LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI
THOÁT
- Đại Chánh
Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32
thuộc Luận
Tập Bộ Toàn. Thứ tự Kinh văn số 1648.
Hán văn từ
trang 399 đến trang 461 gồm có 12 quyển.
Tác giả: - Ngài
A La Hán Ưu Ba Đề Sa (Uptissa)
Ngài Tam Tạng Tăng Già Bà La (Samghaphala)
nước Phù Nam
dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán.
- Sa Môn Thích Như Điển,
dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt
--o0o--
Quyển thứ 5
- A La Hán Ưu Bà Đề Sa
tạo luận bằng chữ Phạn.
- Đời nhà Lương, người nước Phù Nam,
Ngài Tam Tạng Tăng Già Ba La
dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán.
Phẩm Hành Môn
Thứ 2
Ở đây tìm cầu chỗ nhị thiền. Tư
duy sơ thiền quá hoạn về 2 loại công đức.
Lúc ấy người tọa thiền muốn vui
khởi đệ nhị thiền rồi. Đối với sơ thiền, thân được tự tại. Vì sao vậy?
Nếu ở chỗ sơ thiền mà không
được tự tại, tuy lại tư duy muốn trừ giác quán, muốn được nhị thiền; nhưng
cuối cùng lại thoái thất. Kết cuộc chẳng kham nổi việc khởi lên thiền định
thứ 2. Lại cũng chẳng thể nhập vào nơi sơ thiền. Như Đức Thế Tôn đã dạy.
Vì các Tỳ Kheo ấy mà dụ như con trâu núi con. Con trâu con ấy ngu si chẳng
biết nơi ăn. Vì chưa rõ lối đi, mà muốn đi xa, lại tự nghĩ rằng: Ta nay sẽ
đến chỗ chưa đến, ăn thử cỏ chưa ăn; uống thử nước chưa uống. Chân trước
chưa đứng vững mà 2 chân sau đã lo chạy. Vấp ngã chẳng vững, chưa thể đến
trước được. Cuối cùng rồi chẳng thể đến thử nơi chưa đến. Lại cũng chẳng
thể được ăn thử cỏ chưa ăn. Đồng thời cũng chẳng thể uống được nước chưa
uống. Liền lại suy nghĩ, tức chẳng thể đến. Cũng đúng như điều nầy xưa nay
các Tỳ Kheo việc ăn uống cũng như thế, ngu si chưa đạt được; chẳng biết
chỗ đi; chẳng hiểu rõ chỗ ly dục mà nhập vào sơ thiền. Chẳng tu pháp nầy,
chẳng học tập nhiều. Thường tự chấp việc suy nghĩ mà muốn nhập vào nhị
thiền, lìa nơi giác quán; chẳng thể tự an. Lại liền nghĩ rằng: Ta chẳng
thể được vào nhị thiền, lìa nơi giác quán. Lại muốn lui và nhập vào sơ
thiền ly dục. Ngu si Tỳ Kheo như con trâu con kia chẳng hiểu rõ bước đi.
Cho nên, nên tu sơ thiền, làm cho tâm được tự tại. Đối với lúc chưa ăn
cũng như lúc ăn rồi, đầu đêm cuối đêm tùy theo tâm mà vui. Tùy theo chỗ
muốn lâu mau mà theo ý, chẳng nghi ngại. Vì khởi nhập quán. Hoặc từ một
lúc cho đến nhiều lúc; nhiều vào nhiều ra. Nếu từ một lúc cho đến nhiều
lúc, đối với sơ thiền kia thành được tự tại, được tự tại vui; khởi đệ nhị
thiền vượt khỏi sơ thiền. Lại liền suy nghĩ: Sơ thiền nầy thô, đệ nhị
thiền tế. Đối với sơ thiền thấy có chỗ lo; đối với đệ nhị thiền thấy có
công đức.
Hỏi rằng: Thế nào là sơ thiền
quá lo?
Đáp rằng: Gần ngũ cái oán, tham
giác quán động. Thân thành giải đãi, tâm thành tán loạn. Tất cả các pháp
nầy là chỗ định thô.Chẳng trụ chứng nơi thần thông. Tức vui sơ thiền chẳng
hơn thắng phần. Đây gọi là sơ thiền quá lo. Đệ nhị thiền công đức là đối
trị với đây. Khi quán sơ thiền quá lo rồi, lại thấy công đức nơi đệ nhị
thiền. Đây là tất cả việc nhập tướng, tác ý, tu hành đệ nhị thiền. Chẳng
tác ý hòa hợp sơ thiền. Chẳng tác ý là giác; chẳng tác ý là quán, mà từ
định sanh, hỷ lạc tự tại. Làm cho tâm thọ trì. Kẻ tọa thiền kia như thế
tác ý, chẳng lâu giác quán thành diệt, lấy định mà khởi, hỷ lạc tự tại,
làm cho tâm an trụ. Đây nghĩa là nhị thiền tứ chi. Kẻ tọa thiền kia giác
quán diệt rồi, thành tin bên trong, tâm thành một tánh, không giác không
quán. Từ định sanh hỷ lạc, nhập vào nhị thiền. Đây lần lượt nhập vào tất
cả công đức. Giác quán diệt nghĩa là lấy thiện phân biệt. Giác quán diệt
lại có tên là đoạn.
Hỏi rằng: Vì sao mà giác quán
diệt?
Đáp rằng: Lại ở đây là chỗ lo
của sơ thiền giác quán và tất cả căn của giác quán và lo về giác quán.
Cùng căn giác quán và giác quán đều trừ vậy, thành giác quán diệt. Lại nữa
lấy việc đoạn trừ thiền thô bên dưới, được thiền tốt bên trên. Lại làm cho
lần lượt diệt. Bên trong hiện chứng gọi là nội. Nội có 3 loại. Một là nội
nội; hai là nội định; ba là nội hành xứ.
Thế nào gọi là nội nội?
Nghĩa là 6 nội nhập. Nội định ở
nơi tứ quán thân; đây gọi là nội định, Nội hành xứ ở nơi nội tự tư ý;
nghĩa là tánh nầy chẳng ra ngoài để nhiếp. Đây gọi là nội hành xứ. Đối với
trong kinh nầy, nội nội có thể vui.Tín là lòng tin chân chánh, suy nghĩ
chân chánh, tăng trưởng lòng tin. Đây gọi là tín. Đối với bên trong tâm.
Đây gọi là nội tín.
Nội tín có tướng gì? khởi gì?
xứ gì?
- Bất loạn là nội tín tướng.
Tịch tĩnh là vị. Chẳng trọc là khởi; giác quán là xứ. Tâm thành một tánh
nghĩa là tâm trụ nơi chánh định. Đây nghĩa là tâm thành một tánh.
Tâm thành một tánh là nghĩa gì?
- Tâm đây là ý. Một gọi là
niệm; gọi tên là như nghe luận thuyết mà sanh tánh. Tánh nầy nói nghĩa là
tự nhiên. Đây là đệ nhị thiền, một lòng có thể diệt giác quán; lấy một
tánh được khởi. Đây gọi là tâm thành nhứt tánh.
Tâm thành nhứt tánh là tướng
gì? vị gì? khởi gì? xứ gì?
- Lấy sự chuyên chánh làm
tướng; lấy tịch tĩnh làm vụ; lấy vô lãng (chẳng khuấy động) làm khởi; lấy
giác quán diệt làm xứ.
Hỏi rằng: Tín và tâm, thành một
tánh thì vì sao không phải chỗ sở nhiếp ở sơ thiền?
Đáp rằng: Sơ thiền lấy giác
quán làm lãng động vậy. Thành dơ; nội tín, tâm thành một tánh là thành
chẳng thanh tịnh. Như nước có sóng gió; thấy hình ảnh của mặt mình chẳng
nguyên vẹn. Như vậy, sơ thiền giác quán là sóng. Sóng động nên chẳng thành
vậy. Nội tín và tâm nhứt tín, thành chẳng thanh tịnh. Cho nên lấy thiền
chi, chẳng phải sơ thiền mà nhiếp.
Vô giác vô quán nghĩa là đoạn
giác vô quán, lìa quán vô quán.
Hỏi rằng: Giác quán diệt vô
giác vô quán. Đây là 2 loại đoạn giác quán. Vì sao lại nói hai?
