|
.
KHẢO CHỨNG
MỚI VỀ CUỘC ĐỜI LỤC TỔ HUỆ NĂNG
Tâm
Hiếu (Lược theo báo Cam Lồ, Học viện Cửu Hoa Sơn, Trung
Quốc)
|
|
Sự
tích cuộc đời Ðại sư Huệ Năng - Lục tổ Thiền tông
Trung Quốc, là theo ghi chép trong quyển Lục tổ đàn
kinh (gọi tắt là Ðàn kinh) mà được lưu truyền, tất
cả những sử liệu, truyện ký liên quan Lục tổ cũng y cứ
từ quyển Ðàn kinh này. Bởi vì Lục tổ đàn kinh là quyển
độc nhất vô nhị.
Ai
ngờ, hơn một ngàn năm sau, quyển Tào Khê Ðại sư Biệt
truyện (gọi tắt là Biệt truyện) đã tuyệt tích ở
Trung Quốc lại được lưu truyền đến Nhật Bản, năm 1920
mới được Trung Quốc sao chép lại. Quyển sách này ghi chép
cuộc đời của Lục tổ có nhiều khác biệt với Lục tổ
đàn kinh, cũng là tư liệu quý giúp nghiên cứu về cuộc đời
Ðại sư Huệ Năng.
Về
Lục tổ đàn kinh hẳn ai cũng đã biết, nay xin trích dẫn
một đoạn trong Biệt truyện liên quan đến cuộc đời Ðại
sư Huệ Năng để đối chiếu.
Theo
Biệt truyện: Ðại sư Huệ Năng họ Lô, người Tân
Châu. Bố mẹ mất sớm, 3 tuổi đã mồ côi, có chí hướng
hơn người. Năm đó, Đại sư vân du đến Tào Khê, kết nghĩa
anh em với người trong thôn tên Lưu Chí Lược, lúc đó khoảng
30 tuổi. Lưu Chí Lược có người cô, xuất gia ở chùa Sơn
Giản, hiệu Vô Tận Tạng, thường tụng kinh Niết Bàn. Ban
ngày, Ðại sư cùng Lược làm lụng, tối đến nghe kinh, sáng
lại vì Vô Tận Tạng giải thích nghĩa kinh. Ni cô Vô Tận
Tạng lấy kinh cùng đọc, Ðại sư nói: Không biết chữ.
Ni tiếp lời: Không biết chữ, sao có thể giải thích
nghĩa của kinh? Ðại sư trả lời: Lý của Phật
tánh, không liên quan đến văn tự, Huệ Năng giải
nghĩa kinh cùng với không biết chữ có gì lạ? Mọi
người xung quanh nghe thấy, đều tán thán: Kiến giải như
đây, thiên cơ tự ngộ, không ai sánh bì, có thể xuất gia
ở chùa Bảo Lâm. Ðại sư ở đây tu trì 3 năm,... Lúc này,
có thiền sư Huệ Kỷ tụng Ðầu Ðà kinh, Đại sư nghe qua,
than rằng: Ý kinh như vậy, nay ta trụ không vào đâu?
Năm
thứ 5 niên hiệu Hàm Hanh, lúc Ðại sư 34 tuổi, Thiền sư
Huệ Kỷ cho biết: Tổ Hoằng Nhẫn đang khai pháp thiền ở
núi Hoàng Mai, Kỳ Châu, có thể đến đó tu học. Vào ngày
3 tháng Giêng năm đó, Ðại sư rời Thiệu Châu, hướng đến
Ðông Sơn, đi tìm Ngũ tổ Hoằng Nhẫn. Gặp được Ngũ tổ,
hỏi: Con đến đây làm gì? Huệ Năng trả lời:
Chỉ cầu làm Phật. Tổ hỏi tiếp: Con là
người xứ nào? Huệ Năng trả lời: Con là người
Tân Châu, Lãnh Nam. Tổ lại hỏi: Người Tân Châu,
Lãnh Nam, lẽ nào có thể làm Phật? Huệ Năng: Phật
tánh người Tân Châu, Lãnh Nam và Phật tánh của Hòa thượng
có gì sai biệt? Ngũ tổ không hỏi tiếp, có thể nói
tự thức Phật tánh, đốn ngộ Chân như, thật vi diệu. Bèn
dạy Huệ Năng vào bếp làm việc, hơn 8 tháng. Huệ Năng không
ngại gian khổ, bạn bè trêu đùa, không chút để lòng. Quên
thân vì đạo...
