Giải
thích đề kinh:
-Đại
là siêu việt số lượng.
-Phật
đảnh là đỉnh đầu Phật, gọi là vô kiến đỉnh (không
thấy). Tại sao? Vì Phật đỉnh khắp không gian. Trong
công án Phật Thích Ca nói lấy thước đo 1 trượng 6 không
thấy đỉnh, đo cao cho tới trời Phạm Thiên cũng không thấy
đỉnh.
-Thủ
Lăng Nghiêm dịch là cứu kính kiên cố rốt ráo không lay động,
không biến hoại (tồn tại vĩnh viễn không sinh diệt, cùng
khắp thời gian). Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm cũng gọi
là Phật tánh (tự tánh) khắp không gian và thời gian, nên
gọi là thật tướng. Khắp không gian không khứ lai gọi là
Như Lai. Khắp thời gian không sinh diệt gọi là Niết Bàn.
-Kinh
là thông thường (thấu qua tất cả pháp từ xưa đến nay).
Chánh
văn:
Lời
dịch giả
Tiếng
Hán có văn ngôn và bạch thoại: Văn ngôn đời xưa quá súc
tích, thường hay có ý mà chẳng có lời. Người xưa nói:
"Đọc chỗ chẳng có chữ" là vậy. Chúng tôi gặp những trường
hợp này thì thêm lời vào để sáng tỏ ý nghĩa ẩn trong
văn. Những danh từ tiếng Hán mà tiếng Việt ít dùng, lại
không thể dịch ra tiếng Việt thì chúng tôi ghi chuù, còn
những nghĩa lý thâm sâu khó hiểu thì chúng tôi lược giải
thêm.
Chúng
tôi muốn tránh chỗ tối nghĩa, để cho người đọc dễ hiểu,
nên chẳng chú ý đến sự trau chuốt lời văn, xin độc giả
từ bi hoan hỉ cho.
Thích
Duy Lực
Giảng
giải:
Kinh
Thủ Lăng Nghiêm dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán, vào
nhà Đường ở Trung Quốc do sa môn Bát La Mật Đế người
Ấn Độâ dịch nghĩa và sa môn Di Dà Thích Ca ở nước Tu
Trường, thuộc miền tây bắcTrung Quốc dịch lời.
Bộ
kinh này ở trong Hoàng cung dân tộc Rồng không cho ai lấy đi
chỗ khác, vì thế sa môn Bát La Mật Đế đành phải biên
chữ thật nhỏ bỏ trong bắp thịt chân khâu lại rồi mang
qua Trung Quốc. Khi lấy ra thì thấy các chữ bị máu làm mờ,
vợ Phồn Dung chỉ cách làm rõ chữ, bằng cách lấy sữa người
để rửa rồi dịch ra.
Văn
chương của Thừa tướng Phồn Dung rất hay. Đời sau Lương
Khải Siêu cho kinh ông dịch là thiên ngụy, nhưng sự thật
không thể cho là ngụy được. Thời xưa viết kinh sách trên
thẻ tre vì không có giấy, nên kinh sách họ học để đầy
nhà. Vì vậy dùng văn tự rất súc tích, nhiều chỗ có ý
mà không lời, không những kinh Phật mà sách thuốc và các
loại sách khác cũng có ý mà không lời.
Trường
hợp này, người Hán thành thạo chữ Hán đọc dễ hiểu,
người Việt ít biết chữ Hán nên đọc khó hiểu. Vì vậy,
tôi thêm lời vào chỗ có ý, chỗ nào cần thì ghi chú, còn
chỗ nào nghĩa lý thâm sâu phải lược giải thêm. Tôi là
người Hoa có nói ra thường có văn phạm tiếng Hán, vì thế
nhờ người Việt chấp bút ra văn phạm tiếng Việt, thật
ra vẫn còn văn phạm tiếng Hán người đọc cũng biết là
do người Hoa dịch.
Liên
Hệ:
Kinh
Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông, HT. Nhẫn Tế
Kinh
Thủ Lăng Nghiêm, HT. Thích Duy Lực
Tổng
Luận Kinh Lă ng Nghiêm Trưc Chỉ, HT. Thích Thiện Siêu
Pháp
Tu Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh, HT. Thích Huệ Hưng
Phép
Tu Lăng Nghiêm Ðại Ðịnh