Cách chỉ định có hai:
1. Cách chỉ định có mặt:
2. Cách chỉ định vắng mặt.
Khi thầy Tỳ Khưu đem một lá y trước
mặt một vị khác nói rằng: imam cìvaram tuyham vikappemi: tôi xin chỉ định
(nhường) y này cho Ngài (hoặc bạn), gọi là chỉ định ngay mặt. Nếu mình thân
thích vị Tỳ Khưu hoặc sadi tên gì thì chỉ định ngay tên ấy (hiện vị ấy không có
mặt) mình nói với vị nào tại đó cũng được (như thế gọi là chỉ định vắng mặt).
Khi đem y đến trước mặt một vị nào
nói rằng: imam cìvaram (tên...) bhikkhuno vikkappemi: tôi xin chỉ
định y này cho vị Tỳ Khưu tên... nếu muốn chỉ định cho ông sadi thì nói: imam
civaram (tên...) sàmanerassa vikappemi. Nếu y nhiều lá thì nói: imàni
cìvaràni... y nhiều, ít, ở xa, gần cũng phải đổi pàli theo như cách nguyện
y. Khi chỉ định như thế rồi mình cất giữ đi cũng được, nhưng không được phép
dùng xài hoặc cho ai. Trong một lúc sau vị mình chỉ định ấy nói như vầy: imam
cìvaram mayham santakam (nếu nhiều là y thì nói santakàni) paribhunja và
vissajjehi và yathàpaccayam và karohi y này của tôi, bạn cứ lấy cần dùng
hoặc bỏ cho ai hoặc làm thế nào tùy ý. Khi vị kia nói như vậy thì chỉ định lúc
trước đã xóa bỏ. Thầy Tỳ Khưu muốn cần dùng y ấy làm chỉ định cũng được (đây là
cách hủy bỏ sự chỉ định có mặt); còn cách chỉ định vắng mặt thì vị nào mình nói
trước mặt đó, vị ấy khi nói với mình như vầy: Tên... (1) bhikkhuno santakam
paribhunja và... ya này của thầy Tỳ Khưu tên... bạn cứ lấy cần dùng v.v..
Còn một cách chỉ định khác là mượn vị khác chỉ định dùm, là đem y đến trước mặt
một vị nào và nói xin làm ơn chị định y này cho vị Tỳ Khưu hoặc sadi nào mà mình
thân thích. Vị kia nói: Aham tên... (1) bhikkhuno dammi tôi cho y này đến
Tỳ Khưu tên... (cách này không mấy cần thiết lắm). Theo trong chú giải Vimani
vinodanì nói rằng: y sau khi đã xả bỏ chỉ định, như không nguyện để vậy dùng
xài cũng được và quá 10 ngày cũng không phạm tội vì y ấy đã thuộc về loại y chỉ
định rồi. Có chỗ nói nên nguyện thì càng tốt.
cách chỉ định bát
Giống cách chỉ định y chỉ đổi pàli
là: Imam pattam...
Nếu có nhiều bát thì nói:
ime patte...
Nếu có nhiều bát hủy bỏ chỉ định
thì nói: Mayam santake... hơn nữa khi bát đã chỉ định cho vị nào rồi, nếu
vị ấy là bạn thân, mình có thể lấy bát ấy đem dùng xái cách thân mật trước mặt
hoặc vắng mặt vị ấy cũng được không phạm tội.
CÁCH SÁM
HỐI
DESANÀKATHÀ
Trong Phật pháp mỗi khi vị Tỳ Khưu
nào có phạm tội lỗi chi phải ăn nan hối ngộ khai tội ấy ra rồi sám hối.
Tội lỗi ấy có 7 thứ:
1. Bất Cộng Trụ – pàràjika.
2. Tăng Tàng – sanghàdisena
3. Tội trọng – thullaccaya
4. Ưng đối trị – pàcittiya
5. Ưng phát lộ – patidesanìya
6. Hành ác – dukkata
7. Ác khẩu – dubbhàsita.
Như tội thứ nhất khi phạm rồi thì
phải khai ra và hoàn tục hoặc xuống sadi (tùy theo tội), phạm tội thứ nhì thì
phải phạt cấm phòng tù theo lâu mau. Còn như phạm tội kia thì chỉ sám hối xong
thì được trong sạch.
