Phần
3
Hỏi:
Trong
câu duy tâm sở hiện và nhất thiết duy tâm tạo, chữ tâm
đó vừa là chân tâm cũng là vọng tâm phải không?
Đáp:
Nói
“duy tâm”, tâm này là vọng tâm cũng là tác dụng của bộ
óc. “Nhất thiết duy tạo” đều là do bộ óc nhận thức
sai lầm, mới có hiện tượng thế giới vũ trụ vạn vật
này. Bát Nhã Tâm Kinh nói “vô vô minh diệc vô vô minh tận,
vô lão tử diệc vô lão tử tận”, không có già chết làm
sao có già chết hết, già chết hết là Niết bàn; vô minh
vốn không có làm sao hết vô minh, hết vô minh thành Phật.
Phật nói không có sanh tử, nhưng thấy sanh tử rõ ràng, người
nào cũng có sanh tử. Tại sao Phật nói không có sanh tử? Vậy
Phật nói gạt mình sao! Vì sanh tử đó là do vọng tâm hoạt
động mới có.
Như
thân mình xoay phải thấy căn nhà xoay, tâm mình hoạt động
phải thấy sanh tử luân hồi; muốn căn nhà ngưng xoay thì
thân ngưng xoay, muốn sanh tử không còn thì tâm ngưng hoạt
động. Tâm hoạt động ban đêm tạo ra cảnh nhắm mắt chiêm
bao, trong Duy thức gọi là độc đầu Duy thức biến hiện.
Một mình ý thức biến hiện ra nhắm mắt chiêm bao.
Ban
đêm ngủ, nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân (ngũ căn), 5 thức này
ngưng hoạt động, chỉ có một mình thức thứ 6 hoạt động
biến ra cảnh nhắm mắt chiêm bao. Cho nên mình ngủ trong phòng
mà không thấy đồ vật trong phòng, nhưng thấy xa thấy Việt
Nam, bên Tây, bên Tàu… đó gọi là pháp trần. Đối với
ngũ căn gọi là tiền trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc).
Lúc ngũ căn trước ngưng hoạt động thì ngũ trần trước
không thấy được, chỉ là thấy pháp trần; tức là thấy
ở xa, thấy quá khứ, thấy vị lai. Như chứng quả A la hán
thấy được 80 muôn kiếp trước và 80 muôn kiếp sau đều
do tâm mình. Tâm mình hoạt động tự nhiên thấy có sanh tử
luân hồi.
Mở
mắt chiêm bao gọi là đồng thời ý thức biến hiện. Nhãn,
nhĩ, tỷ, thiệt, thân, 5 thức này hoạt động bình thường
và thức thứ 6 cùng hoạt động. Nhĩ thức nghe tiếng nhưng
nhĩ thức không phân biệt tiếng người lớn, tiếng con nít,
tiếng đàn ông, tiếng đàn bà…, phải có thức thứ 6 đồng
thời nổi lên, mới phân biệt tiếng đàn ông, tiếng đàn
bà… được rõ ràng. Nếu chỉ có thức thứ 6 không nghe được
tiếng thì lấy gì để phân biệt. Cho nên, phải hai thức
hợp tác đồng thời nổi lên biến hiện ra mở mắt chiêm
bao.
Do
vọng tâm biến hiện, tức là bộ óc nhận biết sai lầm mới
có. Như mình thấy một bức tranh đẹp, thấy có cao thấp
rõ ràng thành một bức tranh đẹp là do có cảm giác sai lầm,
nếu dùng tay rờ thì biết không có cao thấp; không có cao
thấp thì không thành bức tranh. Mình coi chiếu phim giống như
thật, do cảm giác sai lầm nên thành tựu cuốn phim. Nếu không
có cảm giác sai lầm thì cuốn phim đó thành những bức tranh
chết.
