[01]
PHÁT TRÍ LUẬN
(JNANAPRASTHANA)
của CA ÐA DIỄN TỬ (KATYAYANIPUTRA)
Trung Hoa có tới hai bản dịch về tác phẩm này, một bản
thuộc thế kỷ thứ tư và một bản thuộc thế kỷ thứ bảy với hai tên gọi khác
nhau là Bát Kiền Ðộ (Astagrantha hoặc Atthagantho) và Phát Trí Luận
(Jnanaprasthana). Ðiều này càng rõ ràng hơn khi trong tác phẩm Cuộc Ðời
Thiên Thân, Chân Ðế đã nói bóng gió rằng Phát Trí Luận có đến 2 tên gọi.
Sau đây là bảng so sánh hai bản dịch nói trên:
A) A Tỳ Ðàm Bát Kiền Ðộ Luận
- Gồm 8 Kiền Ðộ
(gantha) - 44 Bạt cừ (vagga)
- 30 chương - 554 trang
- Tác giả: Ca Chiên Diên Tử
- Dịch giả: Cồ Ðàm Tăng Già Ðề Bà (Gotamasanghadeva) đến từ Kế Tân
(Kashmir) năm 383 cùng Trúc Phật Niệm (người Hán) 350-417, có một phẩm do
Dhammapiya từ Kế Tân đến dịch.
B) A Tỳ Ðạt Ma Phát Trí Luận
- 8 uẩn (skandha)
1
- 44 Nạp Tức (vargo)
- 20 chương - 382 trang
- Tác giả: Ca Ða Diễn Ni Tư
- Dịch giả: Huyền Tráng (657-660)
Chúng ta được biết cả hai bản Hán trên đây đều được
dịch từ cùng một nguyên tác giống nhau. Và dù có nhiều cách đọc hiểu khác
nhau trên một bản gốc nhưng xem ra ở cả hai bản dịch Hán văn đều không đưa
ra một nội dung khác biệt nào. Ðể bắt đầu mỗi chương, Ca Chiên Diên Tử
luôn nêu lên một loạt các câu hỏi rồi sau đó chính Ngài tự mình trả lời
lần lượt từng vần đề. Huyền Tráng đã lược bỏ các câu hỏi dẫn nhập này nên
bản dịch của ông so ra có phần ngắn gọn hơn của các tiền bối. Từ đó, nếu
không kể một bản Tạng văn nào đó mà nay mai có thể phát hiện được, thì một
bản dịch Hán văn sau hai lần hiệu đính sẽ thành ra một định bản tiêu
chuẩn.
Như đã nói ở trên, Phát Trí Luận là một công trình quan
trọng nhất của Hữu Bộ, chiếm vị trí cao nhất trong lĩnh vực tham cứu của
bộ phái, để 6 tập A Tỳ Ðàm kia trở thành bộ phận bổ sung và trở thành động
cơ cho luận Tỳ Bà Sa ra đời. Theo bản dịch Hán văn của Tăng Già Ðề Bà và
Trúc Phật Niệm thì nguyên tác thật sự tại Ấn Ðộ của Phát Trí Luận có tới
15,072 (mười lăm ngàn lẽ bảy mươi hai) thính tiết (sloka), nếu kể theo
trường hợp văn kệ ngôn. Còn như tính theo văn xuôi thì toàn bộ Phát Trí
Luận sẽ đạt đến số lượng 482,304 (bốn trăm tám mươi hai ngàn ba trăm lẻ
bốn) chữ. Ðạo An, người cùng thời với các dịch giả và chết năm 385, ghi
trong lời tựa cho bản dịch rằng: "Phạn Bản có tới 15,072 thính tiết tức
482,304 chữ. Số chữ Hán trong bản dịch là 195,250 (một trăm chín mươi lăm
ngàn hai trăm năm mươi). Nhưng Tăng Già Ðề Bà đã quên (hoặc không ghi chú
rõ) phẩm Nhân Duyên nên chỉ kể số lượng chữ tương đương mười Môn". Nên
hiểu rằng mỗi Môn có một ngàn sáu trăm thính tiết lẻ mười hai chữ. Nhưng
dù sao thì ở ngôn ngữ nào cũng vậy, việc tính đếm chi li kiểu đó khó mà
tuyệt đối. Song song theo đó, chúng ta còn có thể nói rằng bản Phát Trí
Luận do Tăng Già Ðề Bà và Dhammapiya đem từ Kashmir sang Trung Quốc là
bằng một thứ tiếng nào đó gần gủi với Pali, còn nguyên bản mà Huyền Tráng
dùng để dịch được viết bằng Sanskrit. Nhưng suy luận như vậy cũng chỉ là
dựa vào lối ký âm trong hai bản dịch chứ thật ra ta vẫn chưa có gì làm
bằng. Dù rằng ta còn có thể y cứ vào cách ngắt khúc mỗi tám chương trong
bản dịch của Huyền Tráng, một nét đặc trưng trong kinh văn Hữu Bộ.