Đáp rằng: Giác quán diệt nghĩa
là làm hiện nội tín. Tâm một tánh làm nhơn; vô giác vô quán. Lấy hiện tịch
tĩnh để thành hỷ lạc diệu tướng. Lại nữa giác quán diệt là lấy giác quán
nầy thấy giác quán quá lo; đoạn trừ pháp lo kia, vô giác vô quán vậy. Đoạn
sắc giới giác quán. Lại nữa vô giác vô quán có 2 loại. Một là chẳng lấy
giác quán, diệt vô giác vô quán; lấy giác quán diệt vô giác vô quán. Đối
với 5 thức nầy và đệ tam thiền v.v... Chẳng lấy giác quán diệt thành vô
giác vô quán. Đệ nhị thiền là lấy phương tiện tịch tĩnh vậy. Lấy giác quán
diệt thành vô giác vô quán. Đây nói 2 nghĩa. Từ định sanh gọi là định. Sơ
thiền từ trí kia sanh. Đệ nhị thiền thành từ sơ thiền định mà sanh. Lại
nữa định nghĩa là nơi đệ nhị thiền và một tâm cùng sanh vậy. Định sanh hỷ
lạc; hỷ lạc là sự phân biệt đầu tiên. Đệ nhị thiền là nương vào sơ được
tên. Đây là đệ nhị thiền nhập chánh thọ vậy. Nghĩa là nhập đệ nhị thiền.
Thiền là nội tín hỷ lạc nhứt tâm; gọi tên là thiền. Nhập chánh thọ trụ
nghĩa là thành được đệ nhị thiền, lìa nơi 2 chi. Thành tựu 2 chi, 3 loại
thiện và 10 tướng cụ túc; tương ưng với 23 công đức. Đây là trụ nơi công
đức ở cõi Trời. Sanh vào Quang Diệu Thiên, như ở đầu đã nói rộng. Ở cõi
trời là từ định sanh hỷ lạc; qua khỏi cõi của người ở nên gọi tên là chỗ ở
của Trời. Cho nên Đức Thế Tôn bảo các vị Tỳ Kheo rằng: Như ao sanh nước,
chẳng phải 4 phương đến. Chẳng phải mưa thành, không do thời tiết. Đây là
từ suối mà ra, trong mát, đượm nhuần chảy đi. Như thế các Tỳ Kheo! Thân
nầy từ định sanh hỷ lạc, làm cho được thanh lương, chẳng phải không thấm
nhuần, từ định sanh hỷ, tràn khắp thân nầy; giống như nước suối. Kẻ tọa
thiền kia nhập vào nhị thiền thì thân nầy có thể biết; như chẳng từ 4
phương, chẳng có nước chảy đến, chẳng từ trời mưa. Như vậy giác quán diệt
có thể biết. Như đây từ dòng suối mà ra vậy; làm cho thân đầy đủ, chẳng
khởi giao động. Như đây từ định sanh hỷ lạc. Đây gọi là sắc thân tròn đầy,
chẳng khởi tâm loạn. Như lấy nước lạnh làm cho thân mát đều khắp nơi. Như
thế từ định sanh hỷ lạc. Tất cả gọi là sắc thân tròn đủ, tu định quả báo.
Như thế sanh vào cõi Trời Quang Diệu công đức. Đây là đệ nhị thiền có 3
loại. Hạ, Trung, Thượng. Đây là người tọa thiền, tu hạ thiền. Khi mạng
chung, sanh vào Thiểu Quang Thiên, thọ mệnh 2 kiếp. Kẻ tu trung thiền,
sanh vào Vô Lượng Quang Thiên, thọ mệnh 4 kiếp. Tu thượng thiền, sanh vào
Quang Diệu Thiên, thọ mệnh 8 kiếp.
Niệm nhị thiền quá hoạn. Lúc
bấy giờ người tọa thiền tu đệ nhị thiền rồi, thân được tự tại; đệ nhị
thiền thô, tam thiền tịch tĩnh; biết nhị thiền quá hoạn; thấy công đức nơi
tam thiền, khởi đệ tam thiền.
Vì sao mà nhị thiền quá hoạn?
Nghĩa là gần giác quán là cái
đức của định. Cùng tương ưng với hỷ đầy khắp nên thiền thành thô. Lấy hỷ
thành mãn tâm đầy dũng dượt; chẳng thể khởi trừ thiền chi. Nếu đắm trước
nơi hỷ; tức liền mất đi. Nếu biết là mất, tức thành chẳng mất. Nếu chẳng
hay làm việc chứng thần thông; nếu vui nhị thiền, chẳng thành thắng phần;
nên biết đệ tam thiền quá hoạn. Thấy đệ tam thiền công đức là đối trị với
điều nầy. Quán rồi nhị thiền quá hoạn. Lại thấy tam thiền công đức. Đây
nương vào tất cả nhập tướng tác ý, làm cho tâm hỷ diệt, lấy mà do hỷ lạc
thọ trì tâm, như thế tác ý. Chẳng chờ lấy vô hỷ lạc làm cho tâm được an ổn
giải rõ nơi tam thiền chi. Kẻ tọa thiền kia chẳng nhiễm hỷ vậy, được trí
xả niệm, lấy thân thọ lạc mà các bậc Thánh hay nói: Đắc xả niệm trí, vui ở
nơi đệ tam thiền chánh thọ. Đây là chỗ tất cả nhập công đức chẳng nhiễm hỷ
vậy. Hỷ như trước đã phân biệt rồi. Chẳng nhiễm là đoạn hỷ, được xả trụ.
Thế nào là xả?
Đây xả, đây hộ; chẳng thối
chẳng tiến, là tâm bình đẳng. Đây nghĩa là xả. Đối với xả nầy có 8 loại.
Nghĩa là thọ xả, tinh tấn xả, kiến xả, bồ đề giác xả, vô lượng xả, lục
phần xả, thiền chi xả, thanh tịnh xả, ngũ căn vi thọ xả. Có lúc chẳng tác
ý xả tướng. Vì tinh tấn mà xả. Khổ, tập nay ta đang đoạn, thành được xả.
Vì kiến xả, tu bồ đề giác. Đây gọi là Bồ Đề xả. Từ bi hỷ xả; đó là vô
lượng xả. Lấy mắt để xem màu sắc chẳng khổ chẳng vui, thành xả. Đây là lục
phần xả. Chẳng nhiễm cho nên thành xả trụ vậy. Đây là Thiền chi xả, xả
niệm thanh tịnh. Đây là thanh tịnh xả. Đây là 8 xả trừ thọ xả. Ngoài ra 7
pháp xả kia là bình đẳng xả. Lại nữa cũng có 3 loại xả. Một là tương ưng
thừa; hai là kinh doanh nhỏ; ba là chẳng kinh doanh. Đối với tất cả việc
hành thiền, là thiền bình đẳng phương tiện. Chẳng gấp rút, chẳng trì trệ.
Đây gọi là tương ưng thừa xả. Đây là hạ xả, gần với đệ nhị thiền; hay đoạn
tâm dũng dượt. Nếu tâm không kinh doanh; gọi đây là xả kinh doanh ít. Xả
nầy gần đệ tam thiền. Điều nầy có thể đoạn tất cả tâm dũng dượt, mà bất
động thân tâm, không có tâm lo việc kinh doanh. Đây gọi là vô sự xả. Xả
nầy gần với đệ tứ thiền.
Xả ấy tướng gì? vị gì? khởi gì?
xứ gì?
- Bình đẳng là tướng; vô sở
trước là vị; vô kinh doanh là khởi; vô nhiễm là xứ.
Hỏi rằng: Vì sao nói xả nầy đối
với thiền nầy, chẳng phải đệ nhị thiền và sơ thiền?
Đáp rằng: Đây là xứ hỷ mãn,
chưa diệt tâm chấp trước; lấy duyên hỷ lạc; cho nên chưa diệt, mà đại dũng
dượt đầy khắp thân tâm. Cho nên đối với 2 loại thiền chẳng nói xả, mà
chẳng đầy đủ vậy. Đối với đệ tam thiền nầy, vô hỷ nhiễm vậy, mà diệt đi
tướng chấp trước nên thành khởi Thiền chi. Do đây mà Thiền chi tự tại vậy.
Nói là xả niệm chánh trí.
Vì sao mà niệm?
Niệm tùy theo niệm kia, niệm
giác nhớ nghĩ chẳng quên. Niệm có nghĩa là niệm căn, niệm lực, chánh niệm.
Đây gọi là niệm.
Hỏi rằng: Niệm có tướng gì? vị
gì?, khởi gì? xứ gì?
Đáp rằng: Lấy tùy niệm làm
tướng; chẳng vọng làm vị; thủ hộ (giữ gìn) làm khởi. Tứ niệm làm xứ.
Vì sao gọi là trí?
Trí giải làm huệ. Chánh trí nầy
đây gọi là trí. Đối với chánh trí nầy có 4 loại. Đó là hữu nghĩa trí; tự
tướng trí; bất ngu si trí; hành xử trí. Đối với đây, trí có nghĩa là 4 oai
nghi. Tự tướng trí là nhập vào không xứ. Bất ngu si trí là biết 8 pháp của
thế gian. Hành xứ trí nghĩa là đối với sự xứ thì kinh nầy, hành xứ trí là
khả thủ.