Như phạm một tội thì sám hối như
vầy (cách phạm trọng tội ). Vì vị phạm tội ấy đến trước một vị Tỳ Khưu nào, nếu
vị ấy cao hạ phải qùy lạy và bạch rằng: Aham bhante ekam thullaccayam àpattim
àpanno tam patidesemi – Bạch Ngài tôi đã phạm một tội trọng, tôi xin sám hối
tội ấy. Vị kia trả lời: Passasi àvuso? Bạn có thấy tội không? Vì phạm tội
nói: Ama bhante passàmi – Bạch Ngài tôi thấy rồi. Vị kia nói tiếp:
Ayatim àvuso samvareyyâsi. Vậy bạn hãy thu thúc từ nay về sau. Vị phạm tội
trả lời: Sàdhu, sutthu bhante samvareyyâmi - Lành thay ! Bạch Ngài tôi
thu thúc cho tốt đẹp từ nay – Nếu vị cao hạ hơn sám hối với vị nhỏ hạ thì nói:
Aham àvuso..., này bạn v.v... vị nhỏ hạ trả lời: passatha bhante?
Ngài có thấy không? Vị lớn hạ nói: ama àvuso passàmi. Nầy bạn tôi thấy
rồi.Vị nhỏ hạ nói: ayatim bhante samvareyyâtha: Vậy Ngài hãy thu thúc từ
nay về sau – Còn câu sau chót thì chỉ đổi chữ àvuso. Như phạm mấy tội sau
nữa thì chỉ đổi tên của tội ấy như : ekam
pàcittiyam......, ekam patidesanìyam......, ekam dukkatam..., ekam dubbàsitam...
Nếu phạm một tội nào mà hai lần thì
nói: ....dve thullaccayâyo àpattiyo apanno, tà patidesemi... Nếu phạm một
tội mà ba lần sắp lên thì đổi chữ dve lại thành Sambahulà (nhiều
tội).
Nếu phạm một tội nhiều mà điều học
khác nhau thì nói: Aham bhànte sambahulà nà nà vathukàyo thullacccayâyo
àpattiyo, àpanno tà patidesemi – Bạch Ngài tôi đã phạm nhiều tội trọng mà
điều học khác nhau....
Nếu phạm các tội khác thì đổi chỗ
tên tội ấy lạilà:
pàcittiyâyo....patidesanìyâyo.... dukkatàyo...dubbhàsitàyo...
Còn một cách sám hối tổng quát
không khai rõ tội chi, chỉ nói có phạm tội nặng, tội nhẹ vậy thôi (cách này ít
khi dùng chỉ còn dùng nơi các phái xưa).
Sabbe garu lahuk'àpattiyo àrocemi
aham bhante sambahulà nànà vatthukàyo àpattiyo àpanno, tà patidesemi –
Bạch Ngài tôi xin cho Ngài hay tôi có phạm nhiều tội nặng, nhẹ mà điều học khác
nhau, vậy tôi xin sám hối những tội lỗi ấy.
Vị cao hạ trả lời: passàsi àvuso
tà àpattiyo? Bạn có thấy những tội lỗi ấy không? (phần sau cũng như ở trên).
CÁCH SÁM
HỐI VỀ ƯNG XẢ ÐỐI TRỊ (B. SIKKHÀ P. 509)
Thầy Tỳ Khưu thọ lãnh y cở đúng
theo khuôn khổ mà quên không chú nguyện không chỉ định cho ai để quá hạn kỳ 10
ngày thì phải đem y ấy xả bỏ giữa Chư Tăng hoặc một, hai, ba vị cũng được, rồi
sám hối mới hết tội. Xã giữa Chư Tăng thì đọc: Idam me bhante cìvaram
dasàhàtikhantam nissaggiyam, imàham sanghassa nissajjàmi – Bạch đại đức
Tăng, y này tôi để quá 10 ngày, phải xả bỏ, tôi xin xả y này đến Chư Tăng. Vị
luật sư phải tuyên ngôn trình Chư Tăng như vầy: Sunàtu me bhante sangho, idam
cìvaram (tên...) bhikkhuno nissaggiyam sanghassa nissattham, yadi sanghassa
pattakallam, sangho imam cìvaram (tên...) bhikkhuno dadeyya – Bạch Chư Tăng,
xin Chư Tăng nghe tôi trình, y này của vị Tỳ Khưu tên... đã xả bỏ đến Chư Tăng;
sự xả bỏ này nếu hợp thời đến Chư Tăng xin Chư Tăng cho y này lại vị Tỳ Khưu
tên...
nếu y nhiều thì khi xả bỏ phải đọc
như vầy: imàni me bhante cìvaràni dasàhàtikkhantàni, ninaggiyâni imànàham
sanghassa nissajjàmi. (chỉ đổi lại số nhiều thôi). Nếu xả y với ba vị thì:
idam me bhante cìvaram dasàhàtikkhantam, ninaggiyam, imàham àyasmantànam
nissajjàmi. Chỉ có khác là bạch các Ngài, nghĩa y như trên.
