diệt cùng năm trăm Thích tử đều xuất gia. Như đức Thế Tôn nói, nếu bỏ quý tộc xuất gia, sẽ thu hoạch được nhiều lợi dưỡng. Do vậy, năm trăm Thích tử Bí-sô thu hoạch được nhiều lợi dưỡng.

Lúc bấy giờ, đức Bạc Già Phạm lại nghĩ: “Các Thích tử này vốn vì giải thoát mà cầu xuất gia. Nay, họ lại bỏ nếp sống thiểu dục, mà đắm say nơi tài lợi”. Ðức Thế Tôn muốn cho họ chấm dứt nếp sống hưởng thụ này, nên liền trở về thành Thất-la-phạt, ở tại rừng Thệ-đa, như đã an trụ trước kia.

Bấy giờ, cụ thọ Ô Ðà Di, buổi sáng đắp y mang bát vào thành Thất-la-phạt, tuần tự khất thực. Ði đến nơi nhà của Cố nhị Cấp Ða, đứng ngay ngoài cửa. Cấp Ða từ xa trông thấy, đấm ngực kêu:

- Ô Ðà Di, tại sao anh bỏ em đi xuất gia?!

Ô Ðà Di đáp:

- Này hiền thủ, như đức Thế Tôn của tôi, khi còn làm Bồ-tát, đã xả bỏ những người đàn bà quý báu Da Du Ðà La (Trì Xưng), Cù Tỷ Ca (Mật Hộ), Mật Lật Ca Xà (Lộc Tử), cùng sáu vạn thể nữ mà đi xuất gia. Ai có thể cùng với loại trần cấu như ngươi, để rồi phải bị vùi vào bùn chăng ?

Cấp Ða trả lời:

- Nếu như vậy thì em cũng xuất gia.

Ô Ðà Di nói:

- Hay lắm !

Cấp Ða nói:

- Nay em cần sắp xếp gia nghiệp rồi sẽ xuất gia.

Ô Ðà Di nói:

- Nên sắp xếp mau, chớ nên chậm trễ.

Ô Ðà Di nói xong bỏ đi, rồi hằng ngày đến thăm hỏi:

- Ngươi chưa xuất gia à ?

Ðáp:

- Gia nghiệp của em chưa thu xếp xong.

Ô Ðà Di hối thúc:

- Chờ sau khi nước Kiều-tát-lacháy thành tro, khi ấy ngươi mới thu xếp xong gia nghiệp hay sao ?

Cấp Ða nói:

- Trong ngày nay sẽ thu xếp xong, ngày mai xuất gia.

Bấy giờ, Ô Ðà Di liền nghĩ: “Hiện nay ta chỉ liên hệ vì tục lụy xưa thôi, mà còn bị người cùng phạm hạnh Hắc Bát khinh tiện, huống chi bây giờ bảo Cấp Ða xuất gia, thì phải chiêu lấy biết bao nhiêu sự cơ hiềm về: Lục chúng Bí-sô độ Bí-sô ni. Ô Ðà Di liền sanh lòng hối hận. Thế rồi sáng ngày hôm sau, đắp y mang bát đi về thành Vương-xá. Khi đến nơi rồi, liền an cư tại đó.

Cấp Ða giao gia nghiệp xong, một hôm, đến rừng Thệ-đa hỏi các Bí-sô:

- Ngài ấy ở đâu ?

Các Bí-sô hỏi:

- Ngài ấy là ai ?

Cấp Ða trả lời:

- Thánh giả Ô Ðà Di.

Các Bí-sô nói:

- Vị ấy đã viễn du đến thành Vương-xá rồi.

Nghe xong, Cấp Ða liền khóc kể. Bí-sô hỏi:

- Tại sao Cấp Ða khóc kể ?

Cấp Ða mếu máo trả lời:

- Thánh giả Ô Ðà Di bảo tôi bỏ nhà, hứa cho tôi xuất gia. Nay tôi đã giao hết gia sản rồi, thánh giả lại bỏ tôi đi xa. Hiện giờ, tôi chẳng phải người thế tục, chẳng phải người xuất gia, làm sao tôi không ưu não được ?!

Bí-sô hài hước nói:

- Vì dao cạo cũ, nên vị ấy đến thành Vương-xá, là muốn có được con dao mới, để cạo tóc mới cho bà.