Hỏi rằng: Trí có tướng gì? vị
gì?, khởi gì? xứ gì?
Đáp rằng: Chẳng ngu si làm
tướng; duyên trước là vị; chọn lựa các pháp là khởi, chánh tác ý là xứ.
Hỏi rằng: Vì sao niệm nầy chánh
trí tất cả xứ chẳng ít?
Đáp rằng: Nếu người thất niệm
chẳng khởi chánh trí, chẳng tham khởi thiền ngoại hành.
Hỏi rằng: Vì sao nói đệ tam
thiền? chẳng nói đệ nhị thiền và sơ thiền?
Đáp rằng: Đối với đây hỷ là
đầu; thô thiền chi diệt rồi; chánh định tế vậy. Định nầy nhập vào tế xứ,
mà chánh trí nầy hay chịu khởi đệ tam thiền. Cho nên lấy thiền chi tự tại.
Lại nữa thiền nầy dễ khởi, đến lạc xứ kia. Nơi chỗ khí vị cao, lại làm cho
tâm ngu. Đây gọi là trước xứ. Cho nên đối với thiền nầy biết được tự tại,
kham nhẫn đoạn hỷ. Lại nói hỷ lạc là cùng với thân hữu. Cho nên niệm nầy
trí phân biệt. Vô hỷ hữu lạc nơi việc thành trụ. Như trâu con kia tùy theo
với mẹ, chẳng ép hai tai chạm vào thân mẹ, như thế vô hỷ hữu lạc. Lấy niệm
trí phân biệt lạc, được trụ hành xứ. Nếu chẳng phân biệt từ từ, lại nhập
vào nơi hỷ thành thiền thoái phần; lấy thiền chi nầy tự tại nên nói niệm
trí, mà xả niệm trí nầy thành tựu, cho nên nói có xả niệm trí lấy thân thọ
lạc.
Hỏi rằng: Tâm vui cái gì?
Đáp rằng: Tâm nhiếp thọ là tâm
lạc. Từ tâm xúc, sanh nhiếp thọ, là tâm lạc thọ. Đây nghĩa là vui.
Hỏi rằng: Những gì là thân?
Đáp rằng: Tưởng ấm, hành ấm.
Đây gọi là thân.Niềm vui nầy mà thân thọ, tức thân thọ lạc.
Hỏi rằng: Vì sao lạc nầy không
hỷ? Chẳng lấy thân làm thọ?
Đáp rằng: Đối với đệ tam thiền,
lạc căn diệt. Vì sao mà Đức Thế Tôn nói nơi đệ tam thiền lạc căn diệt, tức
là lạc mà Thánh nhơn hay nói. Thánh đây là Phật và các vị đệ tử. Khai mở
cho hợp căn cơ rồi chế dạy, phân biệt chỉ bày. Đây gọi là lời Thánh nói.
Hỏi rằng: Vì sao bậc Thánh nói
đối với thân nầy chẳng phải dư xứ?
Đáp rằng: Đây là đệ tam thiền
dễ khởi đến lạc xứ kia. Nơi kia vô thọ lạc. Thánh giả hướng đến nơi lạc
trụ. Đây là việc Thánh nhơn thành tựu. Đây là Thánh nhơn nói thiền nầy
thắng thành xả. Có niệm lạc trụ thành xả niệm lạc. Đây là phân biệt thành
tựu. Nhập vào đệ tam thiền. Đệ tam nầy nương vào tên thứ 2 nên là thứ 3.
Đệ tam thiền tức là xả niệm chánh trí, lạc nhứt tâm. Đây nghĩa là Thiền
thành tựu. Nhập trụ là kia được đệ nhị thiền. Lìa nhứt phần ngũ phần.
Thành tựu 3 giống lành; 10 tướng đầy đủ; tương ưng với 22 công đức. Sanh
vào cõi trời Biến Tịnh Thiên. Như sơ thiền nói rõ. Sống ở cõi Trời vô hỷ
lạc trụ; vượt lên trên cõi người; nên nói là ở cõi Trời.
Cho nên Đức Thế Tôn dạy các Tỳ
Kheo rằng:
Như thế các Tỳ Kheo! Đối với
hoa Uất Ba La trong ao; hoa Phần Đà Lợi trong ao. Nếu là hoa Uất Ba La,
hoa Ba Đầu Ma, hoa Phần Đà Lợi, sanh trong nước thì nước làm cho lớn lên.
Từ nước và ở trong nước. Từ gốc cho tới ngọn đầy đủ cả nước. Như thế các
Tỳ Kheo! Thân nầy lấy vô hỷ lạc làm cho nhuần khắp.Lấy vô hỷ lạc biến mãn
thân tâm. Đối với Uất Ba La, Ba Đầu Ma, Phần Đà Lợi hoa từ nước mà lên;
như thế nhập vào tam thiền, thân nầy sẽ biết như cọng sanh nước. Từ gốc
đến đầu tất cả đều đầy đủ. Như thế nhập vào tam thiền thân nầy lấy vô hỷ
là lạc; biến khắp thân tâm, tu định quả báo. Như thế sanh vào cõi trời
Biến Tịnh Thiên công đức. Đây là đệ tam thiền có 3 loại. Đó là thượng,
trung và hạ.
Đối với người tọa thiền tu hành
hạ thiền, khi mệnh chung sanh vào cõi Thiểu Tịnh Thiên, thọ mệnh ở đó 16
kiếp. Kẻ tu hành trung thiền, sanh vào cõi trời Vô Lượng Tịnh Thiên, thọ
mạng ở cõi trời kia là 32 kiếp. Tu hành thượng thiền, sanh vào cõi Biến
Tịnh Thiên, thọ mệnh ở đó 64 kiếp. Niệm tam thiền rồi, lúc bấy giờ người
ngồi thiền như thế làm rồi, thân ở cõi Tam Thiền được tự tại lạc. Khởi đệ
tứ thiền, vượt qua khỏi đệ tam thiền. Đệ tam thiền thô, đệ tứ thiền diệu.
Thấy đệ tam thiền quá hoạn. Lại thấy đệ tứ thiền công đức.
Vì sao mà đệ tam thiền quá
hoạn?
Nghĩa là gần hỷ làm oán. Chánh
định mà lạc chi thô. Chẳng thể kham nhẫn mà được thiền thông. Đệ tam thiền
chẳng thành thắng phần; nên thấy đệ tam thiền ở đây quá hoạn. Thấy đệ tứ
thiền là công đức. Đây là sự đối trị. Người tọa thiền kia thấy như thế rồi
cho rằng đệ tam thiền là quá hoạn. Thấy đệ tứ thiền là công đức. Chỉ có
kia mới làm tất cả nhập tướng tác ý, làm cho hiện diệt, lạc diệt. Vì do xả
tâm thọ trì tác ý như thế chẳng lâu. Vì do xả tâm đạo được an giải nơi tứ
thiền chi. Người tọa thiền kia đoạn lạc vậy. Đầu tiên lấy sự đoạn khổ mà
sơ hỷ, ưu hết vậy. Chẳng khổ chẳng lạc, xả niệm thanh tịnh thành tựu việc
ở nơi tứ thiền. Đây là địa nhập tất cả công đức. Đoạn lạc tên là thân đoạn
lạc. Kẻ đoạn khổ gọi là thân đoạn khổ. Trước vui, lo hết. Hỷ ấy là tâm
lạc. Ưu ấy là tâm khổ. Tất cả đều tận diệt vậy.
Hỏi rằng: Lạc, khổ, ưu rồi đoạn
diệt chỗ nào?
Đáp rằng: Sơ thiền thì diệt.
Đối với đệ tứ thiền nầy Phật nói khổ diệt.
Hỏi rằng: Xứ nào khổ căn khởi,
chẳng dư thì mất?
Đáp rằng: Phật bảo các Tỳ Kheo!
Sơ thiền thành tựu lìa dục. Xứ nầy khổ căn khởi, vô dư thì mất.
Hỏi rằng: Vì sao đối với sơ
thiền khổ căn diệt?
Đáp rằng: Lấy hỷ đầy đủ nên
thân lạc. Thân lạc cho nên khổ căn diệt, lấy đoạn để đối trị vậy. Cho nên
đối với sơ thiền, khổ căn diệt. Đối với đệ nhị thiền ưu căn diệt, thành ra
dứt trừ gốc rễ sự lo buồn. Như Phật đã dạy: Xứ nào là hỷ căn khởi và vô dư
thì diệt.