Cách cho y xả ấy lại, nếu nói tiếng
pàli không được thì thứ tiếng nào cũng được miễn là người nghe cho hiểu công
việc ấy. Pàli đọc trình các vị Tỳ Khưu đặng cho y lại: sunantu me àyasmantà,
idam cìvaram (tên....) bhikkhuno nissaggiyam àyasmantànam nissattham;
yad'àyasmantànam pattakallam, àyasmantà imam cìvaram (tên...) bhikkhuno dadeyya,
chỉ có khác nghĩa là: Bạch chư đại đức.
Nếu vị xả y với một vị Tỳ Khưu thì
nói: idam me bhante cìvaram dasàhàtikkantam nissaggiyam, imàham àyasmato
nissajjàmi. Nếu vị lớn hạ hơn xả y thì nói: àvuso và àyasmato... nếu
xả bỏ bát quá 10 ngày trước Chư Tăng thì chỉ đổi chữ cìvaram ra chữ
pattam – Nhiều bát thì nói: ime....
Patte...
CÁCH XẢ
VÀNG BẠC MÀ MÌNH ÐÃ THỌ LÃNH
Thầy Tỳ Khưu nào cố ý hoặc vô ý mà
thọ lãnh vàng bạc thì phải đem đến giữa Chư Tăng xả bỏ như vầy:
Aham bhante rùpiyam patiggahesim
idam me nissaggiyam, imàham sanghassa nissajjàmi
– Bạch đại đức Tăng, tôi đã thọ lãnh tiền bạc, tiền bạc này tôi phải xả bỏ, tôi
xin xả bỏ tiền bạc này đến Chư Tăng.
Xong rồi phải sám hối tội lỗi ấy –
Còn về phần Chư Tăng thì phải xử dụng tiền bạc ấy cho đúng luật theo cách Ðức
Phật đã dạy (coi luật xuất gia quyển hạ).
CÁCH NHẬP
HẠ VAS'ÙPANÀYIKA
(T. Tg 3 Tr. 2).
Theo trong Phật Giáo khi đến mùa
mưa các vị Tỳ Khưu và sadi phải nhập hạ trong ba tháng.
Trong Phật Giáo mỗi năm có ba mùa:
mùa nắng kể từ 16 tháng 2 đến rằm tháng 6 (cả thảy 4 tháng) mùa mưa kể từ 16
tháng Asàlha (nếu năm đi điều hòa không có tháng nhuần trong mùa nắng,
thì nhằm tháng 6 âm lịch) cho đến rằm tháng 10; mùa lạnh từ 16 tháng 10 đến rằm
tháng 2. Nhưng khi nhập hạ thầy Tỳ Khưu chỉ cư trú trong ba tháng thôi. Vì cách
nhập hạ có hai:
- Purimikàvassà:
nhập hạ kỳ trước, kể từ 16 tháng 6 cho đến rằm tháng chín âm lịch.
- Pacchimikàvassà: nhập hạ
kỳ sau, kể từ 16 tháng 7 cho đến rằm tháng 10.
Khi đến mùa kiết hạ mà thầy Tỳ Khưu
không chịu nhập hạ kỳ nào hết, phạm hành ác.
Trong lúc kiết hạ nếu có tai hại bỏ
đi chỗ khác không phạm tội chỉ đức hạ thôi (nếu đứt hạ thì chỉ không được phước
báu do lễ kathina). Như có chuyện thì được phép đi trong 7 ngày nội ngày
thứ 7 phải về tới chỗ nhập hạ đừng để đến mặt trời mọc lên ngày thứ 8 thì đứt
hạ. Như năm hạng người đồng đạo hoặc cha mẹ đau hoặc có việc cần thiết không cần
ai thỉnh mình đi karanìyakicca trong 7 ngày, ngoài ra phải có người đến
thỉnh để làm phước, thuyết pháp, dâng chùa v.v.. thì mới được phép đi. Ðến ngày
kiết hạ phải dọn quét chỗ ở cho sạch sẽ, vị sư trưởng phải cắc nghĩa ranh giới
của chùa trong bốn hướng cho mỗi vị điều biết ngừa khi ra khỏi ranh giới khi mặt
trời mọc. Như có việc cần đi ra khỏi chùa phải trở vào trước khi mặt trời mọc,
còn khi muốn ra đi thì phải chờ cho mặt trời mọc lên rõ rệt. Sự nhất định mặt
trời mọc là thấy những tia ánh hồng rọi lên ở phương đông, hoặc xem chỉ tay thấy
rõ rệt, hoặc thấy phân biệt lá cây tươi khô. Khi ra đi lâu thì lúc khỏi ranh
chùa nên chú nguyện trong tâm rằng: "Ta phải trở về trong khoảng 7 ngày".
