Khái Luận
Triết lý
Kinh Hoa Nghiêm
Hòa Thượng Thích Đức
Nhuận
Viện
Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới California, USA
Xuất bản 2000 - Bìa : Họa sĩ Phượng
Hồng
---o0o---
PHẦN I
Nội Dung Triết Lý Kinh Hoa Nghiêm
I. ĐỨC PHẬT THỊ HIỆN VÀ NƠI
GIẢNG KINH HOA NGHIÊM.
Sự
ra đời của một bậc Thánh đã là điềm lành, một tin mừng cho thiên ha, thì
sự thị hiện của đức Phật trong thế giới loài người không chỉ là một điềm
lành, một tin mừng, mà còn là một vinh dự lớn lao cho chúng sinh cho toàn
thế giới loài người. Bởi vì đức Phật cũng là một NGƯỜI-Hommevraiment
homme-đã tu chứng giác ngộ thành Phật .Và ngày sau khi thành đạo bên gốc
Bồ Đề, lần đầu tiên, Đức Phật đã long trọng tuyên bố với thế gian: "Ta là
Phật đã thành. Chúng sinh đều là Phật sẽ thành".
Đức Phật đã chỉ Con Đường Sáng cho nhân loại đi theo và khai thị cho ai
nấy biết rõ mỗi người đều có những chủng tử Phật (semences deBouđđha)
Và
kẻ nào cố gắng phát huy được cái mầm " thiện"đó hẳn nhiên (người đó) sẽ
thành Phật.
Điều này đủ nói lên tầm mức quan trọng cùng khả năng trí tuệ siêu việt của
con người, hơn hẳn muôn loài.
Kinh hoa nghiêm chép: Nhân thị tối thắng, năng sinh nhất thiết chư thiện
Pháp cố:
Con người là trên hết, vì có thể thực hiện được mọi sự tốt lành …Do đó,đạo
Phật minh định giá trị tinh thần hơn hẳn vật chấtvà đề cao địa vị và phẩm
hạnh của con người. Nhân loại tối trọng có thể thực hiện được mọi ý lực để
đạt tới những tiến bộ cao quí nhất.Vì có cuộc sống con người nên mọi vấn
đề trong xã hội người mới cần được đặt ra.Vũ trụ bao la mà vắng bóng con
người thì vũ trụ trở thành thê lương, hoang vắng ,điêu tàn!Thật vậy ,có
con người là có tất cả,và với ý chí tự chủ,con người có thể thành tựu được
mọi sự tốt đẹp ở đời:tự hoán cải vận mệnh mình và có thể tạo được cả niết
bàn an lạc ở ngay hiện kiếp,chứ chẳng cần phải đi tìm thiên đường ở bất cứ
một nơi nào xa lạ …
Theo đại sư Trí Khải (538-597) và cũng là truyền thuyết của đại thừa Phật
giáo thì, sau khi thành đạo Vô thượngbồ đề, Đức Phật Thích Ca liền nhập
đại định "Hải ấn tam muội"giảnh kinh Hoa Nghiêm trong 21 ngàyđể hóa độ
hàng thượng thừa Bồ tát. Điều náy đã được ghi rõ trong kinh hoa Nghiêm:
"Ví như mặt trời mới mọc, ánh sáng chiếu soi các đỉnh núi trước, rồi mới
rải xuống những thung lũng đồng sâu. Aᮨ?dương quang tỏa chiếu sáng
ngời,lần lượt soi từ cao đến thấp.Đức như Lai cũng làm như thế.Khi đã
chứng ngộ chân lý,Phật dùng trí tuệ bát nhã phóng hào quang đến các Bồ tát
trước,rồi đến hàng nhị thừa,sau mới tới hết thảy chúng sinh"
Vì
chân lý của bộ kinh này quá cao siêu huyền diệu, bậc nhị thửa không thể
lĩnh hội được,nên Đức như Lai phải hạ thấp giáo lý xuống cho khế hợp với
trình độ căn cơ của chúng sinh, do đó, cũng vẫn theo đại sư Trí Khải,
Kinh điển trong suốt một đời thuyết pháp của Đức Thế Tôn được chia làm 5
thời là:
*Thời Hoa nghiêm: 21 ngày, Đức Phật giảng về huyền nghĩa "Nhất Tâm Chân
Như, Pháp Giới Duyên Khởi", tức thuyết minh về sự hình thành vũ trụ vạn
hữu để hóa độ cho hàng thượng thừa Bồ tát.
*Thời Lộc uyểnL cũng gọi là thời A Hàm): 12 năm, Đức Phật giảng các bộ
kinh A Hàm, thuyết về các pháp môn Tứ Diệu Đế, Thập nhị Nhân Duyên, 10 Độ,
37 Đạo Phẩmđể độ cho hàng nhị thừa: Thanh Văn, Duyên giác.
