a/
Lời đầu:
Gần
đây, trên các trang nhà Giác Ngộ Online, Thư Viện Hoa Sen, Giao
Điểm Online thấy xuất hiện bài viết “Khảo chứng mới
về cuộc đời Lục tổ Huệ Năng” của Tâm Hiếu (Lược
theo báo Cam Lồ, Học viện Cửu Hoa Sơn, Trung Quốc).
http://www.giacngo.vn/chude/vulan2008/2008/08/05/73C413/
http://www.tuvien.com/khaochungmoive-luctohuenang
http://giaodiemonline.com/2008/10/lucto
Bài
viết, dựa theo cuốn “Tào Khê đại sư biệt truyện”
đã liệt kê nhiều chi tiết về cuộc đời của Lục tổ
khác với cuốn “Lục tổ đàn kinh” được lưu
truyền.
Cuối
bài, Thư Viện Hoa Sen link tới trang có in cuốn kinh Pháp Bảo
Đàn (bản Đôn Hoàng) do Hoà thượng Thích Mãn Giác dịch:
http://www.tuvien.com/kinhphapbaodan-thichmangiac
Trong
bản dịch này, ở phần “Lời đầu sách” do HT. Thích Mãn
Giác viết có ghi một cái tựa có thể làm cho độc giả ngạc
nhiên: “Lục tổ Huệ Năng là người Việt Nam.”
Như
vậy ít ra chúng ta cũng có 3 bản nói về nguồn gốc của
Lục tổ có những chi tiết khác nhau.
Bài
này được viết ra không phải để bàn về cuốn “Tào Khê
đại sư biệt truyện”, thứ nhất vì người viết không
có bản này, thứ hai là bản này đã được Hồ Thích [là
nhà học thuật văn hoá lừng danh, nhất ngôn cửu đảnh (theo
Tâm Hiếu)] khảo chứng và xếp vào loại “ngụy thư”. Tuy
nhiên biết đâu sau này có những khảo chứng khác chỉ ra
có thể Hồ Thích có một số sai lầm nào đó chăng?
Vì
vậy bài này chỉ bàn về bản dịch cuốn kinh Pháp Bảo Đàn
với “lời đầu sách” của HT. Thích Mãn Giác, mà trọng
tâm xoay quanh vấn đề có phải Lục tổ là người Việt Nam
hay không?
b/ Tài liệu:
Hai
tài liệu chính của kinh Pháp Bảo Đàn được dùng để so
sánh ở đây là:
1_
Bản Đôn Hoàng do Hoà thượng Thích Mãn Giác dịch, nội
dung chia làm 57 phần. Những trích dẫn ở đây dựa trên trang
nhà kể trên, và trang nhà này lấy nguồn từ cuốn “Kinh
Pháp Bảo Đàn, Đôn Hoàng Bản, Lục Tổ Huệ Năng, Bản dịch
tiếng Việt: Hoà thượng Thích Mãn Giác” của NXB. Tôn Giáo
Hà Nội (2003).
Ký
hiệu, ví dụ:
(ĐH.2)
= Bản Đôn Hoàng, nằm trong phần 2 (vì người viết không
có cuốn sách trên nên không thể ghi chú trích dẫn từ trang,
dòng được).
(ĐH.
LĐS.) = Bản Đôn Hoàng, lời đầu sách của dịch giả.
2_
Bản Tông Bảo do Hoà thượng Minh Trực thiền sư dịch
thì phần văn kinh chia làm 10 phẩm có tên (1- Hành Do, 2- Bát
Nhã, 3- Nghi Vấn, 4- Định Huệ, 5- Tọa Thiền, 6- Sám Hối,
7- Cơ Duyên, 8- Đốn Tiệm, 9- Hộ Pháp, 10- Phó Chúc). Những
trích dẫn ở đây dựa theo bản của Thành hội Phật giáo
TP. HCM ấn hành (1990).
Ký
hiệu, ví dụ: [TB, 12(5)] = Bản Tông Bảo, trang 12, dòng 5.
Cũng
có thể coi cuốn này trên trang nhà:
http://www.tuvien.com/kinhphapbaodan-minhtruc-00
Các
tài liệu khác:
3_
Thích Thanh Từ, Kinh Pháp Bảo Đàn Giảng Giải, NXB.