Bấy giờ, chúng Bí-sô ni vì thỉnh giáo thọ nên đến rừng Thệ-đa, thấy Cấp Ða vừa đi vừa khóc một cách ưu sầu, bèn hỏi:

- Tại sao Cấp Ða khóc ?

Cấp Ða đem tất cả sự việc đã xảy ra, thưa lại các Bí-sô ni. Các ni nói:

- Thật sự cô không biết, chứ đâu có chuyện Bí-sô mà độ Bí-sô ni. Cô nên cầu ni chúng độ cho cô xuất gia. Cô có thể đi theo chúng tôi, đến chỗ Ðại thế chúa Kiều-đáp-di, để được độ xuất gia.

Bấy giờ, các ni chúng liền hướng dẫn Cấp Ða đến chỗ Ðại thế chúa, bạch:

- Kính bạch thánh giả, người nữ Cấp Ða này nguyện xin xuất gia.

Ðại thế chúa liền cho xuất gia.

Bấy giờ Ô Ðà Di ở thành Vương-xá, tự nghĩ: “Ta vì đề phòng dư luận của các Hắc Bát, nên không cho Cấp Ða xuất gia. Ta sẽ bị mất mát các dụng cụ tư thân, như dây lưng.v.v... Nếu các Hắc Bát độ cho Cấp Ða xuất gia, thì cho đến chỉ tạm gặp mặt, ta cũng không có lý do nào được gặp !”. Do vậy, tuy Ô Ðà Di an cư mà tâm vẫn không vui.

Lúc bấy giờ, có Bí-sô Ma Ha La từ thành Thất-la-phạt, hạ an cư xong, đến nơi Vương thành, gặp lúc Ô Ðà Di đến tinh xá Trúc Lâm, gần bên ngoài đại lộ, đứng trông ngóng. Từ xa, thấy Bí-sô già đến, tóc tợ như bông lau, chân mày dài, vai xũ xuống, đi với dáng bộ chậm rãi, Ô Ðà Di liền tự nghĩ: “Vị sư đến đây, là bậc Thượng tọa chăng ?”. Khi đến gần, Ô Ðà Di chào:

- Thiện lai, thiện lai, Thượng tọa !

Vị Bí-sô già nói:

- Kính lễ A-giá-lợi-da15 ! Kính lễ Ô-ba-đà- da16 !

Bấy giờ, thấy vị này không biết phép tắc, biết chắc là Ma Ha La, liền dẫn vào chùa, và hỏi:

- Sư từ đâu đến ?

Vị sư trả lời:

- Từ Thất-la-phạtđến.

Ô Ðà Di liền nghĩ: “Trước hết, nếu ta hỏi về tin tức của Cấp Ða, thì người nghe sẽ có suy nghĩ không tốt, mà ta nên tuần tự hỏi thăm”:

- Này Ma Ha La, sư từ Thất-la-phạtđến, vậy có được biết đức Thế Tôn thiểu bệnh, thiểu não, đi đứng nhẹ nhàng, với hạnh an lạc chăng ? Ngài, hạ an cư tại Thất-la-phạtchứ ?

Vị sư già trả lời:

- Thế Tôn vô bệnh, an lạc. Ngài an cư tại đó

Ô Ðà Di lại hỏi:

- Bí-sô, Bí-sô ni, Ô-ba-sách-ca17, Ô-ba-tư-ca18, mọi người đều vô bệnh, an lạc, bình thường trong nếp sống, và thường thường cung kính hầu cận đức Thế Tôn, để nghe chánh pháp chứ?

Vị Bí-sô già nói:

- Những vị được hỏi đều được an ổn và luôn luôn đến Phật để nghe chánh pháp.

Ô Ðà Di lại hỏi:

- Trụ vị liễu pháp Kiều Trần Như, trụ vị Ca Diếp Ba, trụ vị19 Xá Lợi Tử, Ðại Mục Liên.v.v... bao nhiêu vị tôn túc khác, Ðại thế chúa Kiều-đáp-divà Thắng Quang Vương, trưởng giả Tiên Thọ, cô cựu Lộc Mẫu, Tỳ Xá Khư, phu nhân Thiện Sanh, tất cả đều vô bệnh an lạc chứ ?

Bí-sô già đáp:

- Ðều trụ trong an lạc.

Ô Ðà Di hỏi tiếp:

- Ông có biết Cấp Ða, vợ của trưởng giả chăng ?

Ðáp:

- Tôi có biết. Người ấy xưa kia là vợ của Ðại đức Ô Ðà Di phải không ?