*Thời Phương Đẳng: 8 năm, Đức Phật giảng các kinh Duy Ma Cật, Lăng Già,
Lăng Nghiêm, Kim Quang Minh, Thắng Man v.v.. xiển dương giáo nghĩa Tính
Không (Duy Ma Cật)Như Lai tạng (Lăng già),Diệu Chân Như Tính(Lăng
Nghiêm)để độ cho hàng đại thừa sơ cơ phát tâm Bồ tát.
*Thời Bát Nhã: 22 năm, Đức Phật giảng các bộ kinh Bát Nhã và Kim Cương,
tức thuyết minh về chân lý "Không"của vạn Pháp để độ cho hàng quyền thừa
Bồ tát.
*
Thời pháp hoa và niết Bàn: 8 năm,Đức phật giảng các bộ kinh Pháp hoa –niết
bàn ,xác định giá trị Phật tính của tất cả chúnhg sinh vốn sẳn có và sẽ
thành Phật trong tương lai, để độ (không chỉ riêng) cho hàng thượng thừa
Bồ tát mà cũng (chung ) cho hết thảy trời, người,chúng sinh ,kể cả hàng
xiển đề(Icchantika).
Sự
giác ngộ của Đức phật là sự việc cao thâm, huyền diệu, khó hiểu, mà muốn
khai hiển sự việc u huyền đó,tất phải mượn đến những truyện có tính cách
thần bí để đánh thức tính hiếu kỳ tìm hiểu của người học đạo, cho nên
trong kinh có những truyện nói về Đức Phật giảng kinh, khi ở cõi trần, khi
lại bay bỏng lên cõi trời, rồi đang thuyết pháp ở thiên cung, đột nhiên
Phật quay trở về trần thế,biến hiện khôn lường .Bởi lẽ bộ kinh Hoa Nghiêm
có mục đích khai hiển phần giác mộ của Đức Phật nên thể tài và nghi thức
thuyết giảng,cùng cách bố cục có nhiều điểm độc sáng ,không giống như đa
số kinh điển khác .Ở đây,công việc chính nơi đạo tràng không do Đức phật
một mình điều khiển,vì Phật chỉ ngồi nhập đại định trong "hải ấn tam
muội"(Sagaramudra samadhi),mà mọi hoạt động đều do các Bồ tát và thiên
thần xử lý.Duy có hội thứ 7,Đức Phật chính thức là hội chủ giảng kinh
.Trong hội thứ 9,cả Đức phật lẩn hàng thiện hữu đồng lả hội chủ .Xét trong
toàn bộ kinh Hoa Nghiêm 80 quyển ,39 phẩm,chỉ có 2 phẩm:A Tăng Kỳ(thụ),và
Như Lai Tùy Hảo Quang Minh Công Đức (thứ 35)là do chính Đức Phật thuyết
giảng mà thôi.
Dưới đây là 9 hội giảng kinh Hoa Nghiêmtại 7 địa điểm khác nhau:
*
Hội thứ nhất—diễn ra tại Bồ Đề Đạo Tràng, do Bồ tát Phổ Hiền là chủ hội,
giảng về Y Báo và Chính Báo của Như Lai, trọn 11 quyển, 6 phẩm (1.Thế Chủ
Diệu nghiêm 2. Như Lai Hiện Tướng, 3. Phổ Hiền Tam Muội, 4. Thế Giới Thành
Tựu, 5. Hoa Tạng Thế Giới, 6. Tỳ Lô Giá Na).
*
Hội thứ hai—diẽn ra tại điện Phổ Quang Minh, do Bồ tát Văn Thù là hội chủ
ଧ?ảng về pháp môn Thập Tín, gồm 4 quyển, 6 phẩm(1.Như Lai Danh Hiệu, 2 Tứ
Thánh Đế,3 Quang Minh Giác,4 Bồ Tát Vấn Minh ,5 Tịnh Hạnh,6 Hiền Thủ)
*
Hội thứ ba—diễn ra tại cung trời Đao Lợi, do Bồ tát Pháp Tuệlà hội chủ,
giảng về Thập Trụ, gồm 3 quyển,6 phẩm(1 Thăng Tu Di Đỉnh ,2 Tu Di Đỉnh
Thượng Kệ Tán ,3 Thập Trụ,4 Phạm Hạnh ,5 Sơ Phát Tâm Công Đức,6 Minh Pháp)
*
Hội thứ tư –diễn ra tại cung trời Dạ Ma, do Bồ tát CôngĐức Lâm là hội chủ,
giảng về Thập Hành, gồm 3 quyển, 4 phẩm (1.Thăng Dạ Ma Thiên, 2.Dạ Ma
Trung Cung Kệ Tán, 3.Thập Hạnh, 4.Thập Vô Tận Tạng ).
*
Hội thứ năm_diễn ra tại cung trời Đâu Suất, do Bồ tát Kim Cương Tràng là
hội chủ, giảng về Thập Hồi Hướng, gồm 12 quyển, 3 phẩm (1.Thăng Đâu Suất
Thiên, 2.Đâu Suất Trung Cung Kệ Tán, 3.Thập Hồi Hướng).