TP. HCM. (1999). Ký hiệu: (GG)
4_
Trần Gia Phụng, Việt Sử Đại Cương, tập 1, NXB. Non Nước,
Toronto, 2004. Ký hiệu: (VSĐC, I)
5_Phạm
Văn Sơn, Việt Sử Tân Biên, quyển 1, Cơ sở xuất bản Đại
Nam chụp lại bản in 1956 ở Saigon. Ký hiệu: (VSTB, I)
6_
Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, quyển 1, Cơ sở xuất
bản Đại Nam chụp lại bản in ở Saigon, không đề năm. Ký
hiệu: (VNSL, I)
7_
Ngô Thời Sỹ, Việt Sử Tiêu Án, bản dịch của Hội Việt
Nam Nghiên Cứu Liên Lạc Văn Hoá Á Châu, Văn Sử tái bản,
1991. Ký hiệu: (VSTA)
Để
dễ theo dõi, các trích dẫn đều in chữ nghiêng, bản Đôn
Hoàng in chữ nghiêng màu lam, bản Tông Bảo chữ nghiêng màu
lục. Khi người viết muốn nhấn mạnh thì in chữ nghiêng
đậm (cho phần trích dẫn) và chữ thường đậm cho lời người
viết.
Vì
trích dẫn nguyên văn nên giữ nguyên cách viết của nguyên
bản, ví dụ Lĩnh Nam (ĐH) và Lãnh Nam (TB), và chỉ sửa lỗi
chánh tả (nếu có).
c/ Cách làm
việc:
Theo
HT. Thích Thanh Từ thì:
Quyển
Pháp Bảo Đàn do Thiền sư Pháp Hải, đệ tử của Lục Tổ,
trụ trì chùa Bảo Lâm ghi chép lại. Thế nên những lời được
ghi lại đương nhiên là có khi sơ sót chút ít, có khi được
bổ túc cho thành câu, thành văn, vì Lục Tổ chỉ giảng thôi
chớ không có viết. Sách sử chép rằng Lục Tổ không biết
chữ, do đó Ngài giảng dạy rồi đồ đệ ghi, dĩ nhiên có
những lời Ngài dạy mà người ghi bỏ sót, cũng như có những
phần mà người sau thấy cần bổ túc cho hay hơn, thành ra
có thể sai đi chút ít, đó là việc thường không thể tránh
khỏi. [GG, 7(18) - 8(7)]
Như
vậy, nếu bản sau có những chi tiết mà bản trước không
có thì chúng ta không nên vội kết luận đó là do người
sau “ngụy tạo” mà có thể là “bổ túc”.
Trường
hợp ngược lại, có khi bản sau lại ngắn hơn bản trước.
Cổ Quân Tì khưu Đức Dị có viết:
Tiếc
thay, cuốn Đàn Kinh bị người sau tiết lược rất nhiều,
nên chẳng thấy được cái tông chỉ đại toàn của Lục
tổ. [TB, 19(14-16)]
Do
đó, riêng đối với cuốn này chúng ta nên từ bỏ quan niệm
cho rằng bản nào cổ hơn thì có giá trị hơn, hoặc bản
dài hay ngắn có giá trị hơn, mà phải nghiên cứu nội dung
bản đó một cách cẩn trọng để có thể đánh giá được
giá trị của bản đó. Ngoài ra việc tìm ra bản đầu tiên
(có lẽ rất đơn giản) cũng không nhất thiết là một việc
cần “PHẢI” có.
Sau
đây là phần chính của bài này:
I_ So sánh:
Trước
hết ta so sánh bố cục của 2 bản TB và ĐH:
BẢN
TÔNG BẢO |
BẢN
ĐÔN HOÀNG (phần tương đương) |
Phẩm
1 Hành Do (TB) |
Phần
(1-12) Hành Do (ĐH)
với
một chút khác biệt:
(1
đoạn đầu phần 2 và 1 đoạn cuối phần 12 nằm ở đoạn
đầu của phẩm Bát Nhã bản TB.) |
Phẩm
2 Bát Nhã (TB) |
Phần
(24-33) Bát Nhã (ĐH)
với
một chút khác biệt:
(bài
tụng ở phần 33 nằm ở cuối phẩm Sám Hối bản TB.) |
Phẩm
3 Nghi Vấn (TB) |
Phần
(34-37) Nghi Vấn (ĐH)
với
một chút khác biệt:
(bài
tụng ở đoạn cuối phần 36 nằm ở cuối phẩm Bát Nhã bản
TB.)
