|
c
NƠI ẤY
CŨNG LÀ BÂY GIỜ VÀ Ở ÐÂY
Nguyên
tác: Wherever You Go, There You Are.
Tác
giả: Jon Kabat-Zinn - Dịch giả: Nguyễn duy Nhiên.
"Thiền
tập áp dụng vào đời sống hằng ngày"
Nhà
Xuất Bản Sinh Thức
PHẦN
HAI
TRÁI
TIM CỦA SỰ TU TẬP
1.-
THIỀN TỌA
Tư
thế ngồi có gì đặc biệt không? Không, nếu ta nói về tư
thế ngồi thông thường của mình. Nó chỉ là một cách tiện
lợi để thân ta tạm trút gánh nặng khỏi đôi chân. Nhưng
trong thiền tập, tư thế ngồi rất là quan trọng.
Chúng
ta có thể dễ dàng thấy được việc đó, chỉ cần nhìn
qua hình tướng bên ngoài thôi. Ví dụ, ta không thể biết
rằng một người nào đó đang hành thiền, nếu ta thấy người
ấy đang nằm, đứng hoặc đi. Nhưng ta có thể nhận biết
được ngay, nếu người ấy đang ngồi, nhất là trên sàn
nhà. Nhìn từ bất cứ góc cạnh nào cũng vậy, tư thế ngồi
thiền lúc nào cũng biểu tượng cho một sự tỉnh thức, mặc
dù đôi mắt đang nhắm và gương mặt có nét tĩnh lặng và
an lạc. Tư thế ngồi ấy rất vững vàng và hùng tráng như
một ngọn thái sơn. Sự vững chãi ấy mạnh mẽ lắm, tỏa
sáng vào bên trong và lan rộng ra chung quanh ta. Nhưng khi ta bị
hôn trầm và thất niệm xâm chiếm, thì ngay giây phút ấy,
tất cả những đức tính đó sẽ tiêu tan mất. Tâm ta bị
sụp đổ bên trong và ngoài thân sẽ biểu lộ cho thấy tình
trạng ấy.
Ngồi
thiền đòi hỏi một tư thế ngay thẳng và trang nghiêm, thường
thường kéo dài trong một thời gian. Nhưng có được một
tư thế vững vàng còn tương đối dễ, đó chỉ là giai đoạn
đầu của một tiến trình khai mở liên tục nhiều thử thách
này. Có thể bạn đã sẵn sàng để "đậu lại" chiếc xe
thân của mình rồi, nhưng tâm bạn thì sao, giờ này bạn có
biết nó đang làm gì và ở đâu không? Thiền tọa không phải
chỉ có nghĩa là ngồi trong một tư thế đặc biệt, mặc
dù việc ấy có một tác dụng rất lớn. Nó còn có nghĩa
là tiếp nhận một tư thế đặc biệt cho tâm của mình nữa.
Thiền tọa tức là tâm tọa.
Một
khi bạn ngồi xuống rồi, sẽ có rất nhiều đường lối
để tiếp xúc với giây phút hiện tại. Tất cả đều đòi
hỏi một sự chú ý có chủ định và không phán đoán. Chỉ
có sự khác biệt là ta chọn đề mục gì và bằng cách nào.
Phương
pháp hay nhất và đơn giản nhất là bắt đầu với hơi thở
của bạn, cảm nhận sự ra vào của hơi thở mình. Rồi từ
đó, bạn có thể nới rộng ý thức của mình ra, để quan
sát sự đến và đi của mọi việc, tính cách lòng vòng và
máy móc của tư tưởng, cảm thọ, tri thức, cảm hứng, cũng
như của thân và tâm. Nhưng muốn năng lực của định và
niệm được phát huy đúng mức, nó cũng cần phải mất một
thời gian. Và chừng ấy, ta sẽ có thể quán sát mọi đề
mục mà không bị lạc hoặc dính mắc vào bất cứ một đối
tượng đặc biết nào, hoặc bị chúng khống chế. Ðối với
đa số chúng ta, nó đòi hỏi nhiều năm tu tập và còn tùy
thuộc vào nhiệt tâm cũng như nghị lực của mình nữa. Vì
vậy, lúc đầu ta nên ở với hơi thở của mình, xử dụng
đó như là một mỏ neo đem ta trở về hiện tại những khi
mình bị trôi dạt vào thất niệm. Bạn hãy thử thực tập
trong vài năm xem sao!