*
Hội thứ sáu_diễn ra tại cung trời Tha Hóa, do Bồ tát Kim Cương Tạng là hội
chủ, giảng về Thập Địa, gồm 6 quyển, 1 phẩm là phẩm Thập Địa.
&
Hội thứ bảy_diễn ra tại điện Phổ Quang Minh, do Đức Như Lai là hội chủ
giảng về pháp môn Đẳng Giác_Diệu Giác,gồm 13 quyển ,11 phẩm (1.Thập Định
,2.Thập thông ,3.Thập Nhẫn,4.A Tăng Kỳ,5.Thọ Lượng ,6.Chư Bồ Tát Trụ Xứ,7.
Phật Bất Tư Nghị Pháp, 8 .Như Lai thập thân Tướng Hải, 9. Như Lai TùyHảo
Quang Minh Công Đức, 10. Phổ hiền Hạnh, 11. Như Lai Xuất Hiện).
*
Hội thứ tám_tái diễn tại điện tại Phổ Quang Minh, do Bồ tát Phổ Hiền là
hội chủ, giảng về 2.000 Hạnh Môn, gồm 7 quyển 1 phẩm, là phẩm Ly Thế Gian.
*
Hội thứ chín _diễn ra tại rừng Thệ Đa, do Như Lai và thiện hữu đều là hội
chủ, giảng về Quả Pháp giới, gồm 21 quyển, 1 phẩm, là phẩm Nhập Pháp Giới.
(Trong suốt Hội thứ 9,phẩm "Nhập Pháp Giới", nhân vật chính là đồng tử
Thiện Tài, phải vượt qua 110 thành ấp, tụ lạc, tham học với 53 giai đoạn
tu hành từ: Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hành, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, và
Đẳng Giác, Diệu Giác đến Phật Quả, nghĩa là từ khi sơ phát tâm bồ đề cho
đến lúc thành tựu quả vị Phật).
II. NGUỔN GỐC KINH
HOA NGHIÊM
Đạo Phật là một đạo Giác ngộ, giáo lý của đạo Phật là NHƯ THẬT. Phần tinh
hoa của giáo lý ấy được xây dựng trên hai tiêu chuẩn :Từ Bi và Trí Tuệ,
một nguồn đạo lý uyên thâm ,rất sống và rất sáng,do đức giáo chủ thích Ca
Mâu Ni thuyết giảng,cách nay trên hai thiên niên kỷ. Nhưng kinh điển đạo
Phật phải đợi tới kỳ Kết tập thứ ÌÌI mới chính thức được ghi chép thành
văn để truyền bá trong nhân gian. Chỉ riêng bộ kinh Hoa Nghiêm thuộc "Nhất
thừa viên đốn", ý nghĩa thân áo lại không được phổ biến. Mãi 600 năm sau,
Đạo Phật được tryuền vào Trung Hoa kể từ thế kỷ đầu D.L, nhưng bộ kinh hoa
nghiêm phải đợi mãi 300 năm mới chính thức du nhập, và được dịch từ chữ
Phạm sang Hán văn, trước sau ba lần, lấy tên là: "ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH"
a.. Lần đầu(hay cựu dịch)-đời Đông Tấn (317-419DL), do ngài Phật Đà Bạt Đà
La (Buđđhabhadra-Giác Hiền),người bắc Thiên Trúc,qua Dương Châu,trụ trì
chùa Hưng Nghiêm dịch gồm 60 quyển,34 phẩm,36.000 bài tụng .
b..Lần thứ hai (hay tân dịch), đời nhà Đường (618-907), do ngài Thực Xoa
Nan Đa ਓ?kasananda_Hỷ Học), người nước Vu Điền (Kotan), tới Đông Đô,trụ
trì chùa Phật Thụ Ký,tái dịch bản cũ,gồm 80 quyển,39 phẩm,bổ khuyết thêm
9.000 bài tụng,thành 45.000 bài tụng.
c..Lần thứ ba, cũng đời nhà Đường, do ngài Bát Nha ajna), người nước Kế
Tân (Kaboul) tới Trường An, trụ trì chùa Sùng Phúc, dịch tóm lược, gồm 40
quyển và dịch phần cốt yếu là phẩm Nhập Pháp Giới, bởi thế nên gọi là sao
dịch. Tuy vậy, bản dịch này cũng được coi ngang hàng với hai bản dịch
trên. Trong ba bản dịch, bộ Bát Thập Hoa Nghiêm hoàn bị hơn cả.
Ngoài ra, còn có những bộ luận , giá trị đặc biệt, giải nghĩa lý kinh Hoa
Nghiêm để soi sáng cho hậu thế, như:
1.. Hoa Nghiêm Nhất Thừa Thập huyền Môn,1 quyển ,của ngài Đỗ Thuận Thuyết.
2..Hoa nghiêm Ngũ Thập Yếu Vấn Đáp, 2 quyển, của ngài Trí Nghiễm soạn.
