1. Tâm Ấn
Chư Phật
Bài
kệ của Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi truyền cho đệ tử Pháp
Hiền vào thế kỷ thứ 6 là bài kệ truyền dòng đầu tiên
của Thiền tông Việt Nam. Dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi đóng
góp rất lớn cho sự khai sinh triều Lý, cho đến đời thứ
12 với Thiền sư Vạn Hạnh thì triều Lý được thành lập
với sự lên ngôi của Lý Công Uẩn.
Cơ
duyên ngộ đạo của ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi được Thiền Uyển
Tập Anh chép lại như sau :
“Đời
Trần Đại Kiến thứ 6, năm Giáp Ngọ (574), Sư đến Trường
An. Gặp lúc Chu Võ Đế phá diệt Phật giáo, Sư muốn sang
đất Nghiệp. Bấy giờ đệ tam tổ Tăng Xán đi tỵ nạn,
mang y bát ở ẩn trong núi Tư Không. Sư đến gặp Tổ, thấy
cử chỉ phi phàm, trong lòng phát niềm kính mộ, bèn đến
trước mặt, chấp tay đứng ba lần. Tổ vẫn ngồi yên không
nói. Trong lúc đứng suy nghĩ, hoát nhiên như có chỗ đắc,
liền sụp lạy ba lạy. Tổ gật đầu ba cái mà thôi. Sư lùi
lại ba bước, thưa : “Đệ tử bấy lâu chưa có cơ hội,
xin hòa thượng đại từ bi, cho con theo hầu hạ hai bên.”
Tổ nói : “Ngươi nên mau về phương Nam giao tiếp, không nên
ở đây lâu.”
Đến
tháng 3 năm Canh Tý, Sư đến nước ta, dịch kinh Tổng trì,
một quyển.”
Như
thế, Thiền Tông đã truyền vào Việt Nam vào thời Tam tổ,
trước thời của ngài Lục tổ Huệ Năng và năm phái Thiền
về sau này.
Ở
trên sở dĩ nói bài kệ của Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi là
bài kệ truyền dòng không chỉ vì nó là bài kệ đầu tiên
từ một vị sơ tổ, mà chính vì nội dung nó chứa tất cả
tinh túy, ý nghĩa, sự nhìn thấy chân lý, tu hành và chứng
đắc chân lý của Thiền Tông. Hơn 200 năm sau, với Thiền
sư Vô Ngôn Thông, Thiền Việt Nam cũng có một bài kệ truyền
dòng tương tự như vậy.
Tất
cả những Thiền sư của dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi đều được
nuôi dưỡng bởi, tu hành trong và chứng ngộ được cái thực
tại – ở đây ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi gọi là tâm ấn chư
Phật – mà bài kệ ấy muốn chỉ ra, nhắn gửi và trao truyền,
cho đến chúng ta ngày nay. Bài kệ tâm ấn chư Phật đã được
nói ra cho chúng ta, một lần cho mãi mãi. Bài kệ ngài Tỳ
Ni Đa Lưu Chi nói cho đệ tử Pháp Hiền, thế hệ thứ nhất
dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, trước khi thị tịch là như
sau :
Phàm
tâm ấn chư Phật
Tất
không lừa dối
Tròn
đồng thái hư
Không
thiếu không dư,
Không
đi không đến
Chẳng
một chẳng khác
Chẳng
thường chẳng đoạn,
Vốn
không chỗ sanh
Cũng
không chỗ diệt
Cũng
chẳng lìa xa
Chẳng
không lìa xa,
Vì
đối vọng duyên
Mà
giả lập tên.
Bởi
thế chư Phật ba đời
Cũng
y[1}* như thế
Tổ
sư nhiều đời
Cũng
y như thế đắc
Ta
cũng y như thế đắc
Ngươi
cũng y như thế đắc
Cho
đến hữu tình vô tình
Cũng
y như thế đắc.
Vả
Tổ ta Xán công
Ấn
cho ta tâm đó
Bảo
ta mau về Nam giao tiếp
Không
nên ở lâu
Rồi
mới đến đây
Bèn
cùng ngươi gặp
Quả
hợp huyền ký
Ngươi
khéo giữ gìn
Giờ
ta đi đã đến.
* *
*
Tâm
ấn mà ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi muốn khai thị và truyền lại
cho đời sau ở đây là gì ? Đó là thực tại được nói
trong nhiều kinh điển. Nó là Pháp thân, là Tri Kiến Phật,
là Phật tánh mà chúng sanh đều có, là Thật tướng của
tất cả các pháp, là cái Bổn Lai Thanh Tịnh, là bản tánh
của tâm, là cái để Khai Thị Ngộ Nhập, là tánh Không…
Nhưng
điều quan trọng nhất không phải là những mô tả về Tâm
Ấn ấy : ‘tròn đầy thái hư, không thiếu không dư, không
đi không đến, không được không mất, chẳng một chẳng
khác…’ Điều quan trọng nhất không phải là Tâm Ấn ấy
không lệ thuộc không gian thời gian, mà chính bởi vì Tâm
Ấn ấy vốn ‘tròn đầy thái hư, không thiếu không dư, không
đi không đến, không được không mất…’ nghĩa là không
lệ thuộc thời gian và không gian mà sự kiện quan trọng nhất
là Nó đang hiện tiền trước mặt mỗi chúng ta. Như đức
Phật đã nói trong nhiều kinh, ở đây chỉ trích ra một câu
nói của đức Phật với ngài Tu Bồ Đề trong kinh Ma Ha Bát
Nhã Ba La Mật (phẩm Vô Tác và những phẩm khác) về điều
quan trọng nhất ấy :
Vì
dù Phật có ra đời hay không, thật tướng các pháp vẫn luôn
thường trụ không khác, vì pháp tướng pháp trụ pháp vị
thường trụ duy nhất một tướng chẳng sai chẳng mất vậy.