Trước hết, Huyền Tráng từng đến viếng tịnh xá
Tamasavana ở Cinapati (Bắc Ấn), nơi có tới ba trăm chư Tăng Hữu Bộ.
Ông ghi lại rằng chính tại đây, ba trăm năm sau ngày Phật tịch, ngài Ca
Chiên Diên Tử đã biên soạn bộ Luận Phát Trí. Ngài Huyền Tráng coi như đã
nhắc tới mối liên hệ giữa Phát Trí Luận với Hữu Bộ. Và có lẽ chúng ta cũng
nên nhắc lại ở đây một đoạn ngắn trong Chí Nguyên Lục: "A Tỳ Ðàm Tạng của
Thinh văn có được 38 bộ, 708 chương, 73 trật (hòm đựng). Các bộ phái không
có chung một tạng A Tỳ Ðàm giống nhau. Theo cách tính của Hữu Bộ, chúng ta
xếp Thân Luận lên hàng đầu, thứ đến là 6 tập Túc Luận. Sau cùng là Tỳ Bà
Sa và các luận tương đương. Tạng A Tỳ Ðàm của các bộ phái khác cứ từ ngôi
thứ này mà tính xuống".
NỘI DUNG PHÁT TRÍ LUẬN
CUỐN 1- KIỀN ÐỘ I
Bạt Cừ 1: Siêu Thế Pháp (Nguyên tác Hán văn:
Thế gian đệ nhất pháp)
Thế nào là Siêu Thế Pháp?
Pháp này thuộc về phạm trù nào trong các phạm trù? Tại sao gọi Siêu Thế
Pháp là Pháp Vô Thượng? Ðịnh nghĩa, thuộc tính, quan hệ giữa Siêu Thế Pháp
với 22 thân kiến - So sánh Siêu Thế Pháp với các pháp khác. Cuối bạt cừ I
có ghi rõ "bản gốc của bạt cừ này có 528 thính tiết".
Bạt Cừ 2: Trí Tuệ
Nhân tạo trí tuệ, ức niệm,
hoài nghi, 6 nhân tạo si mê đáng trách, phép chấm dứt các duyên khởi. "ở
bản gốc, bạt cừ này có 230 thính tiết lẻ 20 chữ".
Bạt Cừ 3: Người (Ngài Huyền Trang dịch âm
thành phẩm Bổ Ðặc Già La)
Duyên khởi nào trong 12
Duyên sinh thuộc Quá khứ, Hiện tại, Vị lai? Cứu cánh giải thoát,... một
vài đoạn trích từ A Hàm. "Ở bản gốc, bạt cừ này có 148 thính tiết lẻ 16
chữ".
Bạt Cừ 4: Ái Kính
Lòng tương ái (pema) -
lòng tương kính (garava).
Hai trường hợp tương kính:
Kính vì tài sản đối phương hay đánh giá trên khía cạnh đạo đức, sức mạnh
sinh lý, cứu cánh Níp Bàn. "Bản gốc có 373 thính tiết lẻ 10 chữ".
Bạt Cừ 5: Vô Tàm - Vô Quý
Ý nghĩa của Vô Tàm, Vô Quý
- sự tăng trưởng của các bất thiện căn,... "Bản gốc có 220 thính tiết".