Ðêm
đến, Tổ gọi Huệ Năng vào phòng, hỏi: Con khi mới
đến, nói Phật tánh người Lãnh Nam của con và Phật tánh
của Hòa thượng không gì sai biệt, là ai dạy thế?
Huệ Năng trả lời: Phật tánh vô phân biệt, Hòa thượng
và con cũng vậy, cùng với tất cả chúng sanh đều đồng
nhất, theo căn cơ ẩn hiện mà thôi. Tổ hỏi: Phật
tánh vô hình, làm sao ẩn hiện? Huệ Năng đáp: Phật
tánh vô hình, ngộ tức hiện, mê tức ẩn. Lúc này,
Tăng chúng vây quanh nghe hai thầy trò luận nghĩa Phật tánh,
Tổ biết mọi người không hiểu, bèn lệnh cho giải tán.
Ngũ tổ nói với Huệ Năng: Ta nay muốn từ tạ, Chánh
pháp Nhãn tạng xin giao phó cho con, con nhớ giữ gìn, đừng
để đoạn tuyệt. Ngũ tổ nói với Huệ Năng: Con
mau đi, Ta sẽ đưa tiễn. Ðưa đến trạm Cửu Giang,
Kỳ Châu…
So
sánh giữa Biệt truyện và Lục tổ đàn kinh
có nhiều sai biệt, cụ thể như sau:
1.
Huệ Năng mất cha mẹ từ nhỏ, có chí hướng hơn người.
Hơn nữa, là một người tu hành quy y cửa Phật, đồng thời
xuất gia ở chùa Bảo Lâm, ở Tào Khê 3 năm. Hoàn toàn không
có làm nghề tiều phu, bán củi để nuôi mẹ.
2.
Mục đích của Huệ Năng đến Tào Khê là để tham học, nghe
theo chỉ điểm Thiền sư Huệ Kỷ, đến nơi Hoàng Mai học
pháp lúc ngài 34 tuổi. Không phải trên đường bán củi,
nghe khách tụng kinh Kim Cang mà ngộ, và đi đến núi Hoàng
Mai học pháp ở Tổ Hoàng Nhẫn, lúc 24 tuổi.
3.
Huệ Năng đến núi Hoàng Mai cầu pháp ở Tổ Hoằng Nhẫn.
Tổ hỏi: Con là người Tân Châu, Lãnh Nam, lẽ nào có thể
làm Phật? Huệ Năng hỏi lại: Phật tánh người Tân
Châu, Lãnh Nam và Phật tánh của Hòa thượng có gì sai biệt?
Ngũ tổ không hỏi tiếp.
Khác
với trong Lục tổ đàn kinh ghi chép: Tổ nói: Ngươi là
người Lãnh Nam, lại là dân man di, sao có thể thành Phật
được? Huệ Năng trả lời: Người tuy có Nam, Bắc
nhưng Phật tánh không có Nam, Bắc.
4.
Sau khi Huệ Năng trả lời những câu hỏi của Tổ Hoằng Nhẫn,
Tổ “bèn dạy Huệ Năng vào bếp làm việc, hơn 8 tháng”.
Khác với Ðàn kinh ghi: Căn tánh của người man di này
thật lanh lợi. Ngươi chớ nói nữa, hãy đi ra nhà sau và có
một người sai Huệ Năng bửa củi giã gạo...
5.