Tâm
ấn hay thực tại ấy là Pháp theo nghĩa tinh túy nhất của
từ này. Tâm ấn của chư Phật hay ‘thật tướng các pháp’
vẫn thường trụ chẳng sai chẳng mất như vậy. Tâm ấn của
chư Tổ vẫn ‘tự cổ thường nhiên’ như vậy. Thực tại
xưa nay vẫn như vậy, pháp nhĩ như thị, pháp vốn như vậy.
Bởi
vì nếu không như thế thì Thiền tông nói riêng và Phật giáo
nói chung có ăn nhằm gì đến mỗi chúng ta, khi mỗi chúng
ta hằng ngày phải kiếm sống, phải lo toan đủ chuyện, và
rộng ra cả xã hội, phải tăng trưởng kinh tế, bài trừ
những tệ nạn xã hội, phải sống trong một thế giới với
biết bao nhiêu vấn nạn của nó ? Và rồi mỗi người của
chúng ta phải giã từ thế giới ấy để đi theo cái chết
của riêng mình ? Nếu không như thế thì chẳng lẽ Thiền
tông, tinh túy của dòng sống tâm linh của đất nước chúng
ta, đời sống tâm linh của lịch sử chúng ta, lại chỉ dành
cho những người biết Hán-Nôm, những người hoài cổ và
chẳng có một ảnh hưởng nào vào sinh hoạt xã hội, vào
sự sống của con người, vào những đổi thay lớn lao trên
bề mặt của thời đại ? Trong khi đó, với Thiền sư Chân
Nguyên, một Thiền sư lỗi lạc thế kỷ 17, nghĩa là sau Tổ
Tỳ Ni Đa Lưu Chi hơn một ngàn năm, người làm hưng vượng
phái Thiền Trúc Lâm – một phái Thiền chú trọng đến đời
sống quốc gia đất nước – thì chúng ta thấy thực tại
Thiền, tâm ấn của Tỳ Ni Đa Lưu Chi hay là cái ‘chân không
vô tướng’ có ảnh hưởng như thế nào đến con người
và thế giới :
“Đó
là Chân Không vô tướng, là cha mẹ của trời đất muôn vật,
làm nền tảng cho thế giới sanh linh, suốt cả xưa nay chẳng
sanh chẳng diệt… Ẩn hiển cùng bày, sắc không chẳng hai,
trời đất muôn vật chỉ một thể nguyên thần, vô trụ vô
vi. Chợt lộ mặt thật xưa nay, lìa danh lìa tướng, mở toang
then chốt trên đảnh môn hướng thượng, đèn tâm của Phật,
Tổ truyền sáng mãi không cùng. Lúc hiển mà nói thì có tám
vạn pháp môn, khi mật mà ngộ, thì chỉ bốn mắt nhìn nhau.
Tôn
kính chúc rằng :
Quốc
gia vĩnh cửu, ngôi báu kim luân và trời đất trường tồn.
Phật
đạo không cùng, nối Tổ truyền Tông cùng Thứu Phong chẳng
mất.”
Thực
tại đó ảnh hưởng tới con người và xã hội, đơn giản
bởi vì khi con người sống không có nền tảng, mà chỉ trôi
dạt theo ảo tưởng và phiền não, nó chỉ làm rắc rối thêm
cho mình và cho người. Và khi xã hội hoạt động không có
nền tảng, mà chỉ chạy theo những mốt, những trào lưu,
nó làm sao tiến bộ cho đúng hướng để trở thành một xã
hội phát triển trong mọi mặt vật chất và tâm linh ?
* *
Tâm
ấn ấy, thực tại ấy vẫn như vậy trước mắt chúng ta,
bất chấp sự hưng vong của lịch sử, bất chấp sanh già
bệnh chết của mỗi chúng ta, bất chấp những cái thấy bị
biến dạng vì thành kiến, vì tham sân si của chúng ta. Bởi
vì, Nó thì ‘Trước trời trước đất vẫn trong trắng hoài’,
như lời Thiền sư Nhẫn Tế, vị Thiền sư Việt Nam vào nửa
đầu thế kỷ 20, đã đi học pháp ở Tây Tạng vào những
năm 30 của thế kỷ. Lại một dòng Thiền khác, từ một hướng
khác, được truyền vào ở một thời điểm khác, nhưng cũng
vẫn chỉ là một tâm ấn ấy, tâm ấn của chư Phật Tổ.
Như
người xưa nói, ‘Ngồi trong nồi cơm mà chết đói ê hề,
ở trong biển nước mà chết khát ê hề.’ Đức Phật đã
nói, ‘Tất cả chúng sanh đều có Tri Kiến Như Lai, thế mà
vì chạy theo vọng tưởng để oan uổng trôi lăn trong khổ
đau, sanh tử.’ Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi cũng nói :
Vốn
không chỗ sanh
Cũng
không chỗ diệt
Cũng
chẳng lìa xa
Chẳng
không lìa xa.
Tâm
ấn ấy, thực tại ấy chưa hề lìa xa chúng ta. Hơn thế nữa,
tất cả chúng ta từ vô thủy đến nay, dù khổ đau hay hạnh
phúc, dù đi đúng đường hay lạc đường, dù biết hay không
biết, dù suy nghĩ có lý hay suy nghĩ bậy bạ, dù lên cao hay
xuống thấp, dù sống nơi cõi Ta Bà này hay về Tịnh Độ…
tất cả đều không ra ngoài Cái Ấy. Tất cả chúng ta vẫn
hằng ở trong Cái Ấy, trong Thực Tại ấy, trong Tâm Ấn ấy,
từ vô thủy đến vô chung. Bởi vì, ‘Tất cả chúng sanh
đều có Phật tánh’, tất cả chúng sanh đều là Phật tánh.
