Luận giải Phật giáo - Giáo tài A-tỳ-đàm.

 

.


Tủ sách Nghiên cứu Phật học

Giáo tài A Tỳ Ðàm

Hòa thượng Saddhammajotika

Tỳ kheo Giác Nguyên dịch Việt,
Sài gòn, 1989

---o0o---

Mục lục

GIỚI THIỆU

VÀI ÐIỀU TÂM NIỆM CỦA NGƯỜI HỌC

 

[01]

 

BỐN PHÁP PARAMATTHA (CHÂN ÐẾ)

CITTA-PARAMATTHA (TÂM VƯƠNG)
CETASIKA-PARAMATTHA (TÂM SỞ HỮU )
RUUPA-PARAMATTHA (SẮC)
NIBBAANA-PARAMATTHA (NÍP-BÀN)
121 TÂM PHÂN THEO 9 KHÍA CẠNH (NAYA)

 

[02]

 

I. VỊ TRÍ CỦA SẮC (RUUPA)

7 VISAYARUUPA (HAY GOCARARUUPA)
2 BHAAVARUUPA (sắc giới tính)
HADAYARUUPA (sắc ý vật)
SẮC MẠNG QUYỀN (Jiivitaruupa)
SẮC VẬT THỰC (Aahaararuupa)
SẮC HƯ KHÔNG (Aakaasaruupa hoặc Paricchedaruupa: Sắc giao giới).
VI~N~NATTIRUUPA (Biểu tri)
3 VIKAARARUUPA (kỳ dị hay đặc biệt)
LAKKHANARUUPA (Tứ tướng)

II. RUUPA-VIBHAAGA

SẮC PHÁP PHÂN LOẠI THEO THỂ TÍNH

III- RUUPASAMU.T.THAANA

PHÂN SẮC NGHIỆP CỐ ÐỊNH (Ekanta) VÀ BẤT ÐỊNH (Anekanta)
SẮC TÂM CỐ ÐỊNH VÀ BẤT ÐỊNH
13 SẮC QUÍ TIẾT
12 SẮC VẬT THỰC
SẮC PHÁP TRONG CƠ THỂ CHÚNG SANH
PHÂN NHÓM (Kalaapa) SẮC PHÁP
9 BỌN SẮC NGHIỆP PHÂN BỐ TRÊN THÂN
SẮC TÂM
NHÓM SẮC TÂM PHÂN BỐ TRÊN THÂN
SẮC QUÍ TIẾT
SẮC QUÍ TIẾT TRONG LOÀI SINH VẬT
SẮC VẬT THỰC
LỘ TRÌNH DIỄN CỦA SẮC PHÁP (Ruupapavattikkamanaya)
SẮC PHÁP TRONG CÕI DỤC
SẮC PHÁP TRONG CÕI SẮC GIỚI HỮU TƯỞNG
SẮC PHÁP Ở CÕI SẮC GIỚI VÔ TƯỞNG
SANH LOẠI HỮU TÌNH (Yoni)
SANH LOẠI VÀ CÕI
SẮC NGHIỆP CỦA MỖI SINH LOẠI
SẮC NGHIỆP BÌNH NHẬT MỖI SINH LOẠI
QUÁ TRÌNH PHÔI THAI
SỰ XUẤT HIỆN CỦA 3 LOẠI SẮC CÒN LẠI
LỘ SẮC TỔNG QUÁT
NHỮNG CÂU HỎI VỀ SẮC PHÁP

 

[03]

NIBBAANAPARAMATTHA

GIẢI TỰ VÀ MINH THÍCH TIẾNG NIBBAANA
3 LOẠI NÍP-BÀN
CÂU HỎI VỀ NIBBAANA-PARAMATTHA 3

 

[04]

NAAMAVIITHI LÀ GÌ?

VẤN ĐÁP VỀ CÁC TÂM LỘ

 

Như một viên đá trong một công trình hoằng dương Phật Pháp, như một thể hiện khiêm nhường trong tinh thần nối truyền huệ mạng của Chư Phật ba đời, ngưỡng mong công đức phiên dịch bản kinh này hãy là một động lực nâng bước chúng tôi - người dịch - tiến bộ nhanh hơn nửa trên hành trình tìn tới sự chiến thắng chính mình và mong sao, trong một hậu thân xa xôi nào đó đối với chúng tôi - Người dịch - Phật vức sẽ không là một đích điểm bất khả đạt...!

Phần công đức còn lại xin chí thiết gởi đến những hữu tình nào hướng về chúng tôi để cầu vọng phước báu .

 

Tỳ kheo Giác Nguyên, TL. 1989.