Ðêm, Tổ gọi Huệ Năng vào phòng, hỏi: Con khi mới đến,
nói Phật tánh người Lãnh Nam của con và Phật tánh của Hòa
thượng không gì sai biệt, là ai dạy thế? Ngài Huệ Năng
trả lời: Phật tánh vô phân biệt, Hòa thượng và con cũng
vậy, cùng với tất cả chúng sanh đều đồng nhất, theo căn
cơ ẩn hiện mà thôi. Tổ hỏi: Phật tánh vô hình, sao
gọi ẩn hiện? Huệ Năng đáp: Phật tánh vô hình, ngộ
tức hiện, mê tức ẩn. Không có tình tiết Huệ Năng
làm bài kệ “Bồ đề bổn vô thọ”.
6.
Thời gian Huệ Năng đến Tào Khê, là trước khi đến núi
Hoàng Mai học pháp, chớ không phải là thời gian sau
khi ngài ở Hoàng Mai học pháp.
Thông
qua cuộc đời của Lục tổ trong Biệt truyện và Lục tổ
đàn kinh, có thể thiết tưởng rằng: Sự tích cuộc đời
của Lục tổ được ghi chép trong Lục tổ đàn kinh, khiến
người có nhiều nghi vấn. Như, một tiều phu không biết chữ,
chưa từng nghe qua kinh pháp, đối với người khác tụng kinh
Kim Cang lại có thể lãnh ngộ dễ dàng; một người mới bước
chân vào đạo, làm việc bửa củi, giã gạo trong 8 tháng,
lại có thể xuất kệ “Bồ đề bổn vô thọ”, được
Ngũ tổ truyền y bát....
Từ
những nghi vấn này, chúng ta không khó nhìn ra tính chân thật
của Lục tổ đàn kinh. Có thể đoán định: Lục tổ đàn
kinh là do người sau sửa đổi, hình tượng của Lục tổ
được nâng cao đến trình độ thần cách hóa. Ðương nhiên,
không thể phủ nhận thiên chất của con người rất nhanh
nhẹn, ngộ và mê chỉ một giây, nhưng quyết không có Thánh
nhân biết trước, giác trước như vậy. Lục tổ đàn kinh
đề cao Lục tổ như vậy, là để “đáp ứng nhu cầu cảm
tình tôn giáo” mà tự biên tạo ra “truyền thuyết”. Tương
phản với điều này, Biệt truyện ghi chép về sự tích cuộc
đời của Lục tổ hết sức chân thật, giản dị. Huệ Năng
khi chưa đến Tào Khê, đã từng nghe giảng và học qua kinh
Niết Bàn, cho nên mới có thể vì Ni cô Vô Tận Tạng giải
thích nghĩa kinh. Lục tổ chưa nghe qua hạnh Ðầu đà, lúc
nghe Huệ Kỷ tụng kinh này, vội nói: “Ý kinh như vậy, nay
ta tọa không vào đâu? Ngài cảm thấy cần phải học yếu
chỉ của kinh này. Như vậy, ngài mới lên núi Hoàng Mai học
pháp với Ngũ tổ Hoằng Nhẫn.
Cuối
cùng chúng ta cần lưu ý đến thời gian sáng tác của Biệt
truyện, khảo chứng giá trị sử liệu của nó. Theo nghiên
cứu, Biệt truyện được một vị Tăng vô danh trước tác
vào năm thứ 2 niên hiệu Kiến Trung đời Ðường (781), là
sách chép tay lưu truyền ở khu vực Triết Giang. Khoảng 24
năm sau, cao tăng Nhật Bản, hiệu Tối Trừng (761- 822) đến
Trung Quốc học pháp vào năm thứ 20 niên hiệu Trinh Nguyên
đời Ðường (804), “bán vàng mua giấy” sao chép cả thảy
345 quyển gồm 128 bộ kinh điển Phật giáo. Sau đó, mang toàn
bộ những kinh sao chép này về Nhật Bản. Trong đó, có quyển
Tào Khê Ðại sư biệt truyện. Nhật Bản rất
trọng bộ Biệt truyện này, liệt vào Tục tạng của Nhật.
