Vis: Lời dịch của hai bài kệ trên là:
Puc: Theo quy luật, cảnh ngũ sau khi hiện rõ qua ngũ môn thì cũng lập tức xuất hiện qua ý môn ngay giây phút đó. Giống như khi một con chim, bay đến đậu trên một nhánh cây thì bóng của nó cũng in xuống đất ngay khoảnh khắc đó vậy. Thế nhưng tại sao lộ ngũ môn và lộ ý môn tuỳ thuộc (Tadanuvattikamanodvaaraviithi) không cùng lúc khởi lên, và tại sao lộ ý môn tùy thuộc lại không thể sanh trước lộ ngũ môn? Vis: Cũng theo quy luật, không bao giờ có việc hai sát-na tâm cùng khởi lên trong một thời gian, nghĩa là sát-na này diệt rồi sát-na kia mới sanh lên. Do đó, lộ ngũ môn và ý môn tùy thuộc không thể khởi lên cùng lúc. Còn sở dĩ tâm lộ ý môn tùy thuộc không bao giờ sanh trước tâm lộ ngũ môn là vì trên nguyên tắc nhân luôn có trước quả chớ không bao giờ có việc ngược lại. Cảnh ngũ trong lộ ngũ môn là nhân, trong lộ ý môn tùy thuộc là quả. Ðành rằng cảnh ngũ cùng lúc xuất hiện trong cả ngũ môn lẫn ý môn; như ánh sáng và ngọn lửa vậy, ánh sáng không thể có trước ngọn lửa được dù trên hình thức chúng như thế một lượt. Ở đây, ngọn lửa là Năng (nhân) mà ánh sáng là Sở (quả). Ví dụ này như thế nào thì trường hợp trên cũng như vậy, tuy cảnh ngũ cùng lúc hiện khởi qua cả ngũ môn lẫn ý môn nhưng ta phải hiểu rằng cảnh ngũ trong ngũ môn là Nhân, còn cảnh ngũ trong ý môn là quả, nên dĩ nhiên nhân phải đặt trước. Nghĩa là lộ ngũ môn phải có trước. Puc: Các ngài bảo rằng khi nào cảnh sắc hiển hiện qua mắt thì lúc đó tâm hữu phần sẽ bị dao động tức khắc. Nhưng ta thấy rõ ràng là mắt và trái tim (chỗ nương của tâm hữu phần) không nằm gần nhau, chẳng hạn như đối với Thiên tử Raahu thii từ mắt xuống tới tim có tới hàng trăm hàng ngàn cây số, thế thì làm sao để hiểu được sự đồng bộ ấy? Vis: Quả thật vậy, khi nào cảnh sắc hiện qua nhãn vật thì khi ấy tâm hữu phần sẽ bị dao động, ta gọi tâm hữu phần ấy là Bhavangacalana, như ngài Buddhaghosa đã viết trong Atthasaalinii: Ekeka.m aaramma.na.m dviisu dvaaresu aapaatamaagacchati, ruupaaramma.na.m hi cakkhupasaada.m gha.t.tetvaa ta.m kha.na~n~neva manodvaare aapaatamaagacchati, bhavangacalanassa paccayo hotiiti attho! Ta có thể nói rằng tuy về vị trí vật thể thì mắt và tim nằm xa nhau nhưng trên quy tắc sinh hoạt của thực thể pháp (sabhaava) thì ngũ vật và ý vật luôn tương quan nhau một cách mật thiết. Chính vì vậy, việc tâm hữu phần bị dao động cùng lúc với sự tiếp nhận cảnh sắc của nhãn vật trở thành một vấn đề tất nhiên Ta có thể hiểu điều này qua ví dụ 2 cục đường mà các Ngài chú giải Sư đã dùng. Có 2 cục đường nằm trên bàn, một cục bị ruồi bu còn một cục thì không. Khi Ta lấy ngón tay chạm vào cục đường không bị ruồi bu thì con ruồi bên cục đường kia sẽ hoảng lên mà bay đi, dù hai cục đường đó nằm riêng nhau và đây là câu Paali minh dẫn, trích từ Saccasankhepa-atthakathaa:
Puc: Muốn biết rằng trong một môi trường hưởng thụ ngũ dục, dĩ nhiên là muốn đề cập đến một chỗ đầy đủ mọi tiện nghi thích ứng cảnh trần nào sẽ hấp dẫn người ta trước hết và diễn biến tâm lộ của họ như thế nào? Vis: Ðiều đó cũng bất định, tùy theo sở thích của mỗi cá nhân. Nếu đương sự là một người có thị hiếu về cảnh sắc thì chính nó sẽ réo gọi sự chú ý của họ trước, còn như người ấy nặng về âm thanh thì cảnh thinh sẽ lôi cuốn anh ta trước tiên, cứ vậy mà hiểu. Và dĩ nhiên, để ghi nhận cảnh trần nổi bật đó, một tâm lộ ngũ môn tương ứng sẽ hiện khởi. Rồi tiếp theo đó các trần cảnh khác có liên hệ mới tiếp nối có mặt và mỗi cảnh như vậy cũng đều được một tâm lộ tương ứng ghi nhận. Nếu như đương sự là một người không có sở thích gì nổi bật thì một trần cảnh nào đó nổi bật nhất tại hiện trường sẽ mời mọc anh ta, chẳng hạn như một tiếng động quá lớn, một cái hoa quá sặc sở hay một cái mùi nồng nặc... Trước khi nói qua diễn biến của các tâm lộ trong thời điểm này, ta phải nhớ rằng mỗi tâm chỉ có thể biết được một cảnh, làm được một việc, không thể nhiều hơn. Tức là chỉ với một tâm lộ nhãn môn thì không thể nào ghi nhận trọn vẹn những chi tiết trên một bức ảnh trước mặt được, việc đó đòi hỏi phải có nhiều tâm lộ nhãn môn kế tục nhau gánh vác. Thấy được tổng quát phải là một lộ, để ghi nhận từng chi tiết mắt, tai, mũi, miệng... thì đều phải do nhiều tâm lộ khác nhau, dù cũng chỉ là những tâm lộ nhãn môn như nhau. Nhưng vì tốc độ diễn biến, sinh hoạt của tâm thức quá mau lẹ nên người ta cứ ngỡ là chỉ có một cái nhìn đơn giản là đã có thể nắm bắt toàn diện một hình ảnh trước mặt. Như vậy, nói gọn lại thì vấn đề diễn biến tâm lộ của mỗi người trước một môi trường ngũ trần luôn tùy thuộc vào sở thích, thị hiếu cá nhân hay vì sức tác động của chúng sanh mạnh yếu. Như Ngài Buddhaghosa đã ghi trong Atthasaalinii: Katha.m pana cittassa aaramma.nato sankanto hontiiti? Dviihaakaarehi ajjhaasayato vaa vissayaa adhimattato vaa. Puc: Tại sao cũng đồng là pháp hữu vi, cũng đều có bản tướng biến diệt như nhau nhưng danh pháp lại có thời gian tồn tại ngắn ngủi hơn so với sắc pháp? Vis: Sở dĩ danh pháp hữu vi có tuổi thọ ngắn ngủi là vì chúng có phận sự là biết cảnh. Trong việc bắt cảnh, tâm là đầu não (padhaana), mà tâm lại là có một pháp chủng (dhammajaati) cực kỳ phù du. Mỗi tâm có một việc làm đối với cảnh, khi đã hoàn thành nhiệm vụ, nó diệt mất. cái tâm khác lại kế tục để làm công việc của mình. Khi tâm biến diệt thần tốc như vậy thì sở hữu cũng bằng vào tốc độ mà diễn biến, vì thế toàn bộ danh pháp hữu vi đều có thời gian tồn tại cực kỳ ngắn ngủi. Còn đối với sắc pháp, chúng lấy tứ đại làm gốc (padhaana), mà tứ đại lại là một pháp chủng thô kệch, thời gian tồn tại của chúng vì vậy mà kéo dài. Khi Tứ đại sống lâu thì các sắc Y Ðại Sinh cũng nhờ thế mà trường thọ. Ðây là lý do tại sao danh pháp hữu vi lại hiện hữu ngắn ngủi hơn sắc pháp. Puc: Tại sao hữu phần rúng động và na cảnh mỗi cái đều phải tái hiện hai sát-na liên tục? Ðồng thời hãy dịch nghĩa bài kệ sau đây, trích từ Saccasankhepa-atthakathaa:
Vis: Trước hết là nói về hữu phần rúng động. Khi chưa có cảnh mới xuất hiện thì dòng tư tưởng của chúng sanh sẽ diễn tiến với những tâm hữu phần chủ quan và dĩ nhiên các tâm này vẫn có cảnh nhưng là cảnh cũ thôi. Ðến khi có cảnh ngoại lại hiện đến thì dòng hữu phần chủ quan sẽ bị dao động để bắt đầu bỏ rơi cảnh cũ. Giống như một người đang chạy thật nhanh, nếu muốn dừng lại thì cũng phải chao đảo trong hai ba bước trước khi ngừng hẳn, chớ không thể dừng chân ngay tức khắc được. Ở đây cũng thế, sự hiện khởi của hai sát-na rúng động là một giai đoạn chuyển tiếp không thể thiếu khi một dòng tâm thức chủ quan muốn nhường bước cho một tâm lộ khách quan . Như Ngài Samagalasaami đã ghi trong Vibhaavanii.tiikaa:
Bây giờ nói vấn đề Na Cảnh. Sở dĩ tâm này phải tái hiện một sát-na là do hai nguyên nhân: sức mạnh của đổng lực và tốc lực của tâm. Theo quy luật, khi tâm khách quan (viithicitta) chưa khởi lên thì tâm chủ quan sẽ tuôn chảy, như một dòng nước, nghĩa là rất bình thường và êm đềm nhưng một khi có tâm khách quan xen vào thì dòng hữu phần chủ quan ấy sẽ bị gián đoạn. Ðiều này đã được nói ở trước nhưng bây giờ lập lại để so sánh với trường hợp của tâm Na Cảnh. Khi tâm đổng lực thứ bảy vừa diệt xong thay vì hữu phần chủ quan tiếp tục tái khởi nhưng sở dĩ phải có hai tâm na cảnh xuất hiện là vì sức tác động của các đổng lực tâm rất mạnh, chúng tuy đã diệt, nhưng vẫn đủ sức khiến cho các sát-na tâm kế tục gần gũi nhất phải tiếp tục tri nhận cảnh sở tri mà mình vừa biết. Các Ngài gọi các tâm kế tục đó bằng cái tên là Tadaalambanacitta (tâm kế thừa cảnh sở tri của dòng đổng lực), chớ không thể gọi là tâm hữu phần bình thường được. Và cũng theo quy luật cố nhiên (dhammaniyaama), sức tác động của các đổng lực chỉ gây ảnh hưởng được 2 sát-na gần nhất mà thôi. điều này cũng giống như một chiếc thuyền đang chạy đi trên sông, cho dầu nước sông có chảy ngược thế nào đi nữa nhưng nhờ sự trợ lực của bánh lái, chiếc thuyền vẫn rẽ nước ngược mà đi lên, dù chút ít thôi. Ðổng lực cũng giúp cho Na cảnh hiện khởi như vậy. Lại nữa, chính tốc độ của tâm cũng góp phần vào lý do hiện khởi của 2 tâm Na cảnh. Như đối với một hình ảnh chớp nhoáng một âm thanh cực kỳ sắc gọn vẫn đủ để hai mắt cùng thấy, hai tai cùng nghe. Không thể nói là con mắt nào lỗ tai nào nghe thấy trước sau, bởi vì độ bén nhạy của 2 giác quan ấy rất đáng kể.Ở đây cũng vậy, khi 7 đổng lực vừa diệt xong thì 2 sát-na tâm sanh kế đó cũng vẫn còn kịp ghi nhận cảnh sở tri của chúng. Ta có thể tạm hiểu vấn đề đó theo ví dụ vừa đưa ra. Sau đây là bản dịch của bài kệ ở trước khi các vật liệu tạo lửa đã ma-sát vào nhau thì tự nhiên sẽ có lửa dù trước đó nó chưa có một vật liệu nào cả. Ðiều này thế nào thì khi vật cảnh..., đã đối xúc nhau các tâm khách quan cũng sẽ hiện khởi. Puc: Tại sao đằng sau các đổng lực kiên cố không có na cảnh, và đối với cả những đổng lực Dục giới bắt cảnh chế định, cảnh đáo đại, cảnh Siêu thế cũng không có na cảnh đi sau? Hãy giải thích tại sao như Phạm Thiên không có tâm na cảnh mà lại có những tâm quả dục giới như nhãn thức chẳng hạn? Vis: Sở dĩ na cảnh không hiện khởi đàng sau các tâm đổng lực kiên cố vì chỉ có những tâm quả bất thiện hay đại thiện mới đóng vai trò na cảnh được mà thôi, do đó chúng chỉ có thể bám theo các đổng lực bất thiện hay thiện. Ngoài ra, na cảnh cũng có thể nối đuôi đổng lực sinh tiếu, đổng lực đại tố bởi vì các tâm ấy cũng là tâm dục giới giống chúng. Như một đứa bé khi đi đâu cũng phải bám sát bố mẹ của mình nếu không có bố mẹ thì cũng phải đi theo ông bà cô cậu chú bác của mình, chớ không thể đi theo ai khác được. Tâm na cảnh cũng thế, nó chỉ theo sau các đổng lực có cùng Dục giới chủng tử nó. Về điều này trong Vibhaavanii.tiikaa có ghi rằng:
"Tâm Na cảnh luôn đi theo sau các đổng lực bất thiện và thiện Dục giới như thể cha mẹ mình, và đi theo các đại tố, giống như đi theo những bà con của mình. Chính vì chỉ có thể đi theo những tâm thuộc dục giới chủng (lấy Dục ái làm gốc Padhaana) nên các tâm Na cảnh không thể nói đuôi các đổng lực kiên cố, các na cảnh giống như thằng bé con đã nói ở trên vậy". Còn việc tâm na cảnh không thể đi theo sau các đổng lực dục giới (mà) biết cảnh chế định, cảnh đáo đại, cảnh siêu thế cũng giống như đứa bé chỉ có thể đi theo người thân đến những chỗ thích hợp với nó chớ không thể theo người thân đến sở làm hay vào những chỗ mà một đứa con nít như nó không nên tới. Sỡ dĩ chư Phạm Thiên không có tâm Na cảnh, vì các vị ấy không tái tục bằng tâm quả Dục giới, họ chỉ tái tục bằng các tâm quả Ðáo Ðại, mà các tâm quả này thì không thể tạo ra tâm Na cảnh được. Trong khi người tái tục bằng tâm quả Dục giới thì lại có tâm Na cảnh, vì chính tâm tái tục Dục giới (Kaamapa.tisandhicitta) ấy làm nhân tố tiên khởi - (Pa.thamabiijabandhu) để tạo ra tâm Na cảnh trong thời bình nhật cho họ. Do đó, đối với chư Phạm Thiên không bao giờ có tâm Na cảnh được. Như trong Vibhaavanii.tiikaa ghi:
"Tâm na cảnh không thể có nơi chư Phạm thiên vì thiếu nhân tố cần thiết. Chỉ có tâm tái tục Dục giới mới có thể làm nhân tố trợ sanh cho tâm Na cảnh mà thôi." Còn sở dĩ chư Phạm thiên vẫn có các tâm Dục giới như nhau nhãn thức, nhĩ thức dù những tâm này cũng thuộc về quả Dục giới (Kaamavipaaka) như na cảnh, là vì chúng chỉ khởi lên để làm phận sự độc lập của mình, chẳng có liên hệ gì với tâm tái tục. Nhãn thức chỉ có để thấy, nhĩ thức chỉ có để nghe..., vậy thôi. Riêng về tâm na cảnh thì hoàn toàn bị ảnh hưởng từ tâm tái tục. Nghĩa là ai có thần kinh nhãn ấy sẽ đối xúc với cảnh sắc và như vậy thì nhãn thức tự động hiện khởi. Ðối với trường hợp nhĩ thức cũng vậy. Một khi đã có sự gặp gỡ giữa căn, cảnh và thức thì tự dưng sẽ có một tâm lộ ngũ môn xuất hiện. Ðó là quy luật muôn đời của tâm thức (cittaniyaama). Và hễ có tâm lộ ngũ môn thì trong đó cũng sẽ có tiếp thâu, suy đạc, Thế thôi. Puc: Hãy phân tích những diễn biến tâm lý của một con ruồi qua các tâm lộ, kể từ lúc nó bị đập cho đến lúc chết. Vis: Nếu nói tóm tắt thì khi bị đập như vậy 1 tâm lộ ý môn sẽ sanh khởi nơi con ruồi, sau đó là tâm lộ thân môn rồi một tâm lộ ý môn tùy thuộc ngũ môn (Tadanuvattikamanodvaaraviithi) sẽ kế tục nhau mà khởi lên và cuối cùng thì sẽ là tâm lộ ý môn cận tử (Nara.naasannamano- dvaaraviithi). Nếu phân tích rộng rãi thì khi bị đập như vậy tâm khai ngũ môn không thể khởi lên để cắt đứt dòng hữu phần và nhận cảnh mới do đó vào thời điểm này khai ý môn phải xuất hiện để thực hiện việc đó, kế sau khai ý môn sẽ là 5 sát-na đổng lực, cảnh sở tri của chúng là một trong 3 cảnh: Kammaaramma.na, kammanimittaaramma.na, gatinimittaarammaa. Sau giai đoạn đổng lực này, hữu phần lại xuất hiện, rồi tiếp theo là tâm lộ thân môn khởi lên để đón nhận cảnh xúc, trong tâm lộ này cũng chỉ có 5 đổng lực. Hết năm đổng lực thì hữu phần tái hiện. Kế sau lộ thân môn là một tâm lộ tadanuvattika (atiitaggaha.naviithi) khởi lên để tri nhận cảnh xúc quá khứ. Tâm lộ này cũng có 5 đổng lực thôi. Nối tiếp theo sẽ là lộ ý môn cận tử, cảnh sở tri của nó cũng là một trong ba cảnh chủ quan. Puc: Hãy cho biết tại sao các Ngài lại nói rằng sự hiện khởi của các tâm quả dị thục chắc chắn không thay đổi, còn sự hiện khởi của các tâm đổng lực thì bất định, có khi thay đổi, có khi thì không Hãy giải thích rõ ràng. Vis: sở dĩ nói các tâm dị thục luôn sinh khởi theo một khuôn mẫu cố định không thay đổi, có nghĩa là khi một tâm lộ khách quan bắt cảnh cực tốt thì từ tâm ngũ song thức cho đến tiếp thâu, suy đạc, na cảnh trong tâm lộ đó đều là tâm dị thục Thiện cả; và tâm Suy Ðạc cùng 2 na cảnh trong đó cũng phải là hỷ thọ. Nếu tâm lộ bắt cảnh tương đối tốt (i.t.thamajjhattaaramma.na ở đây ám chỉ cho Sabhaavi.t.thaaramma.na) thì từ ngũ song thức cho đến tiếp thâu, suy đạc, na cảnh, trong tâm lộ đó cũng đều là tâm dị thục Thiện; và tâm Suy Ðạc cùng 2 na cảnh trong đó đều là xả thọ như nhau. Nếu cảnh của tâm lộ là cảnh bất toại [*] (ani.t.thaar) thì từ ngũ song thức đến tiếp thâu, Suy Ðạc, Na cảnh cũng đều là tâm dị thục bất thiện và tất cả cũng đều thuộc xả thọ như nhau, vì dựa vào lý do này nên các Ngài bảo rằng các tâm quả dị thục luôn hiện khởi theo một khuôn mẫu cố định.