Đó mới là điều quan trọng nhất của Con Đường, của Thiền.
Nói theo ngôn ngữ của Đại thừa Ấn Độ và Tây Tạng, thực
tại tâm ấn ấy là Nền Tảng của Thiền, Con Đường của
Thiền và Quả của Thiền. Thực tại ấy là cái Thấy (tri
kiến) của Thiền, Thiền Định của Thiền và Hạnh của Thiền.
Không
có sự cứu độ nào bằng khi biết rằng chúng ta vẫn đang
ở trong Thực Tại ấy, dù chúng ta có chú ý đến điều đó
hay không, dù chúng ta nói hay hoặc nói dở, dù chúng ta nói
hoặc nín, dù chúng ta làm hay không làm, dù chúng ta đi hay
đứng, dù chúng ta thức hay ngủ… Dù chúng ta nói một điều
gì, sai hay đúng, cũng không ra ngoài Cái Ấy, cũng vẫn là
Cái Ấy, dù chúng ta có văn minh hay cổ điển, dù chúng ta
mở mắt hay nhắm mắt, tinh tấn hay giải đãi, vô minh hay
hết vô minh… chúng ta cũng không ra ngoài Cái Ấy, cũng vẫn
là Cái Ấy, vô thủy vô chung.
Bởi
thế chư Phật ba đời
Cũng
y như thế
Tổ
sư nhiều đời
Cũng
y như thế đắc
Ta
cũng y như thế đắc
Ngươi
cũng y như thế đắc
Cho
đến hữu tình vô tình
Cũng
y như thế đắc.
Có
cái gì có thể ra ngoài cái Như Thế này đâu ? Có một hành
động nào của thân, khẩu, ý có thể lọt ra ngoài cái Như
Thế này đâu ? Tin được như vậy, thấu hiểu được như
vậy, sống trong mọi mặt của sự sống mình được như vậy,
gọi là (chỉ ‘gọi là’, bởi vì ‘vì đối vọng duyên,
mà giả lập tên’) sống Thiền. Và sống được như vậy
thì ‘cho đến hữu tình vô tình’ cũng đều vốn ở trong
Niết bàn, vốn đã thành Phật, vì xưa nay vẫn hằng ở trong
cái ‘Như Thế mà đắc’.
* *
*
Cho
nên chúng ta không ai có thể từ chối Tâm Ấn, từ chối Pháp,
từ chối Thiền, khi Nó vẫn muôn đời ở đó. Chúng ta có
thể lấy lý do tôi đang bận làm giàu, tôi đang bận tiến
vào thời đại thông tin, tôi đang lo cho những khám phá mới…,
chúng ta có lo hay không lo, có chánh niệm hay thất niệm, có
nhìn hay không nhìn, có biết hay không biết, Nó vẫn ở đó,
bao trùm lấy toàn bộ cuộc đời của chúng ta. Từ chối Tâm
Ấn, từ chối Pháp, quay lưng với Thực Tại, chúng ta chỉ
càng lúc làm hạn hẹp cuộc đời mình, càng lúc càng kẹt
nghẽn trong thời gian và không gian hữu hạn, càng điên đảo
trong một thế giới vọng tưởng do mình phân chia lắp ghép
và ‘tự mua bán lấy’. Còn Pháp thì chẳng hề hấn gì bởi
thế giới loạn thần của chúng ta, chẳng tương can gì đến
cuộc đời và thái độ của chúng ta, nó muôn đời ở đó,
dù chư Phật có ra đời hay không, có thuyết pháp hay không.
“Vâng,
tôi thấy hình như điều đó đúng. Bởi vì từ gần hai ngàn
năm nay, các Thiền sư trong các dòng Thiền khác nhau đều ‘như
cùng một miệng, nói cùng một lời’ về Thực Tại ấy,
về Tâm Ấn ấy. Thế thì tại sao người ta vẫn không biết
đến Thực Tại ấy, để sống trong Nó để có hạnh phúc
thật sự và bình an toại nguyện thật sự, để có Nền Tảng,
Con Đường và Quả cho cuộc đời phù du của mình ?” Bởi
thế, đó chính là nhiệm vụ của các Thiền sư từng thế
hệ, của các Phật tử đang đồng hành với con người và
thời đại của họ. Bởi thế mà có cái được đặt tên
là Thiền, ‘vì đối vọng duyên mà giả lập tên’ : vì
có sự mê mờ không thấy được cái thật của chính mình
trong khi mình vẫn là cái đó, đây là một nhân duyên hư vọng
(vọng duyên) cho nên có cái gọi là Thiền tông (giả lập
tên) để Khai Thị Ngộ Nhập cho người. Nhưng dù có làm việc
Khai Thị Ngộ Nhập này, dù đó là công việc công đức nhất,
thì đó cũng chỉ là ở về mặt chân lý tương đối mà nói.
Ở trong chân lý tuyệt đối, việc làm công đức ấy cũng
chỉ là giả lập, vì mỗi người đều có Phật tánh, có
ai đem Phật tánh cho ai đâu.