Ô Ðà Di nói:

- Người ấy nay đâu còn là vợ của trưởng giả nữa !

- Vâng, bà ta đã xuất gia rồi.

Ô Ðà Di hỏi:

- Ai độ bà ta xuất gia ?

Ðáp:

- Ðại thế chúa độ.

Ô Ðà Di liền nghĩ: “Cấp Ða xuất gia rồi, thế thì ta được phép tái ngộ”.

Ô Ðà Di vừa nghĩ xong, liền kêu:

- Này Ma Ha La, đến rửa chân đi !

Ô Ðà Di nhận y bát của vị Bí-sô già, máng lên móc y bằng ngà voi rất cao, rồi đưa cho nhiều dầu, khiến xoa tay chân, và bảo:

- Phòng này có thức ăn, có lợi dưỡng, nên vui sống một cách yên ổn.

Vị Bí-sô già trả lời:

- Tôi không thích ở một chỗ.

Bấy giờ, Ô Ðà Di bèn trao chìa khóa phòng, và nói:

- Như đức Thế Tôn dạy, Bí-sô không nên vội bỏ trú xứ đi. Này Ma Ha La, chìa khóa đây, cất đi !

Ô Ðà Di nói như vậy rồi, rảo bước ra đi, đến rừng Thệ-đa, tại thành Thất-la-phạt. Ðến nơi, Ô Ðà Di lau quét phòng ốc, trét phân trâu xong, khép một cánh cửa, nằm nghỉ trên giường, dùng giọng ca vịnh mà tụng chánh pháp. Bấy giờ, có Bí-sô ni, vì đi thỉnh giáo thọ, nên đến đây. Các ni nghe tiếng phúng tụng, biết giọng đó là của ai, cùng nhau đến chỗ Ô Ðà Di, hỏi:

Thưa Ðại đức, lâu nay ngài đi đâu vắng?

Ðáp:

- Lâu nay, tôi có việc cần phải đến thành Vương-xá.

Các cô ni hỏi, biết như vậy rồi, về báo cho Cấp Ða:

- Nay cô sẽ được thỏa mãn. A-giá-lợi-da của cô hiện về đến đây rồi.

Cấp Ða hỏi:

- A-giá-lợi-da của tôi là ai ?

- Là Ô Ðà Di chứ còn ai nữa !

Cấp Ða nói:

- Lý do nào mà Ô Ðà Di là A-giá-lợi-da của tôi?

- Ðâu phải cô thọ học nghiệp từ Ô Ðà Di? Vì cô không biết nên mới nói như vậy. Có nhiều cô ni cùng với Ðại Bí-sô cùng nhau liên hệ lệ thuộc. Nay cô nên đến hỏi thăm ngài có được bình an hay không?

Cấp Ða liền mang hương bột, dầu và vật dụng thoa tắm, đến gõ cửa phòng Ô Ðà Di. Ô Ðà Di hỏi:

- Ai gõ cửa đó ?

- Tôi là Cấp Ða đây !

- Lành thay, lành thay, vợ của trưởng giả. Xin mời vào !

Cấp Ða vừa vào, liền thưa hỏi:

- Thưa Ðại đức, hiện tại tôi không còn là vợ của trưởng giả nữa. Tôi đã xuất gia rồi !

Ô Ðà Di hỏi:

- Ai độ cô xuất gia ?

Thưa:

- Thánh giả Ðại thế chúa.

Ô Ðà Di nói:

- Tôi có việc cần nên đến Vương thành. Vì duyên gì mà cô lại gấp cầu xuất tục thế ?

Cấp Ða thưa:

- Ðại đức trước đây có nói: “Cô nên thu xếp gia nghiệp, tôi sẽ độ cho cô xuất gia”. Tôi y theo lời dạy ấy, nên đã giao hết gia sản rồi; trong lúc đó, đại đức lại bỏ đi, viễn du đến Vương thành. Nếu không có Ðại thế chúa độ tôi, thì thật sự tôi đã không phải người thế tục, cũng chẳng phải người xuất gia nữa !

Ô Ðà Di nói:

- Bây giờ, tôi sẽ tự đặt nặng vấn đề giáo dục đối với cô. Cô có thể ngồi, tôi sẽ vì cô nói pháp.