3.. Hoa nghiêm Kinh Thám Huyền Ký, 20 quyển, và Hoa nghiêm Kinh Kim Sư Tử
Chương Chú ,1 quyển ,của Ngài Pháp Tạng (Hiền Thủ )soạn ,
4..Hoa Nghiêm Đại Sớ Sao, 90 quyển, của ngài Trừng Quán (Thanh Lương)
soạn.
5.. Tục HoaKinh Lược Sớ Sao Định Ký, 15 quyển, của Ngài Tuệ Uyển soạn.
6.. Hoa Nghiêm Nguyên Nhân Luận, 1 quyển, của Ngài Tông Mật (Khuê
Phong)soạn.
7.. Tân Hoa Nghiêm Kinh Luận, 40 quyển, của trưởng giả Lý Thông Huyền
soạn,v.v…
Tại Việt Nam, bộ kinh Hoa Nghiêm được truyền vào nước nhà, không rõ từ
thời nào, do thượng tọa Thích Trí Tịnh dịch từ chữ Hán sang Việt văn từ
năm 1965.Bản Hán văn 80 quyển được đóng thành một bộ gồm 8 tập bằng tiến
Việt.
III . NỘI DUNG TRIẾT
LÝ KINH HOA NGHIÊM.
*
Về Nội Dung:
Theo ngài quốc sư Thanh Lương thì bộ Bát Thập Hoa Nghiêm được chia làm 3
phần:
*.
Phần Tự: 5 quyển
*Phần Chính Tông: 55 quyển 5.
*.
Phần Lưu Thông: 19 quyển 5,gồm 4 yếu lý: Tín, Giải, Hành,Chứng và 5 chu:
*.Tín nhân quả chu: 11 quyển 6 phẩm.
Sai biệt nhân quả chu 41 quyển
*
Giải
Bình đẳng nhân quả chu 31 phẩm
*Hành nhân quả chu: 7 quyển 1 phẩm
*Chứng nhân quả chu: 21 quyển 1 phẩm.
TÍN: tin giáo lý của Phật dẫn trong kinh là chân lý tuyệt đối.
GIẢI: giải rõ chân lý đó.
HÀNH: dùng phương pháp để thực hành hầu đạt tới chân lý đó.
CHỨNG: chứng ngộ chân lý đó.
&
Về Triết Lý gồm những điểm then chốt như sau:
Nhất Thiết Duy Tâm Tạo Và Nhất
Tâm Chân Như, Pháp Giới Duyên Khởi
*Từ Bản thể Chân như của vũ trụ phát sinh các hình tướng sai biệt trong
Hiện tượng giới.
Từ
tuyệt đối thể vô biên ,dời sang thế giới tương đối hữu thể,để biện minh
cho cái Chân tướng vô tướngcủa vạn pháp và chân lý tối cao,bất diệt là
:mọi sự vật trên trần gian đều do từ "Chân Không Diệu Hữu" mà phát sinh
.Từ một mảy lân hư trần cho đến sơn hà,trăng sao và mọi sinh vật đều phải
nương tựa lẫn nhau,làm nhân làm duyên cho nhau mà biến dịch,sinh tồn trong
mối tương quan của Lý:Pháp giới trùng trùng duyên khởi
Pháp giới duyên khởi là tên gọi khác của Thập Nhị Nhân Duyên vẫn có từ vô
thủy đến nay, không phải đợi đến lúc Phật ra đời rồi mới có .12 nhân duyên
là giáo ly ᨤ? đó) mà Đức Thích Ca thành đạo .Sau khi đã hoàn thành chứng
ngộ, Phật căn cứ vào lý duyên khởi của Khổ giới mà lần lượt nói ra sự quan
hệ nhân quả giữa 12 chi, đưa ra nguồn gốc căn bản của khổ não và Vô Minh,
và những gì được gọi là Pháp hữu vi, là sự sự, vật vật hay vạn Pháp trong
thế giới duyên sinh trùng trùng điệp điệp này.Với chân lý
"Nhân Quả"và "Duyên Sinh", với chân lý "Bất nhị"cùng "lý, Sự và Sự Sự Vô
Ngại Pháp Giới", kinh Hoa Nghiêm đã xác nhận mọi hành động về thân, khẩu,
ý của con người, đều tạo nghiệp quả cho mình và cho tha nhân đồng phải
gánh chịu trong cái thế liên hoàn trùng trùng điệp điệp. Một là tất cả và
tất cả là một.
Muốn hiểu rõ các pháp duyên khởi sinh ravạn hữu như thế nào, cần phải biết
đến 4 Pháp Giới, 6 tướng và 10 Huyền Môn.
A.. TỨ PHÁP GIỚI
Vũ
trụ vạn hữu do từ "Nhất Chân Pháp Giới"mà thành lập:
1..Ở thế giới của Sự vật có hình tướng sai thù làSự pháp giới.