Đối với Tỳ Kheo nầy giác quán
diệt vậy. Đệ tam thiền chánh thọ trụ. Xứ nầy gốc lo rầu khởi, vô dư thì
mất.
Vì sao mà đệ nhị thiền gốc lo
âu diệt?
Nếu có giác quán lâu theo giác
quán, thành thân giải đãi, thành tâm biếng nhác. Nếu tâm biếng nhác, gốc
lo liền khởi. Đối với đệ nhị thiền giác quán diệt; nói là ưu căn diệt. Đối
với đệ tam thiền là xứ lạc diệt. Như Đức Thế Tôn đã dạy.
Xứ nào lạc căn khởi và lúc vô
dư diệt?
Đối với các Tỳ Kheo xa rời nơi
hỷ vậy. Đệ tam thiền nhập chánh thọ trụ; nên xứ nầy lạc căn khởi rồi, lúc
vô dư diệt.
Hỏi rằng: Vì sao đối với đệ tam
thiền lạc căn diệt?
Đáp rằng: Hỷ diệt cho nên hỷ là
nguyên nhơn của lạc, thành diệt. Cho nên đối với đệ tam thiền lạc căn
diệt.
Hỏi rằng: Nếu khổ, lạc, ưu đối
với 3 thiền xứ diệt rồi thì vì sao đối với tứ thiền nầy nói là diệt?
Đáp rằng: Tam thiền là con
đường của tứ thiền. Đối với tam thiền diệt thọ rồi. Cho nên đối với tứ
thiền nói là diệt. Lại nữa lấy chẳng khổ chẳng vui thọ làm hiện đối trị.
Cho nên nói khổ lạc đối trị với chẳng khổ chẳng lạc thọ. Lại nữa tứ thiền
cùng với đối trị thọ thu hợp vậy. Lại nữa xả phiền não, hiện vô dư đoạn,
chẳng khổ chẳng lạc thọ. Nghĩa là ý chẳng nhiếp thọ, tâm chẳng thí xả. Đây
nghĩa là chẳng khổ chẳng lạc thọ.
Chẳng khổ chẳng lạc thọ có
tướng như thế nào? Vị ra sao? Khởi như thế nào? và xứ gì?
- Trung gian là tướng; trụ ở
giữa là vị. Trừ là khởi và hỷ diệt là xứ.
Vì sao xả niệm thanh tịnh vậy?
- Đây lấy trung tánh làm xả.
Đây gọi là xả. Niệm nghĩa là niệm tùy niệm chánh niệm. Đây gọi là niệm,
lấy xả làm niệm, thành phân minh thanh bạch. Đây gọi là xả niệm thanh
tịnh.
Hỏi rằng: Vì sao niệm nầy lấy
xả làm phân minh thanh bạch?
Đáp rằng: Xả nầy lìa hết tất cả
phiền não vậy. Thọ tương tợ tương ưng vậy. Thành bất động, không kinh
doanh. Lấy không kinh doanh nầy xả tương ưng vậy. Niệm nầy đến vô động,
thành vô kinh doanh. Cho nên niệm nầy xả rồi, thành phân minh thanh bạch.
Bốn là nương vào nơi tam thiền kia thì đệ tứ nầy thành tựu. Kẻ nhập định
nghĩa là tứ thiền xả niệm nhứt tâm. Đây nghĩa là thiền thành tựu. Nhập trụ
là thành được đệ tứ thiền kia. Lìa nhứt phần tam phần. Thành tựu ba loại
thiền. 10 tướng đầy đủ và tương ưng với 22 công đức. Kết quả là sanh lên
cõi Trời, sanh quả Thật Thiên. Công đức như đầu tiên đã nói rộng. Người ở
cõi Thiên là xả lạc trụ, ra khỏi chỗ ở của người. Đây nghĩa là Cư Thiên.
Cho nên Đức Thế Tôn bảo các vị Tỳ Kheo rằng: Có người ngồi mà tóc trắng
che thân, từ đầu cho đến chân; tất cả thân chẳng có nơi nào là chẳng bị
che. Như lấy tóc trắng ấy chẳng có chỗ nào chẳng che. Như thế nầy các Tỳ
Kheo! Lấy tâm thanh bạch làm cho khắp cùng tất cả thân, lấy tâm thanh bạch
chẳng có chỗ không dính mắc; giống như có người tóc trắng tự che. Người
tọa thiền nầy cũng lại như thế. Lìa tất cả những phiền não tại đệ tứ thiền
có thể biết. Như lấy tóc trắng che thân từ đầu đến chân chẳng lạnh chẳng
nóng, thời tiết điều hòa, thân tâm thanh tịnh. Như người nhập vào tứ thiền
chẳng khổ chẳng lạc; tức là xả lạc. Làm cho đầy đủ nơi thân, tu định quả
báo. Như thế ở nơi cõi Trời sanh quả Thật Thiên công đức. Tu đệ tứ thiền,
mệnh chung phàm phu sanh quả Thật Thiên; nếu tâm yểm hoạn, sanh Vô Tưởng
Thiên, thọ mệnh 50 kiếp. Nếu Sa Môn hoặc sanh quả Thật Thiên; hoặc sanh
nơi cõi Ngũ Tịnh Cư. Như thế Quả Thật công đức.
Hỏi rằng: Vì sao nơi tam thiền
có hạ, trung, thượng. Nói rằng quả địa thắng mà chẳng nói đệ tứ thiền?
Đáp rằng: Nương vào chỗ tam
thiền mà được hữu thô, hữu diệu. Cho nên lấy thắng chi nói Quả Địa Thắng.
Đây là đệ tứ thiền đã đến diệu chi bờ bên kia. Từ đây là vô diệu chi. Cho
nên đối với đây Vô Thắng Quả Địa, niệm tứ thiền quá. Lúc bấy giờ người tọa
thiền đối với đệ tứ thiền nầy được tự tại lạc. Khởi hư không định, vượt
qua khỏi sắc giới. Lại liền tư duy sắc định thô, hư không định tế. Kẻ tọa
thiền kia thấy sắc quá hoạn; lại thấy hư không định công đức.
Vì sao sắc quá hoạn?
Như lấy gậy gộc cùng đánh với
nhau. Nói hai lời, vọng ngữ. Cắt xẻ tay chân v.v... nhiều loại khác nhau.
Mắt bịnh tật đau đớn, lo lạnh nóng, đói khát các chỗ. Đây nghĩa là sắc dục
quá hoạn.
Vì sao mà đệ tứ thiền quá hoạn?
Đây là gần hỷ, thành oan; nương
vào nơi sắc; nên gọi là thô. Đối với đây trước, lạc không thành thắng
phần. Nương vào nơi hư không tịch tĩnh giải thoát. Đối với đây, định thành
thô. Đối với sắc thấy đệ tứ thiền quá hoạn. Thấy hư không định, công đức.
Đây là việc đối trị. Người tọa thiền kia như thế thấy rồi nơi sắc và thấy
đệ tứ thiền quá hoạn; rồi thấy hư không định công đức, liền nhập vào đệ tứ
thiền, minh vô biên hư không định. Từ đây định khởi, trừ địa nhứt thiết
nhập tướng. Tu hư không định, địa tướng thành ra mất đi. Đối với hư không
chỗ làm ấy, không biên tác ý. Nếu như đây hiện ra tác ý thì chẳng lâu, địa
tướng thành ra mất đi. Từ địa tướng, tâm khởi thành, vượt qua hư không.
Lấy hư không nhập tướng tự tại, tâm được an. Kẻ tọa thiền kia khởi rồi.
Tất cả sắc tướng có đối tưởng diệt. Đối với những loại tưởng, chẳng tác ý
vậy. Chánh thọ nhập vào ở nơi Vô Biên Không Xứ. Tất cả đây nói đối với Vô
Dư Khởi, sắc tướng vậy.
Vì sao là sắc tướng?
Nhập sắc giới định tưởng, biết
chánh tri. Đây gọi là sắc tướng. Việt nghĩa là từ đây khởi có đối tưởng
diệt.
Vì sao có đối tưởng?
Sắc tưởng, thinh tưởng, hương
tưởng, vị tưởng, xúc tưởng. Đây gọi là có đối tưởng. Diệt có nghĩa là
những tưởng kia tận rồi chẳng tác ý nữa.
Vì sao mà nhiều loại tưởng?
Người chẳng nhập định; hoặc ý
giới hòa hợp; hoặc ý thức giới hòa hợp, tưởng trí chánh trí. Đây gọi là
chủng chủng tưởng. Nhiều loại tưởng nầy chẳng tác ý. Đây gọi là nhiều loại
tưởng không tác ý.
Hỏi rằng: Vì sao nói Chánh Việt
tưởng, chẳng nói thọ, hành, thức?