Hiện
tượng thế giới vũ trụ vạn vật, muôn ngàn sai biệt là
do nhận thức sai lầm của bộ óc; cho nên gọi là nhất thiết
duy tâm tạo. Nếu mình ở trong mở mắt chiêm bao thức tỉnh
thì sai lầm hết là đến chỗ chân thật (chân tâm), nên tất
cả tai họa phiền não không còn. Chỗ chân thật không có
tương đối, nếu các chúng sanh đi đến chỗ giác ngộ, như
tất cả đèn đều chung một ánh sáng; tức là hưởng cùng
một hạnh phúc chung, chứ không còn xẩy ra tai họa. Như bây
giờ chiến tranh Trung đông ảnh hưởng khắp thế giới, người
trực tiếp ảnh hưởng bị chết, người gián tiếp chịu
cuộc sống nặng nề thêm.
Hỏi:
Làm
sao phân biệt vô thỉ vô minh với tự tánh?
Đáp:
Vô
thỉ vô minh mà bây giờ tôi nói tham thoại đầu. Tại sao
gọi là thoại đầu? Thoại là một lời nói, đầu là trước
khi một lời nói; mình muốn nói một lời nói phải khởi
niệm lên rồi nói ra. Thoại đầu là chưa khởi niệm muốn
nói, nếu khởi niệm muốn nói nhưng chưa nói ra miệng gọi
là thoại vỉ. Tham thiền gọi là tham thoại đầu, muốn dùng
nghi tình đến một niệm chưa sanh khởi. Chỗ một niệm chưa
sanh khởi gọi là vô thỉ vô minh.
Ví
dụ trên đầu cây viết là thoại đầu, dưới đầu cây viết
là thoại vỉ; đề câu thoại đầu lên như “khi chưa có
trời đất ta là cái gì?” Cảm thấy không biết. Không biết
này là nghi tình cũng là đường đi của ý thức, dùng không
biết của ý thức đang đi giữa đường, một ngày kia đến
thoại đầu thì đường đi ý thức đã hết, trước thấy
thanh thanh tịnh tịnh không còn gì nữa, chỗ đó là thoại
đầu cũng là vô thỉ vô minh. Ngoại đạo và Tiểu thừa đến
chỗ này cho là đến cứu cánh Niết bàn. Sự thật chỗ này
còn dính líu ý thức, chỗ này là nguồn gốc của ý thức.
Chính chỗ này là vô thỉ vô minh, nổi lên một niệm gọi
là nhất niệm vô minh.
Bây
giờ mình sống hằng ngày trong tương đối đều là nhất
niệm vô minh, từ nhất niệm này qua nhất niệm kia ngày đêm
không ngừng; ban đêm hiện ra cảnh giới nhắm mắt chiêm bao,
ban ngày hiện ra cảnh giới mở mắt chiêm bao. Tham thiền là
dùng nhất niệm vô minh đi đến chỗ vô thỉ vô minh. Thiền
tông gọi là đầu sào trăm thước, từ đầu sào trăm thước
bước lên một bước là kiến tánh, tức là rời khỏi ý
thức. Sát na rời khỏi ý thức là kiến tánh, tức là phá
vô thỉ vô minh.
Kiến
tánh của Thiền tông cũng có tiểu ngộ và đại ngộ: tiểu
ngộ gọi là tiểu tử tiểu hoạt, như ngài Lai Quả nói “từ
đầu sào trăm thước tiến lên một bước lọt vào hư không
té xuống cho chết rồi sống lại”. Mặc dù té chết nhưng
còn cái xác, sống lại gọi là tiểu tử tiểu hoạt. Đại
tử đại hoạt là té chết mà cái xác tan rã hết rồi sống
lại. Cái xác đó dụ cho cảnh giới ngộ, cũng như Tiểu thừa
chứng quả A la hán còn ôm quả A la hán cho là thật, không
buông; cho nên bị Phật quở “tiêu nha bại chủng” (hạt
lúa cháy không làm hạt giống).
Đại
ngộ không trụ nơi cảnh giới ngộ, cho nên nói “ngộ rồi
đồng như chưa ngộ”. Tại sao? Vì có mê mới có ngộ, nếu
ngộ triệt để thì không có mê; hết mê phải hết ngộ,
vì không có sự mê ngộ làm tương đối. Tiểu ngộ còn ôm
cái ngộ, tức là trụ nơi ngộ thì còn mê để tương đối.
