Đại
Sư bảo đại chúng rằng: “Pháp môn Tọa Thiền này nguyên
là chẳng trước tâm, cũng chẳng trước tịnh, cũng chẳng
phải chẳng động. Nếu nói trước tâm, thì tâm nguyên
là giả. Biết rằng cái tâm như là huyễn, cho nên không
có chỗ nào mà trước được. Bằng nói trước tịnh,
thì tánh người vốn tịnh. Chỉ bởi vọng niệm nên
thể Chơn Như mới bị lấp che. Nếu không có vọng tưởng,
thì tánh tự nhiên thanh tịnh. Khởi tâm trước tịnh,
thì sanh ra cái vọng về chỗ tịnh. Cái vọng không
có xứ sở, trước ấy là vọng. Cái tịnh không có hình
tướng, bởi lập ra tướng tịnh mới gọi là công phu.
Sự thấy hiểu ấy làm ngăn trở Bổn Tánh mình, và cái tịnh
trở thành trói buộc mình vậy.
Chư
Thiện tri thức, tu hành mà chẳng vọng động, nghĩa là lúc
thấy cả mọi người mà chẳng thấy các điều phải quấy,
lành dữ, tội lỗi của người, tức là tánh mình chẳng động.
Chư
Thiện tri thức, người mê muội, thân tuy chẳng động, mà
khi mở miệng ra, thì nói chỗ phải quấy hay dở, tốt xấu
của người, thế là làm trái nghịch với Đạo. Bằng
trước tâm chấp tịnh, tức là làm ngăn lấp cái Đạo vậy.
“
Sư
bảo chúng rằng: “Chư Thiện tri thức, sao gọi là Ngồi Thiền?
Trong pháp môn này không có chỗ nào ngăn, không có sự gì
cãn. Ngoài đối với cả thảy các điều lành dữ, các
cảnh giới mà tâm chẳng khởi vọng niệm, gọi là Ngồi.
Trong thấy, tánh mình chẳng động, gọi là Thiền.
Chư
Thiện tri thức, sao gọi là Thiền Định? Ngoài lìa tướng
là Thiền, trong không tán loạn là Định. Nếu ngoài trước
tướng, thì trong tâm tán loạn. Bằng ngoài lìa tướng,
thì trong tâm không tán loạn. Bổn tánh vốn tự định,
chỉ thấy cảnh rồi nghĩ cảnh, nên mới tán loạn. Nếu
thấy các cảnh giới mà tâm không tán loạn, thế mới là
thiệt Định.
Chư
Thiện tri thức, ngoài lìa tướng tức là Thiền, trong không
tán loạn tức là Định. Ngoài Thiền trong Định tức
là Thiền Định. Kinh Bồ Tát Giới nói: “Bổn Tánh của
ta tự nhiên thanh tịnh.”
Chư
Thiện tri thức, trong niệm niệm tự mình thấy Bổn tánh thanh
tịnh, tự mình tu, tự mình hành, tự mình thành Phật Đạo.”