Lúc
Đại Sư đến chùa Bửu Lâm, có quan Thứ sử họ Vi ở Thiều
Châu, cùng các viên quan, chức sắc, vào núi thỉnh Sư về
nơi giảng đường chùa Đại Phạm tại tỉnh thành, và cầu
Ngài vì chúng mà khai duyên thuyết pháp. Đại Sư thăng
tòa rồi, Vi Thứ sử cùng các quan viên, chức sắc, có trên
ba mươi người, học sĩ phái nho hơn ba mươi người, cùng
các vị tăng, ni, đạo, tục có trên một ngàn người, đồng
đến làm lễ xin nghe yếu lý về Phật pháp.
Đại
Sư bảo chúng rằng: “Tánh Bồ Đề (giác ngộ-nd) của mình
xưa nay vốn trong sạch. Nếu dùng cái tâm ấy, thì chắc
thành Phật.”
Chư
Thiện tri thức, hãy nghe sự ý về chỗ hành do cùng việc
đắc pháp của Huệ Năng này. Nghiêm phụ của Huệ Năng
vốn ở xứ Phạm Duơng, làm quan bị giáng chức đày về Lãnh
Nam làm dân tại huyện Tân Châu. Thân này bất hạnh,
cha lại mất sớm, còn một mẹ già cô độc, phải dời nhà
qua quận Nam Hải. Nhà nghèo thiếu, cay đắng trăm bề,
đến phải đem củi ra chợ mà bán. Lúc ấy, có một
người khách mua củi bảo Huệ Năng mang đến tiệm. Khách
thâu củi, Huệ Năng này lãnh tiền rồi, bước ra ngoài cửa,
thấy một người khách tụng kinh. Huệ Năng này nghe qua,
tâm liền mở mang tỏ sáng, mới hỏi khách tụng kinh gì?
Khách
đáp: “Kinh Kim Cang”.
Huệ
Năng lại hỏi: “Ở đâu đến mà trì tụng kinh ấy?”
Khách
rằng: “Tôi ở chùa Đông Thiền, huyện Huỳnh Mai, xứ Kỳ
Châu lại đây. Chùa ấy do Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Đại
Sư chủ trì giáo hóa tại đó. Môn nhơn của ngài có
trên một ngàn người. Tôi đã đến chùa lễ bái, nghe
giảng, và lãnh kinh ấy. Đại Sư thường khuyên các vị
tăng, người tục, nếu ai trì tụng kinh Kim Cang, thì liền
thấy tánh và chắc thành Phật.”
Huệ
Năng này nghe nói rồi, lại bởi có nhơn duyên kiếp trước
nên nhờ một người khách giúp Huệ Năng mười lạng bạc,
bổ sung vào việc y thực của lão mẫu, và dạy qua huyện
Huỳnh Mai mà làm lễ Ngũ Tổ. Huệ Năng này an trí lão
mẫu xong rồi, liền từ giả ra đi, chẳng đầy ba mươi ngày,
tới huyện Huỳnh Mai, vào làm lễ Ngũ Tổ.
Tổ
Sư hỏi: “Ông là người ở phương nào, muốn cầu việc
chi?”
Huệ
Năng nầy đáp: “ Đệ tử là dân huyện Tân Châu, xứ Lãnh
Nam, thiệt ở phương xa đến đây lạy Tổ Sư, chỉ cầu thành
Phật, chớ chẳng cầu chi khác.”
Tổ
Sư nói: “Ông là người xứ Lãnh Nam , lại là giống dã man,
thế nào thành Phật được !”
Huệ
Năng nầy nói: “Con người tuy phân có Nam Bắc, chứ Phật
Tánh không có Nam Bắc. Cái thân dã man này đối với
Hòa Thượng tuy chẳng giống nhau chớ cái tánh Phật nào có
khác!”
Ngũ
Tổ còn muốn nói chuyện nữa, nhưng thấy chúng môn đồ đứng
vây hai bên tả hữu, nên bảo Huệ Năng này theo chúng mà làm
công việc.
Huệ
Năng này nói: “Kính bạch Hòa Thượng, tự tâm của đệ
tử thường sanh trí huệ, chẳng lìa tự tánh, tức là phước
điền, chẳng hay Hòa Thượng còn dạy làm công việc gì nữa
?”
Tổ
Sư rằng: “Cái căn tánh của người dã man này thiệt là
sáng suốt. Ông chớ nói nữa, hãy đi ra nhà sau.”
Huệ
Năng này ra đến nhà sau, thì có một người hành giã sai Huệ
Năng này bửa củi, giã gạo (Giã bằng chày đạp-nd).
Trải
qua tám tháng dư, một ngày kia Tổ Sư xảy thấy Huệ Năng
này, ngài nói rằng: “ ta nghĩ chỗ tri kiến của ông dùng
được, song sợ có kẻ ác hại ông, nên chẳng nói chuyện
với ông, ông có biết chăng?”
Huệ
Năng này nói: “Đệ tử cũng hiểu ý Tôn Sư, nên chẳng dám
đến trước nhà, khiến cho người ta không biết.”