2..Ở thế giới của Lý trí và tinh thần là Lý pháp giới.
3.. Thế giới của Lý và của Sự dung thông với nhau, không ngăn ngại nhau,
gọi là Lý, Sự vô ngại pháp giới.
4..Thế giới của Sự và Sự, nghĩa là của hết thảy sự vật trong hiện tượng
giới đều gọi là Sự sự vô ngại pháp giới.
a.
SỰ PHÁP GIỚI
Là
hình sắc hay vật chất, gồm có vô lượng hình tướng khác nhau. Cảnh giới này
sinh diệt vô thường như ráng mây huyễn biến trên trời cao, như sóng bọt
nổi chìm ngoài biển cả, tùy nghiệp duyên thiện, ác mà biến hiện như phù
vân.
Sự
pháp giới chính là mọi hiện tượng trong trời đất, biểu dương cho Sức sống
mãnh liệt, khởi lên từ một nguồn năng lực duy nhất là Tâm Chân như. Các
pháp đều có tự thể và giới hạn to nhỏ, rộng hẹp, ngắn dài bất đồng nên gọi
là Pháp giới. Trong khung cảnh hẹp thì pháp giới chỉ cho giới hạn của mổi
pháp, nhưng trong phạm vi rộng (no)hỉ cho toàn thể không gian bao la . `
b.
Lý Pháp Giới
Là
tâm hay bản thể, chỉ cho phần Chân như môn của Như lai tạng. Cảnh giới này
hư linh, vẳng lặng, sáng suốt, diệu huyền, bao trùm toàn thể vũ trụ, bất
sinh, bất diệt, bất khứ, bất lai…. có đủ 4 đức tính :Thường,Lạc, Ngã
,Tịnh.
Lý
Pháp Giới hay là Chân Nhưtuyệt đối,bình đẳng,nhất như, vô phân biệt, là
cái nguyên lý đại đồng phổ cập cho toàn thể, được gọi là Pháp Thân, Pháp
Tính, Thể Tính, Thực Tướng, hoặc Bản Thể Chân Không của vạn pháp hay cái
Bản lai diện mục của mỗi chúng sinh .
c..Lý Sự Vô Ngại Pháp Giới
Là
thế giới của Lý và của Sự hoàn toàn dung thông, không mâu thuẫn, ngăn ngại
nhau. Vì muôn pháp đều huyễn, không có tự tính riêng biệt, nên mọi sự đều
là Lý.Bởi Chân như. Tự tính hay Thực thể đều tùy duyên biến hiện nên mọi
Lý đều là Sự. Lý nhờ sự mà hiển thì Sự nhờ Lý mà thành.
Trong mỗi Lý đều có Sự, và trong mỗi Sự đều có Lý.Sự và Sắc, Lý là Không,
và Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc, Nói Lý và Sự vô ngại là nói Tâm
tức Vật,Tinh thần tức Vật chất,hay Năng lượng tinh thần là Khối lượng vật
chất:
Nói Lý và Sự vô ngại là nói lý tức là Sự, Sự tức là Lý_Tinh thần là Vật
chấtở thể loãng, mà Vật chất là tinh thần ở thể cô đọng lại ("L’Energie
est la matiere extrêmement diluée, et la Matière est l’Energie extrêmement
condensée"). Trên mặt Bản thể vô sai biệt thì Lý và Sự, hay Không và Sắc,
Tâm và Vật đều viên dunghòa hợp, dung thông ,dung nhiếp với nhau để cùng
tồn tại .Không thể tách rời Ly Ს?khỏi Sự,hay Sự ra khỏi Lý thành hai thứ
riêng biệt.Lý và Sự như Nước với Sóng,Không khí với lân hư trần .Sóng tan
thành nước,nước nổi thành sóng, lân hư trần kết hợp thành không khí,không
khí tan ra thành long hư trần, không thể phân biệt ngoài sóng có
nước,ngoài không khí có lân hư trần,vì hai thứ đó đan kết chằng chịt với
nhau,cho nên Chân Không chẳng rời Diệu Hữu .
Bàn về Lý, Sự vô ngại tức Thế, Tướng và Dụng viên dung. là nói đến Tướng
là hiện tượng của thể, nương vào Bản thể mà phát sinh. Thể và Tướng bao
giờ cũng dung thông dung nhiếp với nhau, nên công dụng của vạn hữu hóa ra
vô cùng. Mỗi pháp đều có Sự và Lý hòa hợp với nhau, tuy hai mà một, tuy
một mà hai, nhưng Sự vẫn là Sự, Lý vẫn là Lý.Cũng như Nước tuy là Sóng,
Sóng tuy là Nước, nhưng Nước vẫn là Nước, mà Sóng vẫn là Sóng, Sóng với
Nước tuy giống nhau trên mặt Bản thể, nhưng vẫn dị biệt trên mặt Hiện
tượng.