Lúc đại ngộ thì luôn cái ngộ cũng không còn, nếu còn có
ngộ nên còn có mê; tức là cái xác cũng tan rã, không còn
cái gì nữa. Tự tánh mình cùng khắp không gian thời gian,
không trụ ở chỗ nào. Như kinh Kim Cang nói “ưng vô sở trụ
nhi sanh kỳ tâm” là không trụ nơi nào gọi là vô sở trụ.
Ví
dụ cái tay cho chân tâm hoạt bát vạn năng, lấy cái tách,
cây viết, cái bình… đều được; nếu trụ cây viết thì
lấy cái gì không được, nên cần buông cây viết để khôi
phục cái dùng của tay. Cây viết này là pháp có, lại tự
làm nắm tay thì cái dùng của tay bị mất nên lấy thứ gì
cũng không được. Vì vậy, nắm tay cũng phải buông mới khôi
phục cái dùng của tay. Hoạt bát vạn năng của giác tánh
là chân tâm mình sẵn có như vầy.
Có
sở trụ thì cái dụng bị mất, trụ nơi có hay nơi không
đều bị mất cái dụng; trụ nơi Niết bàn hoặc Phật cũng
vậy. Vì thế, phải đại ngộ, còn tiểu ngộ bị cái ngộ
chướng ngại, cái dụng không hoạt bát vạn năng. Cho nên
nói “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, sanh kỳ tâm là dụng
của giác tánh; phải vô trụ mới hoạt bát vạn năng thì
dụng khắp không gian thời gian, gọi là Phật pháp vô biên.
Lục Tổ nói “lấy vô trụ làm gốc”, nghĩa vô trụ bất
nhị là nghĩa vô thỉ vô sanh.
Hỏi:
Phá
vô thỉ vô minh bằng cách nào?
Đáp:
Tham
thoại đầu một ngày nào sẽ đến vô thỉ vô minh (thoại
đầu) thì câu thoại tự mất, nhưng nghi tình ngày đêm không
giây phút gián đoạn; muốn buông bỏ nghi tình cũng không buông
bỏ được, tức là công phu đã thành khối 24/24. Từ thoại
đầu tiến tới nữa là kiến tánh; có người bị đánh bạt
tai, đi vấp té, nghe người ta hát… được kiến tánh; bất
cứ thấy cơ duyên gì cũng kiến tánh, vì công phu đã đến
mức (thoại đầu).
Tham
thoại đầu là mục đích đến thoại đầu, đến thoại đầu
rồi mình không muốn kiến tánh cũng không được. Bởi vì,
đã đến nơi mà nói chưa đến làm sao được! Cứ tham thiền
miên mật hỏi câu thoại đầu, như hỏi “khi chưa có trời
đất ta là cái gì?” Hỏi khít khít đừng cho có kẻ hở,
hỏi rồi cách một hồi hỏi nữa là có kẻ hở thì vọng
tưởng nổi lên. Khi phiền não vọng tưởng nổi lên thì nghi
tình bị gián đoạn, hỏi khít khít gọi là công phu miên mật
không có kẻ hở, vọng tưởng phiền não không nổi lên.
Tham
thiền không có kẻ hở, tham một phút thì một phút không
phiền não, tham một tiếng thì một tiếng không có phiền
não, tham được một ngày thì một ngày không có phiền não,
như vậy liên tiếp sẽ đưa mình đến chỗ giác ngộ.
Hỏi:
Pháp
môn Tổ sư thiền dành cho thượng căn, chúng con phàm phu hạ
căn làm sao dám theo được?
Đáp:
Giác
tánh vốn bất nhị không có cao thấp, không có thượng căn
với hạ căn. Tâm chấp thật nên có thượng căn hạ căn.
