Một
ngày kia, Vi Thứ Sữ có thiết một tiệc chay lớn mà đãi
Đại Sư. Khi mãn tiệc, Thứ Sữ thỉnh Sư lên tòa giảng,
rồi cùng các viên quan, chức săc, học trò, và dân chúng đồng
trang nghiêm đến làm lễ Đại Sư một lần nữa mà hỏi rằng:
“Đệ tử nghe Hòa Thượng nói pháp (lý nghĩa thâm diệu),
thiệt không thể nghĩ suy và bàn nghị được. Nay có
một chút nghi, xin Đại Từ Bi vì đệ tử mà giải rõ.”
Sư
nói: “Có điều nào nghi thì hỏi, ta giải cho.”
Vi
Thứ Sử bạch: “Đệ tử có nghe Đức Đạt Ma lúc ban sơ
hóa độ Lương Võ Đế, vua hỏi rằng: “Trẫm trọn đời
cất chùa, độ tăng, đãi chay làm phước, có công đức gì
?” Đức Đạt Ma nói: “Thiệt không có công đức.”
Đệ tử chưa hiểu thấu lẽ ấy, xin Hòa Thượng giải cho.
Sư
nói: “Thiệt không có công đức. Chớ nghi lời của
Thánh nhơn đời trước. Võ Đế lòng tà, không biết
chánh pháp. Cất chùa độ tăng, đãi chay làm phước,
ấy gọi là cầu phước, không thể lấy phước mà kể là
công đức được. Công Đức ở trong Pháp Thân, chớ
chẳng phải ở chỗ tu phước.
Sư
lại nói: “ Thấy tánh là công, giữ lòng bình đẳng là đức.
Niệm niệm tâm không ngưng trệ, thường thấy Bổn Tánh, động
tịnh tự nhiên, diệu dụng chơn thật. Ấy gọi là công
đức. Bên trong, giữ lòng khiêm hạ là công, bên ngoài
hành động theo lễ là đức. Tánh mình lập ra muôn pháp
là công, tâm thể lìa niệm là đức. Chẳng lìa tánh
mình là công, ứng dụng không nhiễm trần là đức. Muốn
tìm cái công đức Pháp Thân, thì phải y theo đây mà tu hành.
Thế mới là thiệt có công đức. Người tu công đức,
thì lòng chẳng nên khinh dễ người, mà phải thường cung
kỉnh khắp cả nhơn vật. Nếu lòng thường khinh dễ
người, thì bổn ngã của ta chẳng dứt, tức là mình không
có công. Tánh mình giả dối, không chơn thật, tức là
mình không có đức. Bởi bổn ngã của ta tự đại, nên
thường khinh dễ cả thảy nhơn vật.
Chư
Thiện tri thức, niệm niệm thấy tánh không rời là công,
lòng giữ công bình chánh trực là đức. Tự giồi tánh
mình là công, tự trau thân mình là đức.
Chư
Thiện tri thức, công đức phải thấy trong tánh mình, chớ
chẳng phải tìm ở chỗ cúng dường và bố thí (làm phước).
Bởi vậy, phước đức với công đức là khác nhau. Vua
Võ Đế không biết Chơn Lý, chớ chẳng phải tại Tổ Sư
ta lầm.
Thứ
Sử lại hỏi: “Đệ tử thường thấy các thầy tăng và
người tục niệm Phật A Di Đà, nguyện vãng sanh về Tây Phương,
xin Hòa thượng giải rõ cho biết các người ấy được vãng
sanh về Tây Phương chăng? Xin Ngài phá chỗ nghi này.”
Sư
nói: “Sữ quân, hãy nghe cho kỹ, Huệ Năng nầy giải cho.