Bạt Cừ 6: Sắc Pháp (ngài Huyền Tráng dịch là
phẩm Tam Tướng)
Sắc Pháp là vô thường vì
luôn sinh diệt. Tại sao gọi là Sắc pháp? Vấn đề tam Pháp Ấn (tam tướng)...
"Bản gốc có 47 thính tiết"
Bạt Cừ 7: Vô Nghĩa
Mọi pháp môn khổ hạnh đều
không có lợi ích, tất cả những gì khả ái đều mong manh,... "Bản gốc có 97
thính tiết".
Bạt Cừ 8: Tư (cetana)
Bàn về Tư, Tưởng, Tầm, Tứ,
Phóng Dật, Vô Minh, Kiêu mạn,... "Bản gốc có 326 thính tiết lẻ 18 chữ".
CUỐN 2 - KIỀN ÐỘ II (BÀN VỀ KIẾT SỬ)
Bạt Cừ 1: Bất thiện căn
Bàn về 3 triền - 5 quan
kiến - 9 triền - 98 tiềm miên cùng mọi chi tiết, phân tích cần thiết. "Bản
gốc có 603 thính tiết lẻ 14 chữ"
Bạt Cừ 2: Nhất Hành Thánh
Bàn về những tập khí còn
sót lại ở vị Nhất Lai Tư Ðà Hàm cùng 9 trường hợp Ðoạn Diệt Trí
(Pahanaparinna),... "Bản gốc có 1040 thính tiết"
Bạt Cừ 3: Người (ngài Huyền Tráng dịch là
Phẩm Hữu Tình)
Bàn về những ác pháp khởi
sanh từ tà kiến (vốn khởi sanh từ các pháp môn tu hành), 4 Sa Môn Quả, vấn
đề Sanh Tử, những pháp dẫn tới Vô Sanh... "Bản gốc có 467 thính tiết".
Bạt Cừ 4: Thập Môn
Bàn về các phiền não và
con đường chấm dứt chúng cùng những vấn đề liên quan. "Bản gốc có 1600
thính tiết lẻ 12 chữ".
CUỐN 3 - KIỀN ÐỘ III (BÀN VỀ TRÍ)
Bạt Cừ 1: Bát Ðạo (ngài Huyền Tráng dịch là
phẩm Học Chi)
Bàn về trí tuệ các tầng
thánh cùng giải thích về chánh kiến vô lậu. "bản gốc có 430 thính tiết".
Bạt Cừ 2: Ngũ Chủng Kiến
Bàn về các loại tri kiến
chánh tà, chánh trí, tà trí, trí tuệ của một vị La Hán. "Bản gốc có 200
thính tiết lẻ 14 chữ".
Bạt Cừ 3: Tha Tâm Thông
Ðịnh nghĩa về Tha Tâm Trí
và Túc Mạng Minh,... "Bản gốc có 130 thính tiết".
Bạt Cừ 4: Tu Trí
Con đường phát triển bát
trí: Pháp trí, Loại trí (anvayajnana), Thế Tục trí (samvrtrjnana), Khổ Ðế
trí, Tập Ðế trí, Diệt Ðế trí, Ðạo Ðế trí, Ðoạn Tận trí (ksayajnana), Vô
Sinh trí (anutpadaj). "Bản gốc có 930 thính tiết".
Bạt Cừ 5: Tương Ưng (ngài Huyền Tráng dịch là
phẩm Thất Thánh)
Bàn về 77 loại Thánh trí
và những gì liên quan. "Bản gốc có 1033 thính tiết".
CUỐN 4 - KIỀN ÐỘ (BÀN VỀ NGHIỆP)
(Ngài Tăng Già Ðề Bà dịch là Hành, Ngài Huyền Tráng
dịch là Nghiệp)
Bạt Cừ 1: Ác hành
Bàn về 3 ác hạnh và quả
báo của chúng... "Bản gốc 192 thính tiết".
Bạt Cừ 2: Tà Ngữ
Bàn chi tiết về tội tà
ngữ..."Bản gốc có 245 thính tiết".