Nếu chùa to khi kết hạ cu hội vào
chánh điện đọc chung như vầy: Imasmim àvàse imam temà sam vassam upema. -
"Chúng ta ở kết hạ chỗ này trong ba tháng"
n?u ở chung trong chùa hoặc tịnh
thất to lớn thì đọc:
Imasmim vihàre imam temàsam vassam
upema – "Chúng ta ở kết hạ chỗ này trong
ba tháng"
Nếu chỗ ở có một mình thì đọc:
Imasmim senàsane imam temàsam
vassam upemi - "Tôi ở kết hạ chỗ này
trong ba tháng"
khi đến kỳ nhập hạ, nếu không biết
tiếng pàli nhưng chỉ chú nguyện trong tâm rằng: "Ta phải kết hạ ở đây trong ba
tháng"cũng được .(1)
CÁCH THỌ
LỄ DÂNG Y – KATHINA
(T. Tg. 8è: Trg. 1-8)
thầy Tỳ Khưu nào kết hạ kỳ trước,
khi ra hạ rồi nếu có thí chủ dâng y kathina thì được phép lãnh. Nếu chùa mình ở
không đủ năm vị Tỳ Khưu để thọ lãnh thì thỉnh thêm các vị ở chùa gần cho đủ Tăng
(năm vị trở lên) đặng đọc tuyên ngôn phải làm lễ trong vòng simà mới thành tựu
phước báu. Thầy Tỳ Khưu nào muốn thọ lãnh lễ kathina phải thông hiểu 8
pháp là:
1. Pubbakarana – phận sự
phải làm trước (như cắt, may, nhuộm v.v..)
2. Paccuddhàra: cách xả y
cũ (coi cách xả y phía trước).
3. Adhitthàna: cách nguyện
y mới.
4. Atthàra: cách nên thọ
và không nên thọ (cách nên thọ lãnh có 17, cách thọ không thành tựu có 24).
5. Màtikà: nhân sanh 8 thể
cách để thọ lãnh cho đúng phép.
6. Palibodha: hai vật ràng
buộc (y và chỗ ở).
7. Ubbhàra: hai cách xả
kathina.
8. Anisansa: năm phước báu
(đây chỉ tóm tắt các pháp này có giải rộng trong quyển kathinakathà)
Nếu như y thí chủ đã may sẳn đem
đến dâng, thầy Tỳ Khưu thông thạo xem xét coi cách cắt, may, nhuộm, có đúng luật
không. Như đúng theo luật rồi thì phải xả y cũ, chú nguyện theo tên thứ y nào mà
mình thọ (ngoài tam y ra thọ không thành tựu). Như thọ y Tăng già lê thì nên nói
lớn cho mấy vị khác nghe như vầy: Imàya sanghàtiyâ kathinam attharàmi:
tôi thọ kathina với y Tăng già lê này. Như thọ y Uất đà la tăng thì nói:
Iminà uttàrasangena kathinam attharàmi: tôi thọ kathina với y Uất
đà la tăng này. Nếu thọ y An đà hội thì nói: Iminà antaravàsakena kathinam
attharàmi: tôi thọ kathina với y An đà hội này. Khi thọ xong ngồi chồm hổm
chấp tay day về phía Chư Tăng đọc cho mấy vị kia đồng hưởng phước báu như mình:
- Atthatam àvuso sanghassa kathinam dhammiko kathinatthàro anumodathà:
này các bạn, kathina của Chư Tăng tôi đã thọ rồi, sự thọ này được hợp pháp, xin
các Ngài hoan hỷ thọ lãnh phước báu.
Nếu ở chùa ấy chỉ có hai vị thì vị
lãnh cao hạ hơn phải nói với một vị kia chữa sau chót hết như vầy:
anumodàhi.
Mấy vị kia đều ngồi chồm hổm chấp
tay đọc thọ lãnh phước báu như vầy Atthatam bhante sanghassa kathinam
dhammiko kathinatthàro anumodàma: bạch Ngài, kathina của Chư Tăng Ngài đã
thọ, sự thọ ấy hợp pháp, chúng tôi xin hoan hỉ thọ lãnh phướv báu. Như cao hạ
hoặc nhỏ hạ chỉ đổi bhante ra àvuso thôi. Nếu chỗ ấy chỉ có một vị
thọ phước báu thì chữ sau chót đổi lại là anumodàmi: tôi xin thọ lãnh
phước báu.
Khi đọc thọ như thế rồi thì cũng
được đầy đủ năm phước như vị kia vậy.
THỜI HẠN PHỨC TẠP CỦA VẬT DỤNG
KÀLIKA
SANSAGGA (T, Tg. 7e Trg. 378)
Thời hạn của vật dụng có 4:
Yâvakàlika:
thời hạn từ sáng tới đúng ngọ.
Yâmakàlika: thời hạn trong một ngày một đêm.
Satt'àhavika: thời hạn trong bảy ngày.
Yâvajìvika: thời hạn vô tận (dùng xài cho đếnhết vật ấy).
