Luợt
Thuật Sự Tích Lục Tổ Đại Sư
Đại
Sư tên là Huệ Năng, thân phụ của ngài họ Lư, húy danh Hạnh
Thao, thân mẫu của ngài là Lý Thị.
Ngài
sanh vào đời nhà Đường, niên hiệu Trinh Quán, năm thứ mười
hai, nhằm năm Mậu Tuất, tháng hai, ngày mồng tám, giờ tí.
Lúc
sanh ngài, có một đạo hào quang chiếu lên hư không, lại
có mùi thơm xông khắp cả nhà.
Trời
vừa rực sáng, có hai vị tăng lạ mặt đến xin viếng, và
gọi thân phụ ngài mà nói rằng: “Nhơn có đứa nhỏ sanh
hồi đêm qua, nên chúng tôi đến đặt tên giùm. Nên
đặt trên chữ Huệ, dưới chữ Năng.”
Thân
phụ ngài hỏi: “Sao gọi là Huệ Năng? “
Một
thầy tăng đáp: “ Huệ là đem pháp huệ mà thí cho chúng
sanh. Năng nghĩa là làm được việc Phật.”
Nói
rồi hai vị tăng liền đi ra, chẳng biết đi xứ nào.
Đại
sư khi lọt lòng mẹ, không bú sữa, ban đêm có thần nhân
rưới nước cam lồ cho ngài.
Khi
Ngài Huệ Năng được ba tuổi thì Thân phụ từ trần, an táng
ở cạnh vườn.
Thân
mẫu giữ tiết nuôi con. Lớn lên, Ngài Huệ Năng bán
củi đổi gạo nuôi mẹ.
Đến
lớn, hai mươi bốn tuổi, ngài nhờ nghe kinh mà ngộ đạo.
Ngài đến viếng Đức Huỳnh Mai Ngũ Tổ mà cầu ấn khả
(cầu chứng minh chỗ sở đắc của mình- nd).
Ngũ
Tổ xem Đại Sư, nhận ngài có tài đức xứng đáng, nên phú
chúc y pháp và dạy ngài nối ngôi Tổ Sư. Lúc ấy, nhằm
đời Đường Cao Tông, ngươn niên Long Sóc, năm Tân Dậu.
Ngài
qua phương Nam ẩn dật mười sáu năm, đến ngày mồng tám
tháng giêng, năm Bính Tý, đời Đường Cao Tông, ngươn niên
Nghi Phụng, gặp Ấn Tông Pháp Sư, khi ấy (Pháp Sư-nd) mới
hiểu rõ cái tông chỉ của Đại Sư. Đến ngày rằm
tháng ấy, Ấn Tông Pháp Sư nhóm hết tứ chúng (Tì khưu, Tì
Khưu ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di-nd) mà xuống tóc cho Đại Sư,
rồi qua mồng tám tháng hai, lại nhóm hết các vị danh đức
mà truyền thọ Cụ Túc Giới (250 giới của Tì Khưu-nd) cho
ngài.
Trí
Quang Luật Sư ở Tây Kinh làm Thọ Giới Sư
Huệ
Tịnh Luật Sư ở Tô Châu làm Yết Ma
Thông
Ứng Luật Sư ở Kinh Châu làm Giáo Thọ
Kỳ
Đà La Luật Sư ở Trung Thiên Trước thuyết giới.
Mật
Đa Tam Tạng ở Tây Thiên Trước chứng giới
Nguyên
cái giới đàn này do sư Câu Na Bạt Đà La Tam Tạng ở triều
nhà Tống, đứng ra sáng lập, và có dựng bia ghi lời sấm
truyền rằng: “ Sau sẽ có một vị Bồ Tát xác phàm thọ
giới tại chỗ này.”
Đến
đời Lương Võ Đế, ngươn niên Thiên Giám, lại có Sư Trí
Dược Tam Tạng từ Tây Thiên Trước ngồi thuyền vượt biển
sang Trung Quốc, đem một gốc cây Bồ Đề ở Tây Thiên Trước
trồng nơi bờ ranh của Giới Đàn ấy, và cũng đặt bia ghi
lời dự ngôn như vầy: “ Sau này, một trăm bảy mươi năm,
sẽ có một vị Bồ Tát xác phàm khai diễn pháp thượng thừa
ở dưới cội cây này, cứu độ vô số chúng sanh, ấy là
vị Pháp chủ truyền thọ tâm ấn của Phật.”