Bạt Cừ 3: Hại Chúng Sinh (ngài Huyền Tráng
dịch là phẩm Hại Sinh)
Bàn về tội sát sinh cùng
quả báo của nó. "Bản gốc có 309 thính tiết". Bản dịch của ngài Huyền Tráng
còn xác định nội dung phẩm này thuộc về quan điểm riêng của Hữu Bộ.
Bạt Cừ 4: Hữu Giáo Vô Giáo (ngài Huyền Tráng
dịch là Biểu Vô Biểu)
Bàn về mối quan hệ của
Thiện nghiệp, Ác nghiệp đối với Quá khứ, Tương lai,... "Bản gốc có 273
thính tiết".
Bạt Cừ 5: Tự Hành (ngài Huyền Tráng dịch là
Tự Nghiệp)
Bàn về các nghiệp, đặc
biệt khẩu nghiệp. Ở đây giải rộng khẩu nghiệp và giải thích từng trường
hợp (Buddhavak, B. Jalpa, B. Vyahara, B. Gira, B. Bhasya, B. Nirukti, B.
Vaksvara, B. Vakpatha) để nói rỏ về Khẩu Biểu Tri (Vag-Vijmapti). Ngài
Huyền Tráng bảo phẩm này của Hữu Bộ. "Bản gốc có 185 thính tiết".
CUỐN 5 - KIỀN ÐỘ V (VỀ TỨ ÐẠI)
(Ngài Huyền Tráng dịch là Ðại Chủng Uẩn)
Bạt Cừ 1: Tịnh Căn (ngài Huyền Tráng dịch là
Ðại Tạo)
Bàn về 4 đại và các thành
phẩm từ chúng... "Bản gốc có 392 thính tiết".
Bạt Cừ 2: Duyên
Bàn về duyên khởi của 4
đại trong 3 thời Quá khứ, Vị lai, Hiện tại đối với nhau. "Bản gốc có 547
thính tiết".
Bạt Cừ 3: Kiến Ðế (ngài Huyền Tráng dịch là
Cụ Kiến)
Lược giải những gì thuộc
về Sắc Giới (Rupadhatu)... "Bản gốc có 169 thính tiết. Ngài Huyền Tráng
thêm rằng phẩm này là của riêng Hữu Bộ.
Bạt Cừ 4: Nội Tạo (ngài Huyền Tráng dịch là
Chấp Thụ)
Bàn về các giác quan, cảm
thọ... "Bản gốc có 210 thính tiết".
CUỐN 6 - KIỀN ÐỘ VI (VỀ 22 QUYỀN)
(Ở cả hai bản Hán đều dịch là Căn)
Bạt Cừ 1: Căn
Bàn về 22 quyền của giáo
lý A Tỳ Ðàm (kể cho dễ nhớ là gồm 6 quyền giác quan, 5 quyền về cảm thọ, 5
quyền về tu tập, 2 quyền về giới tính, 3 quyền về Thánh Trí cùng với mạng
quyền tức khả năng tồn tại của các quyền trên). "Bản gốc có 314 thính
tiết. Ngài Huyền Tráng bảo rằng phẩm này là của riêng Hữu Bộ.
Bạt Cừ 2: Hữu
Bàn về Dục Hữu, Sắc Hữu,
Vô Sắc Hữu,... "Bản gốc có 328 thính tiết".
Bạt Cừ 3: Cánh lạc (ngài Huyền Tráng dịch là
Xúc)
Bàn về 16 loại Xúc... "Bản
gốc có 141 thính tiết".
Bạt Cừ 4: Thủy Tâm (ngài Huyền Tráng dịch là
Ðẳng Tâm)
Bàn về hành trạng của Tâm
(trước sau có như một hay không) . "Bản gốc có 269 thính tiết".
Bạt Cừ 5: Thủy (thỉ) phát tâm (ngài Huyền
Tráng dịch là Nhất Tâm).
Phải chăng vạn pháp hiện
hữu từ sự có mặt của tâm thức? "Bản gốc có 242 thính tiết". Ngài Huyền
Tráng bảo phẩm này là của riêng Hữu Bộ.