Còn đối với các tâm đổng lực, các ngài nói rằng chúng không sanh khởi theo khuôn mẫu cố định là vì khía cạnh cảm thọ các đổng lực không phải lúc nào cũng tương ứng với cảnh. Nói vậy có nghĩa là đối với phàm phu (còn đủ Sa~n~naavipallaasa, cittavipallaasa, và di.t.thivipallaasa) cùng chư Thánh nhân hữu học (chỉ còn sa~n~naavipallaasa, cittavipallaasa) thì Thọ trong các đổng lực của họ có thể không trùng khớp, tương ứng với cảnh bởi có khi thay vì khởi lên đổng lực hỷ thọ trước cảnh cực tốt, họ lại khởi lên đổng lực sân, đổng lực xả thọ (hoặc thiện hoặc bất thiện). Việc bất ứng đó do hai nguyên nhân: Vì vipallaasa (điên đảo kiến) chi phối hay do Sattisampaja~n~na điều hành. Do vậy, các Ngài mới nói rằng tâm đổng lực không có khuôn mẫu cố định. Chỉ có đổng lực duy tác (kiriyaajavana) mới vận hành theo khuôn mẫu cố định. Nghĩa là khi nào chư La Hán biết cảnh cực tốt thì khi ấy Duy tác Ðổng lực hỷ thọ (Samanassakiriyaajavana) sẽ khởi lên, khi nào các vị biết cảnh khá tốt (i.t.thamajjhattaaramma.na) hoặc bất hảo (ani.t.tha.) thì upekkhaakriyaajavana sẽ khởi lên. Ðó là khuôn mẫu cố định cho sự hiện khởi các đổng lực của vị La Hán. Từ đó ta có thể suy ra rằng khi Ðức Phật hay chư La Hán trông thấy một loài ngạ quỷ dị dạng nào đó các Ngài vẫn có thể mỉm cười, nhưng có phải các Ngài đã dùng đổng lực duy tác hỷ thọ để ghi nhận hình ảnh của con ngạ quỷ không? Ðiều này ta phải hiểu rằng khi vừa nhìn thấy con ngạ quỷ, các ngài chỉ khởi lên đổng lực xả thọ; sau đó, lúc quán xét đến hạnh nghiệp bất thiện đã huân tập của nó rồi xét tới tình trạng an ổn tuyệt đối của mình trong hiện tại đối với vấn đề sinh tử luân hồi và sa đọa ác thú cũng như những pháp tánh mà mình đang có được nên các ngài mới mỉm cười, lúc này mới đúng là đổng lực duy tác hỷ thọ. Trong trường hợp này ta nên biết thêm là tốc lực sinh diễn của tâm cực kỳ mau lẹ, tâm lộ khách quan biết cảnh " ngạ quỷ" với tâm lộ khách quan biết cảnh "thượng pháp tánh" nối đuôi nhau 1 cách chặt chẽ. Các đổng lực duy tác hỷ thọ ở đây chỉ biết cảnh "thượng pháp tánh" chớ không biết cảnh "ngạ quỷ", cảnh này đã được đổng lực xả thọ biết rồi. Puc: Hãy trưng dẫn những trường hợp đổng lực bất thiện có cảm thọ không tương ứng với cảnh sở tri. Vis: Có tất cả mười trường hợp đổng lực bất thiện có Thọ không tương ứng với cảnh:
Puc: Hãy trưng dẫn những trường hợp tâm đổng lực thiện có Thọ không tương ứng với cảnh sở tri. Vis:
Puc: Y cứ vào đâu để nói rằng đó là cảnh tốt (i.t.thaaramma.na), cảnh xấu (ani.t.thaaramma.na)? Vis: Ðể phân định đâu là cảnh tốt, đâu là cảnh xấu ta phải dựa trên năm khía cạnh: Majjhimapuggala, vipaakacitta, dvaara aaramma.na và kaala. Sau đây là thành phần minh giải:
Puc: Có mấy lộ ý môn có đổng lực kiên cố? Cảnh của chúng là gì, CHÓT (vaara) của chúng? Vis: Có tất cả 7 tâm ý môn kiên cố :
Cảnh của các tâm lộ này chỉ có hai trường hợp là cực rõ hoặc rõ. Và chúng chỉ thuộc chót đổng lực (javanavaara). Puc: Hãy trưng dẫn quy trình sinh diễn của các tâm lộ sau đây:
Vis: a) Aadikammikajhaanaviithi của người độn căn: Khi hành giả tu thiền (bằng ba mươi đề mục) gần đến lúc đắc định thì một pa~n~nattipa.tibhaaganimitta (Quang tướng chế định) nào đó trong 30 đề mục mà mình đã chọn, sẽ khởi lên qua ý môn vào thời điểm này Rúng Ðộng, Dứt dòng xuất hiện rồi tiếp theo đó là khai ý môn, khởi lên để đón nhận Quang tướng ấy. Sau khai ý môn sẽ là giai đoạn Upacaarasamaadhijavana gồm 4 đổng lực đại thiện hay Tố hợp trí, mỗi sát-na đổng lực ở đây đều có tên gọi riêng: Parikamma, upacaara, anuloma, gotrabhuu. Tiếp theo đó, Tâm Thiền thiện hay Thiền tố sẽ khởi lên một sát-na để ghi nhận cảnh pa~n~nattibhaaganimitta. Ta gọi sát-na Thiền này là appanaasamaadhijavana. Sau đó, hữu phần chủ quan lại xuất hiện. Thế rồi kế tục giai đoạn hữu phần đó sẽ là 1 tâm lộ ý môn có đổng lực là đại thiện hay đại tố sẽ khởi lên để làm cái công việc phản khán chi thiền, ta gọi tâm lộ này là Paccavekka.naviithi. Sau khi tái hiện nhiều lần, một cách thích ứng, tâm lộ này cũng sẽ diệt đi. b) Jhaanasamaapattiviithi: (Lộ nhập định) Thiền giả (jhaanalaabhii) muốn nhập định thì cứ chú nguyện rằng: "Mong rằng tâm ... (sơ thiền..., ngũ thiền) mà tôi đã chứng hãy khởi lên nơi tôi suốt thời gian ... (bao lâu tùy thích). "Rồi vị ấy tập trung tâm lực vào Patibhaaganimitta của đề mục mà mình đã nhờ đó mà đắc thiền, và chú niệm: tejo! tejo! (hay aapo, pa.thavii ... hoặc sabbe sattaa, paa.naa averaa hontu!...). Trước khi tâm thiền xuất hiện, Rúng động, dứt dòng sẽ có mặt rồi khai ý môn, 3 hoặc 4 đổng lực Ðại thiện hay Ðại tố tương ưng trí (tùy người) khởi lên để đón nhận pa.tibhaaganimitta với tư cách là parikamma, upaacaara, anuloma, gotrabhuu (nếu là người lợi căn thì không có parikamma). hết giai đoạn đó (lúc Gotrabhuu vừa diệt xong) thì tâm thiền hiện khởi liên tục bất định số, cho đến khi nào hết thời hạn mà mình đã chú nguyện. Lúc tâm thiền cuối cùng vừa diệt