Lý
và Sự trong mỗi pháp đã viên dung vô ngại thì Lý và Sự trong muôn pháp
cũng đều viên dung vô ngại cả. Viên dung nghĩa là bao trùm, hòa hợp với
nhau, hòa tan trong nhau như sữa với nước để trở thành một thể duy nhất.
Vô ngại tức là tự do, tự tại, không gây mâu thuẩn, chướng ngại cho nhau,
trong cái thể tương tùy, tương sinh, tương tức, tương nhập.
Người ngộ đạo hiểu rằng: Lý không phải chỉ hiển hiện suông như không gian
vô hình, vô tướng, mà lý cũng chính là thế giới hiện tượng diệu hữu muôn
sai ngàn khác, trưng bày ngay trước mắt mọi người.Với những ai vốn quen
sống với những cảm giác giả dối,điên đảo mộng tưởng bề ngoài,thì Sự hoặc
Sắc chỉ là những sự việc riêng biệt,có giới hạn ngăn ngại nhau,rời rạc
khắp đó đây,nhưng dưới cặp mắt của người đã thấu triệt triết lý Hoa Nghiêm
thì những sự vật ấy lại được an bài có trật tự nghiêm minh trong thế giới
của Lý thể bên trong khiến cho Sự chính là Lý,Lý chính là Sự,hay Thể tức
là Tướng,Tâm tức là Vật,Tự tức là Tha …
Lý, Sự vô ngại hay Thể, Tướng viên dung nghĩa là cái lýᨵ?ền diệu của vũ
trụ cùng vớisự vật hữu hình trên hiện tượng giới không phải là hai mà cũng
chẳng phải là một. Thực tại bao hàm đặc tính lưỡng diện, vừa sai biệt trên
mặt hiện tượng lại vừa đồng nhất trên mặt bản thể, cho nên sự vật luôn
luôn tương dung, tương nhiếp, tương tức, tương nhập. Lý là Thể của Tướng,
Dụng; Sự là Tướng, Dụng của Lý.Lý tính là toàn Sự, Sự sự là toàn Lý tính.
Lý
đã tức là Sự nên Lý không ngoài Sự, mà Sự cũng không ngoài Lý.Lý không
ngại Sự mà Sự cũng không ngại Lý.Mỗi trần không ngại, mỗi pháp dung thông,
vì thế mà đưa tới tư tưởng Sự sự vô ngại pháp giới, là đỉnh chót vót của
Triết lýHoa Nghiêm trong đại thừa Phật giáo nói riêng.
d..Sự Sự Vô Ngại Pháp Giới
Sự, chỉ cho các cá thể trong vũ trụ hay mọi pháp hoặc toàn thể không gian
lẫn thời gian vô cùng tận.
Nói Sự sự vô ngại pháp giới là nói: Thời gian dung thông với thời gian
–Không gian dung thông với không gian –Thời gian dung thông với không gian
–Tam giới, Tam thế và Mười phương dung thông với nhau –Một dung thông với
tất ca. Tất cả dung thông với Một.
Ngày nay, Khoa học vật lý không gian đã chứng minh được bằng thuyết Tương
đối của Albert Einstein, đặc biệt là quan niệm về Không-Thời gian 4 chiều,
nêu rõ ý nghĩa Không gian và Thời gian, tức là xóa tẩy sạch phân cách
tuyệt đối giữa vật chất và năng lượng, giữa tinh thần và vật chất, không
còn là hai sự vật tương đối có tự thể riêng biệt nữa, và chúng chỉ là
những pháp tương đối mà thôi, vì thế mà người ta phải dùng đến danh từ
"Không –thời gian"(Espace Temps)để gọi chung cho hai sự vật đó mới là đúng
lý,vì tính cách của chúng vốn dung thông vô ngại .
Ngày nay, muốn đo những khoản không gian quá xa, người ta đã phải dùng tới
đơn vị "quang niên"là khoản cách chừng 900 tỷ cây số hay 9 triệu triệu cây
số, nếu tính theo tốc độ của ánh sáng là 300.000 cây số trong một giây
đồng hồ. Như vậy, giữa không gian và thời gian không còn ngăn ngại nhau
nữa. Sự vật tùy bề ngoài trông có vẽ riêng rẽ, nhưng bề trong lại vẫn
tương tức, dung thông vô ngại. Với chân lý này thì sự sự, vật vật trong
pháp giới bao la được quan sát trong suốt như qua một tấm pha lê, không bị
che khuất, chướng ngại gì cả. Chẳng những cái Đồng (Thể, Tính) ánh chiếu
trong cái Dị ( Sự, Tướng) và cái Dị ánh chiếu trong cái Đồng,mà mỗi sự,mỗi
vật ( sự,sự ) đều ánh chiếu trong nhau,vì tấ cả Sự đều toàn một Thể,Tính
và Lý,mà Lý đã dung thông vô ngại với nhau thì tất cả sự này sự khác cũng
điều dung thông vô ngại với nhau cả.