Thực
tập: Mỗi ngày bạn nên dành ra một khoảng thời gian nhất
định để ngồi thiền. Năm phút cũng được, hoặc là mười,
hai mươi, ba mươi phút nếu bạn muốn. Ngồi xuống và quan
sát giờ phút hiện tại phô bày, bạn không có một mục đích
nào hết ngoài việc xử dụng trọn vẹn trong giây phút này.
Xử dụng hơi thở như một dây neo giữ ta lại trong hiện
tại. Tư tưởng của ta sẽ trôi dạt đó đây, tùy theo dòng
nước và ngọn gió tâm, cho đến một lúc nào đó, sợi dây
neo sẽ bị căng thẳng và kéo ta trở về. Chuyện này sẽ
xảy ra rất thường. Ðừng nản lòng. Mau mắn đem sự chú
ý của mình trở về với hơi thở mỗi khi nó lang thang. Bạn
nên nhớ giữ cho thân mình ngay thẳng nhưng không phải là
cứng đơ. Tưởng mình như là một ngọn núi vững vàng.
2.-
NGỒI XUỐNG CHỖ CỦA MÌNH
Mỗi
khi bạn bước đến tọa cụ của mình, bạn nên có một ý
niệm về hành động ngồi xuống chỗ của mình. Việc ấy
sẽ giúp bạn rất nhiều trong sự tu tập. Ngồi thiền rất
khác với hành động ngồi xuống thông thường hàng ngày của
ta. Khi ta ngồi thiền, hành động ngồi xuống chỗ ấy của
mình, tự nó có một năng lượng rất lớn, cả trong việc
chọn lựa chỗ ngồi cũng như chánh niệm về thân. Tư thế
ấy biểu tượng cho một sự cứng rắn, vươn thẳng, mặc
dù là ta đang ngồi xuống. Nó mang một ý thức tôn trọng
về nơi chốn cũng như sự sắp xếp của thân và tâm trong
giây phút hiện tại.
Mỗi
khi chúng ta ngồi xuống chỗ của mình, mặc dù ý thức được
năng lượng của nó, nhưng ta cũng đừng bao giờ để quá
bận tâm về nơi chốn cũng như thư thế ngồi của mình. Thật
ra, trong nhà hoặc ở ngoài trời, chúng cũng có những "địa
điểm năng lực" đặc biệt. Nhưng với một thái độ ngồi
xuống chỗ của mình, ta có thể ngồi xuống ở bất cứ một
nơi nào, với bất cứ một tư thế nào, ta vẫn có thể cảm
thấy an ổn. Khi nào ta có thể duy trì chánh niệm về thân,
tâm, nơi chốn cũng như tư thế của mình, và vẫn giữ được
một sự bình thản, không mong ước, chừng ấy và chỉ có
chừng ấy, ta mới thực sự là ngồi thiền.
3.-
NHÂN PHẨM
Khi
diễn tả về tư thế ngồi thiền của mình, tôi nghĩ danh
từ thích hợp nhất là nhân phẩm.
Mỗi
khi ngồi xuống thiền, tư thế của ta thường nói với ta
một việc gì đó. Nó có một sự phát biểu riêng của nó.
Ta có thể nói rằng,tư thế ngồi thiền tự chính nó là thiền
tập. Nếu ta ngồi xiêu vẹo, nó phản chiếu một sự thiếu
năng lượng thụ động và không được trong sáng. Nếu chúng
ta ngồi thẳng cứng đơ, là ta đang bị căng thẳng, dụng
công hoặc cố gắng quá sức. Trong những khóa tu thiền, mỗi
khi tôi xử dụng danh từ "nhân phẩm" để nhắc nhở các thiền
sinh, như là "ngồi sao cho biểu lộ được nhân phẩm của
mình", tôi để ý thấy mọi người lập tức sửa lại tư
thế người cho được thẳng hơn. Nhưng họ không hề gồng
cứng người. Gương mặt họ thoải mái, hai vai xuôi xuống,
đầu, cổ và lưng cùng nằm trên một đường thẳng. Xương
sống đứng thẳng ra từ xương chậu, biểu lộ năng lượng.
Ðôi khi những người ngồi trên ghế có khuynh hướng nhích
tới trước,tách ra khỏi lưng dựa một cách tự nhiên, khi
nghe lời nhắc nhở của tôi. Mọi người dường như ai cũng
lập tức ý thức được cảm nhận về nhân phẩm trong họ,
và làm sao để biểu lộ nó.