Thầy Tỳ Khưu thọ lãnh vật dụng phải
biết rõ thời hạn của vật ấy là baolâu đặng cất giữ, nếu không biết phân biệt
được hoặc quên mà để quá thời hạn (như đường, sửa, mật v.v..) thì cũng phạm tội.
Như vật thọ lãnh xong chỉ được phép cất giữ từ sáng đến trưa gọi là Yâvakàlika
nếu để quá ngọ ăn uống hoặc để cách đêm rồi lấy ra dùng như cơm, vật thực, bánh
mới cũ v.v.. Khi sái thời hạn mà còn lấy ăn uống phạm mỗi tiếng ăn mỗi tội – Tám
thứ nước dùng để giải khát trong buổi chiều tối như là: nước trái trâm, trái
xoài, trái chuối, trái viết: Sràkum, thanh trà v.v.. Khi chinh xế nếu có
người chưa thọ cụ túc giới làm đem dâng thì được phép cất giữ thọ dụng cho đến
sáng hôm sau, nhưng khi mặt trời mọc ngày sau thì không được dùng, nếu dùng phạm
hành ác. Các thứ nước ấy gọi là yâmakàlika. Trong buổi sáng thầy Tỳ Khưu thọ
trái cây tự làm nước xong chỉ được phép trong buổi sáng thôi, đến buổi chiều
uống phạm tội vì tự mình làm lấy. Còn thọ trái cây trong buổi sáng, đến chiều tự
mình làm lấy uống cũng không được. Nếu sadi làm lược xong dâng cho thì thọ được.
Năm thứ như bơ đặt, bơ tươi, đường,
mật ong (dầu mè v.v..) thầy Tỳ Khưu khi thọ lãnh chỉ được phép cất giữ trong 7
ngày gọi là Satt'àhakàlika, nếu để quá 7 ngày các vật ấy không thể dùng
được vì đã phạm Ưng Xã Ðối Trị. Khi đã phạm Ưng Xã Ðối Trị rồi mà còn lấy ra
uống phạm hành ác.
Các thứ thuốc để dành đặng chữa
bịnh như rễ cây, củ, lá, bông, trái, vỏ thuộc loại dùng làm thuốc hoặc muối hay
là một thứ thuốc nào theo cách cần dùng hiện tại đều gọi là thuốc để ngừa bịnh:
Yâvajìvaka khi thọ lãnh rồi có thể để dành cần dùng cho đến khi hết vật
ấy. Nhưng muối lấy đem ra thọ dụng chung với vật thực thì không nên, chỉ dùng để
chữa bịnh không mà thôi. Còn các vật này mà phức tạp trộn lộn lẫn nhau thì Ðức
Phật có giải như vầy: Này các thầy Tỳ Khưu, vật dụng có thời hạn từ sáng đến
trưa mà lẫn lộn nhau với vật dụng có thời hạn trong một ngày một đêm, thầy Tỳ
Khưu thọ lãnh trong ngày ấy thì chỉ dùng được từ sáng đến trưa thôi. Như vật
dụng có thời hạn trong bảy ngày trộn lộn với vật dụng có thời hạn từ sáng đến
trưa thì chỉ dùng được trong buổi sáng thôi. Còn vật dụng thời vô hạn trộn chung
với vật có thời hạn từ sáng đến trưa chỉ được phép dùng trong buổi sáng, sái giờ
không nên dùng.
Như vật dụng có thời hạn 7 ngày
trộn lộn với vật một ngày một đêm thì chỉ được phép dùng trong một ngày đêm ấy
thôi.
Còn vật dụng có thời vô hạn trộn
lộn với vật 7 ngày thì chỉ dùng được trong 7 ngày thôi, quá 7 ngày không nên
dùng. Như thầy Tỳ Khưu đi khất thực họ để bát có nhiều vật có thời hạn khác
nhau, khi về rồi vật nào không trộn dính lộn với nhau như họ để củ gừng, trái
đầu khấu, trà, đường sửa v.v.. thì lấy ra để riêng dùng được tùy thời hạn của
vật dụng ấy. Như đường sửa thì để trong 7 ngày, còn gừng, trà, trái đầu khấu thì
cất giữ dùng cho đến hết.
BỐN PHÁP
DUNG HÒA – MAHÀPADESA
(T. Tg. 7e Trg 377)
Pháp dung hòa là pháp tùy theo hoặc
chìu theo trường hợp. Lúc ấy các thầy Tỳ Khưu phát tâm nghi ngờ không biết điều
nào Ðức Phật cho phép, điều nào Ngài không cho phép. Bèn đến bạch Phật. Nhân cớ
ấy đức Bổn Sư giải rằng:
Yam bhikkhave mayâ idam na
kappatìti appatikkhittam tance akappiyam anulimeti kappiyam patibahati tam vo na
kappati, yam bhikkhave mayâ idam na kappatìti appatikkhittam tance kappiyam
anulometi akappiyam patibahati tam vo kappati, yam bhikkhave mayâ idam kappatìti
ananunnàtam tance akappiyam anulometi kappiyam patibahati tam vo na'kappati, yam
bhikkhave màyâ idam kappàtìti ananunnàtam tance kappiyam anulometi akappiyam
patibahati tam vo kappatìti.