Đáp rằng: Nếu qua khỏi nơi
tưởng thì với tất cả kia đều thành qua khỏi. Vì sao vậy? Nếu chẳng lìa
tưởng, tâm chẳng được khởi. Lại nữa Đức Thế Tôn muốn nói về sự vượt qua
khỏi sắc; nên nói Việt sắc tưởng. Tất cả việc định đều do tưởng cả.
Hỏi rằng: Nếu chẳng phải vậy
thì nhập sắc định có đối tưởng với nhiều loại tưởng, chẳng phải là không
vậy sao?
Đáp rằng: Có người nhập sắc
giới định, có đối tướng và có nhiều loại tưởng, mà đoạn vậy.
Hỏi rằng: Vì sao đối với kia
không tu đạo?
Đáp rằng: Vì xa lìa nơi sắc.
Cho nên đối với kia chẳng diệt, đối với kia chẳng tận vậy. Nhập vào sơ
thiền, nghe được điều nầy dạy như thế. Phật cũng đã nói đối với đây mà xa
lìa sắc là tu hành theo con đường ấy; cho nên đối với đây thành đoạn. Đối
với đây đoạn cho nên vô sắc định. Chẳng động hành tưởng. Tịch tĩnh giải
thoát tưởng. Như Ca Lan Uất Đầu Lam Phất nhập vô tướng định, có 500 cỗ xe
đi đến phía trước mặt; nhưng chẳng thấy chẳng nghe. Cho nên nói rằng xứ
diệt. Đối với đây khởi tất cả sắc tưởng. Nói đoạn sắc giới pháp, có đối
tưởng. Diệt các loại tưởng, chẳng tác ý; nói đoạn dục giới pháp. Lại nữa
vượt qua tất cả sắc tưởng. Nói rằng động vô sắc giới, có đối tưởng diệt.
Nói đoạn định kia về loạn bên ngoài. Vì hiển hiện vô động các loại tưởng.
Chẳng tác ý nghĩa là nói đoạn định nội loạn. Nói là hiển hiện tướng tịch
tĩnh giải thoát.
Hỏi rằng: Vô biên hư không vì
sao gọi là không?
Đáp rằng: Đây là không nhập
không giới, không chỗ. Chẳng vì sở thuộc vào tứ đại. Đây nghĩa là không.
Đối với không chính là an tâm, làm cho đầy đủ vô biên. Đây nghĩa là vô
biên. Vô biên không rồi vô biên không nhập. Nhập hư không xứ, tâm tâm số
pháp. Đây nghĩa là hư không nhập.
Hư không nhập nghĩa là gì? Đây
là hư không vô biên tánh. Đây là vô biên tánh không xứ. Đây nói là nghĩa
của hư không. Như ở cõi Thiên thì gọi là Thiến Xứ. Hư không xứ định kia.
Đây nghĩa là hư không xứ nhập. Kẻ chánh trụ, được hư không xứ định. Vượt
khỏi cõi sắc 3 phần. Thành tựu 3 điều lành; 10 tướng đầy đủ, tương ưng với
22 công đức. Yên lặng ở tu định quả báo. Đây là công đức sanh nơi hư không
xứ. Như đầu đã nói rõ. Công đức sanh hư không rồi tu hư không xứ; khi mệnh
chung sanh hư không thiên; thọ mệnh 2.000 kiếp.
Qua đến niệm hư không định thì
lúc ấy người tọa thiền đối với hư không xứ được tự tại lạc rồi, khởi thức
tất cả nhập định; diệt hư không nhứt thiết nhập. Tư duy hư không định thô,
Thấy thức xứ tế. Lại thấy hư không quá hoạn. Lại thấy thức xứ công đức.
Vì sao mà hư không quá hoạn?
Định nầy gần với sắc nên oán.
Đối với hư không định việc nầy thành thô; cùng với hữu đối tưởng và các
loại tưởng chẳng hề xa rời, thành niệm chấp trước kia chẳng được thấy
phần. Như thế thấy hư không quá hoạn; thấy thức nhứt thiết nhập công đức.
Đây là sự đối trị. Minh Vô Biên Thức định giữ người tọa thiền kia, rồi
thấy như thế hư không quá hoạn. Thấy rồi thức xứ công đức. An tường niệm,
nhập vào an tường niệm khởi; tu hư không thức, niệm đầy đủ tác ý; làm cho
thức vô biên. Do thức xứ tưởng, tâm thọ trì, như thế hiện lên tác ý. Chẳng
bao lâu, từ hư không tưởng tâm khởi qua khỏi nơi thức xứ. Do thức xứ tưởng
mà tâm được an. Người tọa thiền kia khỏi tất cả hư không vậy. Tư duy vô
biên thức, thành tựu nhập chánh thọ. Đối với tất cả thức xứ trụ. Nhứt
thiết là nói đối với chỗ Vô Dư. Vượt hư không xứ là vượt qua hư không.
Vượt ở đây có nghĩa là chánh độ. Đây nghĩa là vượt tất cả hư không xứ. Vô
biên thức chỉ hư không kia lấy thức tác ý làm cho đầy khắp vô biên. Đây
gọi là vô biên thức xứ.
Hỏi rằng: Sắc, phi sắc pháp vì
sao chấp là vô biên?
Đáp rằng: Chỉ vô biên xứ mới
thành vô biên. Vì sao vậy? Pháp của phi sắc không có biên tế; nên chẳng
thể được vậy. Lại nữa hư không vô biên; nên nói là vô biên. Vô biên là tác
ý vô biên: nên thành vô biên. Cho nên bất phương thức (chẳng hại thức).
Nhập xứ là nhập thức xứ. Tâm tâm sổ pháp. Đây nghĩa là thức xứ.
Thức xứ là gì vậy? Thức nầy vô
biên; nên đây gọi là thức vô biên. Thức xứ, như ở cõi trời gọi là thiên
xứ. Thức nầy thọ trì định rồi. Đây gọi là thức xứ định. Nhập chánh thọ xứ,
được kia đối với thức xứ định là vượt qua khỏi hư không. Ba phần thành
tựu, lấy 3 loại lành; 10 tướng cụ túc, tương ưng với 22 công đức, trụ nơi
tịch tĩnh tu định quả báo. Công đức nầy sanh thức xứ, như đầu đã nói rộng.
Sanh thức nhập công đức, tu hành thức xứ nhập, khi mệnh chung sanh cõi
trời thức xứ, thọ mệnh 4.000 kiếp.
Qua đến niệm vô biên thức định
thì lúc bấy giờ người tọa thiền đã được thức rồi, tự tại dục khởi vô sở
hữu xứ định, qua khỏi thức xứ, lại liền tư duy thức xứ định thô, vô sở hữu
xứ định tế. Lại thấy thức xứ quá hoạn. Lại thấy vô sỡ hữu xứ định công
đức.
Vì sao thức xứ quá hoạn? Định
nầy gần hư không làm oán, thức là thô, lấy tư duy vô biên tướng, thành
niệm kia dính mắc, chẳng được thắng phần. Vô sở hữu xứ công đức; đây là
đối trị. Người tọa thiền kia như thế thấy thức xứ nầy quá hoạn. Lại thấy
vô hữu xứ công đức. Từ thức xứ định an tường mà khởi. Thức kia chẳng lại
tu hành, chẳng lại phân biệt, thành mất thức kia. Thấy rồi Vô sở hữu xứ,
tướng tự tại. Tâm nguyện thọ trì như thế hiện ra tác ý. Chẳng bao lâu từ
thức xứ tưởng khởi. Vì do Vô sở hữu xứ tưởng, tâm nầy được an. Cái sáng
kia Vô biên xứ định. Người tọa thiền vượt khỏi tất cả thức xứ, thấy Vô sở
hữu, nhập chánh Thọ xứ trụ. Nhứt thiết là nói đối với Vô Dư. Kẻ qua khỏi
thức xứ, thành qua khỏi thức nầy siêu nhập vào chánh độ. Đây nghĩa là vượt
lên tất cả thức xứ. Kẻ Vô sở hữu chẳng lại tu hành, chẳng lại phân biệt,
thành mất thức kia, thường thấy vô sở hữu. Đây nghĩa là Vô sở hữu xứ.
Vô sở hữu xứ nghĩa là gì? Thức
nầy vô tánh nên vô sở hữu. Vô sở hữu xứ là nói lời thọ trì, Vô sở hữu thọ
trì chánh định. Đây nghĩa là Vô sở hữu xứ định. Nhập chánh thọ trụ thành
được Vô sở hữu định, qua khỏi thức 3 phần, thành tựu 3 việc lành; 10 tướng
đầy đủ. Tương ưng với 22 công đức. Ở nơi tịch tĩnh tu định quả báo. Đây là
công đức sinh nơi Vô sở hữu xứ. Như trước đã nói rộng. Sanh vô sở hữu công
đức, tu hành vô sở hữu xứ định. Khi mệnh chung sanh vào cõi trời Vô Sở
Hữu, thọ mệnh 6.000 kiếp.