Bởi
thế chúng ta chớ lầm mà nghĩ rằng Phật tánh, Tâm là cái
gì mà vị Thầy nào ban cho chúng ta. Mỗi chúng ta đều có
sẵn Tâm, chỉ là chúng ta không nhận biết nó do mãi chạy
theo các tư tưởng, nhớ nghĩ, khi có khi không ; chúng ta không
thấy nó là đời sống thật của mình, sử dụng nó sai lầm
để rồi cuộc đời chỉ là sự trôi dạt theo vọng tưởng
triền miên, nắm bắt hoa đốm không dứt. Vị Thầy không
ban cho chúng ta cái đó, vị Thầy chỉ ‘ấn’ lại ‘tâm’
ta cho đúng, nghĩa là đưa nó nhìn thấy lại bản tánh của
chính nó, để cho nó không còn sai lầm, hoạt động theo cách
bị ràng buộc trong những trò chơi thêu dệt vẽ vời của
chính nó. Khi tâm nhìn ra ‘bộ mặt thật’ của nó, nhìn
ra ‘bản tánh’ của nó, toàn bộ vận hành tạo ra tư tưởng
của nó sẽ thay đổi : thay vì sự vận hành để tạo ra khổ
đau sanh tử, thì đây là sự vận hành trong giải thoát, tự
do. Và như vậy tâm phát huy đầy đủ khả năng diệu dụng
của nó.
Không
ai cho chúng ta tâm cả, sự thật này là ‘dân chủ’ tuyệt
đối, nếu nói theo chữ nghĩa ngày nay. Chỉ là chúng ta vẫn
sống trên đất tâm mà chúng ta không biết, không biết làm
gì, và có làm gì là do phiền não xui khiến, nên chúng ta không
thấy nó, không biết nó, không sống được với nó. Công
sức của vị Thầy ‘ấn cho ta tâm đó’ không có nghĩa là
ban cho chúng ta tâm đó, mà ấn định, xác định, gom nó lại
vào trong thực chất của nó, trong cái ấn của chính nó, không
cho nó vương vãi. Như thế vị Thầy chỉ ra cho chúng ta tâm
thật sự là gì, ấn định cho cốt lõi tinh túy của đời
sống của chúng ta là gì ; khi chúng ta đã được ấn định,
xác định cái thật từ bao đời nay vẫn là nền tảng của
cuộc sống chúng ta thì có dại gì mà chúng ta không sống
với tâm ấy, muôn đời mãn kiếp. Khi đã tự mình xác định,
xác quyết tâm ấy rồi, chúng ta sống với tâm ấy, với toàn
thể thực tại của nó, toàn thể hoạt dụng của nó, đó
gọi là ‘ngươi khéo giữ gìn’.
Cho
nên Thiền (hay thực tại) là muôn đời xưa cũ và muôn đời
mới mẻ, trẻ trung. Muôn đời xưa cũ vì nó đã có từ trước
khi chúng ta tự nhận mình là một cá thể tách lìa với toàn
thể để đi mãi trong cuộc sống chết luân hồi và nó vẫn
là chúng ta trong suốt cuộc hành trình lang thang đơn độc
không biết khi nào chấm dứt ấy. Muôn đời vẫn mới vì
nó là không gian và thời gian vô tận cho bất kỳ một biến
cố nào, bất kỳ một xuất hiện phát minh nào của lịch
sử. Hơn thế nữa, muôn đời vẫn mới vì nó không có chỗ
trụ, nghĩa là không có sự cứng đọng và già chết. Trong
nó không có một tiến trình sanh trụ dị diệt thô sơ, một
tiến trình sanh để rồi tiếp theo một tiến trình chết.
Trong nó mỗi khoảnh khắc là vô hạn cái sanh và vô hạn cái
diệt, nghĩa là không có một cái diệt tách biệt với một
cái sanh, một cái chết tách biệt với một cái sống. Trong
ánh sáng của tâm tất cả đều chết đi và sống lại trong
khoảnh khắc. Khi không có cái diệt, cái chết tách biệt với
cái sanh, cái sống, thì cái diệt, cái chết theo nghĩa thường
tình không còn nữa.
Đó
là cái Toàn Thể hay cái Thực Tại mà Thiền đề nghị với
mỗi chúng ta.
2. Tâm Ấn
: Thực Tại Thanh Tịnh Bản Nhiên
Khoảng
300 năm sau Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Thiền sư Vô Ngôn Thông người
Việt Nam đắc pháp với Tổ Bách Trượng ở Trung Hoa và lập
ra dòng Thiền thứ hai của Việt Nam. Ngài nói với đệ tử
Cảm Thành, thế hệ thứ nhất dòng Thiền Vô Ngôn Thông rằng
:
“Xưa
đức Thế Tôn vì một nhân duyên lớn mà xuất hiện ở đời,
duyên giáo hóa xong, ngài vào Niết bàn. Chân tâm vi diệu này
gọi là Chánh pháp nhãn tạng, thật tướng vô tướng, tam
muội pháp môn, tự ngài trao truyền cho đệ tử là tôn giả
Ma Ha Ca Diếp làm sơ tổ, đời đời truyền nhau, đến tổ
Đạt Ma từ Ấn Độ sang, trải bao nguy hiểm, để truyền
pháp này cho đến Lục tổ Tào Khê, đắc pháp nơi Ngũ tổ.
Khi Tổ Đạt Ma mới đến, vì người đời chưa tin, nên lấy
việc truyền y để làm rõ việc đắc pháp. Nay đức tin đã
chín muồi, thì y bát là đầu mối của tranh chấp. Ngũ tổ
dặn : “Phải dừng lại ở nơi ông, không nên truyền nữa.”
Từ đó lấy tâm truyền tâm, không truyền y bát…
Ta
nhờ ở Bách Trượng mà đắc tâm pháp đó. Đã lâu nghe phương
này, hâm mộ Đại thừa cũng nhiều, nên ta về Nam để tìm
thiện tri thức. Nay gặp được ngươi, ấy bởi duyên xưa.