Bạt Cừ 6: Ngư Tử (ngài Huyền Tráng dịch là
Phẩm Ngư)
2
Bàn về con số 22 của Nhị
Thập Nhị Quyền. "Bản gốc có 173 thính tiết".
Bạt Cừ 7: Duyên (ngài Huyền Tráng dịch là
Ðắc)
Phải chăng cả 22 quyền đều
được hình thành từ nhân tố quá khứ ? Bản dịch không ghi rõ số thính tiết
trong nguyên tác của phẩm này nhưng có ghi đôi dòng phụ chú sau đây:
"Ngài Tăng Già Ðề Bà người
Kế Tân đã bỏ sót phẩm này nhưng sau lại có một Phật tăng khác cũng người
Kế Tân là ngài Ðàm Ma Ti (Dhammapiya) vốn thuộc lòng phẩm này, đã đến
viếng ngài Tăng Già Ðề Bà rồi dịch luôn phẩm này. Nhờ vậy bản dịch Bát
Kiền Ðộ coi như viên thành. Ngài Ðàm Ma Ti xác định Bát Kiền Ðộ là thân
mình còn 6 tập luận kia là 6 chân của A Tỳ Ðàm Hữu Bộ. Cộng chung 7 tập
luận có đến một triệu chữ. Ngài Ðàm Ma Ti bảo rằng rất lấy làm buồn khi
không thể tụng đọc chỉ 2 trong 6 Túc Luận thôi. Phần phụ chú này được thêm
vô sách tại Chùa Chánh Hoạn (Dương Châu) ngày 19 tháng giêng năm thứ 15
triều Kiến Nguyên nhà Tấn"
CUỐN 7 - KIỀN ÐỘ VII (BÀN VỀ ÐỊNH)
Bạt Cừ 1: Quá Khứ Ðắc (ngài Huyền Tráng dịch
là Ðắc)
Bàn về các pháp Hành quá
khứ... "Bản gốc có 499 thính tiết".
Bạt Cừ 2: Duyên
Bàn về thiền định ở các
tầng Phạm Thiên giới. "Bản gốc có 184 thính tiết". Ngài Huyền Tráng bảo
phẩm này là của riêng Hữu Bộ.
Bạt Cừ 3: Giải Thoát (ngài Huyền Tráng dịch
là phẩm Nhiếp)
Bàn về 10 Hoàn Tịnh xứ
(Kasinayatana), 8 loại trí và ba loại định. "Bản gốc có 573 thính tiết".
Ngài Huyền Tráng bảo phẩm này là của riêng Hữu Bộ.
Bạt Cừ 4: A Na Hàm (ngài Huyền Tráng dịch là
Bất Hoàn)
Bàn về 5 hạng Tam Quả.
"Bản gốc có 157 thính tiết".
Bạt Cừ 5: Nhất Hành
Bàn về quả vị Tư Ðà Hàm,
về khả năng thiên nhãn,... "Bản gốc có 501 thính tiết".
CUỐN 8 - KIỀN ÐỘ VIII (BÀN VỀ KIẾN)
Bạt Cừ 1: Ý Chỉ (ngài Huyền Tráng dịch là
Niệm Trụ)
Bàn về 4 Niệm Xứ. "Bản gốc
có 315 thính tiết".
Bạt Cừ 2: Dục (ngài Huyền Tráng dịch là Tam
Hữu)
Bàn về ba Hữu trong Tam
Giới. "Bản gốc có 186 thính tiết".
Bạt Cừ 3: Tưởng
Bàn về mười pháp Quán
tưởng (giống hệt nội dung kinh Girimananda). "Bản gốc có 104 thính tiết".
Ngài Huyền Tráng bảo phẩm này là của riêng Hữu Bộ.
Bạt Cừ 4: Trí Thời (ngài Huyền Tráng dịch là
phẩm Trí)
Bàn về mối tương quan giữa
trí tuệ với đời sống. "Bản gốc có 178 thính tiết".
Bạt Cừ 5: Kiến
Chủ yếu bàn về các loại tà
kiến. "Bản gốc có 276 thính tiết".