Thật
quả như lời sấm truyền. Đại Sư đã đến chỗ này
mà thế phát và thọ giới, và chỉ bày cái Đơn Truyền Pháp
Chỉ (Tâm Pháp-nd) cho tứ chúng vậy.
Qua
năm sau, nhằm mùa xuân, Đại Sư từ giả đại chúng mà về
chùa Bửu Lâm. Khi ấy, Sư Ấn Tông cùng các vị tăng,
người tục, có trên một ngàn người, đến đưa Ngài thẳng
đến xứ Tào Khê.
Lúc
ấy, có Thông Ứng Luật Sư ở Kinh Châu, cùng các vị học
giả kể có một trăm người, đều theo ở với Đại Sư.
Khi
Ngài đến chùa Bửu Lâm tại Tào Khê, thấy chùa chật hẹp,
không đủ dung nạp đồ chúng, thì có ý muốn mở rộng ra.
Đại
Sư đến viếng một người trong xóm là Trần Á Tiên mà nói
rằng: “ Lão tăng đến đây muốn cầu thí chủ cho một khoảng
đất vừa đủ trải tấm tọa cụ (manh vải để trải ngồi-nd)
được chăng? “
Trần
Á Tiên nói: “Tấm tọa cụ của Hòa Thượng rộng là bao
lớn?”
Tổ
Sư lấy tấm tọa cụ chỉ cho Trần Á Tiên xem. Trần
Á Tiên thưa: “ Được”. Tổ Sư liền lấy tọa cụ
phóng ra, bao trùm hết bốn cảnh Tào Khê, lại có bốn vị
Thiên Vương hiện thân ngồi trấn bốn hướng. Nay tại
cảnh chùa có núi Thiên Vương và nhơn chuyện này mà đặt
ra tên núi ấy.
Trần
Á Tiên nói: “Tôi biết pháp lực của Hòa Thượng thật là
quảng đại, nhưng vì phần mộ của cao tổ tôi đều nằm
trong khoảnh đất này, ngày sau nếu có cất tháp, xin giữ
lại các phần mộ, còn giai dư tôi hỉ cúng hết, để làm
ngôi Bửu Phường vĩnh viễn. Lại chỗ đất này là mạch
núi Sanh Long và non Bạch Tượng, vậy chỉ nên bình thiên,
chẳng nên bình địa (Chổ thấp cất cao, chổ cao cất thấp,
chẳng nên đục đá, e hư mạch núi-nd)
Sau
chùa kinh dinh kiến trúc, nhứt nhứt đều làm theo lời thỉnh
cầu của Trần Á Tiên.
Mỗi
lần Đại Sư đi dạo trong cảnh chùa, gặp chỗ nào nước
non xinh đẹp, ngài dừng chân ngồi nghỉ, nên mấy chỗ ấy
thành ra các Nhàn Tịnh Cảnh, cộng là mười ba chỗ.
Nay kêu là Hoa Quả Viện, cả thảy đều phụ thuộc về chùa
Bửu Lâm.
Nguyên
nơi Đạo Tràng Bửu Lâm, khi trước cũng có Sư Trí Dược
Tam Tạng ở Tây Thiên Trước, từ Nam Hải qua cửa Tào Khê,
lấy tay bụm nước uống, nghe mùi thơm ngọt, thì lấy làm
lạ, liền kêu môn nhơn bảo rằng: “Nước nơi đây không
khác gì nước bên Tây Thiên Trước, trên nguồn khe chắc có
thắng địa, lập Nhàn Tịnh Cảnh được.”
Sư
lần theo dòng nước lên tới nguồn khe, nhìn bốn phương non
nước xây vòng, đầu non châu giụm, xinh đẹp lạ lùng...Sư
khen rằng:” Cảnh núi này rõ ràng giống như cảnh núi Bửu
Lâm ở Tây Thiên trước.”