Giáo lý Sự sự vô ngại pháp giới chỉ có thể thấu triệt được khi ý thức con
người hoàn toàn nhập vào cảm nghĩ về sự diễn biến vô ngã, vô thường bất
tận của toàn thể vạn hữu trong vũ trụ bao la, dàn trải ra trước mắt mọi
người, mà có trực giác tâm linh mới mở được then cửa cho ta thâm nhập vào
nơi cấm địa của thế giới mầu nhiệm u huyền này mà thôi.
Thói thường, người ta chỉ quen dùng trí thức suy luận để hiểu sơ qua một
việc gì, rồi sau đó mới dùng đến tâm chứng để hiểu thấu tới ngọn nguồn của
sự việc ấy, nhưng đột nhiên ta lại thấy ngay chân lý hiễn lộ rõ ràng trong
một sát na đốn ngộ, vượt hẳn ra ngoài tầm lý luận, nghĩa là ngoài khả năng
hiểu biết thông thường của trí thức la tập.
Đối với những mối tương quan giữa Lý và Sự, Không và Sắc, Tâm và Vật trong
kinh Hoa nghiêm thì ngoài ngôn ngữ, biện luận của thế nhân để giải thích,
lại còn cần phải dùng đến phương pháp đặc biệt của trực giác bén nhại mới
mong thấu vật triệt được phần nào cái lý sâu sắc khó nói, khó nhập đó của
tâm linh. Nói cách khác, muốn hiểu rõ tư tưởng Sự sự vô ngại pháp giới thì
phải nhìn đời bằng cặp mắt của tuệ bát nhã siêu việt mới thấy được Thể
tính của mọi sự chỉ là một mà không phải hai thì còn gì là ngăn ngại nữa?
Để
giải thích một cách sơ lượt tư tưởng siêu việt về Lý, Sự và Sự sự vô ngại
pháp giớicủa kinh Hoa Nghiêm, chúng ta hãy tưởng tượng một người đứng lên
ngọn núi cao nhìn xuống cảnh vật dưới chân mình. Núi càng cao thì sự vật ở
dưới chân núi càng nhỏbé mờ ảo, cho đến khi nào tới được đỉnh núi chót vót
thì dưới lớp mây mờ bao phủ chân mình, ta còn nhìn thấy sự vật gì cả? Tới
khi ấy thì tất cả chỉ còn là một thể chung, hòa tan trong Chân Nhưtuyệt
đối mà thôi.
Dưới cặp mắt của Đức Phật và Bồ tát đã vượt qua khỏi ba cõi (dục giới,sắc
giới,và vô sắc giới ),thì hết thảy pháp hữu vi có hình tướng sai biệt
trong vũ trụ tương đối và nhị nguyên đều như chiêm bao,ảo mộng,bóng
chớp,sương mai,không có gì là thật cả.Bồ tát đã chứng được cảnh giới bất
tư nghị giải thoát rồi thì thân tâm được tự tại,có thể qua lại bất cứ nơi
đâu,không gì chướng ngại,có thể làm những việc khó khăn ma người thường
không làm nổi,có thể kéo dài một sát na thành muôn kiếp,lại có thể thâu
gọn muôn kiếp trong một sát na,cũnh như có thể tóm thâu cả càn khôn nhét
vào trong một hạt cải,như lời một thiền sư Việt Nam đời Lý đã nói:
"Càn khôn tận thị mao đầu thượng,
Nhật nguyệt bao hàmgiới tử trung"
Nghĩa là:
"Càn khôn rút lại đầu lông xíu,
Nhật nguyệt nằm trong hạt cải mòng"
Cũng như khoa học ngày nay có thể dồn sức công phá mãnh liệt của hàng
triệu tấn thuốc nổ T N T có năng tàn phá cả một vùngkhông gian rộng lớn
vào một điểm ở đầu cái ngòi nhỏ xíu của một trái bom hạch tâm vậy.
Dưới nhãn quan của người đã chứng được triếy lý Hoa Nghiêm thay vì nhìn
đời bằng cặp mắt thường tình, người ngộ đạo lại nhìnsự vật suốt qua Sắc,
qua Sự, không thấy tướng bề ngoài sai khác nhau, mà chỉ thấy cái tướng bề
trong, hay cái Thực- tướng –vô –tướng, tức là chỉ thấy cái Lý hay cái Bản
thề Chân không của mọi sự mọi vật trên trần thế giống nhau như đúc mà
thôi. Và nếu quan sát như vậy thì thấy Lý và Sự đều viên dung vô ngại cả.
Mọi sự vật và sự việc trên trần thế đều hòa hợp với nhau, tan biến trong
nhau, tương tức vô ngại, thành một khối Nhất Như viên dung tuyệt mỹ, đâu
còn những sự đấu tranh về quyền lợi, những sự mâu thuẩn, phân biệt, thị
phi và chia cách giống nòi, giai cấp nữa!
B
LỤC TƯỚNG
Trong pháp giới, mỗi "pháp"đều có đủ sáu tướng: Tổng tướng, Biệt tướng,
Đồng tướng, Dị tướng, Thành tướng và Hoại tướng.