Tổ Bác Sơn của tông Tào động nói “tham thiền có thể
chuyển mạt pháp thành chánh pháp, chuyển hạ căn thành thượng
căn”. Giáo môn nói chánh pháp 1.000 năm, tượng pháp 1.000
năm và mạt pháp 10.000 ngàn năm; bây giờ là thời kỳ mạt
pháp. Nói mạt pháp chuyển thành chánh pháp mà tôi chưa chứng
tỏ, còn hạ căn chuyển thành thượng căn, tôi ở Việt Nam
đã chứng tỏ.
Nhiều
người tham thiền tự cho là hạ căn, do coi kinh Phật không
hiểu, theo tôi tham thiền nửa năm một năm phát được trí
huệ coi kinh hiểu. Đầu năm 1980, tôi và một số Phật tử
tham đến Phật Học Viện hỏi các vị học Tăng, có cái trả
lời được, có cái trả lời không được. Những học Tăng
hỏi lại Phật tử thì Phật tử đều trả lời được. Chứng
tỏ chuyển hạ căn thành thượng căn. Tại sao? Phật pháp
là pháp bất nhị không tương đối, làm sao có hạ căn và
thượng căn! Có thượng căn và hạ căn do chấp tâm mới có.
Đường
Lối Thực Hành Tham Tổ Sư Thiền có 2 cơ bản: tin tự tâm
và phát nghi tình. Phải tin tự tâm mình có tất cả thần
thông biến hóa, trí tuệ bằng Phật Thích Ca, không kém một
chút nào. Nếu kém một chút là có cao thấp, không phải bình
đẳng; có cao thấp là nhị, không phải lời của Phật Thích
Ca nói “Phật tánh của chúng sanh và Phật tánh của chư Phật
bình đẳng bất nhị”. Nếu không tin tự tâm làm sao phát
hiện tự tâm? Phật pháp mục đích phát hiện tự tâm, gọi
là kiến tánh thành Phật.
Tôi
có đề ra 3 đứa bé gái: Long nữ 8 tuổi kiến tánh, cô bé
họ Trịnh 13 tuổi kiến tánh, cô bé họ Tô 15 tuổi kiến
tánh. Kinh Pháp Hoa nói “người nữ không thể thành Phật”,
nhưng sự thật trong kinh Pháp Hoa có Long nữ 8 tuổi thành Phật.
Không phải tu lâu hay mới tu mà nói là thượng căn hạ căn.
Tôi nói Lục Tổ là người không biết chữ kiến tánh, người
ta nói là Bồ tát tái lai. Chư Tổ nói “ai nói Bồ tát tái
lai là vọng”. Bởi vì, Phật tánh của mình, Phật tánh của
Bồ tát và của chư Phật đều bằng nhau. Mình không biết
kiếp trước mình là sao! Kiếp trước đã gieo trồng thiện
căn thì kiếp này mau kiến tánh.
Cho
nên, đừng tin Lục Tổ là Bồ tát tái lai, chư Tổ cũng đã
phủ nhận. Tất cả Bồ tát tái lai là tâm tạo, hiện tượng
thế giới đều do tâm tạo. Ban đêm ngủ tạo ra nhắm mắt
chiêm bao, ban ngày tạo ra mở mắt chiêm bao. Người đời chỉ
cho nắm mắt chiêm bao là chiêm bao, còn mở mắt chiêm bao không
phải chiêm bao. Nhưng sự thật mở mắt chiêm bao cũng là chiêm
bao. Tại sao? Vì một thức biến hiện và hai thức biến hiện
đều là thức. Thức (tâm) biến hiện là chiêm bao, nên Phật
nói “tất cả do tâm tạo”.
Tâm
tạo nên không phải thật, vì vậy Phật dạy pháp thiền trực
tiếp để đến chỗ giác ngộ, tự mình chứng tỏ. Như nhắm
mắt chiêm bao thức tỉnh, chứng tỏ nhắm mắt chiêm bao không
thật; mở mắt chiêm bao thức tỉnh thì chứng tỏ mở mắt
chiêm bao cũng không thật, chỉ do tâm tạo. Đó là mục đích
Phật độ chúng sanh.