Sư
kêu dân làng Tào Hầu mà bảo rằng: “Nơi núi này nên lập
một cảnh chùa, sau đây một trăm bảy mươi năm, sẽ có một
vị Vô Thượng Pháp Bửu (chỉ Đức Huệ Năng-nd) diễn hóa
tại chỗ này, số người đắc đạo nhiều như cây rừng,
vậy nên đặt hiệu chùa là Bửu Lâm (Rừng báu-nd)”
Thuở
ấy, có một vị quan Mục Chủ tỉnh Thiều Châu, tên Hầu
Kỉnh Trung, lấy những lời ấy làm biểu dâng cho vua, vua nhận
lời xin, lại ban cho một tấm biểu hiệu là Bửu Lâm.
Thế mới thành một cảnh chùa Phật. Ấy là một ngôi
chùa có trước hết ở đời nhà Lương, niên hiệu Thiên Giám,
năm thứ ba.
Trước
điện chùa có một sở đìa (ao-nd), trong đó có một con rồng
thường trồi lên hụp xuống, làm diêu động các cây rừng.
Một
ngày kia, rồng hiện hình rất lớn, làm cho sóng nổi, nước
trào, mây mù tối mịt. Các môn đồ đều kinh hãi.
Đại
Sư nạt rằng: “Ngươi có thể hiện hình lớn, mà không thể
hiện hình nhỏ được. Nếu ngươi là thần long thì biến
hóa được, nhỏ biến ra lớn, lớn biến ra nhỏ.”
Rồng
ấy thoạt nhiên hụp xuống, giây lâu lại hiện ra mình nhỏ,
nhảy khỏi mặt đìa.
Tổ
sư mở bình bát, nói thách rằng:” Chắc ngươi không dám
chun vô bình bát của lão tăng?”
Rồng
hâm hỡ nhảy tới trước mặt, Tổ Sư lấy bình bát thâu
vào. Rồng hết phương vùng vẫy.
Tổ
Sư đem bình bát về chùa, thuyết pháp cho rồng nghe. Rồng
liền cởi lốt mà đi mất. Bộ xương này dài đến bảy
tấc, đầu đuôi, sừng cẳng, đều có đủ, để lưu truyền
tại chùa. Sau Đại Sư lấy đá lấp cái đìa ấy.
Nay
trước điện chùa, phía tả, có cái tháp bằng sắt dựng
nơi đó. (Lời chú: Đến niên hiệu Chí Chánh, năm Kỷ Mão,
chùa bị nạn binh hỏa, bộ xương rồng ấy thất lạc nơi
nào chẳng rõ).
Đời
nhà Đường, Thích Pháp Hải soạn
Đức
Lục Tổ có một viên đá trừ yêu, khắc tám chữ: "Long sóc
nguyên niên Lư cư sĩ chi." Đá ấy trước để tại Đông
Thiền Viện Huỳnh Mai; Đến đời Minh, niên hiệu Gia
Tịnh, có người sĩ-hoạn ở Việt Trung tới Huỳnh Mai thỉnh
về Tào Khê, nay vẫn còn.
Quan
Hữu thừa Vương Duy ở đời Đường, cầu Thầy Thần Hội
làm bài kỷ niệm Tổ Sư: "Lục Tổ sống chung với bọn lao
động suốt 16 năm, gặp dịp Thầy Ấn Tông giảng kinh, mới
xuống tóc."
Quan
Thứ Sử Liễu Tông Nguyên làm bia kỷ niệm Tổ Sư: "Lục Tổ
vâng chịu tín y, rồi ẩn dật ở Nam Hải, trọn 16 năm; Nhận
thấy thời cơ hành đạo đã đến, mới về Tào Khê, làm
Thầy người."
Quan
Thừa Tướng là Trương Thương Anh làm bài kỷ niệm Ngũ Tổ:
"Ngũ Tổ dạy đạo ở Đông Thiền Viện Huỳnh Mai, vì muốn
tiện bề phụng dưỡng mẹ già, nên khi gặp thời cơ, niên
hiệu Long Sóc đầu tiên, truyền y pháp lại cho Lục Tổ, rồi
giải tán đại chúng, cất cốc ở núi Đông Sơn, địa chủ
là Phùng Mậu tình nguyện cúng núi ấy cho Ngũ Tổ làm đạo
tràng."