xong hữu phần lại xen vào rồi lại nhường chỗ cho tâm lộ phản khán (paccavekkha.naviithi). c) Tâm lộ chứng đạt sơ đạo của người lợi căn: Trước khi một hành giả tu quán chúng đạt đạo quả, viên tri tam tướng một cách tận tường thì Rúng động, Dứt dòng khởi lên để chấm dứt dòng tâm chủ quan, kế đó tâm khai ý môn sẽ khởi lên để đón nhận thức tính danh sắc, rồi 1 trong 4 tâm đại thiện hợp trí sẽ khởi lên 3 lần (3 sát-na) với tư cách là cận hành, Thuận thứ, chuyển tộc (hay việt- chủng) Gotrabhuu . Cận hành, thuận thứ thì biết cảnh danh sắc thực tính, còn Chuyển tộc thì biết cảnh Níp-bàn, đồng thời đóng vai trò dẫn nhập (Aavajjana) cho tâm Sơ đạo, chức năng c?a chuyển tộc là chấm dứt phàm chủng. Kế tục tâm chuyển tộc là 1 sát-na Sơ Ðạo, nó khởi lên để biết cảnh Níp-Bàn đồng thời cũng để đoạn trừ kiến và nghi. Sau sát-na Thánh Ðạo là 3 sát-na sơ quả xuất hiện để biết cảnh Níp-bàn. Tâm sơ quả diệt xong hữu phần xen vào rồi tiếp theo đó sẽ là 1 tâm lộ ý môn có đổng lực đại thiện hợp trí. Tâm lộ này có tên gọi là Paccavekkha.naviithi, nhiệm vụ của nó là quán xét Níp-bàn, Ðạo Quả, phiền não đã diệt và phiền não còn dư sót. Paccavekkha.naviithi sẽ tái hiện nhiều lần, một cách thích ứng với mỗi trường hợp. Ðây là quy trình chứng đạt sơ quả của người lợi căn. d) Tâm lộ chứng Ðạo cao của người độn căn: Trong thời điểm thánh đạo bậc cao sắp hiện khởi, trước hết sẽ có rúng động, Dứt dòng rồi tiếp theo đó, khai ý môn khởi lên để đón nhận cảnh danh sắc thực tính. Sau khi ý môn thì đến 4 đổng lực đại thiện hợp trí (1 trong 4 thôi nhưng sanh lên 4 bận). Mỗi sát-na đổng lực ở đây đều có tên gọi riêng: Parikamma, upacaara, anuloma và vodaana. 3 đổng lực đầu vẫn còn biết cảnh danh sắc nhưng vodanaa thì lại biết cảnh Níp-bàn với tư cách là tâm dẫn nhập (aavajjana) của 3 tầng Thánh đạo cao cấp. Vodanaa vừa diệt xong thì một trong 3 tâm thánh đạo bậc cao (Tư Ðà Hàm, A La Hán) sẽ khởi lên một sát-na để biết cảnh Níp-bàn và đoạn diệt phiền não ứng trừ. Kế tục sát-na Thánh đạo sẽ là 2 sát-na Thánh Quả chúng cũng biết cảnh Níp-Bàn. Hai sát-na Thánh Quả diệt xong, hữu phần xen vào rồi lại nhường chỗ cho tâm lộ phản khán (paccavekkha.naaviithi) khởi lên để quán xét Ðạo Quả, Níp-bàn, phiền não đã hết và hiện còn sót. Sau nhiều bận sinh diệt, (tái hiện nhiều lần), tâm lộ này mới chấm dứt. e) Phalasamaapattiviithi của người độn căn và lợi căn: Các vị Thánh nhân muốn an hưởng giải thoát lạc (vimuttisukha) thì chú nguyện rằng "Siêu Thế pháp nào mà ta đã chứng đạt rồi xin hãy khởi lên và cảnh hữu vi pháp (sankhatadhammaaramma.na) hãy vắng mặt suốt thời gian... (bao lâu tùy thích)". Rồi các vị mới chú quán vào 4 niệm xứ để ghi nhận danh sắc trong nội thân. Trước khi tâm thánh quả khởi lên, rúng động và dứt dòng luôn xuất hiện trước hết rồi tiếp theo đó, khai ý môn có mặt để ghi nhận thực tính danh sắc. Sau khai ý môn là 4 hay 3 sát-na đổng lực Ðại thiện ương ưng trí hoặc đại tố tương ưng trí. Ðối với người độn căn thì ở thời điểm này có tới 4 sát-na đổng lực nhưng đối với người lợi căn thì chỉ có 3 thôi. Các đổng lực này xuất hiện với tư cách là anuloma. Khi đổng lực cuối cùng vừa diệt xong thì tâm thánh quả khởi lên lập tức, và cứ thế cho đến hết thời hạn đã chú nguyện, tâm Thánh quả sinh rồi diệt, diệt rồi sinh liên tục, bất định số lượng. Khi tâm Thánh quả cuối cùng vừa diệt xong thì hữu phần xen vào rồi sau đó lộ phản khán (Siêu thế pháp cùng phiền não) khởi lên. Puc: Có bao nhiêu jhaanaviithi? Có bao nhiêu paccevekkha.naviithi bắt nguồn từ jhaanaviithii? Vis: Có tất cả 72 tâm lộ jhaanaviithi: 36 tâm lộ aadikammikajhaana-viithi và 36 lộ samaapajjanaviithi. Nói aadikammikajhaanaviithi có 36 tâm lộ là lấy 9 thiền thiện (kusalajhaana) cộng với 9 thiền tố (kriyaajhaana) rồi nhân với hai hạng lợi căn, độn căn. Ðối với 36 tâm lộ Samaapajjanaviithi cũng tính theo cách đó. * Có tất cả 1536 tâm lộ phản khán kế tục tâm lộ chứng nhập thiền định (jhaanaviithi).Sau đây là cách tính để có được con số ấy: ï - Trước hết nói về tầng sơ thiền, ta lấy tâm thiện sơ thiền và tố sơ thiền nhân với hai trường hợp Aadikammikajhaana và samaapajjana-jhaana thành ra có được tính số là 4. Lấy số này nhân với hai hạng: độn căn, lợi căn thành ra 8. Ta lại lấy số tám này nhân với năm chi thiền mà nó phản khán, thành ra 40. Trong số 40 này, ta lại chia ra 2: 20 sơ thiền thiện, 20 sơ thiền tố. Lấy 20 sơ thiền thiện nhân với 8 đại thiện mà chúng dùng để phản khán rồi lấy 20 sơ thiền tố nhân với 8 đại tố mà chúng dùng để phản khán rồi lấy 20 sơ thiền tố nhân với 8 đại tố mà chúng dùng để phản khán vậy phần thiện có được 160 tâm lộ, phần tố cũng có 160 tâm lộ. Cộng hai bên lại ta sẽ thấy ngay là có tất cả 320 tâm lộ phản khán kế tục các tâm lộ chứng nhập Sơ thiền. - Cách tính theo theo tầng nhị thiền cũng tựa như trước nghĩa là sau khi nhân với hạng người để có được số 8, ta lại lấy số 8 này đem nhân với 4 chi thiền thành ra 