Tôi
nghĩ, thỉnh thoảng chúng ta phải cần được nhắc nhở rằng,
mình bao giờ cũng có nhân phẩm, tư cách và xứng đáng. Nhiều
khi chúng ta quên mất điều ấy, có lẽ vì những thương tích
trong quá khứ, hoặc vì sự bất định trong tương lai. Tôi
không tin rằng, mình cảm thấy không xứng đáng vì tự ở
mình. Chúng ta đã được giúp đở rất nhiều trong việc gầy
dựng cái mặc cảm tự ty ấy. Từ thuở còn thơ, ta đã được
dạy bằng trăm ngàn cách khác nhau và chúng ta học rất nhanh.
Vì
vậy, mỗi khi ta ngồi xuống tọa cụ và tự nhắc mình ngồi
với nhân phẩm, là chúng ta đang trở lại với một tự tánh
nguyên vẹn. Hành động đó tự nó là một lời tuyên bố
sấm sét. Bạn có thể tin chắc rằng nội tâm bạn sẽ lắng
nghe. Còn bạn thì sao, bạn có biết lắng nghe không? Chúng
ta có sẵn sàng tiếp nhận những kinh nghiệm trực tiếp của
giây phút hiện tại này không?
Thực
tập: Hãy ngồi xuống sao cho biểu lộ nhân phẩm của mình
trong chừng ba mươi giây. Ghi nhận những cảm giác của bạn.
Hãy thử đứng với nhân phẩm. Ðôi vai của bạn như thế
nào? Xương sống và đầu của bạn ra sao? Ði một cách có
tư cách, có nhân phẩm nghĩa là đi như thế nào?
4.-
TƯ THẾ
Khi
ta ngồi với một chủ định vững vàng, tự thân ta sẽ biểu
lộ được một nghị lực và niềm tin rất sâu sắc. Chúng
tỏa chiếu vào bên trong lẫn bên ngoài ta. Một tư thế ngồi
vững vàng đầy nhân phẩm, tự nó chính là một sự xác nhận
của giải thoát, của tính chất hòa hài, của vẻ đẹp và
sự phong phú của cuộc sống.
Có
khi bạn cảm nhận được những điều ấy, và cũng có khi
là không. Những lúc ta cảm thấy buồn nản, mệt nhọc và
bối rối, ngồi thiền cũng có thể giúp ta tiếp xúc được
với sức mạnh cũng như giá trị của cuộc đời ta đang sống.
Trong những giai đoạn khó khăn, nếu bạn có thể gom góp nghị
lực lại để ngồi xuống thiền, cho dù trong một khoản thời
gian ngắn, nó có thể giúp bạn lấy lại được cái cốt
tủy của con người mình, nó nằm ngoài phạm trù của những
sự thăng và trầm, giải thoát và trói buộc, sáng tỏ và
mù mịt. Cái cốt tủy này có một liên hệ mật thiết với
chánh niệm, nó không hề bị giao động theo tâm thức hoặc
hoàn cảnh chung quanh ta. Nó giống như một tấm gương sáng,
vô tư phản chiếu những gì xảy ra trước mắt. Nó ý thức
được thực tại một cách sâu sắc, những gì đang làm cho
đời ta xao động hoặc khống chế ta. Biết rằng mọi việc
rồi sẽ thay đổi, nó tĩnh lặng như một tấm gương sáng
trong giờ phút hiện tại - quan sát việc gì đang xảy ra, ôm
ấp sự có mặt của chúng, cỡi ngọn sóng của một thực
tại đang biểu lộ như những ngọn sóng của hơi thở mình.
Và vững tin rằng, không chóng thì chầy, ta cũng sẽ tìm được
phương cách đối phó, hòa giải và vượt thoát ra được
hết. Ta không có một cố gắng nào khác hơn là chỉ quan sát
chúng, để cho mọi việc như là, và sống thật trọn vẹn
trong mỗi phút mỗi giây.
Thiền
quán không phải là một cố gắng đi trốn tránh những khó
khăn hoặc vấn đề của cuộc sống, không phải là ta đi
tìm một trạng thái dững dưng hoặc chối bỏ nào hết. Trái
lại, ta lúc nào cũng biết duy trì chánh niệm và sẵn lòng
trực diện với những đau đớn, bối rối và mất mát, nếu
chúng là những gì đang chi phối thực tại. Chúng ta tìm hiểu
vấn đề bằng một đường lối rất đơn giản, là để
cho nó có mặt trong tâm, cùng với hơi thở và giữ một tư
thế ngồi thật vững chãi.