Đức Thế Tôn lúc ở thành Xá Vệ, nói kinh về chỗ tiếp
dẫn hóa độ vào cõi Tây Phương, rõ ràng cõi ấy cách đây
chẳng xa. Nếu luận về hình tướng và số dặm thì
có mười muôn tám ngàn, tức chỉ mười điều ác (1. Giết
hại sanh mạng, 2- Trộm cắp, 3- Tà dâm, 4-Nói dối, 5- Nói
xúi dục hai đàng, 6-Nói hung ác, 7-Nói thêu dệt, tục tỉu,
8- Tham lam, 9-Giận hờn, 10-Si mê), và tám điều tà trong thân
(1-Tà kiến: Thấy hiểu tà vạy, 2-Tà tư duy: Nghĩ ngợi điều
tà vạy, 3-Tà ngữ: Nói tà vạy, 4-Tà nghiệp: Tạo nghiệp
tà vạy, 5-Tà mạng: nuôi dưỡng mạng sống của mình bằng
các nghề tà vạy như làm thuốc độc, đánh mướn, làm
võ khí, v.v, 6-Tà phương tiện: Làm phương tiện tà vạy, 7-Tà
niệm: Suy gẫm tà vạy, 8-Tà Định:Thiền định tà vạy, không
trúng chánh pháp). Thế mới là nói xa. Nói xa là
vì người hạ căn, nói gần là vì người thượng trí.
Người có hai hạng, pháp không có hai thứ. Tánh mê ngộ
khác nhau, chỗ kiến giải có mau chậm. Người mê niệm
Phật cầu vãng sanh về cõi Tây Phương, người ngộ tự tịnh
tâm mình. Sở dĩ Phật nói: Tâm mình tịnh, tức là cõi
Phật tịnh.
Sử
quân, người Đông phương mà tâm tịnh, thì không có tội.
Còn tuy là người Tây Phương mà tâm không tịnh thì cũng có
tội. Người Đông phương tạo tội cầu vãng sanh về
cõi Tây Phương, còn người Tây Phương tạo tội cầu vãng
sanh về xứ nào? Người phàm mê muội chẳng tỏ tánh
mình, không biết cõi Tịnh Độ trong thân, nên mới nguyện
Đông nguyện Tây. Còn người giác ngộ dầu ở chỗ nào,
tâm địa cũng một mực thanh tịnh tự nhiên. Sở dĩ
Phật nói: Tùy cái chỗ trụ mà tâm thường được an lạc.
Sử
quân, nếu tâm địa của mình trọn lành, thì cõi Tây Phương
cách đây chẳng xa. Bằng mình cưu mang cái tâm chẳng
lành mà niệm Phật cầu vãng sanh, thì ắt khó đến cõi ấy.
Nay
khuyên các Thiện tri thức, trước trừ mười điều ác, tức
là đi tới mười muôn, sau dứt tám điều tà, ấy là qua khỏi
tám ngàn. Niệm niệm thấy tánh, thường làm việc công
bình chánh trực, thì đến cõi ấy mau như khẩy móng tay, liền
thấy Phật Di Đà.
Sử
quân, làm mười điều thiện, thì cần gì phải nguyện vãng
sanh ! Còn nếu chẳng dứt lòng cưu mang mười điều ác,
thì Phật nào tới rước mình! Nếu hiểu rõ pháp Vô
Sanh Đốn Pháp, thì trong một sát na ắt thấy cõi Tây Phương.
Bằng chẳng hiểu rõ pháp ấy, mà cứ niệm Phật cầu vãng
sanh thì đường xa vòi vọi, thế nào đặng đi tới cõi ấy.
Để Huệ Năng nầy dời cõi Tây Phương trong một sát na cho
các vị thấy liền trước mắt, các vị muốn thấy chăng?”
Chúng
nhơn đều đảnh lễ đáp rằng: “Nếu thấy cõi ấy, thì
cần gì phải nguyện vãng sanh! Xin Hòa Thượng từ bi
hiện cõi Tây Phương cho mọi người đặng thấy.”