Hỏi:
Kinh
Viên Giác nói “thân và tâm của tất cả chúng sanh đều
như huyễn”. Vậy tự tâm ở đâu sanh ra?
Đáp:
Phật
đã nói là “vô thỉ” (không có bắt đầu), nếu thật có
bắt đầu là sanh, không bắt đầu là vô sanh, cho nên người
chứng quả ngộ pháp vô sanh, chứng vô sanh pháp nhẫn. Pháp
đã vô sanh làm sao có câu hỏi trên? Vậy không thể nói từ
đâu sanh ra! Truy cứu tất cả vũ trụ vạn vật không cái
nào có lý bắt đầu.
Như
con gà và trứng gà, nói con gà trước tiên được không? Không
được. Tại sao? Vì không có trứng gà thì không ấp ra con
gà. Trái lại, nói trứng gà bắt đầu được không? Cũng
không được. Tại sao? Không có con gà thì không đẻ ra trứng
gà. Hai cái đều không có bắt đầu là nghĩa vô sanh.
Cái
bàn làm bằng cây, nói cây bắt đầu được không? Không được.
Không hạt cây làm sao mộc lên cây! Nói hạt cây bắt đầu
được không? Không được. Không có cây thì không sanh ra hạt
cây. Cũng như con gà và trứng gà vậy.
Người
cho sanh là bắt đầu, chết là cuối cùng. Ngài Long Thọ là
Tổ 14 của Thiền tông có một cuốn Trung Quán Luận, trong
đó có một bài kệ để thuyết minh sanh tử không có bắt
đầu. Tại sao? Giả tỷ sanh là bắt đầu thì khỏi cần tử
có sanh, tức lìa tử, độc lập. Nếu sanh đã lìa tử độc
lập thì sanh khỏi tử. Nhưng bây giờ có người nào có sanh
mà khỏi tử không? Không có sinh vật nào có sanh mà không
có tử. Sanh với tử không thể lìa nhau được, nên nói sanh
bắt đầu là không đúng. Sanh tử không có bắt đầu thì
tất cả đều không có bắt đầu, vì tất cả do sanh tử
mới có.
Hỏi:
Kính
xin Thiền sư giải thích con chó có Phật tánh không?
Đáp:
Đây
là công án của Triệu Châu:
Tăng
hỏi Triệu Châu: con chó có Phật tánh không?
Triệu
Châu đáp: có.
Tăng
khác hỏi: con chó có Phật tánh không?
Triệu
Châu đáp: không.
Tại
sao người hỏi nói có, người hỏi nói không? Vì chư Phật
chư Tổ nói, ý không phải trong lời nói; chỉ dùng phương
tiện phá chấp của đương cơ. Người chấp có Phật tánh
thì nói là không, dùng cái không để phá chấp có. Người
chấp không thì nói có, dùng cái có để phá chấp không. Đó
là nghĩa vô sở trụ, kinh Lăng Già nói “lìa tứ cú, tuyệt
bách phi”. Tứ cú là gì? Có là cú thứ nhất, không là cú
thứ nhì, cũng có cũng không là cú thứ ba, chẳng có chẳng
không là cú thứ tư.
Chúng
sanh chấp cái có thì Phật nói không, dùng cái không làm công
cụ để phá; chúng sanh chấp cái không thì Phật thấy bệnh
chấp vẫn còn, dùng cái có làm công cụ để phá; chúng sanh
thấy Phật phá có phá không cho là chẳng có chẳng không thì
chấp chẳng có chẳng không nên bệnh chấp vẫn còn, Phật
phải dùng cũng có cũng không để phá; cuối cùng cho cũng
có cũng không là chân lý, chấp cũng có cũng không cũng là
bệnh nên Phật trở lại dùng chẳng có chẳng không để phá.