Cấp Ða kính lễ xong, liền ngồi chánh tâm nghe pháp. Ô Ðà Di liền vì Cấp-Ða nói pháp. Ô Ðà Di nhớ lại những việc vui đùa ngày xưa, bèn hỏi:

- Cô có nhớ xưa kia ở nơi vườn rừng, nhà thiên từ, ăn uống thức ăn mỹ diệu như vậy... như vậy... không ?

Những lời nói như vậy, đã khơi dậy dục tâm Ô Ðà Di, nên tình sanh thác loạn. Phàm người nữ có trí tuệ, thì dù việc chung hay chẳng phải việc chung, nhưng khi nói ra là biết người nam có dục tâm, hay không có dục tâm. Cấp Ða biết Ô Ðà Di dục tâm đang mạnh mẽ, nên liền thưa:

- Thưa thánh giả, tôi xin tạm phải ra ngoài, việc xong sẽ vào liền.

Ô Ðà Di liền nghĩ: “Ðây có phải là vấn đề tiện lợi nên muốn ra ngoài chăng ?”. Ô Ðà Di đồng ý cho Cấp Ða tạm ra ngoài. Cấp Ða vừa ra ngoài, vội vã vén y chạy gấp. Ô Ðà Di nghe tiếng chân chạy ngoài phòng, liền đuổi theo, kêu:

- Người nữ trọc đầu chạy đi đâu vậy ?

Ô Ðà Di tiếp tục đuổi theo, nên sanh chi va chạm vào đùi vế, làm cho xuất tinh. Khi dục tâm đã tạm lắng xuống, thì lòng luôn bồi hồi. Cấp Ða biết, bèn trở lại thưa với Ô Ðà Di:

- Thưa thánh giả, nếu vừa rồi tôi ở đây, thì tôi chẳng phải là Bí-sô ni, mà ngài cũng chẳng phải là Bí-sô.

Ô Ðà Dinói:

- Này cô, như đức Thế Tôn dạy: “Nếu tự bảo vệ mình tức là bảo vệ người; bảo vệ người tức thành tự bảo vệ”.

Cấp Ða thưa:

- Thưa thánh giả, ngài có thể thay hạ y, đưa tôi giặt cho.

Ô Ðà Di liền thay hạ y, trao cho Cấp Ða.

Bấy giờ, Cấp Ða thấy tinh dính nơi hạ y, liền sanh tâm hối tiếc, tự nghĩ: “Thân thể của ta chưa bị thánh giả xúc chạm. Ta không tùy thuận vào việc chẳng lành của người”. Tự nghĩ như vậy rồi, tâm nhiễm Cấp Ða lại càng phát triển hơn nữa. Như trong kinh Phật đã nói kệ:

“Mọi người đều say dục Không thấy điều nghĩa lợi

Cũng không quán pháp lànhThường làm trong đen tối”.

Lúc ấy, Cấp Ða tâm loạn vì dục, lấy một giọt tinh để vào miệng, và lấy một giọt để vào trong nữ căn. Việc nghiệp lực của loài hữu tình không thể nghĩ bàn, nên ngay vào lúc ấy, có thân trung ấm20 sắp chấm dứt cuộc sống cuối cùng, đến nương thác. Cấp Ða về chùa giặt y, các ni thấy hỏi, Cấp Ða trả lời đầy đủ sự việc. Các ni nói:

- Chúng tôi nghĩ rằng, cô vì cầu thắng pháp nên đến chỗ Ðại đức, chứ đâu ngờ lại có việc làm ác pháp như vậy !

Cấp Ða thưa:

- Ðại đức là người trì giới, từ sau khi xuất gia, thân thể tôi chưa từng bị xúc chạm.

Các ni nói:

- Chưa xúc chạm thân thể mà còn có việc như vậy, huống là có xúc chạm, thì lòng dục của cô như thế nào nữa ?!

Các Bí-sô ni biết việc này rồi, đến bạch lại Bí-sô, Bí-sô bạch lên Phật. Ðức Phật bảo các Bí-sô:

- Cô ni kia không phạm Ba-la-thị-ca. Nếu có thai thì nên để ở nhà vắng, cung cấp thức ăn, đừng để thiếu thốn. Sau khi sanh đẻ rồi, đứa con nên gọi là đồng tử Ca Diếp Ba, cho xuất gia trong chánh pháp của ta, để đoạn các hữu lậu, thành A-la-hán. Trong hàng đệ tử của ta, vị ấy sẽ là người biện tài xảo diệu, khéo hay tuyên thuyết, có một không hai.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn liền nghĩ: “Nếu có Bí-sô ni nào, cùng Bí-sô chẳng phải bà con thân quyến giặt y cũ, thì có lỗi”. Ðức Thế Tôn dùng nhân duyên này, tập hợp chúng, hỏi để xác định sự thật, rồi quở trách... và chế học xứ như vầy:

Bí-sô ni nào, cùng Bí-sô không phải bà con giặt, nhuộm, đập y cũ, Ni-tát-kỳ ba dật-để-ca21.


