|
.
PHÁP BẢO
ĐÀN KINH
Minh
Trực Thiền Sư Việt dịch
|
|
10.
Phẩm Phú Chúc
(Lời
dặn về Trao Pháp và cách truyền bá, duy trì Phật Đạo)
Một
ngày kia, Đại Sư gọi các môn nhơn: Pháp Hải, Chí Thành,
Pháp Đạt, Thần Hội, Trí Thường, Trí Thông, Chí Triệt,
Chí Đạo, Pháp Trân, Pháp Như mà nói rằng: " Các ông
chẳng phải giống như các người khác. Sau khi ta diệt
độ rồi, các ông mỗi người sẽ ra làm thầy một phương.
Nay ta dạy các ông khi ra thuyết pháp, chẳng nên làm sai lạc
bổn tông. Trước hết phải cử ra ba khoa Pháp môn và
ba mươi sáu pháp đối về sự động dụng. Khi ra, lúc
ẩn, phải lìa cả đôi bên, nói cả thảy các pháp mà chớ
lìa Bổn tánh của mình.
Thoạt
có người hỏi các ông về Phật Pháp, thì các lời nói ra
phải đi cặp nhau, đều phải dùng pháp đối, qua lại đối
nhau, rốt cùng cả hai pháp đều bỏ hết, lại cũng không
chấp chỗ bỏ ấy nữa.
Ba
khoa pháp môn ấy là: Ấm, Giới, Nhập.
Ấm
là năm Ấm (vật che lấp bổn tánh-nd): Sắc, Thọ, Tưởng,
Hành, Thức.
Giới
là mười tám giới hạn:
Sáu
trần (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp)
Sáu
căn (Mắt, Tai, Mủi, Lưởi, Thân, Ý).
Sáu
thức (Sự biết của Mắt, sự biết của Tai, sự biết của
Mủi, sự biết của Lưởi, sự biết của Thân, sự biết
của Ý).
Nhập
là mười hai chỗ ra vào: Ngoài có sáu trần, trong có
sáu cửa.
Cái
Tánh của mình có thể bao gồm muôn pháp, nên gọi là Hàm
Tàng Thức. Nếu tánh khởi lo nghĩ, tức là tánh chuyển
ra thức. Thức này lại sanh ra sáu Thức, sáu Thức chun
ra Sáu Cửa, rồi thấy Sáu Trần. Thế thì, mười tám
giới đều do tánh mình khởi dụng. Nếu tánh mình tà,
thì khởi ra mười tám điều tà. Còn nếu tánh mình chánh,
thì khởi ra mười tám điều chánh. Tánh mình ứng dụng
theo điều dữ, tức là chỗ ứng dụng của chúng sanh.
Còn tánh mình ứng dụng theo điều lành, tức là chỗ ứng
dụng của Phật. Vậy chỗ khởi dụng do đâu mà có?
Do nơi tánh mình vậy.
Những
pháp đối là:
Năm
pháp đối của loài vô tình ở cảnh ngoài:
1.
Trời đối với Đất
2.
Mặt Trời đối với Mặt Trăng
3.
Sáng đối với Tối
4.
Âm đối với Dương
5.
Nước đối với Lửa.
Ấy
là năm pháp đối.
Mười
hai pháp đối của lời nói thuộc về pháp tướng:
1.
Tiếng Nói đối với Pháp.
2.
Có đối với Không.
3.
Sắc Chất đối với Không Sắc Chất.
4.
Tướng đối với Không Tướng.
5.
Hữu Lậu đối với Vô Lậu.
6.
Sắc đối với Không.
7.
Động đối với Tịnh.
8.
Trong đối với Đục.
9.
Phàm đối với Thánh.
10.
Tăng đối với Tục.
11.
Già đối với Trẻ
12.
Lớn đối với Nhỏ
Ấy
là mười hai pháp đối.
Mười
chín pháp đối của tánh mình trong chỗ khởi dụng: |