-ooOoo-

"Toàn giác trí hội đủ 3 khả năng: Desetabbadhamma hay jaanitabba dhamma (liểu tri 5 ~neyyadhamma), Desetabbadhammapakaana (có thể triển khai quảng thuyết các pháp một cách sâu rộng), Veneyyajjhaasaja (quán thông căn cơ chúng sanh hữu duyên). Do nhờ uy lực của toàn giác trí xin cho con có đủ thông tuệ để học hỏi thắng pháp tạng"

Jaanitabba.m pajaanaati
Desitabba.m pi aasaya.m
Desako yena ~naa.nena
Desetu tassa tejanaa

-ooOoo-

GIỚI THIỆU

Tại trường Ðại Học Vi Diệu Pháp Ghositaaraama (Abhidhamma-mahaavijjaalaya) ở tỉnh Dhanpuri - Thái quốc - chương trình học được sắp xếp theo từng lớp Tăng Sinh và Giảng Sư. Có tất cả 9 lớp, 3 lớp đầu được gọi là Diệu pháp Tiểu Học (Cuula-abhidhammika), 3 lớp giữa được gọi là Diệu Pháp Trung Học (Majjhimaabhidhammika), 3 lớp cuối được gọi là Diệu Pháp Ðại Học (Mahaa-abhidhammika). Lớp nhỏ nhất của mỗi cấp được gọi là đệ tam, lớp lớn nhất được gọi là đệ nhất.

Sau đây là chương trình học của Tăng sinh và tiêu chuẩn trình độ của Giảng Sư:

* Tăng sinh lớp I của cấp tiểu học phải học về 3 chương 1, 3, 6 của bộ Abhidhammattha Sangaha (Vi Diệu Pháp Tập Yếu).

- Lớp II của cấp tiểu học phải học về 2 chương 3, của bộ sách ấy (Abhidhammattha Sangaha .)
- Lớp cuối của cấp tiểu học phải học về bộ Pháp Tụ (Dhammasanganii -saruupatthanissaya) .

* Lớp đầu tiên của cấp trung học phải học về 2 chương 4, 5 của bộ Abhidhammattha Sangaha .

- Lớp giữa học về 2 chương 8, 9 của Abhidhammattha Sangaha .
- Lớp cuối học về bộ Dhaatukathaa (Chất Ngữ - Dhaatu kathaasaruupatthanissaya).

* Lớp đầu của cấp đại học là học về bộ Yamaka (Song Ðối - Yamakasaruupattha-nissaya)

- Lớp giữa cũng học về Yamakasaruupatthanissaya nhưng từ phần (bhaaga) 2, 3 thay vì lớp đầu chỉ học tới phần 1.
- Lớp cuối cấp này là học về Mahapa.t.thaanasaruupatthanissaya. (bộ Vị Trí)

Nói về trình độ của Giảng Sư thì có 6 bậc:

- Bậc Giảng Sư Vi Diệu Pháp (Abhidhammakathika) thấp nhất là đủ khả năng triển khai, giảng dạy 3 chương đầu của bộ Abhidhammattha Sangaha theo Atthakathaa vaa.tika.

- Bậc Giảng Sư kế tiếp (tức cao hơn) một bậc thì đủ khả năng giảng dạy 3 chương 5, 6, 7 của bộ Abhidhammattha Sangaha dựa theo Atthakathaa vaa.tika.

- Bậc Giảng Sư thứ ba là phải đủ khả năng giảng dạy 3 chương còn lại của bộ Abhidhammattha Sangaha , đó l2 chương 4, 8, 9 dựa theo Atthakathaa vaa.tika.

- Bậc Giảng Sư thứ tư là phải đủ khả năng giảng dạy về 2 bộ Pháp tụ và Chất Ngữ Dhaatukathaa (saruupatthanissaya).

- Bậc Giảng Sư thứ năm là phải đủ khả năng giảng dạy về 3 bhaaga (phần) đều của Yamakasaruupatthanissaya.

- Bậc Giảng Sư cuối cùng mà cũng là cao nhất là đủ khả năng giảng dạy  Mahaapa. t.  thaanasaruupatthanissaya,  Paali-veyyaakara.na (Vi Diệu Pháp Paali), dịch Pháp cú và Atthakathaa.

Vị Giảng Sư Abhidhamma phải biết lo việc cần làm sau đây:

1) Trước hết cho học viên đọc kỹ bài vỡ sắp giảng.
2) Trong bài nào có Paali thì phải dịch và giải sơ lược cho học viên nắm trước, rồi bắt họ đọc tới lui cho nhuần nhuyển.
3) Sau khi học viên đã nằm lòng bài vỡ rồi thì phải giảng cho họ hiểu thêm nữa.
4) Sau khi giảng xong bắt học viên giảng lại những gì đã được nghe.
5) Phải tạo điều kiện như là gợi ý thế nào đó cho học viên đặt câu hỏi về những cái họ chưa biết.
6) Phải biết tìm ví dụ, hình ảnh hóa, minh họa rõ ràng trong khi trả lời cho học viên.
7) Sau đó phải đặt câu hỏi cho học viên trả lời, nếu họ trả lời sai thì phải hướng dẫn họ, nêu rõ ý nghĩa của vấn đề cho họ hiểu biết để trả lời.
8) Chỉ nên đi sâu vào từng bài, không nên giảng dạy ngoài lề hay đi qua bài khác, không học viên sẽ rối trí mất.
9) Phải biết làm thế nào đề học viên chỉ hỏi những gì trong bài đang học đừng cho họ hỏi những điều lạc đề.
10) Mỗi tuần lễ nên dành ra một ngày ôn tập cho học viên đừng quên những bài đã học trong tuần.