1 Chuyển-luân-vương : Là vị vua cai trị toàn cầu. Luận Trí độ, q.4. Vị vương này khi lên ngôi do Thiên cảm mà có được Luân bảo, lại vận chuyển Luân bảo hàng phục bốn phương, nên gọi là Chuyển-luân-vương. Về sau từ này dùng chỉ cho đức Phật, bước chân của Ngài đi đến mọi nơi, và giáo pháp của Ngài là chân lý tuyệt đối cho muôn loài.

2 Rừng Bạch-điệp: Một trong những cánh rừng ở nước Ma-kiệt-đà.

3 Hiền bộ : Chứng ngộ được cái chân thật gọi là Thánh. Gần gũi với Thánh gọi là Hiền. Bộ là nhóm.

4 Rừng Ô-lô-tần-loa : Còn gọi là rừng Ưu-lâu-tần-loa. Ưu-lầu-tần-loa là tên vùng đất ở ven sông Ni-liên-thiền, cũng ở trong nước Ma-kiệt-đà.

5 Núi Già-da : Dịch là núi tượng đầu, vì đỉnh núi giống đầu con voi. Vị trí gần Bồ-đề đạo tràng, phía Tây nam thành Dà-gia trong nước Ma-kiệt-đà.

6 Trượng Lâm : Là rừng tre, nằm ngoài thành Vương-xá ở nước Ma-kiệt-đà. Nguyên cánh rừng này do Tôn giả Thú-bác-ca là vị La-hán thứ chín trong16 La-hán, lấy cây tre cắm xuống đất, kỷ niệm chỗ mình đã nhổ lấy đo thân Phật. Vì lúc trước Tôn giả là ngoại đạo không tin thân Phật cao một trượng sáu. Nhờ sự huyền nhiệm nên cây tre này mọc lan thành rừng tre um tùm.

7 Rừng Thệ-đa, vườn trưởng giả Cấp-cô-độc : Trưởng giả Cấp-cô-độc mua lại vườn rừng của thái tử Thệ-đa(dịch nghĩa Chiến thắng) con vua Ba-tư-naàu7841?c nước Câu-tát-la, xây tinh xá cúng dường cho đức Phật. Thường gọi Kỳ-thọ Cấâp-cô-độc viên, gọi tắt Kỳ-hoàn, Kỳ viên.

8 Tỳ-ha-la : Dịch là trú xứ, Tăng-già-lam, vườn chúng, Tăng phường, tinh xá, nơi dừng chân v..v.. nay gọi là tự viện.

9 Rừng Khuất-lộ-đaø: (?)

10 Cây Ða-la : Dịch là Ngạn thọ, Cao-lạt thọ, sinh trưởng ở Ấn-độ, Miến-điện, Tích-lan v..v. Hình dáng giống cây cọ, cao 70-80 thước, thường mọc những vùng cát ven biển. Cây này nếu bị gãy ngang thì không mọc được nữa, do vạây kinh Phật thường ví dụ Tỳ-kheo phạm trọng tội Ba-la-di như cây Ða-la bị chặt.

11 Cây Thiệm-bộ : Xem Thiệm-bộ-châu.

12 Nại-lạc-ca : Dịch Bất-lạc (không vui), Khả-yểm (đáng chán), Khổ-khí (đủ mọi cảnh khổ), Ðịa ngục.v..v.

13 Ðại đức: là tiếng tôn xưng chư Phật, Bồ-tát và những vị cao Tăng, hoặc trưởng lão trong hàng Tỳ-kheo thời Ấn Ðộ. Trong các bộ luật, trước hiện tiền đại chúng, chỉ cho chúng Tỳ-kheo gọi là Ðại đức Tăng. Chúng Tỳ-kheo ni gọi là Ðại-tỷ Tăng. Thời đại Tuỳ Ðường, những vị gánh vác trách nhiệm lịch sử phiên dịch kinh điển cũng gọi là Ðại đức.