Niệm Vô sở hữu xứ quá hoạn. Lúc
ấy người tọa thiền, đối với Vô sở hữu xứ được tự tại rồi, muốn khởi Phi
tưởng Phi phi tưởng xứ định, qua khỏi Vô sở hữu xứ, lại liền suy nghĩ. Vô
sở hữu xứ thô; thấy Phi tưởng Phi phi tưởng xứ tế. Lại thấy Vô sở hữu xứ
quá hoạn, Lại thấy Phi tưởng Phi phi tưởng phi phi xứ định công đức.
Vì sao mà Vô sở hữu định quá
hoạn? Định nầy gần thức làm oán, cùng với phân biệt tưởng cộng thành thô
vậy, nên niệm kia dính mắc chẳng được thắng thượng. Như thế thấy Vô sở hữu
xứ quá hoạn. Lại thấy Phi tưởng Phi phi tưởng nhập công đức. Đây là sự đối
trị. Lại nữa thấy tưởng nầy là lo, là ung, là sắc (răn bảo). Vô tướng là
chánh, là tịch tĩnh, là diệu. Cho nên Phi tưởng Phi phi tưởng, kẻ tọa
thiền kia như thế thấy rồi, niệm nhập Vô sở hữu xứ an tường mà khởi. Vô sở
hữu xứ kia tịch tĩnh tác ý tu hành dư định. Như thế hiện tác ý; chẳng bao
lâu từ Vô sở hữu xứ tưởng tâm khởi. Do Phi phi tưởng xứ tưởng, mà tâm được
an. Cái sáng kia là Phi phi tưởng định. Người tọa thiền vượt lên tất cả Vô
sở hữu xứ vậy. Thành tựu vào ở Phi phi tưởng xứ. Tất cả kẻ nói đối với Vô
Dư. Người vượt Vô sở hữu xứ thành vượt khỏi Vô sở hữu xứ siêu nhập vào
chánh độ. Đây gọi là vượt tất cả Vô sỡ hữu xứ, Phi phi tưởng là nơi Vô sỡ
hữu xứ kia tịch tĩnh tác ý, tu hành đủ định. Đây nghĩa là Phi phi tưởng
xứ. Phi phi tưởng xứ là nhập vào Phi phi tưởng xứ, tâm tâm số pháp. Đây
nghĩa là Phi phi tưởng xứ.
Phi phi tưởng xứ có nghĩa gì?
Diệt phân minh tướng vậy, thành nơi Vô tưởng tế, tướng có dư vậy. Thành
Phi tưởng phi phi tưởng là xứ vậy. Đây nghĩa là Phi phi tưởng. Kẻ nhập
chánh trụ, thành được Phi phi tưởng xứ định, vượt qua khỏi Vô sở hữu xứ 3
phần, thành tựu 3 việc lành, đầy đủ 10 tưởng và tương ưng với 22 công đức.
Trụ ở nơi tịch tĩnh, sáng tu định quả báo. Lấy công đức nầy sanh vào Phi
phi tưởng thiên. Như ban đầu đã nói rõ. Đây là công đức sanh nơi cõi trời
Phi phi tưởng. Tu hành Phi phi tưởng xứ định. Khi mệnh chung, sanh vào cõi
trời Phi phi tưởng, thọ mệnh 84.000 kiếp.
Hỏi rằng: Vì sao nói là Phi phi
tưởng xứ? Vì sao chẳng nói là thức xứ?
Đáp rằng: Lìa Vô Biên chấp vậy,
khởi tưởng tế vậy. Chẳng thành thức xứ.
Hỏi rằng: Vì sao nương vào định
nầy, chẳng thành lậu tận?
Đáp rằng: Lìa phân minh tưởng.
Chẳng hay được thấy đạo. Lại nữa định nầy thật vi tế. Phi phi tưởng chẳng
thể phân biệt. Cho nên chẳng thành lậu tận xứ.
Nói rõ lại nghĩa trên thêm một
lần nữa.
Hỏi rằng: Đối với định xứ nầy,
vì sao tán cú?
Đáp rằng: Cho nên diệt âm
thinh, điên đảo khởi, vượt khỏi ngoài hành, giác, thọ, nghi, chẳng nên
được. Diệt là nhập vào sơ thiền, lìa ngôn ngữ. Nhập vào đệ tứ thiền đoạn
hết sự ra vào. Lần lượt mất hết âm thanh mùi vị. Nếu người nhập định nghe
có âm thinh, chẳng được nói lên. Vì sao vậy? - Người nhập định nầy, nhĩ
thức chẳng hòa hợp vậy. Lại nữa người nhập vào sắc định thì tiếng thành
loạn, như Đức Thế Tôn đã nói, kẻ nhập thiền nghe dạy điều nầy là kẻ điên
đảo, nhập địa nhứt thiết nhập. Đối với phi địa tưởng mà tác địa tưởng.
Hỏi rằng: Vì sao mà chẳng thành
điên đảo?
Đáp rằng: Đây là 4 điên đảo
tưởng chẳng khác vậy. Biết địa tướng nầy là tướng nầy. Cho nên chẳng thành
điên đảo. Kẻ khởi lấy 5 nhơn duyên từ nơi định mà khởi. Lấy uy nghi khổ,
lấy tối đa cảnh giới, lấy chướng ngại khởi. Lấy phương tiện bất bình đẳng
làm tùy ý. Nếu nhập vô sắc định. Lấy tối đa cảnh giới chẳng đắc khởi. Trụ
bất động vậy. Nhập diệt thiền định và nhập quả định. Lấy sơ tác hành được
khởi, chẳng lấy dư nhơn. Kẻ vượt khỏi và vượt ấy có 2 loại. Phần việt và
sự việt. Từ sắc thiền vượt qua sắc định. Đây gọi là vượt qua từng phần. Từ
sắc thiền vượt qua vô sắc định, lại từ vô sắc định vượt khỏi vô sắc định;
đây gọi là sự việt. Kẻ ngoại hành là tất cả định ngoại hành thành tựu 5
phần. Kẻ giác ngộ nơi nhị thiền các tánh. Trừ vô gián thành vô giác quán.
Kẻ thọ đệ tứ thiền các tánh, trừ vô gián cộng với xả việt. Có người vui
tương tợ vô gián. Kẻ nghi là chưa đoạn tất cả tham dục và các sự che đậy.
Trụ Phi phi tưởng xứ; nói đối với Hữu Dư. Như sợ rắn độc trên cây. Có 4
loại người chẳng thể khởi định, tất đọa vào con đường ác; không nguyên
nhơn tạo ngũ nghịch tà kiến.
Hỏi rằng: Vì sao thủy nhứt
thiết nhập? Tu cái gì? tướng gì? vị gì? khởi gì? công đức gì? Vì sao lại
thủ tướng nầy?
Đáp rằng: Tâm duyên nơi tướng
nước. Đây nghĩa là thủy nhứt thiết nhập. Tâm trụ chẳng loạn. Đây nghĩa là
tu hành. Đối với bên ngoài nhứt thiết nhập chuyên ý làm tướng; chẳng trừ
thủy tướng làm vị. Tâm chẳng tạo 2 ý, tức xứ. Đối với thủy nhứt thiết,
nhập bất cộng với 5 công đức. Đối với địa, chưa ra khỏi tự tại. Đối với
đất, núi, cung điện, làm động, làm cho mưa rơi; làm cho thân nầy có thể
khởi lên nước. Làm cho sông hóa thành biển. Đối với địa nhứt thiết, nhập
vào chỗ nói công đức. Lại cũng có sáng, tu thủy nhứt thiết nhập. Nơi nơi
đều thấy nước.
Vì sao mà thủ tướng nầy vậy?
Nếu thủ thủy nhứt thiết nhập
thì đối với nước, hiện tướng thủ. Nếu nước tự nhiên; nếu tự tạo nước; đối
với đây người tọa thiền xưa, đối với phi thủy xứ, giữ lấy tướng nước.
Người kia nơi nơi đều thấy nước. Nếu ở nơi giếng hay nơi bình. Hay ở nơi
ao, hồ, sông, lạch, biển. Đây là chỗ quán tùy theo ý mà thấy; thì phần
tướng của nước kia được khởi lên. Chẳng giống như người mới tọa thiền.