Hãy lắng nghe ta nói kệ :
Các
nơi đồn đãi
Dối
tự rao truyền
Rằng
thủy tổ ta
Gốc
từ Tây thiên
Truyền
pháp nhãn tạng
Gọi
đó là Thiền
Một
hoa năm cánh
Hạt
giống liên miên
Ngầm
hợp lời mật
Muôn
ngàn có duyên
Đều
gọi tâm tông
Thanh
tịnh bản nhiên.
Tây
thiên cõi này
Cõi
này Tây thiên
Xưa
nay nhật nguyệt
Xưa
nay sơn xuyên (núi sông)
Chạm,
tô thành trệ
Phật,
Tổ thành oan
Sai
nó mảy may
Mất
nó trăm ngàn
Ngươi
khéo quan sát
Chớ
lừa cháu con
Dẫu
có hỏi ta
Ta
vốn Vô Ngôn.
Nghe
xong lời đó, Sư (Cảm Thành) liền lãnh ngộ.
Có
vị tăng đến hỏi Sư : Thế nào là Phật ?
Sư
đáp : Khắp tất cả chỗ.
Lại
hỏi : Thế nào là Phật tâm ?
Sư
đáp : Chẳng từng che dấu.
Lại
hỏi : Người học không hiểu.
Sư
nói : Lầm qua rồi vậy.”
* *
*
Tại
sao lại : ‘Các nơi đồn đãi, dối tự rao truyền’ ? Chẳng
phải trước đó ngài Vô Ngôn Thông đã thuật lại cho Cảm
Thành về lịch sử trao truyền của Thiền tông cho đến ngài
là tổ thứ mười kể từ Bồ Đề Đạt Ma đó sao ? Chẳng
phải Tổ Đạt Ma ‘gốc từ Tây thiên, truyền pháp nhãn tạng,
gọi đó là Thiền, một hoa năm cánh, hạt giống liên miên’
là một sự thật lịch sử đó sao ? Tại sao ngài Vô Ngôn
Thông lại cho rằng chuyện đó chỉ là chuyện đồn đãi hư
vọng (vọng tự huyên truyền) ?
Đứng
về mặt sự thật hay chân lý tương đối (tục đế) thì
tạm nói là có sự trao truyền xảy ra trong dòng lịch sử.
Nhưng đứng về mặt sự thật tuyệt đối, tâm ấn (mà ở
đây ngài Vô Ngôn Thông gọi là ‘pháp đó’ hay ‘chánh pháp
nhãn tạng’) đâu phải là một vật để có thể trao truyền
từ vị này sang vị khác, và sự trao truyền đó đâu phải
là một sự việc lập đi lập lại xảy ra trong thời gian.
Tâm ấn đó, pháp đó ‘gọi là chánh pháp nhãn tạng,
thật tướng vô tướng’ vốn hằng hằng trước mắt,
đâu phải là một vật để trao truyền, đâu thuộc ngôn ngữ
định danh phân biệt để có thể nói là có người trao và
người nhận, có hành động trao nhận diễn tiến theo thời
gian. Tâm ấn đó, cái thật tướng vô tướng đó chỉ có
thể ‘khai thị’ thì đúng hơn là ‘trao truyền’. Cái ‘khắp
tất cả chỗ’, cái ‘chẳng từng che dấu’ há đâu
phải là một vật để có thể chuyển giao theo dòng lịch
sử.
Chính
vì cho chuyện đó là sự đồn đãi hư vọng mà ngài Vô Ngôn
Thông đưa đệ tử Cảm Thành từ sự thật tương đối vào
sự thật tuyệt đối. Và do đó mà Sư Cảm Thành ‘lãnh ngộ’,
thấu hiểu ra được sự thật tuyệt đối tức là tâm ấn
này.
Nhưng
nếu Thiền sư Cảm Thành biết ơn ngài Vô Ngôn Thông bao nhiêu,
thì chúng ta, những kẻ sống sau Sư hơn ngàn năm cũng biết
ơn ngài không kém. Biết ơn vì ít ra chúng ta cũng được ngài
Vô Ngôn Thông bốc lên khỏi những thăng trầm mai một của
lịch sử khiến chúng ta có thể tin được rằng cái thực
tại ấy vẫn thường trụ với mỗi chúng ta. Cái ‘khắp
tất cả chỗ, chẳng từng che dấu’ ấy vẫn không bị những
chuyển dời của lịch sử mà đã đi khỏi mất với chúng
ta. Nó đã không vì lịch sử điêu tàn mà hao mòn già cỗi,
cũng không vì tiến bộ, phát triển mà tăng thêm trẻ trung,
đẹp đẽ. Nó vẫn có đó, ở ‘khắp tất cả chỗ’
và ‘chẳng từng che dấu’ với mỗi chúng ta. Nó vẫn chờ
đó – sự chờ đợi của vĩnh cửu – đến một lúc nào,
có một vị nào sẽ chỉ thẳng nó cho chúng ta như ngày xưa
tổ tiên chúng ta đã làm thế. Hay một lúc nào, những che
chướng (phiền não chướng và sở tri chướng) của chúng
ta mỏng bớt, tự thân chúng ta sẽ thấy nó. Nhưng hiện giờ,
bất chấp những che chướng tạm thời và tự tạo của chúng
ta, nó vẫn không hề che dấu, ngăn ngại chúng ta, nó vẫn
có đó trước mắt chúng ta, bởi vì nó ‘khắp tất
cả chỗ và chẳng từng che dấu’.