Như
vậy tứ cú đều phá hết, có cũng phá, không cũng phá, chẳng
có chẳng không cũng phá, cũng có cũng không cũng phá, gọi
là lìa tứ cú; tức là không trụ nơi có, không trụ nơi không,
không trụ nơi chẳng có chẳng không, không trụ nơi cũng có
cũng không, là nghĩa vô sở trụ. Nghĩa vô sở trụ của Phật
tánh là hoạt bát vạn năng, cái dụng vô lượng vô biên.
Nếu có sở trụ thì cái dụng bị mất.
Cho
nên, người chấp có thì Triệu Châu nói không, người nói
không thì Triệu châu nói có. Đó chỉ là dùng để phá chấp,
sự thật chẳng phải có, chẳng phải không, cũng không phải
chẳng có chẳng không, cũng không phải cũng có cũng không.
Việc này phải tự ngộ mới biết, chưa ngộ cứ dùng bộ
óc truy cứu thì ở trong tương đối hoài. Vì vậy, Phật không
thể nói ra, kinh Kim Cang nói “ai nói Phật có thuyết pháp,
người ấy phỉ báng Phật” và “không có pháp nhất định
để cho Như lai thuyết” mà cũng nói “vô pháp khả thuyết
gọi là thuyết pháp”.
Hỏi:
“Tuyệt
bách phi” nghĩa là gì?
Đáp:
Phi
là sai lầm, sai là đối với đúng cũng là tương đối, vì
có đúng mới có sai và có sai mới có đúng. Nếu vô sở trụ
là lìa tứ cú thì tất cả đúng cũng phải lìa, sai cũng phải
lìa. Nếu cho là sai phải có đúng để tương đối, còn nằm
trong tương đối là có sở trụ, trụ chỗ sai.
Có
người hỏi ngài Nguyệt Khê: tôi ăn cơm không chấp trước
ăn cơm, mặc áo không chấp trước mặc áo, nói chuyện không
chấp trước nói chuyện, cái gì cũng không chấp trước. Vậy
có đúng với phương pháp của Thiền tông không?
Nguyệt
Khê nói: không đúng. Ông nói không chấp trước tức là đã
chấp trước rồi. Nếu không chấp trước tại sao còn biết
mặc áo ăn cơm? Còn biết không chấp trước? Biết không chấp
trước là đã chấp trước. Bây giờ phải dùng không chấp
trước để nhìn ngay vô thỉ vô minh mà tham cứu, tức tham
thoại đầu. Sau khi ngộ tự nhiên không chấp trước. Dùng
bộ óc phân biệt không chấp trước là chấp trước.
Hỏi:
Ngồi
thiền nghe tiếng và thấy Phật, vậy đúng chánh pháp không?
Vì Phật nói trong kinh Kim cang “nếu thấy hình và nghe tiếng
cho là Phật, người ấy hành tà đạo”. Kính xin Thầy chỉ
dạy?
Đáp:
Giác
tánh không có hình tướng, làm sao thấy! Cho nên, kinh Kim Cang
nói “nếu dùng sắc để thấy ta hay dùng âm thanh để cầu
ta, người ấy hành tà đạo, chẳng thể thấy được Như
lai”. Nếu có âm thanh Phật để nghe, có hình tướng Phật
để thấy đều nghịch với chánh pháp. Nếu dùng cái này
để dạy người thì phải bị đọa địa ngục, không những
thầy đọa địa ngục mà trò cũng đọa theo (trong 50 thứ
ma ngũ ấm của kinh Lăng Nghiêm nói rõ).
Hỏi:
A
la hán không còn sanh tử, có thể trả quả sát sanh trong lúc
tu hành khi đã tạo hay vô tình tạo không?
Đáp:
Giác
tánh là bất nhị, không có tương đối.
Kinh
Hoa Nghiêm nói:
Nhược
nhân dục liễu tri,
Tam
thế nhất thiết Phật.
Ưng
quán pháp giới tánh,
Nhứt
thiết duy tâm tạo”.