Bạt Cừ 6: Kệ (ngài Huyền Tráng chỉ âm là Giá
Tha)
Bàn về lòng bất tín, 36 tà
kiến, lòng từ và phạm thiên cộng với vài câu chuyện ẩn dụ. Tất cả đều được
viết bằng thể kệ ngôn. "Bản gốc có 110 thính tiết". Và ngài Huyền Tráng
bảo phẩm này là quan điểm riêng của Hữu Bộ.
Hai bản dịch Hán văn hầu như không mâu thuẫn nhau trừ
đoạn kệ thứ 12 trong phẩm này. Trước hết là bản dịch của ngài Tăng Già Ðề
Bà:
-
"Ma-Sha-Tu-Sha-Sang-Shi-Ma-Sa-Pi-Ta-La-Pi-Pi-Li-Ta: Ðây là sự chấm dứt đau
khổ. Cần nói thêm rằng đây là thứ tiếng Ðàm Mật La (Tamil) và chiết tự ra
thì như sau: Ma Sha - đừng sống với ác pháp, Tu Sha - hãy sống với thiện
pháp. Sang Shi Ma - nỗ lực sống tự chế. Sa Pi Ta La Pi Pi Li Ta - chấm dứt
mọi hiện hữu".
Sau đây là bản dịch của Ngài Huyền Tráng:
-
"Ei-Ni-Mi-Ni-Kiu-Pu-Ta-Ye-Pu: Không tầm cầu điều ác, sống tịnh lạc tự tại,
giải thoát mọi đau khổ. Bốn chữ Ei Ni, Mi Ni, Kiu Pu, Ta Ye Pu trên đây là
tiếng Miệt-Lệ-Sa (Mleccha) mà đức Phật đã dùng để chỉ cho 4 Thánh Ðế: Khổ,
Tập, Diệt, Ðạo."
Các nhà học giả hôm nay đã tận lực vẫn không thể tìm
thấy chút gì tương đồng giữa câu Kinh Tamil trên với tiếng Tamil hiện đại.
Wogihara đã cố gắng khôi phục nguyên dạng Sanskrit của câu đó thành
"Masaya tusya samsamya sarvatsa vivingdhi (Övic)".
Ông mạnh dạn như vậy là do dựa vào Luận Tỳ Bà Sa (No. 1279), câu trên được
chép như sau: Ma-Sha-Tu-Sha-Sang-Shi-Ma-Sa-Pi-Ta-La-Pi-Pi-Li-Ta. Nhưng cái
rắc rối vẫn còn nằm ở chữ cuối (Pi Pi Li Ta hoặc Pi Li La). Hai chữ này
đều có âm Li chen giữa. Từ đó, ta còn có thể cho rằng chữ nguyên thủy là
Vivrngdhi (Övrj) đã bị
thay thế bằng Vivingdhi. Và chính Huyền Tráng cũng đã từng phiên âm chữ
Vrj thành Li, như ở trường hợp Li (Ni) Kiền Tử.
Ở một chỗ khác (một bài kệ trong No. 1279) cũng có
những chữ phiên âm lạ và được xác định là tiếng Tamil. Ðó là (Khổ đế),
Mining (Tập đế), Tapa (Diệt đế), và Talapa (Ðạo đế).
1 Từ chỗ nhập nhằng này của
hai tài liệu, tôi ngờ rằng chữ Kiền Ðộ có thể đã được phiên âm từ Kanda
(G. Nguyên)
2
Ngư ở đây dịch từ chữ Phạn Matsya, hoàn toàn vô nghĩa. Có người nghi ngờ
là do dịch giả đọc nhầm chữ Matsarya (bỏn xẻn) dù cả chữ này cũng thất
dụng. Khổ nỗi, Luận Tỳ Bà Sa đã giải thích rằng sở dĩ gọi thế là vì phẩm
này khó nắm bắt như một con cá!
---o0o---
Mục Lục
[01]
[02]
[03]
---o0o---
Source
:
BuddhaSasana Home Page
---o0o---
Trình bày : Nhị Tường
Cập nhật ngày: 01-12-2002