* *
*
Những
người ‘có duyên’ với nó, nghĩa là đã tiếp xúc, đã
tương ưng với nó ‘đều gọi’ đó là ‘tâm tông’. Tâm
tông là gì ? Tâm ở đây là bản tánh của tâm, thực tại
tối hậu nơi mỗi chúng ta, và khi chúng ta kinh nghiệm được
Tâm này thì tất cả vũ trụ đều là Tâm. Thí như tất cả
vũ trụ làm bằng cùng một chất là vàng, thế thì khi chúng
ta thể nghiệm được chất vàng đồng nhất trong tất cả
này, chúng ta thấy toàn thể thế giới là vàng ròng. Không
còn sự phân biệt ta người, đây kia, tốt xấu, thích ghét…
do đó mà không còn phiền não, do đó mà an vui. Chúng ta là
vàng, nghĩa là chúng ta là tất cả, và vàng đó ‘khắp
tất cả chỗ’ nên vàng không hạn cuộc vào một chỗ
nào, không vì một chỗ nào, một hiện tượng nào sanh diệt
mà vàng sanh diệt theo, do đó mà giải thoát. Vàng là tất
cả, nhưng vàng không riêng là một vật gì cả.
Thực
tại đó thì ‘thanh tịnh bản nhiên’, nghĩa là
nó chưa từng bị ô nhiễm bởi những phiền não của chúng
ta, chưa từng bị ô nhiễm bởi thế giới tạo thành bằng
không gian hạn hẹp, chia cắt và thời gian một chiều bó buộc
của chúng ta. Nó vẫn hằng hằng như vậy và bởi vì hằng
hằng thanh tịnh như vậy, nó luôn luôn mới mẻ, trẻ trung,
sung mãn. (Chỉ những cái gì nhiễm ô, đóng khung chết cứng
trong tâm, những cái ấy mới nằm trong phạm trù cũ.) Khi chứng
ngộ được thực tại đó, chúng ta mới thấy mình chưa từng
nhiễm ô, chưa từng có một tư tưởng nào sanh khởi và lưu
lại, chưa từng có một ngày bì bõm trong sanh tử, hay nói
theo kinh Viên Giác, “mới hay sanh tử Niết bàn chỉ là giấc
mộng hôm qua”.
Đứng
trong thực tại, nghĩa là ở trong cái ‘thanh tịnh bản
nhiên’ này, trong ‘chánh pháp nhãn tạng’
này, mới thấy những sự đến đi, những sự truyền vào,
nối tiếp hay đứt đoạn, những sự kiện lịch sử ‘gốc
tự Tây thiên, truyền pháp nhãn tạng’… đều chỉ là mộng
huyễn bọt ảnh, ‘dối tự rao truyền’. Bởi vì xưa nay
đều gồm đủ trong đó, Tây thiên hay Đông thiên đều gồm
đủ trong đó, một hoa năm cánh (không phải riêng quốc độ
nào) đều gồm đủ trong đó, tất cả không gian đều gồm
đủ trong đó, tất cả thời gian đều gồm đủ trong đó
:
Thanh
tịnh bản nhiên
Tây
thiên cõi này
Cõi
này Tây thiên
Xưa
nay nhật nguyệt
Xưa
nay sơn xuyên
Thiền
chỉ là chứng ngộ cho được cái hiện tại vĩnh cửu rõ
ràng trước mắt này mà thôi vậy.
* *
*
Bởi
vì thực tại vốn thanh tịnh như vậy (thanh tịnh bản nhiên),
nó không cần tư tưởng của chúng ta nâng đỡ, tô vẽ, thêm
bớt gì cho nó cả. Trái lại càng xúc chạm đến nó, càng
tô điểm cho nó bằng những ý niệm thì cái thấy nguyên sơ
của chúng ta về nó lại càng méo mó, hư giả, ngưng đọng,
vướng mắc. Ở mức độ cao hơn, nó không cần quán tưởng,
định tâm gì với nó cả. Quán tưởng, tập trung chỉ làm
cho nó ngưng đọng, vướng mắc. Tất cả những tạo tác của
tâm thức chỉ tạo thêm những màn che, những méo mó giả
tạo giữa chúng ta và Nó. Đây là điều mà câu nói, ‘Ngay
trên cái nhìn thấy trần trụi mà giải thoát’, hay
câu kinh trong kinh Kim Cương ‘thấy các tướng chẳng
phải tướng tức thấy Như Lai’ diễn tả.
Nếu
xúc chạm, tô điểm, tạo tác với Nó, những cái trung gian
vô ích đó sẽ làm cho Pháp méo mó, và do đó mà hiểu lầm
cái mà Phật, Tổ muốn chỉ bày : ‘Phật, Tổ thành oan’.
Nói có Pháp (để ý chữ Pháp ở đây viết hoa) để tu, có
Pháp để chứng đó là nói oan cho Phật, Tổ. Cái không sanh
diệt vốn là không sanh diệt. Nó chẳng dính dáng gì đến
những cái sanh diệt. Thế mà khởi lên tư tưởng tu, tu thế
này tu thế nọ, rồi cho cái không sanh diệt là cái này cái
nọ, kết quả của cái này cái nọ. Tất cả những tư tưởng
khởi diệt đó chẳng tạo ra được cái vốn vô sanh, trái
lại chỉ đưa hành giả vào trong rừng rậm của sanh diệt.
Cái gì có sanh, cái đó phải diệt. Cái không sanh diệt thì
cần gì phải có tư tưởng nào sanh, phương pháp nào sanh để
rồi những thứ ấy sẽ diệt ? Nếu ở nơi sanh diệt mà tu,
thì những cái sanh diệt chỉ có ý nghĩa : cái gì đã hư vọng
sanh, phải đưa chúng về diệt ; cái gì sanh diệt đã hư vọng
sanh, phải “tu” cho chúng thành tịch diệt để cái không
sanh diệt lộ bày. Nếu cứ tạo tác trong sanh diệt để làm
ra cái không sanh diệt, đó là : “Sai Nó mảy may, mất
Nó trăm ngàn”.