14 Quán đảnh : Luật Thập tụng gọi là Kiết-thủy-quán-đỉnh (nước lành rưới đầu). Ngũ phần, Căn bản : quán đảnh. Tứ phần : Thủy-nghiêu-đầu-chủng (nghi thức nước rưới đầu). Quán đảnh : Là lấy nước rưới lên đầu. Ðây là nghi thức dành cho người được tấn phong một địa vị tối cao. Nguyên thời xưa ở Ấn Ðộ, khi đế vương lập thái tử lên ngôi, vị quốc sư lấy nước 4 biển lớn rưới lên đầu người đó, biểu thị chúc phước.

15 A-giá-lợi-da : Hay gọi A-xà-lê, dịch là quĩ phạm sư, chánh hạnh, giáo thọ, trí hiền, truyền thọ v..v. Người thầy có đủ giới hạnh, nghi thức để truyền dạy cho đệ tử.

16 Ô-ba-đà-da : Dịch là thân giáo sư, cận tụng, cận đọc. Theo nghĩa đen được hiểu là vị giám hộ, vị thầy trực tiếp dạy dỗ việc học đạo cũng như hành đạo cho đệ tử. Thường gọi là bổn sư hoặc gọi Hoà-thượng. Hoà-thượng là một thổ âm của các xứ thuộc miền Tây vực Trung quốc.

17 Ô-ba-sách-ca : Xem cht.2, truyện 17.

18 Ô-ba-tư-ca : Cách phiên âm cũ là Ưu-bà-di, dịch nghĩa là Thanh tịnh nữ, cận sự nữ. Chỉ chung cho những người phụ nữ tại gia thọ ngũ giới, gần gũi phụng thờ Tam bảo.

19 Trụ vị : Hay gọi là trưởng lão, thượng lạp, thủ tọa, thượng tọa.

20 Trung ấm : Còn gọi là trung hữu, là giữa chừng lúc cái này chết cái kia sanh. Người ta sau khi chết chưa sinh lại thì đang ở ấm cảnh. Cảnh này vẫn có đủ Ngũ ấm là sắùc, thọ, tưởng, hành, thức. Ðó gọi là Trung ấm.

21 Ni-tát-kỳ ba-dật-để-ca : Phiên âm khác Ni-tát-kỳ ba-dật-đề, Ni-tát-kỳ ba-dạ-đề, Ni-tát-kỳ bối-dật-đề, gọi tắt Ni-tát-kỳ. Dịch là “xả đọa”, nghĩa là tài vật nào, Tỳ-kheo nhận phi pháp, thì phải đem vật ấy ra giữa chúng Tăng, để tác pháp xả bỏ và đối trước một vị Tỳ-kheo sám hối về tội nhiễm tâm sa đọa vào những tài vật ấy.

 

--- o0o ---

 

Mục Lục | Phần 1| Phần 2 | Phần 3 | Phần 4| Phần 5

 

--- o0o ---

 

Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật ngày 01-04 -2003

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

chương i nguồn gốc cac 18 tổ già da xá đa gayasata nguoi tu phat la nguoi tim ve nguon an lac giai æ ²æ¼ Có duyên với Phật å è šæ³ å ˆ お墓の種類と選び方 墓の片付け 魂の引き上げ lội khe suối ngọc hÓi 关于文化的名人名言 li giai nguyen nhan tai sao can tho cung nguoi mat NhÃÆ PhÃp Thích Thanh Từ 星雲大師全集 chương viii thời kỳ đầu của phật 5 nguyên nhân khiến răng ngả vàng nghiệm về nhân quảtừ viết chì và ブッダの教えポスター 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 38 17 loi khuyen day dang suy ngam cua thien su kodo พระพ ทธศ ลปาว อาจารอเกว Dâu ht tinh khong khang dinh ngai khong he noi nam 唐安琪丝妍社 tương 心经全文下载 描写家乡的桥的句子 八大人覺經註 点点用心议论文 除了学习外 平时有时间也会多看看书 离开娑婆世界 lên chùa làm đám cưới 义云高世法哲言 国庆演讲稿 hỡi Cỏ 净空老法师临终遗言 linh ứng hay nhiệm mầu 心经 お位牌とは 一念心性是 หอำนาตแตตฉตตแแอตอตตปหตตตตตฅปถถถถถถคชถถถถมๅถถถถตตกปลาดต hấp b