“Truyện” có dòng chữ “viết xong vào ngày 9 tháng 3 năm
19 niên hiệu Trinh Nguyên, Thiên Thai tông-Tối Trừng”, đóng
mộc chùa Tỷ Duệ. Năm 1920, khoảng 1.200 năm sau, từ Nhật
Bản, kinh này được sao chép về lại Trung Quốc. (Lúc này,
Hồ Thích từng đi đến Nhật Bản, Anh, Pháp sưu tập một
số lượng lớn sử liệu trước đời Tống, có liên quan
đến Thiền tông vào đời Đường của Trung Quốc, Biệt truyện
có phải Hồ Thích lúc đó sao chép lại không, cần phải nghiên
cứu nữa).
Biệt
truyện là tập truyện ghi lại gia thế, cuộc đời và hoạt
động truyền pháp của Lục tổ, là tư liệu hình thành sớm
nhất trong lịch sử Thiền tông Trung Quốc. Ra đời sau khi
Lục tổ viên tịch 68 năm, so với Ðàn kinh của Ðôn
Hoàng viết sớm hơn 120 năm, là tài liệu vô cùng quý
giá. Hồ Thích đối với Biệt truyện, có viết, đọc và
khảo chứng qua. Ông so sánh 3 quyển: Biệt truyện, Ðôn Hoàng
bổn đàn kinh và Minh tạng bổn đàn kinh, phát hiện có 5 chỗ
mà Ðàn kinh trưng dụng sao chép từ trong Biệt truyện. Sau
khi khảo chứng, Hồ Thích có viết bài Khảo chứng đàn kinh.
Ông nói: Có thể chứng minh quan hệ giữa Tào Khê Ðại sư
biệt truyện và bản Minh tạng bổn đàn kinh, tôi đã từng
khảo đính qua các bản Ðàn kinh, liệt kê ra một bản, ghi
rõ diễn biến của Ðàn kinh. Trong quyển Hướng dẫn đọc
Ðàn kinh, trang số 200, Hồ Thích có liệt kê rất nhiều sự
tích, thuyết minh Ðàn kinh được rút từ tài liệu Biệt truyện,
bản thân của Ðàn kinh chính là khẳng định tính chân thật
đối với Biệt truyện.
Sau
khi Hồ Thích khẳng định Biệt truyện, không rõ vì nguyên
nhân nào ông lại phủ nhận gọi nó là bộ “Ngụy thư”.
Ðưa chứng cứ Biệt Truyện không có tác giả, vả lại ra
đời từ một vị Tăng không có tên tuổi. Ðương thời, Hồ
Thích là nhà học thuật văn hóa lừng danh, nhất ngôn cửu
đảnh, Biệt truyện sau khi sao chép về Trung Quốc không bao
lâu, lúc mọi người chưa tiếp xúc và hiểu rõ, thì bị mai
một bởi học giả nổi tiếng Hồ Thích. Trong Biệt truyện
có những chỗ mang giá trị sử liệu đáng để các giới
học thuật nghiên cứu, cũng chưa được sử dụng đến. Thậm
chí ngay cả các cơ quan chuyên nghiên cứu Phật học, các nhà
sách, các thư mục tham khảo có liên quan đến sử liệu Thiền
tông... cũng chưa có tên sách Biệt truyện. Ðây có phải là
điều đáng tiếc cho lịch sử Phật học Trung Quốc thời
cận đại?
Tâm
Hiếu (Lược theo báo Cam Lồ, Học viện Cửu Hoa Sơn, Trung
Quốc)
(giacngo.vn
– 8/2008)
Xem
hình Đức Lục Tổ Huệ Năng tại Tào Khê
Kinh
Pháp Bảo Ðàn, HT. Thích Duy Lực Việt dịch
Kinh
Pháp Bảo Đàn, HT. Thích Mãn Giác Việt dịch (Bản Đôn
Hoàng)
Kinh
Pháp Bảo Đàn, HT. Minh Trực Việt dịch
10-01-2008
08:45:23
|