* *
*
Thực
tại không thể làm ra, chỉ có thể quán sát Nó, thấy Nó.
Ở đây bài kệ cho chúng ta thấy cách thực hành của Thiền
sau khi ngộ được thực tại : ‘ngươi khéo quán sát’.
Công thức ‘khéo tự hộ trì’ là một câu nói thường thấy
của các Thiền sư dặn dò đệ tử sau khi đã ngộ được
Tâm. ‘Khéo tự hộ trì’ hay ‘Ngươi khéo quán
sát’ nói lên một điều : sau khi đã thấy được Nó, công
việc còn lại không phải là thêm thắt gì vào Nó, mà cứ
để nó nguyên trạng, không làm nó biến dạng bởi những
tư tưởng ý niệm của mình, và khéo léo hộ trì Nó, quán
sát Nó. ‘Ngươi khéo quán sát’ nghĩa là hãy thường thấy
Nó. Và ở đây chúng ta thấy vẫn là một nguyên lý của đạo
Phật : chúng ta thấy cái gì thì chúng ta là cái đó. Chúng
ta thường thấy cái gì thì chúng ta thường là cái đó.
Nếu
như trong một niệm chúng ta tương ưng được với Nó (nhất
niệm tương ưng) thì sau đó bèn là “niệm niệm tương ưng”
cho đến khi nó hoàn toàn tự tại, thoát khỏi mọi che chướng
do chúng ta tạo ra mà hiển lộ toàn vẹn. Công phu sau ngộ
chỉ là khéo hộ trì, khéo quán sát, thường thấy này.
Nếu
ngộ chính là cái Thấy, thấy được Nền Tảng không có tự
tánh hay Thật Tánh của tất cả các pháp (hiện tượng) thì
Con Đường là hộ trì cái Thấy này, hộ trì nền tảng này,
và Quả chính là cái Thấy đó đã thanh tịnh và mở suốt
trọn vẹn, Nền Tảng đó đã hiển lộ trọn vẹn. Như vậy,
Con Đường và Quả đều nằm trọn trong cái Thấy, cái Nền
Tảng. Nhưng vì nghiệp che chướng và cản trở của chúng
ta mà rất ít người trong nhân loại có thể chứng đắc cái
Thấy, Con Đường và Quả trong một lần, mặc dù chúng rốt
ráo chỉ là một. Thế nên trong mức độ chung, bình thường,
chúng ta chia ra làm ba : cái Thấy (Nền Tảng), Con Đường (Thiền
Định) và Quả. Thiền định hay tham thiền ở đây là khéo
tự hộ trì, khéo quán sát, thường thấy vậy. Tóm lại, một
khi đã thấy hay nhận biết hay xác quyết Nền Tảng, tất
cả sự tu hành, sinh hoạt của chúng ta đều dựa trên Nền
Tảng hay cái thấy này, và chính là sống trong Nền Tảng hay
cái Thấy này mà cuộc đời chúng ta nở hoa, kết quả.
Nếu
khéo quán sát, nếu không lìa khỏi Nền Tảng này – đây
là sự tu hành – chúng ta mới khỏi ‘chớ lừa cháu con’.
Và kết thúc bài kệ Thiền sư Vô Ngôn Thông đã dùng chính
tên mình để chỉ thẳng thực tại :
Dẫu
có hỏi ta
Ta
vốn Vô Ngôn.
Thực
tại chính là sự tịch diệt của mọi tư tưởng, mọi hý
luận : sự im lặng tối hậu của tất cả danh tướng cho
mọi sự tùy ý biểu lộ tùy theo duyên nghiệp của chúng.
Đó là cái chúng ta gọi là giải thoát.
3. Giải
Thoát Sanh Tử
Khi
một trong những vấn đề chính của Phật giáo là giải thoát
khỏi sanh lão bệnh tử, hay nói gọn là sanh tử, thì Thiền
tông là một con đường của Phật giáo, chủ đề chính của
Thiền phải là giải thoát khỏi sanh tử.
Nguyên
nhân nào khiến có sanh tử ? Tại sao có sanh tử ?
Trong
Nói Rộng Về Bốn Núi (Phổ thuyết tứ sơn), tức là giảng
về bốn núi Sanh, Lão, Bệnh, Tử, vua Trần Thái Tông có bài
kệ về núi Sanh như sau :
Trời
đất nấu nung vạn tượng thành
Xưa
nay không móng cũng không manh
Chỉ
sai hữu niệm quên vô niệm
Liền
trái vô sanh nhận có sanh
Mũi
lưỡi đắm tham hương lẫn vị
Mắt
tai mờ mịt sắc cùng thanh
Lang
thang làm khách phong trần mãi
Ngày
cách quê hương muôn dặm trường.
(HT.
Thanh Từ dịch)
(Châu
tể luân đào vạn tượng thành
Bản
lai phi triệu hựu phi manh
Chỉ
sai hữu niệm vong vô niệm
Khước
bối vô sanh thọ hữu sanh
Tỵ
trước chư hương thiệt tham vị
Nhãn
manh chúng sắc nhĩ văn thanh
Vĩnh
vi lãng đãng phong trần khách
Nhật
viễn gia hương vạn lý trình.)