(thiếu
bài tụng có trong cuối phẩm Nghi Vấn bản TB.) |
Phẩm
4 Định Huệ (TB) |
Phần
(13-17) Định Huệ (ĐH) |
Phẩm
5 Tọa Thiền (TB) |
Phần
(18,19) Tọa Thiền (ĐH) |
Phẩm
6 Sám Hối (TB) |
Phần
(20-23) Sám Hối (ĐH) |
Phẩm
7 Cơ Duyên (TB)
[nói
về (Vô Tận Tạng, Pháp Hải, Pháp Đạt, Trí Thông, Trí Thường,
Chí Đạo, Hành Tư, Hoài Nhượng, Huyền Giác, Trí Hoàng, Phương
Biện).] |
Phần
(42-44) Cơ Duyên (ĐH)
[nói
về (Pháp Đạt, Trí Thường, Thần Hội).] |
Phẩm
8 Đốn Tiệm (TB)
[nói
về (Chí Thành, Chí Triệt, Thần Hội).] |
Phần
(38-41) Đốn Tiệm (ĐH)
(nói
về Chí Thành.) |
Phẩm
9 Hộ Pháp (TB) |
(Không
có) |
Phẩm
10 Phó Chúc (TB) |
Phần
(45-57) Phó Chúc (ĐH) |
II_Những vấn
đề của bản Đôn Hoàng
Trước
hết ta xét những chỗ khác biệt của 2 bản:
1_
Bản TB, đoạn đầu phẩm Bát Nhã ghi:
Đại
sư lên tòa giảng, bảo đại chúng rằng: “Các ngươi phải
tịnh tâm mà niệm Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa.”
Ngài
lại dạy rằng: “Nầy chư Thiện trí thức, cái trí Bồ-đề
Bát-nhã, người thế gian vốn tự có, nhưng bởi tâm mê, nên
chẳng tự ngộ được. Phải cầu bực đại Thiện trí thức,
chỉ dẫn cho, mới thấy tánh. Phải biết rằng dù kẻ ngu
hay người trí, cũng đồng có một cái tánh Phật giống nhau
không khác. Nhưng bởi tâm mê ngộ chẳng đồng, sở dĩ mới
có kẻ ngu người trí. Vì đó, nên nay ta mới nói phép Ma-ha
Bát-nhã Ba-la-mật-đa, … [TB, 48(5-15)]
Với
cùng nội dung như vậy (cùng nói về Bát Nhã), bản ĐH chia
làm 3 chỗ cách nhau rất xa:
Đại
sư Huệ Năng nói: “Các thiện tri thức, hãy tịnh tâm mình
mà tập trung vào giáo lý Bát nhã Ba la mật.” (ĐH.2)
Đại
sư Huệ Năng gọi: “Này các thiện tri thức, thế nhân ai
nấy đều vốn sở hữu Bồ đề và trí Bát nhã, chỉ bởi
vì tâm bị mê mờ mà họ không thể tự giác ngộ lấy được,
cho nên mới cần phải cầu bậc Đại thiện tri thức để
chỉ đạo cho họ pháp kiến tánh. Các thiện tri thức, gặp
được giác ngộ tức là thành tựu được Phật trí.” (ĐH.12)
…
… … tôi xin giảng pháp Bát nhã Ba la mật cho chư vị. (ĐH.24)
Chúng
ta thấy chỉ một đoạn đầu phẩm Bát Nhã (TB) mà bản ĐH
đã nhẩy từ phần 2-12 (Hành Do), sau đó nhẩy từ phần 13-24
(Định Huệ, Tọa Thiền, Sám Hối, bắt đầu Bát Nhã). Điều
này chứng tỏ sự sắp xếp bố cục của bản ĐH rất lộn
xộn.
2_
Xét cùng một bài tụng ở 2 bản có nội dung về sám hối:
Kẻ
ngu tu phước không tu đạo
...
... ... ... ... ...
Là
chơn sám hối nơi tự tánh
Nếu
ngộ Đại thừa chơn sám hối
...