Đã
nói nhứt thiết duy tạo thì tâm tạo mới có, tâm tạo ban
đêm là cảnh giới nhắm mắt chiêm bao, tâm tạo ban ngày là
cảnh giới mở mắt chiêm bao. Chiêm bao thì không thật, cho
nên nói tất cả đều huyễn hóa. Sát sanh ở trong chiêm bao,
nếu không ra ngoài chiêm bao phải chịu nhân quả trong chiêm
bao. Trong chiêm bao được thức tỉnh thì thân chiêm bao không
còn, ai còn chịu quả chiêm bao?
Mười
mấy năm nay người ta đi vượt biên, có nhiều tiền mới
đi vượt biên được. Ở trên biển ăn hết lương thực phải
chịu chết đói. Những người có tiền đâu nghĩ mình bị
chết đói! Vì kiếp trước họ đã gieo nhân chết đói, đã
làm cho người ta chết đói thì kiếp này phải chịu quả
chết đói, có tiền cũng phải chịu chết đói.
Phật
nói “nhứt thiết duy tâm tạo”, tâm lực yếu tạo nhân
yếu thì cái quả kéo lại sau, tâm lực mạnh tạo nhân mạnh
thì quả đến trước. Như người thiếu nợ nhiều người,
chủ nợ thế lực mạnh phải trả trước, chủ nợ thế lực
yếu trả sau.
Thí
dụ người không có tu tâm lực 1 độ, người tu đến thành
Phật tâm lực 1 triệu độ. Kiếp trước tạo cho người ta
chết đói, không có tu tâm lực 1 độ, kiếp này không có
tu thì tâm lực cũng 1 độ, có tiền cũng bị chết đói. Cho
nên, mười mấy năm nay vượt biên chết đói biết bao nhiêu
là những người có tiền, vì họ gieo nhân chết đói.
Tham
thiền từ 1 độ lên 10 độ, mặc dù nhân mới làm thiện
thì cái quả sẽ đến trước, nhân làm cho người ta chết
đói kéo lại sau. Giả tỷ tâm lực 10 độ, mình không tham
thiền nữa thì quả 10 độ hết đến tâm lực 1 độ cũng
phải chịu quả chết đói. Nếu từ 10 độ mà mình không
ngưng tham thiền, tiếp tục tham cho đến 1 triệu độ thành
Phật. Phật nào cũng phải độ chúng sanh, những người mình
làm chết đói thì có quyền ưu tiên độ trước. Tuy đã thành
Phật nhưng nhân vẫn còn, mình phải trở lại độ người
ấy giải thoát tất cả khổ.
Hỏi:
Khi
ngộ rồi thì học nhân phải gì?
Đáp:
Lúc
đó người ngộ tự biết, như nói “người uống nước lạnh
nóng tự biết”. Bây giờ mình chỉ lo việc đi đến chỗ
ngộ thì lúc ngộ tự biết, như Phật Thích Ca đã ngộ, ở
Trung Quốc có 7.000 Tổ ghi trong lịch sử Thiền tông đã ngộ,
các vị không thể nói cho mình biết, chỉ dạy đường lối
thực hành để cho mình tự ngộ. Nếu nói được thì Phật
Thích Ca đã nói cho mình biết, mình khỏi cần tu, khỏi cần
ngộ; việc đó người ngộ tự biết.
Hỏi:
Chấp
thường kiến của ngoại đạo và tin tự tâm bất sanh bất
diệt của đạo Phật khác nhau như thế nào?
Đáp:
Thường
kiến của ngoại đạo là có sở trụ, Phật pháp là vô sở
trụ. Thường kiến ngoại đạo chấp cái có là thật, đoạn
kiến là chấp cái không là thật; tức là thường kiến ngoại
đạo trụ nơi có, đoạn kiến ngoại đạo trụ nơi không.
Phật pháp không trụ nơi có, cũng không trụ nơi không. Ngoại
đạo và đạo Phật khác nhau là có sở trụ và vô sở trụ.
Hỏi:
Tại
sao có nhiều Phật?
Đáp:
Vì
có nhiều chúng sanh nên có nhiều Phật, vô lượng vô biên
chúng sanh thì phải có hằng hà sa số chư Phật.