Người mới tọa thiền tác xứ, giữ tướng; chẳng thể đối với phi tác xứ làm rõ
tu thủy nhứt thiết nhập phương tiện. Người tọa thiền kia từ đầu, lấy quán
như thế tịch tĩnh xứ. Hoặc chùa phòng, hoặc phòng đá; hoặc dưới gốc cây mà
nơi nầy chẳng tối, không có ánh sáng mặt trời; chẳng bụi, chẳng gió; chẳng
muỗi mòng v.v... Chẳng có những chướng ngại thì đối với xứ nầy; hoặc bình
bát; hoặc chỗ đất sạch sẽ, làm cho đất bằng chu vi một tầm tay, chứa đầy
cả nước mưa, chẳng tạp màu sắc. Nước ấy làm cho đầy bình bát và ở nơi nầy
nên tác ý tưởng về nước; lấy 3 hành thủ tướng; lấy bình đẳng quán, lấy
phương tiện, lấy tạp loạn; ngoại việc như đất, tất cả nhập. Nói rộng đến
Phi phi tưởng xứ.
Hỏi rằng: Vì sao hỏa nhứt thiết
nhập? Tu gì? Tướng gì? Vị gì? Xứ gì? Công đức gì? Vì sao thủ tướng?
Đáp rằng: Tâm đối với tướng
lửa. Đây gọi là lửa, tất cả nhập. Lúc ấy tâm trụ chẳng loạn. Đây gọi là tu
hành. Tướng của lửa xảo; nên phóng ý là tướng. Chẳng trừ lửa tướng là vị.
Tác ý vô song là xứ.
Công đức gì vậy?
Chẳng cùng với 5 công đức. Đối
với hỏa nhứt thiết nhập kinh doanh, khởi lên ánh sáng và lấy ánh sáng đó
làm tướng khởi. Mất ánh sáng rồi, tùy ý mà đốt. Lấy chỗ ánh sáng sớm rõ
nơi hỏa giới. Như địa nhứt thiết nhập chỗ nói công đức. Nguyên nhơn tu hỏa
nhứt thiết nhập. Nơi nơi đều thấy lửa.
Vì sao giữ tướng nầy vậy?
Nếu hiện giữ hỏa nhứt thiết
nhập thì đối với hỏa thủ tướng; hoặc đối với tự giác xứ; hoặc tự nhiên xứ.
Đối với người tọa thiền xưa, giữ nơi tướng tự nhiên. Nơi nơi kia thấy hoặc
có lửa; hoặc rơm lửa; hoặc rừng lửa; hoặc nhà lửa, thiêu đốt ngọn lửa ấy.
Từ đây là đầu, lấy tác làm quán. Hoặc tự vui chẳng vui; tức thấy phần
tướng của lửa kia, được khởi. Chẳng như người mới ngồi thiền. Người mới
ngồi thiền chỉ ở tác xứ thủ tướng; chẳng thể đối với phi tác xứ. Kia tu
hỏa nhứt thiết nhập phương tiện. Người mới tọa thiền từ kinh doanh đầu
tiên, đoạn cắt chuối cây nơi thanh tịnh xứ, tích tụ rồi đốt; hoặc lúc mặt
trời lên; hay khi mặt trời lặn; từ dưới lửa; nơi cỏ rơm tất cả đều chẳng
tác ý. Đối với bên trên sanh ra lửa khởi, tất cả đều chẳng tác ý. Đối với
chỗ lửa ấy hiện tạo hỏa tưởng, lấy 3 hành thủ tướng, lấy bình đẳng quán,
lấy phương tiện, lấy tạp loạn, như ban đầu đã nói rộng.
Hỏi rằng: Thế nào là phong nhứt
thiết nhập? Tu cái gì? Tướng gì? Vị gì? Xứ gì? Khởi gì? Công đức gì? Vì
sao thủ tướng nầy?
Đáp rằng: Tâm lấy gió làm
tướng. Đây gọi là phong nhứt thiết nhập. Tu tâm trụ chẳng loạn. Đây gọi là
tu phong nhứt thiết nhập. Lấy phóng ý làm tướng; chẳng trừ gió tưởng làm
vị. Tác ý vô song làm xứ. Công đức như thế nào? - Chẳng giống 3 công đức.
Đối với gió tất cả nhập, gió làm tự tại, có thể làm cho gió khởi; tác ý
thọ trì làm cho mát mẻ; như địa nhập nhứt thiết chỗ nói công đức. Tu gió
nhứt thiết nhập phương tiện.
Vì sao giữ tướng nầy?
- Kẻ mới tọa thiền hiện giữ gió
nhứt thiết nhập. Lấy 2 hành thủ nơi tướng của gió. Hoặc thấy, hoặc xúc.
Vì sao mà thấy giữ tướng của
người ngồi thiền; hoặc vườn mía; hoặc ở nơi vườn trúc; hoặc ở chỗ nhiều
cỏ?
- Lấy gió đánh trống, thấy kia
rồi, làm gió tưởng; lấy 3 hành thủ tướng. Lấy bình đẳng quán làm phương
tiện, lấy ly loạn, như thế thấy rồi, thủ tướng.
Vì sao lấy xúc thủ tướng?
- Đối với người mới ngồi thiền
như thế tịch tĩnh, tọa xứ tác ý tưởng. Tùy theo gió đến nơi. Xứ nầy xuyên
tường làm lỗ hổng; tạo trúc thành ống rồi đặt bên trong, ngồi nơi ống
trúc, làm cho gió xúc vào thân, tác ý thủ tướng gió. Như thế lấy xúc làm
tướng. Nếu người ngồi thiền lâu rồi thì nơi nơi liền thấy tướng gió khởi.
Nếu đi, đứng, nằm, ngồi gió đều chạm nơi thân. Tùy theo chỗ động của gió
mà đầu tiên làm chỗ quán. Nếu tự vui chẳng vui, tức thấy phần kia tướng
gió được khởi; chẳng phải như người mới tọa thiền.
Hỏi rằng: Vì sao thanh nhứt
thiết nhập? Tu gì? Tướng gì? Vị gì? Xứ gì? Công đức gì? Vì sao chấp nơi
tướng nầy?
Đáp rằng: Vì tâm lấy màu xanh
làm tướng. Đây nghĩa là thanh nhứt thiết nhập. Tu nghĩa là giữ cho tâm kia
trụ, chẳng loạn. Đây gọi là tu. Đối với tướng xanh lấy phóng ý làm tướng;
chẳng trừ thánh tưởng làm vị; tác ý vô song làm xứ. Công đức nào? - Chẳng
cùng với 5 công đức. Đối với thanh nhứt thiết nhập, tâm duyên tùy tiện,
được tịnh giải thoát. Được thanh trừ nhập như hoa màu xanh. Tâm thọ trì
làm cho hóa thành nhiều màu xanh. Tu thanh nhứt thiết nhập, nơi nơi đều
thấy màu xanh.
Vì sao chấp vào tướng nầy?
Chấp thanh tất cả nhập là tướng
vì chỗ làm hay chỗ tự nhiên. Người ngồi thiền lâu chấp tướng không chỗ
làm. Người ngồi thiền kia đối với nơi nơi đều thấy; hoặc có hoa; hoặc có
màu xanh; hoặc màu xanh. Đối với trước mắt nầy thường thấy. Tùy theo lúc
vui, lúc chẳng vui. Tức thấy phần kia tướng xanh được khởi. Chẳng phải như
người mới ngồi thiền; người mới ngồi thiền chấp vào tướng chỗ làm. Chẳng
có thể chấp vào không phải chỗ làm. Tu thanh nhứt thiết nhập phương tiện.
Người tọa thiền kia đối với áo, với ván ở nơi bức tường, dùng màu hoa A Đa
Tư sắc xanh, lấy màu nầy làm hoa Mạn Đà La; hoặc 3 cạnh; hoặc 4 cạnh; lấy
màu khác phủ bên ngoài. Đây là tạo nên tướng xanh; lấy 3 hành thủ tướng,
lấy bình đẳng quán; lấy phương tiện; lấy ly loạn, trừ đi như ban đầu đã
nói rộng.
Hỏi rằng: Thế nào là hoàng nhứt
thiết nhập? Tu gì? Tướng gì? Vị gì? Xứ gì? Công đức gì? Vì sao chấp tướng
nầy?
Đáp rằng: Tâm lấy màu vàng làm
tướng. Đây gọi là hoàng nhứt thiết nhập. Tu cho tâm kia trụ, chẳng loạn;
đây gọi là tu. Đối với hoàng nhứt thiết nhập phóng ý là tướng. Chẳng trừ
hoàng tưởng là vị. Tác ý vô song là xứ. Có công đức gì? - Chẳng đồng với 5
công đức. Đối với hoàng nhứt thiết nhập, tâm tùy toại được tịnh giải
thoát, được màu vàng, trừ nhập tác ý. Như hoa màu vàng có nhiều loại màu
vàng. Tu hoàng nhứt thiết nhập là nơi nơi đều thấy màu vàng.