Trong
truyền thống Zen, thiền sư Shunryu Suzuki có nói: "Trạng thái
tâm có mặt khi bạn ngồithiền vững vàng tự nó là giác
ngộ... Tư thế ngồi không phải chỉ là một phương tiện
để ta đạt đến một trạng thái chân thật của tâm. Ngồi
trong tư thế ấy tự nó chính là một trạng thái chân thật
của tâm". Vì vậy, khi ngồi xuống thiền là ta đã tiếp xúc
được với chân tánh của mình rồi.
Thế
cho nên, khi ta tập ngồi thiền, điều tiên quyết là phải
ngồi sao cho thân được vững vàng, tỏa sáng, nói lên được
sự có mặt của mình, rằng ta sẵn sàng tiếp nhận bất cứ
một sự việc gì xảy ra trong giây phút hiện tại. Ðó là
một thái độ vô trước và một sự vững vàng không lay chuyển,
như một tấm gương sáng, chỉ biết phản chiếu, hoàn toàn
trống không, tiếp nhận và cởi mở. Thái độ nằm trong tư
thế của ta, ngay trong cách ngồi của ta. Tư thế ấy chính
là hiện thân của thái độ.
Vì
vậy, nhiều người thấy rằng, hình ảnh một ngọn núi giúp
họ rất nhiều trong sự phát triển định và niệm trong thiền
tập. Nó khơi dậy những đức tính như là hướng thượng,
to tát, hùng tráng, không lay chuyển và có gốc rễ, giúp ta
mang những đức tính ấy trực tiếp vào tư thế và thái độ
của mình.
Chúng
ta nên nhớ luôn luôn mời gọi những đức tính ấy vào trong
sự thiền tập của mình. Sự kiên trì thực tập sẽ giúp
ta thể hiện được nhân phẩm, sự tĩnh lặng và an lạc trong
bất cứ một hoàn cảnh nào. Nó có thể mang lại cho ta một
nền tảng vững chắc, xác thực để duy trì chánh niệm và
bình lặng, ngay cả trong những giờ phút căng thẳng và xáo
động nhất. Nhưng chỉ khi nào ta thật sự thực tập, thực
tập và thực tập.
Bạn
nên nhớ một điều này, ta không nên nghĩ rằng mình biết
thế nào là có chánh niệm, và chỉ để dành để đối phó
với những biến cố quan trọng mà thôi. Vì khi những biến
cố lớn xảy ra, với một năng lượng rất mạnh, chúng sẽ
lập tức tràn ngập và lấn áp ta, luôn cả những ý tưởng
ngây ngô, thơ mộng về tĩnh lặng, vế thế nào là có chánh
niệm. Thiền tập là một tiến trình từ tốn, chậm rãi và
nhiều tự chủ, như là trồng cây, san bằng núi, tát cạn
biển. Nó là công việc của giây phút này và cũng là của
trọn một đời người, tất cả chỉ là một mà thôi.
5.-
TA LÀM GÌ VỚI ÐÔI BÀN TAY
Trong
thân ta có những luồng năng lượng rất tinh tế. Chúng đã
được kẻ vạch, học hỏi và xử dụng trong những truyền
thống tu tập như là thiền định và Du già (Yoga) từ hàng
mấy ngàn năm nay. Bằng trực giác, chúng ta biết rằng mỗi
tư thế của mình biểu lộ một trạng thái đặc biệt, và
chúng tỏa chiếu vào bên trong cũng như ra bên ngoài ta. Ngày
nay người ta thường gọi đó là "ngôn ngữ của thân". Nhìn
bề ngoài một người, ta có thể đọc được thứ ngôn ngữ
ấy, ta có thể biết được người ấy nghĩ gì về chính
họ. Chúng ta lúc nào cũng truyền phát đi các tin tức ấy
cho bất cứ những ai biết tiếp nhận chúng.
Nhưng
ở đây, tôi muốn nói đến giá trị của việc ý thức được
ngôn ngữ của chính bản thân mình. Ý thức ấy có một khả
năng xúc tác, làm phát triển sự chuyển hóa cũng như sự
tăng trưởng của ta. Trong truyền thống Du già, bộ môn có
liên quan đến những tư thế đặc biệt của thân được
gọi là Ấn, tức là Mudra. Nói chung mọi tư thế của thân
đều có thể là Ấn, vì mỗi cái đều có mang một biểu
tượng và một năng lượng đặc biệt. Nhưng Ấn thường
được dùng để nói đến những gì tinh tế hơn là tư thế
của toàn thân. Chúng được dùng để diễn tả vị thế của
đôi bàn tay, và còn được gọi là thủ ấn.