Hỏi:
Xin
Thầy giải thích nguyên nhân đầu tiên, nói một cách khác
là ai tạo thiên lập địa?
Đáp:
Tất
cả các tôn giáo khác, ngoài đạo Phật thành lập có chỗ
bắt đầu và kiến lập chân lý; còn Phật Thích Ca đã nói
là vô thỉ, tức không có sự bắt đầu; cho nên nói là vô
sanh, người chứng quả ngộ pháp vô sanh.
Hỏi:
Văn
minh Do Thái, Thiên Chúa chủ trương khoa học, nhờ vậy nhân
loại ngày nay càng ngày càng tốt đẹp hơn, đời sống dài
hơn, phương tiện tốt hơn; tức là con người thể hiện dùng
sức thần thông, Phật giáo cho là càng ngày càng xấu hơn,
tuổi thọ ít hơn cho đến khi Phật Di Lặc ra đời. Kính xin
Thầy giải thích?
Đáp:
Bây
giờ mình thấy xã hội trước mắt: khi chưa phát minh một
cái máy, phải cần 100 người làm việc để đủ một số
sản phẩm, khi phát minh một cái máy chỉ cần 3 người làm
việc thì sản xuất đủ một số sản phẩm, cho nên 97 người
thất nghiệp. Sản xuất đồ này tiêu thụ trong thị trường,
97 người thất nghiệp thì sự tiêu thụ bớt lại, vì họ
không có tiền. Nhưng đồ sản xuất lại tăng thêm, sức tiêu
thụ giảm bớt.
Đó
trở thành mâu thuẫn tương đối, phát minh máy móc nhiều
chừng nào thì thất nghiệp nhiều chừng nấy. Những người
thất nghiệp không có nghề chân chánh để sống, nên họ
phải làm nghề lường gạt để sống hay có khi làm loạn
trật tự xã hội. Những người có trách nhiệm giữ trật
tự cũng không giữ nổi.
Lại,
phát minh là tiện cho giao thông, mà bây giờ xe hơi nhiều quá
làm cho giao thông thường bị tắt nghẽn. Thống kê toàn nước
Mỹ mỗi ngày tai nạn xe hơi chết trên năm mươi mấy người,
bị thương chưa kể đến, sau này tai nạn có thể tăng lên
nữa.
Thuốc
men tiến bộ trị bệnh mau hết, nhưng các bệnh khác phát
triển còn nhanh hơn; dù dùng thuốc mới để trị cũng không
trị hết bệnh. Vì ở trong tương đối có lợi phải có hại,
tất cả tai họa do bộ óc làm chủ thì có ngã chấp, cái
gì tôi cũng phải hơn ông, nên giành giựt lợi ích của cá
nhân để thỏa mãn dục vọng của cá nhân.
Vì
vậy phải có sự xung đột đấu tranh với nhau, có hơn thua,
thắng bại. Bên thất bại có thể bị chết hay quyền lợi
tài sản tổn thất nặng nề, bên thắng lợi mặc dù khỏi
chết cũng phải bị thương, không tổn thất nặng cũng phải
tổn thất nhẹ. Bên thắng và bên thất bại, hai bên đều
bị tổn thất. Từ cá nhân, chủng tộc, quốc gia… thắng
và bại đều phải tổn hại từ sinh mạng cho đến tài sản,
mà khắp thế giới đều bị ảnh hưởng.
Khoa
học tiến bộ nhiều chừng nào thì vũ khí giết hại nhiều
chừng nấy, khoa học sản xuất để cho mình dùng thì có lợi.
Để đáp ứng dục vọng của mình, sản xuất ra nhiều vũ
khí tối tân bảo thủ quyền lợi của mình thì phải có sự
đấu tranh. Phật Thích Ca biết những lỗi đó là do bộ óc
chấp ngã. Hết ngã chấp thì khoa học tiến bộ đem lại hạnh
phúc cho con người chỉ có lợi không có hại. Nếu cho bộ
óc làm chủ điều khiển thì tai hại mãi mãi.