Sư
nói: “Đại chúng, người ở thế gian, sắc thân của mình
là cái thành, con mắt, lỗ tai, lỗ mũi, cái lưỡi là các
cửa. Ngoài có năm cửa, trong có cửa ý. Tâm là
cõi, tánh là vua. Vua ở tại cõi tâm. Tánh ở thì
vua ở, tánh đi thì vua mất. Tánh ở thì thân tâm tồn
tại, tánh đi thì thân tâm hoại hư. Muốn thấy Phật,
phải ngó vào trong tánh mình mà tìm, đừng ngó ra ngoài thân
mà kiếm. Tánh mình mê tức là chúng sanh, tánh mình giác
tức là Phật.
Lòng
từ bi tức là Quán Âm, lòng hỉ xả tức là Thế Chí, lòng
năng tịnh tức là Thích Ca, lòng bình trực tức là Di Đà.
Lòng
nhơn ngã là núi Tu Di, lòng tà vạy (tham dục) là nước bển,
lòng phiền não là sóng trào, lòng độc hại là rồng dữ,
lòng dối giả là quỷ thần, lòng trần lao là cá trạnh, lòng
tham sân là địa ngục, lòng ngu si là súc sanh.
Chư
Thiện tri thức, thường làm mười điều thiện, thì Thiên
Đường liền đến. Dứt lòng nhơn ngã, thì núi Tu Di
xập ngay, bỏ lòng tà vạy thì nước biển khô cạn, trừ
lòng phiền não thì sóng lặng êm, quên lòng độc hại thì
rồng dữ ắt tuyệt...Tu được như thế, thì các Giác Tánh
Như Lai ở trong tâm địa mình phóng đại quang minh, soi sáu
cửa ngoài trong sạch, có thể phá được các cõi trời Lục
Dục (Lục Dục Thiên là: Tứ Thiên Vương, Đao Lợi Thiên,
Da Ma Thiên, Đâu Suất Thiên, Lạc Biến Hóa Thiên, Tha Hóa Tự
Tại Thiên), lại trong soi tánh mình, làm cho ba độc (tham, sân,
si) liền dứt, cả thảy các tội địa ngục đồng tiêu diệt
một lần, trong ngoài sáng thấu, chẳng khác gì cõi Tây Phương.
Nếu chẳng tu các hạnh ấy, thì thế nào đến cõi Tây Phương
được.”
Đại
chúng nghe nói, thấy tánh rõ ràng. Tất cả đều làm
lễ, khen thiệt hay, và xướng lên rằng: “Nguyện khắp chúng
sanh trong Pháp giới nghe rồi, liền được tõ hiểu.”
Sư
nói: “Thiện tri thức, muốn tu hành thì ở nhà tu cũng đặng,
chẳng cần ở chùa. Ở nhà mà thường tu hành, thì cũng
như người Đông phương có lòng lành. Ở chùa mà chẳng
tu, thì cũng như người Tây Phương có lòng dữ. Nếu
lòng trong sạch, thì tánh mình tức là Tây Phương vậy.”
Vi
Thứ Sử lại hỏi: “Ở nhà tu hành như thế nào, xin Đại
Sư chỉ dạy.”
Sư
nói: “Ta nói cho đại chúng một bài kệ “Không tướng”
(vô tướng). Nếu y theo đó mà tu, thì cũng như thường
ở cùng ta một chỗ không khác. Bằng chẳng tu theo đó
mà thế phát xuất gia, thì đối với Đạo nào có ích gì
!”
Tụng
rằng:
Lòng
bình đẳng, chẳng đợi giữ giới
Làm
việc ngay, chẳng đợi tu thiền
Ân
song thân hiếu dưỡng cần chuyên
Nghĩa
huynh đệ, dưới trên tương ái
Nhượng
hòa mục, tôn ti đối đãi
Nhẫn
muôn điều, ác nghiệp tất tan
Nếu
bền tu, như cựa gỗ, lửa lên
Nơi
bùn lấm, nở đầy sen đỏ
Đắng
miệng đó thuốc trừ bệnh khổ
Nghịch
tai là lời thật, chánh trung
Sửa
lỗi lầm, trí huệ phát sung
Bưng
dấu lỗi, ấy lòng bất thiện