Vì sao mà chấp vào ở tướng kia?
Hiện chấp hoàng nhứt thiết
nhập; chấp lấy màu vàng làm tướng. Hoặc tự tạo nên chỗ; hoặc chỗ tự nhiên,
đối với chấp nầy là tướng chẳng tạo chỗ. Người ngồi thiền kia đối với nơi
nơi đều thấy; hoặc hoa màu vàng; hoặc áo vàng; hoặc màu sắc vàng. Từ đây
thường thấy tùy theo vui, chẳng vui; tức thấy phần kia, tướng vàng được
khởi, chẳng phải giống như người mới ngồi thiền. Người mới ngồi thiền hay
chấp nơi việc làm của tướng nầy. Chẳng thể nơi chẳng làm. Tu hoàng nhứt
thiết nhập phương tiện. Người ngồi thiền kia hoặc áo, hoặc bảng, hoặc
tường lấy màu hoa Ca Ni La màu vàng, tạo nên hoa Mạn Đà La; hoặc tam giác;
hoặc tứ giác, màu khác bao phủ bên ngoài; rồi nơi kia tạo ra tướng màu
vàng. Lấy tam hành thủ tướng, lấy bình đẳng quán, lấy phương tiện, lấy trừ
loạn. Ngoài ra như đã nói rộng lúc đầu.
Hỏi rằng: Vì sao xích nhứt
thiết nhập? Tu gì? Tướng gì? Vị gì? Xứ gì? Công đức gì? Vì sao chấp vào
tướng nầy?
Đáp rằng: Tâm lấy màu đỏ làm
tướng. Đây gọi là xích nhứt thiết nhập. Kia tu tâm trụ, chẳng loạn. Đây
gọi là tu. Đối với tướng đỏ phóng ý làm tướng. Chẳng lìa đỏ tưởng làm vui.
Tác ý vô nhị làm xứ. Công đức như thế nào? - Chẳng cùng với 4 công đức.
Đối với xích nhứt thiết nhập, tùy tâm được tịnh giải thoát, được xích trừ
nhập; hóa ra nhiều loại màu đỏ chẳng cùng với công đức, như nói ở nơi địa
nhứt thiết nhập. Tu xích nhứt thiết nhập; nơi nơi đều thấy đỏ.
Vì sao lại giữ tướng nầy?
Hiện chấp đó là tất cả nhập;
chấp đỏ làm tướng; hoặc tác xứ; hoặc tự nhiên xứ. Người ngồi thiền cũ đối
với tự nhiên xứ chấp lấy làm tướng. Đối với nơi nơi đều thấy tướng, hoặc
hoa đỏ, hoặc áo đỏ, hoặc màu đỏ. Từ đây làm đầu thường hay thấy. Tùy vui,
chẳng vui; liền thấy phần kia tướng đỏ được khởi chẳng phải như người mới
tọa thiền. Người mới tọa thiền đối với tác xứ lấy làm tướng. Chẳng thể đối
với phi tác xứ. Tu xích nhứt thiết nhập phương tiện. Kẻ tọa thiền kia hoặc
nơi áo; hoặc nơi bảng; hoặc nơi tường, như hoa Bàn Dụ khi sanh hoa màu đỏ;
hoặc lấy màu son tạo nên hoa Mạn Đà La hoặc tam giác; hoặc tứ giác. Lấy
màu vàng phủ bên ngoài. Đối với chỗ làm nầy lấy đỏ làm tướng. Lấy tam hành
chấp tướng, lấy bình đẳng quán, lấy phương tiện, lấy ly loạn, như ban đầu
đã nói rộng.
Hỏi rằng: Vì sao gọi là bạch
nhứt thiết nhập? Tu gì? Tướng gì? Vị gì? Xứ gì? Công đức nào? Vì sao chấp
lấy tướng nầy?
Đáp rằng: Tâm lấy màu trắng làm
tướng. Đây gọi là bạch nhứt thiết nhập; kia tu tâm ở chỗ chẳng loạn. Đây
gọi là tu. Đối với tướng trắng phóng ý làm tướng. Chẳng ly bạch tưởng làm
vị. Tác ý vô nhị làm xứ. Công đức nào vậy? - Đó chẳng cùng với 8 công đức.
Đối với bạch nhứt thiết nhập, tùy tâm được tịnh giải thoát, được bạch trừ
nhập hàng phục giải đãi ngủ nghỉ, trừ tối tạo sáng. Bạch nhứt thiết nhập
được khởi thiên nhãn. Ngoài ra công đức như địa nhứt thiết nhập đã nói. Tu
bạch nhứt thiết nhập nơi nơi đều thấy trắng.
Vì sao chấp vào tướng nầy?
Hiện chấp bạch nhứt thiết nhập.
Đối với màu trắng làm tướng; hoặc tác xứ, hoặc tự nhiên xứ. Người ngồi
thiền xưa đối với tự nhiên xứ làm tướng. Với kia nơi nơi đều thấy tướng;
hoặc hoa trắng; hoặc áo trắng; hoặc màu trắng; hoặc ánh sáng trăng; hoặc
ánh mặt trời; hoặc màu sắc của ngôi sao; hoặc hình tròn của kiếng. Từ kia
làm đầu, thường hay thấy. Tùy theo vui, chẳng vui liền thấy phần kia. Tự
tướng được khởi; chẳng như người mới ngồi thiền. Người mới ngồi thiền đối
với tác xứ, chấp làm tướng. Chẳng phải chẳng tác xứ làm tướng. Tu bạch
nhứt thiết nhập phương tiện, người tọa thiền kia hoặc đối với chỗ áo, hoặc
nơi ván, hoặc nơi tường; lấy sao Thái Bạch làm màu sắc. Lấy màu nầy tạo
nên hoa Mạn Đà La; hoặc 3 góc; hoặc 4 góc; lấy màu trắng làm tướng, mà tam
hành chấp tướng; lấy bình đẳng quán, lấy phương tiện, lấy ly loạn như ban
đầu đã nói rộng rồi.
Hỏi rằng: Vì sao gọi là quang
minh nhứt thiết nhập? Tu gì? Tướng gì? Vị gì? Xứ gì? Công đức nào? Vì sao
chấp vào tướng nầy?
Đáp rằng: Tâm lấy ánh sáng làm
tướng. Đây gọi là quang minh nhứt thiết nhập. Tu tâm kia trụ, chẳng loạn.
Đây gọi là tu. Ánh sáng phóng ý làm tướng. Chẳng lìa ánh sáng tưởng làm
vị. Tác ý vô nhị làm xứ. Công đức gì? - Cùng với màu trắng công đức, tu
quang minh nhứt thiết nhập; nơi nơi đều thấy ánh sáng.
Vì sao chấp vào tướng nầy?
Hiện chấp lấy ánh sáng tất cả
nhập. Đối với ánh sáng, chấp làm tướng. Hoặc chỗ làm; hoặc chỗ tự nhiên.
Người ngồi thiền cũ đối với tự nhiên xứ, chấp làm tướng. Kia đối với nơi
nơi đều thấy tướng; hoặc ánh sáng mặt trăng; hoặc ánh sáng mặt trời; hoặc
ánh sáng đèn; hoặc ánh sáng màu vàng. Từ kia bắt đầu thường thấy. Tùy theo
vui hay chẳng vui, liền thấy phần kia ánh sáng liền khởi. Chẳng phải như
người mới tọa thiền. Người mới tọa thiền đối với chỗ làm, lấy làm tướng,
chẳng thể đối với phi tác xứ. Tu ánh sáng tất cả nhập phương tiện. Người
tọa thiền kia như thế hoặc nương vào tường phía Đông Tây; ngồi xuống làm
cho nước đầy bình rồi an trí chỗ có ánh sáng vào. Từ kia khởi lên ánh sáng
nước, hoa Mạn Đà La. Từ ánh sáng Mạn Đà La đó khởi lên ánh sáng dính chặt
vào tường. Đối với sự thấy nầy lấy ánh sáng làm tướng. Lấy tam hành chấp
tướng, lấy bình đẳng quán, lấy phương tiện, lấy ly loạn, như ban đầu đã
nói rộng.
Luận Về Con Đường Giải Thoát
Hết Quyển 5
--o0o--
Mục Lục
|
Quyển 1 |
Quyển 2
|
Quyển 3 |
Quyển 4
|
Quyển 5 |
Quyển 6
Quyển 7
|
Quyển 8
| Quyển
9 |
Quyển 10
| Quyển
11 |
Quyển 12
--o0o--
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật : 10/2006