Sanh
mở đầu cho tiến trình sanh, lão, bệnh, tử. Nhưng sanh khởi
đầu bằng cái gì ? Đó là do tâm sanh vậy (tâm khởi đầu
tất cả các pháp, tâm làm chủ – kinh Pháp Cú). Thế giới
có đầy đủ muôn hình tượng, tùy theo nghiệp mà có hình
thể, có quá trình sanh trụ hoại diệt. Nhưng ở trong Nền
Tảng, chúng có đó mà thật là không, động đó mà thật
là không động. Trong thật tế hay thật tướng, trong cái bản
lai thì “không móng cũng không manh”, chưa từng có một hạt
bụi dấy lên, sóng chưa từng tách lìa khỏi nước. Kinh Pháp
Hoa nói : ‘Các pháp từ xưa nay, thường tự tịch diệt
tướng.’ Chỉ vì tâm động cho nên có thế giới chỉ
toàn là chuyển động, vì tâm phân biệt khởi lên nên có
thế giới phân chia. Vì tư tưởng phân biệt khởi lên nên
có thời gian cách biệt, không gian cách biệt.
Quá
trình sanh tử chỉ là quá trình của tâm chuyển động thành
tư tưởng phân biệt sai lầm. Nói theo Kinh, Luận thì chỉ
do ‘một niệm bất giác’, hoặc nói như ngài Trần Thái
Tông, chỉ vì sai khác một cái bèn có niệm và như vậy là
quên đi, lìa ngoài cái vô niệm. Chỉ một niệm sai khác bèn
lìa khỏi Nhất Tâm để xoay chuyển, khúc xạ thành muôn ngàn
thứ tâm, muôn ngàn sai biệt, muôn ngàn hình tướng, muôn ngàn
vọng tưởng. Chỉ một niệm sai khác ‘liền trái vô sanh
nhận có sanh’. Từ tâm sai khác một niệm, bèn có ý thức
phân biệt chia cắt, và rồi đi xa thêm trong việc sử dụng
lầm lạc các giác quan. Một khi đã lìa khỏi vô niệm, vốn
là bản tánh của tâm, vốn là thực tại nền tảng, lạc
vào trong bộ máy nghiệp của tư tưởng và tri giác giác quan,
thì mỗi ngày mỗi cách xa quê nhà, tức là thực tại ‘xưa
nay không móng cũng không manh’ vốn hằng hằng vô niệm,
nghĩa là không bị vọng niệm làm ô nhiễm. Và bởi vì ‘xưa
nay không móng cũng không manh’ cho nên xưa nay không lìa khỏi
đương niệm, nghĩa là vẫn muôn đời trước mắt.
Như
thế, Thiền tông cũng như những tông phái khác của đạo
Phật, cho rằng khổ (sanh tử) và nguyên nhân của khổ chỉ
là tâm sai lầm. Sanh tử khổ đau này không ai tạo ra cả,
chỉ do chính mỗi chúng ta mà thôi, chỉ do chúng ta tự làm
biến dạng tâm nguyên sơ của mình để thành trùng trùng vọng
tưởng phân biệt. Có điều Thiền luôn luôn nhấn mạnh là
chúng ta không lạc xa đến ‘vạn dặm trường’ mà chúng
ta lạc ngay trên đất thật mà mỗi chúng ta đang đứng, lạc
ngay trên tâm địa của chúng ta. Chúng ta không cách xa quê
nhà đến muôn ngàn dặm, mà chúng ta ‘xưa nay’
vẫn ở quê nhà, có điều vọng tưởng vô tình và cố tình
làm cho chúng ta lạc lõng không thấy, không nhận biết điều
đó mà thôi. Tất cả chúng sanh luôn luôn ở trong Niết bàn
của chư Phật. Có điều chúng sanh chúng ta luôn luôn chuyển
hóa Niết bàn thành sanh tử bằng cái thấy sai lầm của mình,
còn các Bồ tát thì chuyển hóa sanh tử thành Niết bàn cũng
bằng cái thấy đúng của cácvị. Có lẽ chính vì quá gần
như vậy cho nên Thiền tự nhận là Đốn giáo.
Thế
thì giải thoát sanh tử chỉ là xóa bỏ, điều chỉnh sự
sai khác của tâm. Tâm đã sai khác thì vặn nó về chỗ cũ
của nó, chỗ bổn lai xưa nay của nó. Đưa tâm trở lại nguyên
vị chưa méo mó của nó thì thấy ngay thực tại : ‘Pháp
ấy trụ pháp vị, thế gian tướng thường trụ’ (Kinh
Pháp Hoa). Nó có trái đi mà nhận có sanh thì đưa nó về chỗ
không trái của nó, chỗ vô sanh của nó, chỗ bản tánh vô
sanh của nó. Đã lỡ ‘dụi mắt thấy quái’ (xem hai bài
tụng của Thượng sĩ Huệ Trung và vua Trần Thánh Tông đối
đáp với nhau) thì thôi dụi đi, để cho mắt trở lại trạng
thái cũ mà thấy ‘rỡ ràng thường tự tại’
(minh minh thường tự tại).
* *
*
Ở
một phương diện khác, chúng ta thấy rằng các Thiền sư Việt
Nam thường đi thẳng vào vấn đề sanh tử và tìm ra giải
đáp ở chính trong đó. Mặc dù giải đáp là chung, nhưng mỗi
người tùy theo cá nhân, cơ cấu tâm sinh lý đặc thù của
mình mà có một lối tiếp cận riêng.
“Vân
Phong hỏi thầy mình là Thiền sư Thiện Hội : Khi sống chết
đến làm sao tránh khỏi ?
Sư
đáp : Hãy nắm lấy chỗ không sống chết mà tránh.
Hỏi
: Thế nào là chỗ không sống chết ?