... ... ... ...
Chơn
thành chắp tay chí tâm cầu. (ĐH.33)
Người
mê muội phước cầu , Đạo phế
...
... ... ... ...
Tự
tánh phải chơn thành sám hối
Phép
sám hối đại thừa lãnh hội
...
... ... ... ...
Phải
cung kính hết lòng cầu học. [TB, 107(13) – 108(9)]
Bài
này nằm trong phẩm Sám Hối (TB) là hợp lý, nhưng lại nằm
trong phần Bát Nhã (ĐH) thì không hợp lý.
3_
Cuối phẩm Nghi Vấn (TB) có một bài tụng để đáp lại câu
hỏi của Vi thứ sử:
Vi
thứ sử lại hỏi: “ Ở nhà tu hành như thế nào, xin Đại
sư chỉ dạy?” Sư nói: “ Ta nói cho đại chúng một bài
kệ…
Lòng
bình đẳng đâu cần giữ giới
Làm
việc ngay há đợi tu thiền
Ân,
song thân hiếu dưỡng cần chuyên
Nghĩa,
huynh đệ dưới trên tương ái
…
… … … …
Nghe
nói pháp, lòng vâng tu niệm
Cõi
thiên đường mầu nghiệm thấy liền. [TB, 81(9) – 82(11)]
Bài
tụng này có nội dung dạy cho người tu tại gia. Ở phần
(34-37) Nghi Vấn (ĐH) bài này không có.
4_
Một bài tụng khác:
“Thuyết
thông và tâm thông
Như
mặt trời trên không
...
... ... ... ...
Mê
mờ từ muôn kiếp
Giác
ngộ chỉ sát na”. (ĐH.36)
Nói
thông tâm cũng thông
Như
mặt nhựt trên không
…
… … … …
Mê,
nghe kinh lũy kiếp
Ngộ,
thấy Phật tâm liền. [TB, 59(2) – 60(5)]
Bài
tụng này nằm trong phẩm Bát Nhã (TB) nhưng nó lại nằm trong
phần (34-37) Nghi Vấn (ĐH).
Xét
về nội dung ta thấy bài tụng này rất quan trọng (dài 32
câu) nói về nhiều vấn đề, vị trí của nó ở trong phẩm
Bát Nhã (TB) là hợp lý, còn nếu để nó ở phần (34-37) Nghi
Vấn (ĐH) là phần Vi thứ sử thưa thỉnh (và sau đó Lục
tổ đã có bài tụng dạy tu tại gia kể trên mà bản ĐH không
có) thì không hợp lý.
Điều
này cũng chứng tỏ bố cục của bản ĐH rất lộn xộn.
5_
Ứng với 2 phẩm Cơ Duyên và Đốn Tiệm của bản TB
là phần (38-44) của bản ĐH nói về các đệ tử của Lục
tổ, ta thấy bản ĐH thiếu sót rất nhiều (xem bảng so sánh).
Ngay cả 2 đệ tử cự phách của Lục tổ là Nam Nhạc Hoài
Nhượng và Thanh Nguyên Hành Tư cũng không thấy nói đến (tất
cả Ngũ gia tông phái của thiền tông Trung Hoa đều xuất phát
từ 2 vị này).
Điều
này có thể giải thích là khi Lục tổ viên tịch và khi Pháp
Hải biên tập cuốn Đàn Kinh thì đã có nhiều đệ tử của
Ngài đi giáo hoá ở phương khác, ví dụ:
Hoài
Nhượng thiền sư liền suốt thông, hiểu rõ điều ấy, mới
theo hầu hạ Đại sư mười lăm năm, một ngày kia đạt được
chỗ huyền áo. Sau thiền sư qua núi Nam Nhạc, mở rộng cửa
thiền tông. [TB, 136(4-8)]
Một
ngày kia Sư kêu Hạnh Tư mà dạy rằng: “Ngươi phải tách
ra, đi hoá độ một phương, đừng để mối Đạo đoạn tuyệt.”
[TB, 135(4-6)] [chú thích: (GG) gọi là Hành Tư]
Về
ngài Huyền Giác thì chỉ ở chỗ Lục tổ có một đêm:
Sư
nói: “Hay thay! Hãy ở lại đây ít nữa là một đêm.” [TB,
138(15,16)]