Nếu
có dịp bước vào một tu viện Phật giáo và quan sát những
hình tượng Phật và các vị Bồ tát, bạn sẽ nhận thấy
rằng trong hàng trăm tư thế thiền định khác nhau, đứng,
nằm hoặc ngồi, đôi bàn tay của các ngài cũng còn được
đặt trong những vị thế khác nhau. Trong tư thế ngồi thiền,
đôi khi hai bàn tay được đặt trên đầu gối, lòng bàn tay
úp xuống; đôi khi một bàn tay hoặc cả hai bàn tay ngửa lên;
đôi khi có một ngón tay chạm xuống đất, trong khi bàn tay
kia đưa lên. Cũng có khi hai bàn tay để trong lòng bắp vế,
bàn tay này ngửa lên, nằm trong lòng bàn tay kia, hai đầu ngón
tay cái khẽ chạm vào nhau, làm thành một hình bầu dục như
quả trứng, đó được gọi là vũ trụ ấn. Có khi hai bàn
tay được chấp vào nhau để trước ngực như hình một đóa
sen. Tư thế này được dùng để chào nhau, ta kính nhận được
Phật tính ở nơi người đối diện.
Những
thủ ấn này, mỗi cái đều mang một năng lượng khác nhau.
Bạn có thể tự thử nghiệm lấy việc ấy trong sự thiền
tập của mình. Bạn hãy thử ngồi với đôi bàn tay úp xuống
để trên đầu gối. Ghi nhận tính chất tự chế của nó.
Ðối với tôi, tư thế này biểu lộ rằng ta không tìm kiếm
thêm một việc gì nữa, mà chỉ tiêu thụ những gì mình đã
có.
Nếu
bạn thử xoay lòng bàn tay lên trời, lẽ dĩ nhiên là trong
chánh niệm, bạn có thể sẽ cảm nhận được một sự thay
đổi nơi vùng năng lượng trong thân. Ðối với tôi, tư thế
này biểu tượng cho một sự tiếp nhận, cởi mở với năng
lượng từ bên trên. Những năng lượng ấy là của trí tuệ,
thanh tịnh và từ bi.
Mọi
vị thế của đôi bàn tay ta đều là những thủ ấn, vì chúng
đều mang theo một năng lượng, dù tinh tế hay là hiển lộ.
Ví dụ năng lượng của một nắm tay chẳng hạn. Mỗi khi
ta tức giận, bàn tay ta thường có khuynh hướng nắm chặt
lại. Có một số người thực hành thủ ấn này một cách
vô ý thức, rất nhiều lần trong đời sống của họ. Nó
tưới tẩm cho những hạt giống giận dữ và bạo động trong
ta mỗi khi ta làm việc ấy. Và rồi mỗi ngày cây sân hận
của ta càng lúc sẽ trở nên xanh tươi hơn, mạnh mẽ hơn.
Lần
tới, nếu bạn thấy mình nắm chặt bàn tay lại vì một cơn
giận nào đó, bạn hãy giữ chánh niệm và chú ý đến thái
độ của ta được biểu lộ trong cái nắm tay ấy. Cảm nhận
được sự căng thẳng, căm giận, khích động và sợ hãi
đang có mặt nơi đó. Rồi trong cơn giận của mình, như là
một thử nghiệm, nếu người làm cho ta giận có mặt nơi
đó, bạn hãy mở rộng đôi bàn tay mình ra, chấp lại trước
ngực làm thành hình một đóa sen. Lẽ dĩ nhiên người ấy
sẽ ngẩn ngơ, chẳng biết bạn dang làm trò gì! Ghi nhận chuyện
gì xảy đến cho cơn giận và nổi đau của bạn, trong khi
bạn giữ tư thế này, dù chỉ trong giây phút.
Tôi
nhận thấy rằng, mỗi khi thử làm việc ấy, tôi không thể
nào duy trì cơn giận được nữa. Việc đó không có nghĩa
là cơn giận của ta không bao giờ là chánh đáng. Nhưng vì
sẽ có nhiều cảm xúc khác tham dự vào, giúp ta kiểm soát
và hòa giải được cơn giận ấy - như là lòng từ bi, thương
hại đối với người kia, và có lẽ nhờ một sự hiểu biết
minh triết hơn. Ta ý thức được rằng, mọi việc đều có
liên hệ chằng chịt với nhau, cái này dẫn đến cái kia,
có thể một nguyên nhân vô tư nào đó đưa đẩy đến một
kết quả bị hiểu lầm là có ác ý. Và rồi từ đó si mê
cộng thêm vào si mê, tham sân cộng thêm với tham sân, ta không
còn thấy đâu là ánh sáng nữa.