Một
ngày kia, Ngũ Tổ bảo các môn nhơn đều tựu lại mà dạy
rằng: “Ta nói cho chúng đệ tử rõ: Sự sống thác của người
đời là việc lớn. Các ông trọn ngày chỉ cầu phước
điền, chớ chẳng cầu ra khỏi biển khổ sống thác.
Nếu tánh mình mê muội thì phước nào cứu được !
Các ông hãy lui về, mỗi người xem trí huệ của mình, lấy
tánh Bát Nhã (trí huệ-nd) của Bổn Tâm mình mà làm một bài
kệ, đem trình cho ta xem. Nếu ai hiểu rõ đại ý, ta sẽ
truyền y pháp cho mà làm Tổ thứ sáu. Hãy đi cho mau,
chẳng đặng chậm trễ. Nếu để tâm suy nghĩ độ lượng,
ắt chẳng hạp dùng. Phàm người thấy tánh, khi nghe pháp
rồi thì phải thấy liền. Nếu được như thế, thì
dầu hươi đao ra trận cũng đặng thấy tánh (Người lợi
căn, dẩu gặp cảnh nguy nan gấp rút, cũng không bao giờ mất
tâm, hay sanh tâm chi khác. Dẫu ở Thiên Đường hay Địa
Ngục, dẫu cảnh thuận hay nghịch, Bổn tâm vẫn như như,
không thêm, không bớt- nđm)
Các
môn nhơn khi được lệnh sắp phân rồi, đồng lui ra, lần
lượt kêu nhau mà truyền rằng: “Bọn chúng ta chẳng nên
lóng tâm dùng ý mà làm kệ để trình cho Hòa Thượng, vì
có ích chi đâu ! Sư Thượng Tọa Thần Tú hiện làm thầy
Giáo Thọ, chắc người làm kệ được. Chúng ta đừng
làm kệ tụng, mà hao tổn tâm lực rất uổng.”
Chúng
nhơn nghe nói yên lòng, đồng bảo từ đây sắp sau, chúng
ta nương cậy Sư Thần Tú, cần gì làm kệ mà phải phiền
lòng !
Còn
Sư Thần Tú suy nghĩ: “ Các người ấy không trình kệ, ấy
vì nể ta là Giáo Thọ, thầy của bọn chúng. Ta phải
làm kệ đem trình cho Hòa Thượng. Nếu không trình kệ,
thì Hòa Thượng đâu biết chỗ thấy hiểu trong tâm ta sâu
cạn thế nào ? Bổn ý ta trình kệ mà cầu pháp thì tốt,
còn như xem vào ngôi Tổ thì xấu, thì cũng như người phàm,
lòng mong đoạt ngôi Thánh, có khác gì đâu! Bằng chẳng
trình kệ, rốt không đắc pháp. Thiệt rất khó, rất
khó!”
Nguyên
trước nhà Ngũ Tổ có ngôi nhà ba gian, ngài tính rước quan
Cung Phụng là Lư Trân vẽ các biến tướng thuật trong kinh
Lăng Già (quang cảnh lúc Phật thuyết pháp tại hội Lăng Già-nd)
và cái bản đồ chỉ về sự kế truyền của năm vị Tổ
Sư (Ngũ Tổ Huyết Mạch Đồ-nd) để lưu truyền cho đời
cúng dường. (Năm vị Tổ là: Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma Đại
Sư, Nhị Tổ Huệ Khả Đại Sư, Tam Tổ Tăng Xán Đại Sư,
Tứ Tổ Đạo Tín Đại Sư, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn Đại Sư.-nd)
Sư
Thần Tú làm kệ xong, muốn đem trình mấy phen, nhưng mỗi
khi đến trước nhà Tổ, thì trong lòng hoãng hốt, mồ hôi
ra ướt cả mình, nghĩ rằng trình kệ chẳng đặng. Trước
sau trải qua bốn ngày, mười ba phen mà trình kệ chẳng đặng.
Sư Thần Tú mới suy nghĩ chi bằng biên bài kệ nơi vách nhà
ấy, nếu thình lình Hòa Thượng xem thấy mà khen hay, thì ta
liền ra làm lễ nói rằng bài kệ ấy của Thần Tú làm.
Bằng ngài nói bài kệ ấy chẳng đặng dùng, thiệt uổng
công ta vào núi mấy năm, thọ sự lễ bái của người, lại
còn tu hành gì nữa.
Đêm
ấy đến canh ba, Thần Tú chẳng cho ai biết, tự mình cầm
đèn, biên bài kệ nơi vách phía nam của nhà ba gian ấy, bày
rõ chỗ thấy tâm của mình. Kệ rằng:
Nguyên
văn: Thân thị Bồ Đề Thọ
Tâm như Minh Cảnh Đài
Thời thời cần phất thức
Vật sử nhá trần ai.
Có
nghĩa là:
Thân ấy, cây Bồ Đề
Tâm ấy, Đài Minh Cảnh
Giờ giờ cần phủi sạch