32. Trong 32 tâm lộ này ta lại lấy 16 nhị thiền Thiện nhân với 8 đại thiện (dùng trong lúc phản khán), lấy 16 nhị thiền Tố nhân với 8 đại tố (dùng đề phản khán) thì thành ra có đến 128 tâm lộ nhị thiền thiện 128 tâm lộ nhị thiền tố. Vậy tổng số của hai bên là 256. Ta nói: Có tất cả 256 tâm lộ phản khán kế tục các tâm lộ chứng nhập nhị thiền. - Ở tầng tam thiền, ta cũng lấy số 8 cơ bản (thiện, tố, chứng, nhập x 2 hạng người) để nhân với 3 chi thiền ứng-phản-khán thành ra 24. Trong số 24 này, ta lại lấy 12 tam thiền thiện nhân với 8 đại thiện, lấy 12 tam thiền tố nhân với 8 đại tố. Do đó, bên thiện có 96 tâm lộ, bên tố cũng có 96 tâm lộ là tổng số các tâm lộ phản khán kế tục các tâm lộ chứng nhập tam thiền có được 192 tất cả. - Bây giờ tính qua tầng tứ thiền. Trước hết cũng lấy số 8 cơ bản đem nhân với 2 chi thiền ứng phản khán, ta có 16. Trong con số 16 này, ta lại lấy 8 tứ thiền thiện nhân với 8 đại thiện, 8 tứ thiền tố nhân với 8 đại Tố. Vì vậy, bên thiện có được 64 tâm lộ, bên tố cũng thế ta nói: Tâm lộ phản khán kế tục các tâm lộ chứng nhập tứ thiền có tất cả là 128. - Cuối cùng thì đến tầng ngũ thiền Ta lấy 40 (10 tâm ngũ thiền đổng lực chứng nhập nhân 2 người nhân với 2 chi thiền thành ra 80). Trong 80 này, ta lấy 40 ngũ thiền thiện nhân với 8 đại thiện, 40 ngũ thiền tố nhân với 8 đại Tố, cộng cả hai tích số đó lại ta có 640. Ta nói: Tổng số của các tâm lộ phản khán kế tục các tâm lộ chứng nh?p ngũ thiền là 640. Bây giờ ta hãy tổng kê lại:
Puc: Trước khi nhập thiền định, nhập (thiền) quả định, Diệt thọ tưởng định và hóa thông phải làm sao? Và ta có thể gọi một giấc ngủ say là bhavangasamaapatti (hữu phần định) hay không? Vis: * Việc cần làm trước khi nhập thiền định. Thiền giả muốn nhập thiền định thì chú nguyện rằng "Sơ thiền (hay một tầng thiền sắc giới, Vô sắc giới nào đó mà mình muốn) mà tôi đã chứng đạt xin hãy khởi lên nơi tôi suốt thời gian...(bao lâu tùy mình thích)". Rồi vị ấy mới chú niệm vào quang tướng của án xứ (mà mình đã nhờ đó mà đắc thiền) và niệm rằng "Pathavii! Pathavii!" hay "Aapo! Aapo!"... * Trước khi nhập quả định: Muốn nhập thiền quả, vị thánh phải chú nguyện: "Siêu thế pháp nào tôi đã chứng đạt hãy khởi lên nơi tôi trong suốt thời gian... và trong cả thời gian đó xin cảnh hữu vi pháp hãy vắng mặt". xong rồi vị ấy tác quán 4 niệm xứ để ghi nhận danh sắc nội thân. * Trước khi nhập thiền diệt: Bậc Tam Quả hoặc La Hán muốn nhập diệt thọ tưởng định thì trước hết phải nhập sơ thiền, sau khi xuất khởi sơ thiền thì dùng trí quán sát tâm sơ thiền cùng sở hữu hợp đã diệt qua khía canh tam tướng hết sơ thiền thì tới nhị thiền, cũng làm đúng như vậy. Cứ thế cho tới tầng Vô sở hữu xứ, Sau khi xuất khỏi vô sở hữu xứ, không cần phải quán xét tam tướng của tâm thiền đó nữa, mà phải thực hiện 3 việc tiên quyết (pubbakicca) sau đây, bỏ chi Satthu pakkosana:
Nếu đương sự muốn nhập diệt định là La hán, thì khi xét thấy mình không sống trọn một tuần lễ nữa phải chú nguyện cho xuất định trước ngày viên tịch để còn có thời giờ từ giả hay giáo giới bạn đồng trú. Trong ba việc tiên quyết vừa kể, đối với hai điều đầu có thể không chú nguyện cũng được nhưng đối với điều cuối thì bắt buộc phải làm nếu đương sự nhập định sống tại cõi người. Còn trên cõi Phạm Thiên sắc giới thì khỏi phải làm pubbakicca nào cả, nếu có chỉ làm điều cuối cùng (addhaanapariccheda). Sau khi đã làm xong pubbakicca, vị thánh mới nhập phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tâm phi tưởng phi phi tưởng khởi lên liên tục 2 sát-na rồi kể từ đó danh pháp cùng sắc tâm hoàn toàn vắng mặt; ở vị ấy lúc đó chỉ còn sắc nghiệp, sắc quí tiết và sắc vật thực. Ngay thời điểm vô thức đó được gọi là đã nhập Diệt Ðịnh vậy. * Trước khi hóa thông: Vị thiền giả muốn hóa hiện thần lực thì trước hết phải nhập thiền cơ (paadakajhaana) bằng cách chú nguyện rằng "Ngũ thiền sắc giới nào tôi đã chứng đạt xin hãy khởi lên nơi tôi" rồi vị ấy chú niệm vào kasi.na (không dùng án xứ khác được) quy trình xuất hiện của ngũ thiền này như sau: Rúng động, dứt dòng, khai ý chuẩn bị, cận hành, thuận thứ, chuyển tộc, rồi tâm ngũ thiền sắc giới sẽ khởi lên liên tục, hết cái này đến cái khác, suốt thời gian một sao hay một giây (vinaadii, naadii). Ðây là thiền cơ vậy. Khi xuất khỏi ngũ thiền thì liền chú nguyện điều mình muốn hóa hiện, như muốn phi hành trên không chẳng hạn thì chú nguyện rằng "xin cho cơ thể tôi hãy bay bổng lên không" hoặc nếu muốn nhìn thấy cõi địa ngục thì chú nguyện "xin cho tôi thấy được nếp sinh hoạt dưới địa ngục"... Nói chung muốn làm cái gì thì ước nguyện cái đó. Tâm lộ diễn tiến trong lúc đang ước nguyện được gọi tên là parikammaviithi, quy trình của nó như sau: Rúng động, dứt dòng, khai ý, 7 đổng lực rồi trở lại hữu phần chủ quan, cứ theo khuôn mẫu này Parikammaviithi tái hiện vô số lần. Sau khi ước nguyện xong, tức là lúc các tâm lộ Parikammaviithi đã chấm dứt thì vị thiền giả lại