Khi
thánh Gandhi bị ám sát vì một phát súng kề sát bên, ngài
đã chấp hai tay lại và hướng về kẻ giết ngài, thốt lên
một câu thần chú rồi nhắm mắt. Những năm dài tu tập thiền
định và Du già, được hướng dẫn bởi bộ kinh Bhagavad Gita,
đã đem lại cho thánh Gandhi một thái độ vô trước, không
dính mắc vào bất cứ một việc gì, ngay cả chính sự sống
của mình. Nó đã cho phép ngài được tự do chọn bất cứ
một thái độ nào ngài muốn, ngay cả trong lúc mạng sống
của mình đang bị cướp đoạt đi. Thánh Gandhi không chết
trong sự giận dữ hoặc là bất ngờ. Ngài bao giờ cũng ý
thức rằng mạng sống mình luôn luôn đang bị đe dọa. Nhưng
ngài dám làm theo chí hướng và niềm tin của mình. Thành Gandhi
là một biểu tượng cho đức từ bi. Ngài sống cho lý tưởng
tự do của cả chánh trị lẫn tôn giáo. Sự an ninh cá nhân,
ngài không bao giờ lấy đó làm trọng. Bao giờ ngài cũng dám
hy sinh.
Thực
tập: Hãy tập ý thức được những phẩm tính của các cảm
xúc tinh tế khác nhau, ta có trong một ngày và trong suốt thời
gian ngồi thiền. Ðặc biệt chú ý đến đôi bàn tay của
bạn. Vị thế của chúng có tạo nên một sự khác biệt nào
không? Ghi nhận rằng, khi ta có chánh niệm về thân thì ta
cũng sẽ có chánh niệm về tâm.
Khi
bạn thực tập tiếp xúc với đôi bàn tay của mình trong lúc
ngồi thiền, ghi nhận xem nó ảnh hưởng đến sự xúc chạm
của bạn trong đời sống hằng ngày ra sao? Mọi việc, từ
mở một cánh cửa cho đến ôm hôn một người thân, đều
đòi hỏi sự xúc chạm. Trong ngày, biết bao nhiêu lần bàn
tay ta đã mở một cánh cửa mà không hề có ý thức, không
có một cảm giác nào hết. Lần tới, nếu bạn có ôm hôn
một người thân, đừng để cho nó trở thành một hành động
máy móc, phải biết có mặt trọn vẹn và thật lòng.
6.-
XẢ THIỀN
Những
giây phút chót trong giờ ngồi thiền, cũng có những khó khăn
riêng của chúng. Chánh niệm của ta có thể trở nên dễ duôi,
và mong chờ cho đến hết giờ. Thái độ của ta trong lúc
này rất là quan trọng. Chính những giai đoạn chuyển tiếp
này là một sự thử thách cho ta, làm sao giữ cho chánh niệm
được sâu sắc hơn và nới rộng được phạm vi của nó.
Vào
lúc cuối giờ ngồi thiền, nếu bạn không cẩn thận và thiếu
ý thức, có thể bạn sẽ bắt qua làm chuyện khác mà không
hề biết giờ thiền của mình đã chấm dứt ra sao, hoặc
như thế nào? Giai đoạn chuyển tiếp ấy đối với bạn sẽ
chỉ là một bóng mờ. Bạn có thể dùng ngọn đèn chánh niệm
soi sáng tiến trình này, bằng cách tiếp xúc với những ý
nghĩ và sự thúc đẩy là đã đến giờ xả thiền. Dù bạn
đã ngồi yên một giờ đồng hồ hoặc chỉ dăm ba phút, có
thể sẽ có một cảm giác thật mạnh nói với bạn rằng:
"Thôi! bấy nhiêu đó đủ rồi". Hoặc là bạn hé mắt nhìn
đồng hồ và thấy rằng đã đến giờ xả thiền.
Trong
giờ thiền tọa, thử xem bạn có thể ghi nhận được ý nghĩ
đầu tiên thức đẩy mình đi nghĩ không. Và tiếp theo đó
sẽ có nhiều ý nghĩ tương tự khởi lên, càng lúc càng mạnh
mẽ hơn. Mỗi khi ghi nhận được chúng, hãy thở vài giây
và tự hỏi: "Ai là người đã đủ rồi?" Hãy cố gắng nhìn
sâu vào những gì nằm đằng sau những tư tưởng ấy. Có
phải chúng chỉ là những mệt mỏi, buồn chán, đau đớn,
bồn chồn, nóng nảy; hay thật sự là lúc ta nên đi nghỉ?
