|
.
PHÁP BẢO
ĐÀN KINH
Minh
Trực Thiền Sư Việt dịch
|
|
9.
Phẩm Hộ Pháp
(Ủng
hộ Chánh Pháp của Phật)
Niên
hiệu Thần Long, năm đầu, ngày rằm Thượng Ngươn, Tắc Thiên
Hoàng Thái Hậu, và Trung Tôn Hoàng Đế ra lời chiếu rằng:
"Trẫm
thỉnh An, Tú (Huệ An và Thần Tú-nd) nhị vị ĐạiSư vào
cung đặng cúng dường. Nhơn lúc rãnh các việc quốc
chánh, chúng ta mỗi người sẽ khảo về Đạo Nhất Thừa
(Đạo Phật). "
Hai
Sư suy nghĩ và dâng sớ nhượng rằng:
"Ở
phương Nam có Huệ Năng Thiền Sư được mật thọ (truyền
kín-nd) y pháp của Hoằng Nhẫn Đại Sư. Ấy là người
truyền tâm ấn của Phật. Vậy nên thỉnh sư mà hỏi
Đạo."
Vua
sai nội thị là Tiết Giản đem chiếu tiếp rước, xin Tổ
Sư từ bi niệm tình mau đến Kinh Sư.
Đại
Sư dâng sớ cáo bệnh xin từ, nguyện trọn đời ở chốn
rừng non.
Tiết
Giản bạch: "Ở Kinh thành, các vị Thiền Đức đều nói rằng:
" Muốn đặng tâm ngộ Đại Đạo tất phải ngồi Thiền tập
Định. Nếu chẳng nhờ Thiền Định mà đặng giải thoát,
thì điều ấy chưa từng có, chẳng biết chỗ Sư nói Pháp
thế nào?"
Sư
nói: "Đạo do tâm mà ngộ (tỏ sáng), đâu phải do chỗ ngồi.
Kinh nói: "Nếu nói Như Lai hoặc ngồi hoặc nằm, ấy là làm
tà đạo. Bởi cớ sao? Không do chỗ nào mà lại,
cũng không do chỗ nào mà đi, không sanh không diệt, ấy là
tánh Như Lai Thanh Tịnh Thiền. Các Pháp đều vắng lặng
trống không, ấy là tánh Như Lai Thanh Tịnh Tọa. Thế
là cứu cánh không chứng đắc, hà huống là ngồi!"
Tiết
Giản bạch: "Đệ tử về kinh, chúa thượng ắt hỏi.
Xin Tổ Sư từ bi dạy chỗ yếu chỉ về tâm tánh, đặng truyền
tấu lại lưỡng cung (mẹ vua và vua-nd) cùng các vị học đạo
trong kinh thành. Tỷ như một ngọn đèn nhen ra trăm ngàn
ngọn, các chỗ tối đều sáng, sáng sáng không cùng."
Sư
nói: "Cái Đạo không sáng tối. Sáng tối là cái nghĩa
thay thế. Sáng-sáng-không-cùng cũng là có cùng. Hai
cái tối-sáng đối đãi nhau mà lập ra cái tên, cho nên kinh
Tịnh Danh nói: "Cái Pháp không có chi sánh, không có gì tương
đối được."
Tiết
Giản nói: "Sáng tỉ như trí tuệ. tối tỉ như phiền
não. Người tu hành ví như không lấy trí tuệ mà chiếu
phá phiền não, thì nhờ đâu mà ra khỏi chỗ vô thỉ sanh
tử (sự sống chết không cùng-nd)?"
Sư
nói: "Phiền não tức là Bồ Đề, chẳng phải hai và chẳng
phải khác nhau. Lấy trí huệ mà chiếu phá phiền não
là chỗ thấy hiểu của hàng nhị thừa, là cái căn cơ của
bực Thinh Văn và Duyên Giác. Bậc Đại Trí Thượng Căn
chẳng phải làm như vậy."
Tiết
Giản bạch: "Chỗ thấy hiểu của bực Đại Thừa là thế
nào?"
Sư
nói: "Sáng và không sáng, người phàm thấy có hai, còn người
trí rõ thông, thấy cái tánh sáng và không sáng chẳng phải
là hai. Cái tánh Không Hai tức Thật Tánh. Cái Thật
Tánh ở nơi phàm ngu mà chẳng bớt, ở nơi Hiền Thánh mà
chẳng thêm, ở nơi phiền não mà chẳng rối, ở nơi cảnh
thiền định mà không lặng, chẳng dứt chẳng thường, chẳng
lại chẳng đi, chẳng phải ở giữa, ở trong hay ở ngoài,
chẳng sanh chẳng diệt, tánh và tướng đều tự nhiên như
nhiên, thường trụ, không dời đổi. Cho nên gọi cái
Thật Tánh là Đạo."
Tiết
Giản bạch: "Sư nói cái lý chẳng sanh chẳng diệt, trong đó
có chỗ nào khác với cái thuyết của ngoại đạo chăng?"
Sư
nói: "Chỗ người ngoại đạo nói chẳng sanh chẳng diệt,
ấy là đem cái diệt mà dứt cái sanh, lấy cái sanh mà bày
rõ cái diệt, nhưng diệt mà cũng như chẳng diệt, sanh mà
nói chẳng sanh. Còn ta nói chẳng sanh chẳng diệt, nghĩa
là cái Bổn Lai vốn tự không sanh, nay cũng chẳng diệt.
Do đó cái thuyết sanh diệt của ta chẳng giống cái thuyết
sanh diệt của người ngoại đạo. Ông muốn biết chỗ
yếu chỉ của tâm, thì đừng nghĩ tính đến cả thảy các
điều thiện ác. Như thế, tự nhiên đặng vào cái tâm
thể trong sạch, phẳng bằng vắng lặng, linh diệu vô cùng."
Tiết
Giản nhờ Sư chỉ dạy, tâm tánh hoát nhiên rất tỏ sáng,
làm lễ từ giã về kinh đô, dâng biểu tấu các lời Sư giảng.
Ngày
mồng ba, tháng chín trong năm ấy, có lời chiếu dụ rằng:
"Sư
đã cáo từ bởi già bệnh, vậy hãy vì trẩm mà hành đạo,
để tạo phước điền cho nước nhà. Đại Sư cũng như
Sư Tịnh Danh (ngài Duy Ma Cật-nd) mặc dầu bệnh hoạn cũng
ở tại Tì Da Ti mà xiển dương môn đại thừa, truyền tâm
ấn của Chư Phật và nói pháp Chẳng Hai.
Tiết
Giản có truyền lại chỗ Sư chỉ dạy về cái tri kiến Phật.
Trẩm nhờ chứa điều lành có phước dư và kiếp trước
đã có trồng cội lành nên nay khiến gặp Sư ra đời, mà
đặng liền hiểu rõ pháp Thượng Thừa. Trẩm rất cảm
đội ơn Sư, chẳng bao giờ quên. Trẩm xin dâng cho Sư
một cái áo Ca Sa và một cái chén bằng thủy tinh.
Trẩm
ra lệnh cho quan Thứ Sử ở Triều Châu sửa sang miếu tự,
và sắc tứ cho chùa cũ của Sư ở, hiệu là Quốc Ân Tự."
|