nhập thiền cơ một lần nữa, diễn biến của tâm lộ thiền cơ này cũng giống như ở tâm lộ thiền cơ thứ nhất khi vừa xuất khỏi thiền cơ bận nhì thì tâm lộ hóa thông xuất hiện (Abhi~n~naaviithi), đồng thời những gì thiền giả đã ước nguyện khi nãy bây giờ đều thành tựu. Diễn biến của tâm lộ hóa thông như sau: Rúng động, dứt dòng, khai ý, chuẩn bị, cận hành, thuận thứ, chuyển tộc, một tâm thông (chỉ một sát-na thôi) rồi hữu phần tái khởi. Bây giờ bàn về vấn đề "giấc ngủ say có thể được gọi là Bhavangasamaapatti hữu phần định - hay không?" Ðiều có chắc chắn không thể được, ta chỉ có thể gọi giấc ngủ là Bhavangapatti hay Bhavangapaata mà thôi, bởi vì cái lạc trong giấc ngủ hầu hết chúng sanh ai cũng thưởng thức được riêng về Samaapattisukha (định lạc) thì không phải ai muốn thưởng thức cũng được, định lạc không phải là thứ an lạc phổ cập đến mọi chúng sanh. Chỉ cần cái danh từ để gọi nó cũng đủ để ta hiểu rõ điều đó. Samaapatti có nghĩa là tham dự vào cái gì tham dự vào cảnh ưu việt. Puc: Hãy kể rõ những động lực kiên cố (appanaajavana) sanh kế tục các đại thiện tương ưng trí hỷ thọ - xả thọ (mỗi bên 2) và những động lực kiên cố sanh kế tục các tâm đại tố tương ưng trí hỷ thọ xả thọ. Ðồng thời trưng dẫn một câu Paali chứng minh. Vis: - Có 32 đổng lực kiên cố sanh kế tục 2 tâm đại thiện hỷ thọ tương ưng trí 4 đại thiện sắc giới hỷ thọ, 16 Thánh Ðạo hỷ thọ 12 Thánh quả hỷ thọ. - Có 12 đổng lực kiên cố sanh kế tục 2 tâm đại thiện xả thọ tương ưng trí: 5 ngũ thiền hiệp thế, 4 Thánh đạo ngũ thiền 3 Thánh quả hữu học ngũ thiền. - Có 8 đổng lực kiên cố sanh kế tục 2 tâm đại tố hỷ thọ tương ưng trí: 4 Tố sắc giới hỷ thọ, 4 La Hán quả hỷ thọ. - Có 6 đổng lực kiên cố sanh kế tục 2 đại tố xả thọ tương ưng trí: 5 tố ngũ thiền và La Hán Quả ngũ thiền. Ðây là câu Paali chứng minh:
Puc: Hãy dịch giải câu kệ sau đây:
Vis: Có 44 đổng lực kiên cố có thể sanh kế tục 4 tâm đại thiện tương ưng trí của phàm phu tam nhân cùng Thánh hữu học và chỉ có 14 đổng lực kiên cố có thể sanh kế tục 4 đại tố tương ưng trí của bậc La hán. * Trong trường hợp thứ nhất ta phải hiểu rằng nếu tính chung thì bảo là có 44 đổng lực kiên cố có thể sanh kế tục 2 đại thiện tương ưng trí của phàm tam nhân cùng ba tầng thánh hữu học nhưng nếu tính chi tiết thì ta phải lấy số 44 ấy phân thành bốn trường hợp nhỏ:
* Ðối với trường hợp thứ hai , ta phải hiểu rằng 14 đổng lực kiên cố có thể sanh kế tục 4 đại tố tương ưng trí của bậc La Hán chính là 9 tâm Tố Ðáo đại và 5 tâm Tứ quả, và đây là những trường hợp mà 14 đổng lực kia sanh kế tục 4 đại tố tương ưng trí của bậc La Hán.
Puc: Có bao nhiêu tâm lộ Paccavekkha.naviithi (phản khán) sanh kế tục Maggaviithi (tâm lộ đắc đạo)? Ðồng thời hãy phân định rõ ràng 11 tâm na cảnh theo cảnh và người. Vis: - Có tất cả 368 tâm lộ phản khán sanh kế tục tâm lộ đắc Ðạo: 92 lộ sanh kế tục tâm lộ chứng Sơ đạo, 92 lộ sanh kế tục tâm lộ đắc nhị đạo, đối với hai tầng Thánh Ðạo sau mỗi tầng cũng đều có 92 tâm lộ phản khán sanh kế tục. - Bây giờ phân định 11 tâm na cảnh theo cảnh: Tâm quán sát xả thọ quả bất thiện biết được 6 cảnh dục xấu (ani.t.thaaramma.na), tức 6 cảnh dục trong dạng bất toại. Tâm Quan sát xả thọ quả thiện và 4 đại quả xả thọ biết được 6 cảnh dục (kaamadhammaaramma.na) tương đối tốt (i.t.thamajjharamma.na); tâm quan sát hỷ thọ quả thiện và 4 đại quả hỷ thọ biết được 6 cảnh Dục cực tốt. 3 tâm na cảnh vô nhân (Ahetukatadaa) sanh được 8 hạng người (trừ 4 người đạo); 4 tâm Na cảnh hữu nhân bất tương ưng trí sanh được nơi 7 người (trừ người khổ); 4 tâm Na cảnh hữu nhân tương ưng trí có thể sanh ở 5 hạng người (trừ người khổ, người lạc vô nhân và người nhị nhân). Minh chú: Sở dĩ nói 92 tâm lộ phản khán sanh kế tục tâm lộ chứng đạt sơ đạo là tính như sau: Trước hết lấy Ðạo, Quả, Níp-bàn cộng lại thành ra 3 (ba) rồi nhân với 4 tâm đại thiện tương ưng trí thành ra 12. Sau đó mới lấy 10 phiền não (gom chung những phiền não đã diệt và chưa diệt) đem nhân với 8 tâm đại thiện thành ra 80. Ta lại lấy 80 này cộng với 12 kể trên, thế là có được con số 92 tâm lộ. cách tính của 2 tầng thánh đạo tiếp theo cũng theo mẫu trên. Bây giờ tính qua 92 tâm lộ phản khán sanh kế tục tâm lộ chứng đạt Tứ Quả trước hết ta lấy Ðạo, Quả, Níp-bàn cộng lại thành 3 rồi nhân với 4 đại Tố tương ưng trí để được 12 Ta lấy mười phiền não đã diệt nhân với 8 đại tố thành ra 80, lấy 80 này nhân với 12 trên, ta có được 92 tâm lộ. Puc: Hãy kể rõ những đổng lực nào sanh một lần, hai lần, bốn lần, năm lần, sáu lần, bảy lần, tám lần trong một tâm lộ và đồng thời hãy kể tên các tâm lộ. Vis: a) Có tất cả 26 đổng lực chỉ sanh một lần (tức chỉ có mặt 1 sát-na) trong một tâm lộ: 9 thiện đáo đại và 9 Tố Ðáo Ðại trong Aadikammikajhaanaviithi, 4 tâm đạo trong Maggaviithi, 2 tâm thông trong Abhi~n~naaviithi, tâm Tam quả và Tứ quả trong lúc vừa xuất khỏi thiền diệt, b) Có 6 tâm đổng lực chỉ hiện khởi 2 lần trong một tâm lộ:
c) Có 12 tâm đổng lực hỷ hiện khởi qua 3 sát-na trong một tâm lộ:
d) Có 8 tâm đổng lực hỷ có mặt qua 4 sát-na trong một tâm lộ:
e) Có 29 đổng lực chỉ có mặt qua 5 sát-na trong một tâm lộ:
f) Có 29 đổng lực có mặt qua 6 sát-na trong một tâm lộ đó là 29 đổng lực Dục giới (Kaamajavana) trong Mahantaaramma.naviithi và vibhuutaaramma.naviithi lúc bình thường (pakativelaa). g) 29 đổng lực Dục giới cũng có trường hợp xuất hiện qua 7 sát-na trong một tâm lộ như ở Atimahantaaramma.naviithi,mahantaaramma-.naviithi, ativibhuutaaramma.naviithi, vibhuutaaramma.naviithi lúc bình thường. h) Có 22 đổng lực có mặt từ 8 sát-na trở lên trong một tâm lộ đó là 22 đổng lực kiên cố (trừ Magajavana và Abhi~n~naajavana) trong lúc nhập thiền định (jhaanasamaapatti viithi), Quả định (Phalasamaapatti viithi). - Hai tâm thiện và tố sắc giới ngũ thiền trong Paadakajhaanaviithi cũng có mặt trên 8 sát-na. Puc: Tại sao đối với các đổng lực kiên cố, nếu xuất hiện chớp nhoáng nhất thì chỉ có một sát-na, còn như xuất hiện tối đa thì vô số kể? Trong khi đại thiện và đại tố nếu xuất hiện chớp nhoáng nhất cũng phải là 3 sát-na còn thời hạn tái hiện tối đa chỉ có 7 sát-na? Và hãy cho biết tại sao các đổng lực bất thiện không thể có mặt dưới 5 sát-na trong bất cứ tâm lộ nào? Vis: Sở dĩ các đổng lực kiên cố nếu xuất hiện chớp nhoáng chỉ có một sát-na là vì vào những trường hợp đó, với chừng ấy thời gian có mặt, chúng đã có thể làm tròn chức năng của mình mà không cần phải kéo dài thời gian lâu hơn. Chẳng hạn như trong tâm lộ chứng thiền (Aadikammikajhaana), tâm thiền chỉ cần khởi lên một sát-na cũng đủ để chấm dứt Dục chủng (Kaamagotta) và bước sang Ðáo Ðại hoặc trong tâm lộ đắc đạo (Maggaviithi) chỉ cần một sát-na Thánh Ðạo thôi, cũng đủ để vượt qua phàm chủng, tiến lên Thánh chủng. Hay trong tâm lộ hiện thông, tâm thông chỉ khởi lên một sát-na cũng đủ để vị thiền giả có thể hoàn thành nhiệm vụ trong một thời gian cực ngắn như vậy nên đôi khi chúng chỉ xuất hiện qua một sát-na trong một tâm lộ thôi. Nhưng một khi xuất hiện trong trường hợp tối đa thì các đổng lực kiên cố sẽ khởi lên vô số sát-na, là do sức mạnh ý muốn của thiền giả hoặc Thánh nhân, các vị muốn bao nhiêu thì chúng sẽ khởi lên bấy nhiêu. Riêng về các đổng lực đại tố và đại thiện thì sở dĩ khởi lên theo định mức tối thiểu là 3 sát-na, tối đa là 7 sát-na bởi vì chúng là đổng lực Dục giới, trường hợp duy nhất để chúng có thể hiện khởi trên định mức tối thiểu là vào tâm lộ kiên cố của người lợi căn và vì không thể bắt cảnh một cách liên tục trong thời gian dài hạn nên chúng chỉ có mặt nhiều lắm là 7 sát-na trong một tâm lộ. Ðiều đó có nghĩa là năng lực (Aanubhaava) của đổng lực Dục giới dù gì cũng yếu kém hơn đổng lực kiên cố. Như đã giống cây nhỏ thì dù có trồng gieo ở đâu đi nữa, lúc phát triển hết mức cũng không thể nào to lớn bằng những loại cây lớn khác được. Còn đối với các đổng lực bất thiện, sở dĩ chúng không thể hiện khởi dưới 5 sát-na trong một tâm lộ vì không bao giờ các đổng lực kiên cố (appanaajavana) lại sanh kế tục đổng lực bất thiện, lại nữa chúng cũng không bao giờ có mặt trong một tâm lộ Paccavekkha.naviithi thì làm sao lại có thể xuất hiện dưới 5 sát-na: Puc: Tại sao trong tâm lộ ngũ môn các tâm khách quan (viithicitta) lại có tới 7 thứ: Khai ý môn... , Na cảnh. Trong khi ở tâm lộ ý môn thì chỉ có 3 thôi: Khai ý môn, đổng lực, na cảnh? Hãy phân định 55 Tâm đổng lực trên Người và Cõi. Vis: Sở dĩ ở trong lộ ngũ môn, tâm khách quan có đến 7 thứ mà tâm lộ ý môn chỉ có 3 là vì xét về khía cạnh sức mạnh. ngũ môn yếu hơn ý môn. Tức là do ngũ môn là sắc, còn ý môn là danh nên dĩ nhiên ngũ môn làm sao mạnh bằng ý môn. Lại nữa, tâm khách quan bên tâm lộ ngũ môn phải dựa vào cảnh lớn mới có thể khởi lên, tâm đổng lực bên lộ ngũ môn phải nhờ các tâm khách quan kia đón nhận, sàng lọc cảnh kỹ lưỡng mới khởi lên được. Còn các tâm khách quan (vii thicitta) bên tâm lộ ý môn thì không cần phải nương cảnh lớn nếu có nương thì chỉ nương vào tâm thôi, mà tâm thì thuộc Danh pháp, mạnh hơn Sắc pháp, cho nên các đổng lực ở đây không cần phải nhờ vã đến nhiều tâm khách quan mới có thể sanh khởi, mà chỉ cần khai ý môn hiện khởi để ly khai cảnh cũ, đón nhận cảnh mới thì đổng lực đã có thể xuất hiện được. * Sau đây là 55 tâm đổng lực được phân số theo từng hạng người và từng cõi:
* 55 đổng lực phân bố theo 12 hạng người:
Puc: Có bao nhiêu mara.naasannaviithi thuộc ngũ môn và ý môn? Vis: a) Có cả thảy 20 tâm lộ Pa~ncadvaaramara.naasannaviithi cakkhu- dvaaramara.naasannaviithi có 4 trường hợp:
4 tâm lộ ngũ môn còn lại mỗi cái cũng có 4 trường hợp như vậy, nên ta nói: Có tất cả 20 tâm lộ cận tử ngũ môn (5 tâm lộ ngũ môn nhân với 4 trường hợp). Chú ý: Bậc Tam Quả và Tứ Quả không bao giờ mệnh chung bằng tâm lộ cận tử ngũ môn. b) Manodvaaramara.naa sannaviithi được phân ra hai trường hợp lớn:
Bảng đối chiếu chữ Pali/Sans -Internet
|
Nguồn: www.quangduc.com