Này các thầy Tỳ Khưu, điều nàomà
Như Lai không cấm chỉ rằng là điều không nên làm, nếu điều ấy mà dung hòa theo
điều không nên làm thì các thầy không nên làm đều ấy. Còn điều mà Như Lai không
cấm chỉ rằng là điều không nên làm, nếu điều ấy mà không dung hòa theo điều nên
làm thì các thầy nên làm điều ấy.
Ðiều nào mà Như Lai không thể chế
định (cho phép) rằng là điều nên làm, nếu điều ấy mà dung hòa theo điều không
nên làm thì các thầy không nên làm điều ấy. Còn điều mà Như Lai không chế định
rằng là điều nên làm, nếu điều ấy mà dung hòa theo điều nên làm (điều tốt) thì
các thầy nên làm điều ấy.
Bốn pháp dung hòa trên đây, hai
pháp trước thuộc về cấm chỉ, hai pháp sau thuộc về chế định. Như vậy thầy Tỳ
Khưu mỗi khi muốn làm một điều chi (ngoài điều học mà Ngài đã cấm hoặc cho phép)
thì nên suy xét coi điều ấy có nên làm không. Thí dụ như tám thứ nước của trái
cây Phật cho phép độ trong lúc sái giờ mặc dầu nước các thứ trái nho nhỏ khác
Ngài chưa cho phép nhưng các nước của thứ trái cây ấy có thể dung hòa được. Như
Ngài cấm 7 thứ mể cốc không cho dùng làm nước độ trong buổi chiều, dầu các thứ
đậu Ngài chưa cấm nhưng các loại đậu ấy cũng dung hòa theo 7 thứ mễ cốc, cho nên
dùng làm nước độ chiều cũng không được.
Còn như Phật chưa cho phép dùng đũa
hoặc mu?i nỉa, nhưng các vật này dùng có vệ sinh và phù hợp theo quốc độ thì các
vật ấy cũng dung hòa cho dùng được. Như nha phiến Phật Ngài chưa cấm nhưng tùy
tình trạng xả hội và quốc luật thì các vật ấy cũng dung hòa thoe vật không nên
dùng.
Các pháp dung hòa này dùng để cho
các bậc trí thức suy xét cho tỉ mỉ đặng thực hành cho khỏi lầm lộn.
LINH TINH
– PAKINNAKA
Ngoài những phận sự kể phía trước,
thầy Tỳ Khưu còn cần phải biết nguyên nhân phát sanh tội lỗi có 6 là:
1. Alajjità: Không sợ tội
lỗi (dầu cho biết làm như thế là phạm tội nhưng vẫn cứ làm).
2. Annànatà: Không hiểu
luật (là không chịu học hỏi muốn làm chi thì làm dầu phạm dầu không cũng mặc
kệ).
3. Kukkucca pakattakà:
Nghi cũng cứ làm (như trong nước không có vi trùng (con quăn) mà tâm hoài nghi
không chừng có, nhưng vẫn múc nước ấy dùng xài) như thế cũng phạm tội.
4. Akappiye kappiya sannità:
Ðều không nên làm tưởng cho rằng nên làm (như 10 thứ thịt không nên dùng mà
thầy Tỳ Khưu tưởng cho rằng thứ thịt nên dùng rồi ăn cũng vẫn phạm tội).
5. Kappiye akappiya sannità:
Ðiều nên làm tưởng cho rằng không nên làm (như y mới phải làm dấu và chú
nguyện nhưng không làm cũng vẫn phạm tội).
6. Satì samosà: Quên không
chú ý (như đường, sửa, mật ong chỉ để dành trong 7 ngày nhưng quên vô ý để 8,
9 ngày cũng vẫn phạm tội vì vô ý).
Khi biết được nguyên nhân phát sanh
tội lỗi thì thầy Tỳ Khưu khi làm điều chi coi có lọt vào trong những nhân ấy
không, mới tránh được điều tội lỗi.
-ooOoo-
CÁCH TỎ
SỰ ƯNG THUẬN VÀ TRONG SẠCH
CHANDA
PÀRISUDDHI (T. Tg 6è 387 – 391)
Thầy Tỳ Khưu ở chung nhau trong một
Simà (chỗ kết giới) khi Chư Tăng có hành Tăng sự nào mà mình mắc bận
không thể đến cu hội được thì nên tỏ sự ưng thuận của mình với công việc làm của
Chư Tăng ấy, như ở gần hoặc gặp vị nào sẽ đi hành Tăng sự mình nói: chandam
dammi chandam me hara chandam me àrocchi – Tôi xin tỏ sự ưng thuận, bạn hãy
đem sự ưng thuận của tôi nói với Chư Tăng.