Tham
chiếu theo các lý do kể trên mà xét định, Đức Lục Tổ
đến Huỳnh Mai, lãnh thọ y pháp của Đức Ngũ Tổ, rồi từ
niên hiệu Long Sóc đầu tiên, năm Tân Dậu, qua đến niên
hiệu Nghi Phụng, năm Bính Tý, trọn mười sáu năm, Đức Lục
Tổ mới đến chùa Pháp Tánh xuống tóc.
(Phụ
chính từ bản dịch của HT TTQ)
Phụ
chú về bản dịch của HT Thích Minh Trực.
Trong
tất cả các bản dịch về Pháp Bảo Đàn Kinh, tôi chuộng
nhất là bản dịch của HT Thích Minh Trực, thế nhưng khi đọc
và tra cứu thêm từ các bản dịch khác, tôi cảm nhận rằng
bản dịch của HT TMT chỉ được gần hoàn chỉnh, nên tôi
liền dùng ngay bản dịch của HT Thích Từ Quang (có Hán Văn
phụ kèm) để tu bổ và làm cho bản dịch của HT sát cận
với ý kinh.
Theo
nguyên tắc, trong việc dịch văn sách, người dịch phải theo
sát nghĩa của nguyên văn, và chỉ được tạo lập các văn
từ nếu như ngôn ngữ được chuyễn dịch không tương ưng.
Lại nữa, trong bài dịch, HT quá từ bi nên lại để lại
quá nhiều phụ chú Hán Văn cho người xưa (thiên về Nho giáo
và mạnh về Hán Văn) làm cho người thời nay đọc kinh bị
trở ngại trong dòng tư tưởng, hoặc HT vì thương các người
sơ cơ, phải phụ chú các câu của Tổ, nhưng vì làm
thế mà làm cho nghĩa sâu thành cạn. Có bài kệ của
Tổ được HT phiên dịch làm cho câu văn xuông đẹp, nhưng
lại mắc lỗi là làm cho câu kệ tối nghĩa hay lại đi xa
hơn là làm hoán đổi kinh kệ của Tổ. Đã hơn gần
18 năm, tôi rất bối rối không biết mình phải làm sao cho
phải vì tự biết mình không có đủ tài đức. Nhưng
rồi, vì Chánh Pháp, vì Phật Đạo của các người đi sau
mà tôi tha thiết mà tu bổ và sửa chửa các tì vết của
ngọc báu trên. Mong oai linh Chư Phật Tổ chứng minh và
HT TMT chứng nhận tấm lòng tha thiết và thành tâm vì Phật
Pháp mà tôi phải làm việc ấy.
Thế
nên, tuy tôi ráng theo sát bản kinh của ngài và lượt bỏ
các khoãng dư và không để vào các lời phụ chú của người
(trong ấy có xen lẫn tiếng Pháp), mà dùng tất cả các chữ
Việt thay ngay các danh từ Hán Việt (như dùng danh từ “Mặt
Trời Mặt Trăng” mà thay thế cho các chữ “Mặt Nhật Mặt
Nguyệt”, hay thay cả một đoạn văn như “Nhẫn lên gọi
là pháp Sám Hối Không Tướng” bằng “lời sám hối kể
trên gọi là Sám Hối Không Tướng” cho lời văn rõ ràng
hơn, nhưng có đoạn tôi phải bắt buộc phải loại bỏ hoàn
toàn các lời phụ chú hoặc thay đổi hết cả các phụ chú
của HT TMT.
Thí
dụ như
Trong
Phẩm Nghi Vấn, lúc Lục Tổ nói bài Vô Tướng Kệ, có đoạn
Hán
Văn là “Tâm bình hà lao trì giới”
HT
MT dịch “Lòng bình đẳng đâu cần giữ giới"
HT
TQ dịch “Tâm bình chẳng đợi giữ giới.”
Trong
kinh cũng có nói Tổ Sư đã thọ 250 Tỳ Khưu Cụ Túc
Giới, vì thế đoạn dịch ấy, theo thiển kiến của tôi chưa
được chuẩn nên tôi theo nghĩa và văn của HT TMT nhưng dùng
lời của HT TTQ mà tu bổ rằng:
“Lòng
Bình Đẳng đâu đợi giữ giới”
Có
nghĩa là đâu phải lúc mình vào chùa tu rồi mới giữ giới,
mà ngay bây giờ giữ lòng bình đẳng thì đã đồng với giữ
giới rồi.