Nhưng dù gì đi nữa, thay vì máy móc đứng dậy đi làm việc
khác, bạn hãy quán chiếu câu hỏi ấy, và có chánh niệm
về những cử động xả thiền của mình, như bất cứ một
đề mục nào khác trong giờ thiền tập.
Sự
thực tập này còn có thể giúp ta phát huy chánh niệm trong
bất cứ một hoàn cảnh nào đòi hỏi một sự hoàn tất,
chấm dứt và bắt đầu khởi sự một công việc mới. Nó
có thể đơn giản và ngắn ngủi như là tiếp xúc với cử
động đóng cửa của mình, hoặc phức tạp và đau đớn như
một đoạn đời nào đó của ta vừa đi qua. Ta rất dễ đóng
cửa một cách máy móc, vì hành động ấy tầm thường quá,
không nghĩa lý gì so với những đại sự khác. Nhưng cũng
chính vì nó tầm thường mà khi ta thực tập đóng cánh cửa
trong chánh niệm, nó lại có tác dụng phát khởi và làm sâu
sắc thêm sự bén nhạy, khả năng tiếp xúc với thực tại,
cũng như hóa giải những thói quen vô ý thức của ta.
Trong
đời sống cũng thế, sự thất niệm cũng có thể len lỏi
vào những giây phút chuyển tiếp nghiêm trọng nhất trong đời
ta, như là tuổi già hoặc giờ phút hấp hối. Và trong lãnh
vực này chánh niệm cũng có một năng lượng chữa trị rất
lớn. Vì không dám trực diện với những cảm xúc đau đớn
- cho dù đó là buồn nản, tủi hổ, thất vọng, sân hận,
hoặc có thể là vui sướng, thỏa mãn - ta có thể vô tình
đi lẫn trốn trong đám mây mù của sự tê lặng. Nơi đó,
ta không cho phép mình được cảm giác một cái gì hết, hoặc
ý thức được những gì mình đang cảm xúc. Như một vầng
mây mù, thất niệm trùm phủ những giây phút quan trọng nhất,
sâu sắc nhất, trong cuộc đời chúng ta. Nó che mờ hết những
cơ hội có thể giúp ta thấy được sự vận hành của luật
vô thường, tiếp xúc được với tự tánh vô ngã, với điều
bí mật của sự nhỏ nhoi, mong manh và tạm thời của hiện
hữu, cũng như giúp ta được bình thản trước những đổi
thay không thể nào tránh được.
Trong
các thiền viện theo truyền thống Zen, những giờ thiền đường
được chấm dứt bằng một tiếng động lớn, do hai thanh
gỗ đánh mạnh vào nhau. Không có một tiếng chuông thanh nhẹ,
dịu dàng báo hiệu giờ xả thiền. Thông điệp ấy ở đây
là sự cắt ngang - đã đến lúc chúng ta tiếp sang việc khác.
Nếu bạn đang mơ mộng gì đó khi tiếng gõ vang lên, dù một
chút thôi, âm thanh ấy sẽ làm bạn giật mình và giúp bạn
thấy rằng mình đã không thật sự có mặt trong giờ phút
hiện tại. Nó nhắc nhở ta giờ phút ngồi thiền đã qua rồi,
và bây giờ là một giây phút mới, ta phải đối diện lại
từ đầu.
Trong
những truyền thống khác, một tiếng chuông êm nhẹ thường
được dùng để báo hiệu vào cuối giờ hành thiền. Âm thanh
trầm ấm của tiếng chuông cũng có khả năng mang ta trở về
với hiện tại và nhắc nhở nếu ta đang sống trong thất
niệm. Vì vậy, vào cuối giờ ngồi thiển, một âm thanh êm
nhỏ cũng tốt, mạnh cũng tốt. Cái nào cũng chỉ để nhắc
nhở ta phải có mặt trọn vẹn trong giây phút chuyển tiếp
này, sự chấm dứt nào cũng phải là một sự bắt đầu,
điều đó mới thật sự là quan trọng, như trong kinh Kim Cương
có nói: "Giữ một tâm không chấp trước vào bất cứ một
cái gì hết" (Tâm vô sở trụ). Và chỉ đến chừng ấy, chúng
ta mới có thể thấy được chân tướng của mọi vật, và
tiếpxúc với chúng bằng một cảm xúc và một tuệ giác trọn
vẹn.
Thị
dĩ thánh nhân,
Xử
vô vi chi sự.
Hành
bất ngôn chi giáo,
Vạn
vật tác yên nhi bất từ.