Riêng về học viên Abhidhamma cũng có 10 điều cần thiết.

1) Nên học thuộc lòng những câu Chánh Tạng bằng Paali và lời giải cho nhuần nhuyển, tất nhiên là chỉ học những câu quan trọng thôi.
2) Phải trả bài cho Thầy nghe.
3) Phải ráng nhớ kỹ những lời Thầy giảng và phải biết nói lại.
4) Ðiều nào chưa hiểu phải đem hỏi Thầy ngay.
5) Phải biết nắm lấy những gì cốt lỏi căn bản của mỗi bài học để khi trở về suy xét sâu rộng thêm.
6) Không nên hỏi Thầy những vấn đề ngoài lề, không liên quan gì tới bài vở đang học.
7) Không nên ngồi thụ động trong lớp, ngoài việc ngồi nghe và viết còn phải đọc bài bằng miệng.
8) Trước khi muốn trả lời câu hỏi do Thầy đưa ra, học viên phải suy xét cẩn thận, thấu đáo không nên nói bừa, nói ẩu.
9) Mọi học viên đều phải siêng trả lời các câu hỏi trong lớp không nên thụ động, lười nhác suy nghĩ. Còn đúng hay sai thì do ông Thầy nhận định, miễn sao học viên tích cực động não thì thôi.
10) Ðã vào học rồi thì phải kiên trì. Ðó chính là điều để trau giồi 5 quyền (tín, tấn, niệm, định, huệ) của mình cho ngày càng vững mạnh.

VÀI ÐIỀU TÂM NIỆM CỦA NGƯỜI HỌC

Vinaa hatthena lekkhana.m
Mukhena pa.thama.m vinaa
Vinaa cittena jaanana.m
Na attha.m ~naayate kadaa

- Trong việc học tập mà tay lười viết, miệng lười đọc, tư tưởng lười suy nghĩ thì không bao giờ người ta có thể lãnh hội được bài vỡ cả.

Ruupayobbanasampannaa
Visaalakulasambhavaa
Vijjaahiinaa na sobhante (sobha.naa + te)
Niggandhaa iva ki.msukaa.

- Dầu có yêu kiều, khôi vĩ, duyên dáng đến mấy nhưng không có một kiến thức đáng kể thì người ta chẳng khác gì một đoá hoa không hương.

Yo sisso sippalobhena
Bahu.m ga.nhaati ta.m sippa.m
Muugova supina.m passa.m
Kathetumpi na ussahe.

- Ai bỏ công học hành với ý đồ tham vọng thì cũng giống như một người căm nằm mộng vậy, không thể nói lại những gì mình đã thấy, đã ghi nhận.

Maatukhiira.m supaaya.mso
Thanamuula.m na chindeyya
Satthusippa.m ugga.nhanto
Satthudosa.m titikkheyya

- Trong khi đang bú mẹ, đứa bé không nên cắn đứt nấm vú cũng vậy trong khi đang thụ giáo với ai ta phải biết chịu đựng những lầm lỗi của họ.

Trong câu kệ lễ bái "Sammaa... atula.m ..." của bộ Abhidhammattha Sangaha . tiếng Saddhamma chỉ có 3 chi tiết:

- Pariyattisaddhamma: chánh tạng và atthakathaa.
- Pa.tipattisaddhamma: chỉ cho việc giữ giới, tu đầu đà, tu thiền Chỉ-Quán.
- Pa.tivedhasaddhamma: chỉ cho đạo quả Níp-bàn, jhaanaabhi~n~naa.

(Ngài Jotika giải)

---o0o---

Mục Lục |  01  | 02.a  |  02.b  |  03  | 04.a  | 04.b  | 04.c  |

Bảng đối chiếu chữ Pali/Sans -Internet

---o0o---

Source : BuddhaSasana Home Page

---o0o---

Trình bày : Nhị Tường
Cập nhật ngày: 01-12-2002

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

hạnh phúc và phước đức trong thiền 教师节的对联 净名言警句摘抄 牧牛 仏壇 お手入れ用品 观世音菩萨普门品 五痛五燒意思 biệt 弘一法师 华藏法门 người niệm phật chớ nên nghe nhiều hoÃ Æ Già 护法 ç ºä ç Ÿå æœ å œæ 念地藏圣号发愿怎么说 藥師琉璃光如來本願功德經 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 生日快乐 忏悔 Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá เทศนาหลวงพอธราชม 佛教中华文化 tinh cach tuc thoi lan dau cong bo anh ve cuoc dau tranh chong dan ap ò văn Tạp bút Tham thực sà c ß 清华间谍 nguồn gốc của khổ đau 课程表鼓励孩子的话 佛观音 新学期新展望内容怎么写 hÓng 即刻往生西方 Tây 成绩不好检讨 أبا درج น ท tái sinh ý nghĩa của sự giác ngộ lặng 净地不是问了问了一看 trạng 印顺法师关于大般涅槃经 4 lời khuyên cho người lười tập thể