Ðức Phật có giải rằng: Này các thầy
Tỳ Khưu. Khi thầy Tỳ Khưu có bịnh hoặc bận việc tỏ sự ưng thuận của mình cho vị
Tỳ Khưu nào mà vị ấy khi đi được giữa đường hoàn tục, xuống sadi, hoặc chết
v.v.. thì sự ưng thuận của vị Tỳ Khưu ấy chưa đem đến Chư Tăng, nếu đem đến Chư
Tăng rồi trở lại hoàn tục hoặc chết v.v.. thì sự ưng thuận của vị Tỳ Khưu ấy đã
được đem đến Chư Tăng rõ rệt. Còn như vị nào lãnh đem sự ưng thuận của vị khác
đến Chư Tăng, nhưng khi đến nơi ngủ quên, hoặc vô thiền, hoặc quên không nói thì
sự cho ưng thuận của vị kia đẽ đến Chư Tăng rõ rệt, nhưng nếu vị lãnh đem nói
lại mà cố ý không chịu nói thì phạm hành ác còn vị kia vẫn cô tội và sự ưng
thuận ấy kể như đã đem đến Chư Tăng tròn đủ rồi.
Nếu như Tăng sự ấy là lễ Phát Lộ
như ở chung một Simà thì khi cho sự ưng thuận (chanda) rồi thì nên
tỏ sự trong sạch (pàrisuddhi) của mình luôn, như không tỏ sự trong sạch
của mình thì phạm hành ác. Muốn tỏ sự trong sạch, vào gần một vị Tỳ Khưu ngồi
chồm hổm chấp tay lên nói: Pàrisuddhim dammi pàrisuddhim me hara pàrisuddhim
me àrocehi. Tôi xin tỏ sự trong sạch, bạn hãy đem sự trong sạch của tôi nói
với Chư Tăng.
Cách đem đến Chư Tăng thành tựu hay
không y như cách giải đem sự ưng thuận vậy.
Còn như ở ngoài vòng simà, đến ngày
làm lễ Phát Lộ, Tự Tứ không cần cho chanda chỉ tỏ sự trong sạch của mình
thôi... Nếu mình có bịnh hoặc bận rộn không thể đi được.
CÁCH XUẤT
GIA SADI (TÓM TẮT)
PABBAJJÀ VIDHÌ
Giới tử nào muốn xuất gia phải học
cho thuộc 16 phép quán tưởng (như đã giải phái trước), thập giới bằng tiếng
Palì và những bài palì xin xuất gia sau này: Khi cạo râu tóc sạch sẽ vào
đãnh lễ ông thầy tế độ xong đứng chấp tay đọc: Ukàsa vandàmi bhante mayâ
katam punnam sàminà anumoditabbam sàminà kalam punnam sàminà anumoditabbam
sàminà katam punnam mayham dàtabbam sàdhu sàdhu anumodàmi. Bạch Ngài tôi xin
đãnh lễ Ngài, xin Ngài xả những tội lỗi cho tôi. Phước báu mà tôi đã làm xin
Ngài hoan hỉ thọ lãnh, còn phước báu của Ngài đã làm, xin Ngài chia sớt cho tôi,
tôi rất vui lòng thọ lãnh phước báu ấy cho được thành tựu những điều lợi ích.
Xong đọc tiếp: Ukàsa kàrunnam
katvà pabbajjam dema me bhante. Bạch Ngài xin Ngài vui lòng bi mẫn cho tôi
xuất gia, ngồi xuống đọc tiếp: Aham bhante pabbajjam yàcàmi dutiyampi....,
tatiyampi... Bạch Ngài, tôi xin xuất gia.
Kế tiếp bưng y cà sa lên đọc:
Sabbadukkha nissarana nibbànasacchi karanatthàya imam kàsàvam gahetvà pabbàjetha
mam bhante anukampam upàdàya: Bạch Ngài, xin Ngài từ bi thọ lãnh y ca sa này
và tế độ làm phép xuất gia cho tôi được lợi ích hầu đặng làm cho thấu rõ Niết
Bàn là pháp giải thoát tất cả các sự thống khổ.
Xong, dâng y ấy cho thầy, rồi đọc xin y lại:
Sabbadukkha nissarana nibbànasacchi
karanatthàya etam kàsàvam upàdàya: Bạch
Ngài, xin Ngài vì lòng bi mẫn cho y casa lại tôi và tế độ làm phép xuất gia cho
tôi được sự lợi ích, hầu đặng làm cho thấu rõ Niết Bàn là pháp giải thoát tất cả
các sự thống khổ.