Lão
Tử, Ðạo Ðức Kinh
Dịch:
Vậy
nên, thánh nhân,
Dùng
vô vi mà xử sự.
Dùng
bất ngôn mà dạy dỗ,
Ðể
cho vạn vật nên mà không cản.
Thực
tập: Hãy giữ chánh niệm, chú ý đến việc bạn chấm dứt
giờ ngồi thiền của mình như thế nào. Dù trong bất cứ
một tư thế nào - đi, đứng, nằm, ngồi - "Ai là người xả
thiền", bằng cách nào, ra sao và vì sao? Ðừng bao giờ phán
xét nó hoặc chính bạn - chỉ quan sát thôi và cố gắng tiếp
xúc với sự chuyển tiếp từ việc này sang việc khác.
7.-
NÊN NGỒI THIỀN BAO LÂU?
Hỏi:
Tôi nên ngồi thiền bao lâu?
Ðáp:
Làm sao tôi biết được.
Câu
hỏi người ta hỏi tôi nhiều nhất là họ nên ngồi thiền
trong bao lâu! Lúc tôi mới khởi sự đem thiền tập áp dụng
vào áp dụng cho những bệnh nhân trong nhà thương, chúng tôi
đã cảm thấy rằng, điều quan trọng là họ cần phải được
thực tập ngồi thiền trong một thời gian tương đối dài,
ngay từ lúc mới bắt đầu. Vì tôi tin vào nguyên tắc là,
nếu bạn đòi hỏi nhiều ở người ta, hoặc là yêu cầu
họ tự đòi hỏi họ nhiều, thì bạn sẽ thu gặt được
nhiều. Còn ngược lại, nếu bạn đời hỏi một chút thôi,
bạn sẽ chẳng thu lượm được bao nhiêu. Chúng tôi yêu cầu
mọi người phải thực tập khoảng bốn mươi lăm phút mỗi
ngày ở nhà. Tôi nghĩ là bốn mươi lăm phút lâu đủ để
cho ta có thể tĩnh lặng xuống và giữ chánh niệm, và có
lẽ ít nhất cũng kinh nghiệm được mùi vị của một sự
buông thả hoàn toàn và một cảm giác lành mạnh. Và thời
gian ấy cũng lâu đủ để cho ta có cơ hội tiếp xúc lại
với những cảm thọ mà ta muốn trốn tránh. Vì trong cuộc
sống hàng ngày, chúng thường khống chế đời ta và cướp
đi khả năng tĩnh lặng và chánh niệm của ta. Chúng là những
sự buồn chán, bất an, nóng nảy, sợ hải, lo lắng, mơ mộng,
tưởng nhớ, đau đớn, mệt mỏi và đau khổ.
Và
kết quả là quyết định ấy của chúng tôi rất đúng! Hầu
hết những người tham gia chương trình của chúng tôi đều
sẵn sàng thay đổi nếp sống của họ, và chuyện ấy không
phải dễ, để ngồi thiền mỗi ngày bốn mươi lăm phút,
ít nhất là trong vòng tám tuần liên tiếp. Và đa số người
vẫn còn tiếp tục giữ được lối sống mới ấy. Sau một
thời gian, không những nó trở nên dễ dàng hơn, mà còn cần
thiết hơn, nó trở thành một sợi dây cấp cứu của họ.
Những
khuôn mẩu đó cũng có bề trái của nó. Những gì là thử
thách nhưng có thể thực hành được đối với một người
vào giai đoạn này của cuộc đời, có thể gần như là bất
khả trong một giai đoạn khác, cũng cùng với một người
ấy. Ý niệm về "dài" và "ngắn", chúng tương đối vô cùng.
Một người mẹ với những đứa con nhỏ, chắc chắn là không
thể nào có được bốn mươi lăm phút để làm bất cứ một
việc gì. Nhưng có phải là nó có nghĩa bà ta sẽ không thể
thực hành thiền được hay chăng?
Nếu
cuộc đời bạn đang ở giữa một cơn khủng hoảng bất tận,
hoặc bạn đang sống trong một xáo trộn về xã hội và kinh
tế, có lẽ bạn sẽ không có tâm thần đâu mà ngồi thiền
lâu, cho dù có thì giờ chăng nữa. Sẽ có chuyện này chuyện
nọ xảy ra làm ngăn trở, nhất là khi bạn nghĩ rằng mình
phải bỏ bốn mươi lăm phút mỗi ngày để không làm gì hết.
Và sống trong một gian nhà chật chội, đông người ở, cũng
có thể là một chướng ngại cho sự tu tập hàng ngày của
mình.
|