Xong, thầy tế độ lấy y casa cho lại
và dạy pháp thiền định về năm thể trược: kesà, lomà, nakhà, dantà, taco,
taco, dantà, nakhà, lomà, kesà: tóc, lông, móng, răng, da (xuôi và ngược
lại).
Xong, ra ngoài thay y cà sa trở vô
đọc: Ukasà vandàmi bhante...., xong đọc tiếp: Ukàsa karunam katvà tisarannena
saha sìlani detha me bhante: Bạch Ngài, xin Ngài vì lòng bi mẫn cho tôi tam
qui giới.
Rồi đọc tiếp:
Aham bhante sarana sìlam yâcàmi dutiyampi...,
tatiyampi.... Xong đọc Namo tassa... 3 lần.
Thầy nói: Yamaham vadàmi tam
vadehi: ta nói sao ngươi nên nói theo: trả lời Ama bhante: Dạ, vâng.
Thầy truyền tam qui và thập giới.
Pànàtipàtà veramanì sikkhàpattam
samà diyami.
Adinnàdàna veramanì sikkhàpattam
samà diyami.
Abrahmacariyâ veramanì sikkhàpattam
samà diyami.
Musàvàdà veramanì sikkhàpattam samà
diyami.
Surà me raya-,ajjapanàdatthàna
veramanì sikkhàpattam samà diyami.
Vikala bhojanà veramanì
sikkhàpattam samà diyami.
Nanca gìta vadita visùkadassanà
veramanì sikkhàpattam samà diyami.
Malà gandha vilepana dhàrana
mandana vidhùsanthànà veramanì sikkhàpattam samà diyami.
Uccàsayana màlàssayanà veramanì
sikkhàpattam samà diyami.
Jàta rùpa rajata patigghanà
veramanì veramanì sikkhàpattam samà diyami.
(nghĩa: coi theo cuốn "Cư sĩ thực
hành").
Thầy nói tiếp: Imàni dasa
veramanì sikkhàpattam samà diyami: Tôi xin thọ trì 10 điều học này, trò nói
theo 3 lần.
Kế tiếp đọc: Ukasa vandàmi
bhante..., rồi đọc xin ở nương nhờ (nissaya): Ukàsa kàrunnam katvà
nissayam detha me bhante: Bạch Ngài, xin Ngài từ bi cho tôi nương nhờ,
Rồi đọc luôn 3 lần: Aham bhante
nissayam Yâcàmi. Dutiyampi..., Tatiyampi... Lạy xuống đọc tiếp: Upajjhàyo
me bhante hohi: Bạch Ngài xin Ngài là thầy tế độ của tôi.
Thầy trả lời: Sàdhu, tahu,
patirùpam: Lành thay, nhẹ rồi, làm như vậy đúng rồi (trong một tiếng nào
cũng được). Trò trả lời: Ukàsa sampaticchàmi sampaticchàmi,
sampaticchàmi: Tôi xin cung kính thọ lãnh.
Xong sa di nói tiếp ba lần:
Ajjatagge thero mayham bhàro ahampi therassa bhàro. Từ đây về sau, những
phận sự của Ngài tôi phải cung kính hành theo luôn luôn. Về phần tôi cũng là một
gánh nặng của Ngài là phận sự Ngài nên nhắc nhở dạy dỗ đến tôi luôn. (Lạy ba lần
xong cuộc lễ).
Nếu sadi hoặc Tỳ Khưu mà thầy tế độ
đi vắng (mình chưa đủ năm hạ và không thông kinh luật thì luôn luôn phải xin
nương nhờ (nissaya) với ông thầy chỉ dẫn (àcariya). Nếu không có,
nương với vị nào thì phạm hành ác mỗi ngày. Cách xin nương nhờ với àcàriya như
vầy đọc: Ukàsa vandàmi bhante... Kế tiếp đọc: Acariyo me bhante hohi
dutiyampi...., tatiyampi...., bạch Ngài, xin Ngài làm thầy chỉ dẫn cho tôi.
Thầy đã thọ lãnh phận sự mà không
nhắc nhở, dạy dỗ thì ông thầy cũng phạm hành ác.
Dứt phận sự của bậc xuất gia./.
Vinayo sàsana mùlam
Giới luật là nền tảng Phật Giáo
-Hết-
Soạn xong tại Sài Gòn cuối mùa thu
năm Mậu Tuất (31. 10.
1958)
--- o0o ---
Mục Lục
[01]
[02]
[03]
[04]
[05]
[06]
--- o0o ---
Source:
BuddhaSasana website (
By Binh Anson)
--- o0o ---
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật ngày 01-11-2002