Tổng đối với Biệt, Đồng đối với Vị và Thành đối với Hoại.
1.Tổng tướng, là tướng bao quát
toàn thể một vật hay một việc gì.
2.Biệt tướng, là tướng đặc biệt
của mỗi bộ phận cấu thành toàn thể sự vật đó. Nhiều Biệt
tướng cộng thành một Tổng tướng. Đã có Tổng thì có Biệt, nếu không có
Biệt thì cũng không có Tổng. Trong Biệt tướng có đặc dị tướng. Trong Dị
tướngcó sai biệt tướng.
3.Đồng tướng, là tướng giống nhau
của một số vật.Đó cùng là tính dung hòavới nhau không ngăn ngại chống đối
nhau của mọi vật.
4.Dị tướng, là tướng riêng biệt
của vật này, vật khác nhau. Hình tướng của mỗi vật tuy có khác nhau, nhưng
về mặt lý tính thì không có gì sai khác cả.
Theo kinh Hoa Nghiêm thì không có một ngăn ngại, mâu thuẩn nào giữa Đồng
và Dị (Unité et Diversité) và giữa Dị và Dị (Diversité et Diversité).
Dị
là Sự, và Sự có nghĩa là mọi vật, mọi việc riêng rẽ. Đồng là Lý hay là
Nhất mà Lý là Thể của Sự và nằm trong Sự.
Tất cả sự vật trên đời này không có thực thể đồng nhất bất biến, mà chỉ là
hiện tượng của nguyên thể hay Chân thể, tức là Lý mà thôi.
5.Thành tướng, là tướng thành tựu
của nhiều bộ phận hợp thành sự vật.
6.Hoại tướng, là sự tan rã của một
vật lớn thành nhiều phần tử nhỏ.
Khi nói đến Tổng, Đồng, Thành là đứng về phương diện, toàn thể viên dung,
bình đẳng của Bản thể.
Khi nói đến Biệt, Dị, Hoại là đứng về phương diện hiện tượng, trong đó mọi
sự vật đều phơi bày riêng rẽ hình tướng khác nhau.
Vạn hữu trong vũ trụ tựu trung đều gồm hai tính cách: Bình đẳng và Sai
biệt.
Ba
tướng: Tổng, Đồng, Thành đều có tính cách viên dung, bình đẳng,vô sai
biệt, Còn Biệt, Dị, Hoại đều có tính cách sai biệt, bất bình đẳng và ngăn
ngại nhau. Hết thảy mọi pháp trên thế gian này đều có đủ sáu tướng nói
trên, không một pháp nào lại không viên dung, tự tại, bởi thế nên gọi là
sáu tướng viên dung. Vạn vật đều gồm đủ cả hai nghĩa: Sai biệt (trên mặt
hiện tượng), và bình đẳng,vô sai biệt trên mặt bản thể, không một pháp nào
lại không có đủ cả hai mặt hiện tượng và bản thể. Hai lẽ ấy không hề lúc
nào rời nhau, một ẩn ở trong, một hiện ra ngoài, bao bọc lấy nhau, trong
ngoài cùng là một vật, và trên tế thì ngoài (hiện tượng) tức là trong (bản
thể), Chân như tức là vạn pháp,vạn pháp tức là Chân như,Lý tức Sự, Sự tức
Lý, theo tư tưởng Bất Nhị .
C.
THẬP HUYÊN MÔN.
Ngoài Lục Tướng, các pháp còn có mười đặc tính huyền diệu được trình bày
trong tập luận của ngài đại sư Pháp Tạng, nhan đề là;
"Chú Kim Sư Tử chương".
Trong toàn bộ kinh Hoa Nghiêm 80 quyển bằng hán văn, các pháp Phật dạy
được rải ra như muôn hoa đủ màu sắc, nhưng tuyệt nhiên không có "tên" nào
giống như trong bộ luận của các tổ thuộc tông Hoa Nghiêm cả, mà phải nhờ
tài khéo léo của các vị tổ của tông này lấy ý mà đặt tên cho các pháp
đó,rồi viết thành những bộ luận để triển khai những lý sâu xa, bí ẩn,
nhiệm mầu nên tông Hoa nghiêm mới rộng truyền hậu thế. Riêng về Thập Huyền
Môn thì có một nguyên ủy như sau:
Một buổi nọ, hoàng hậu Vũ Tắc Thiên, nhà Đường, ngỏ ý muốn được nghe giảng
kinh Hoa Nghiêm, một bộ kinh danh tiếng mà Hậu không am hiểu diệu nghĩa
cao siêu. Đáp lời thỉnh cầu của Vũ Hậu, ngài đại sư Pháp Tạng (643-712
DL), khi ấy trụ trì tại chùa Sùng Phúc, đã đem hết lý bí ẩn của bộ kinh
Hoa Nghiêm để biên soạn thành một tập tiểu luận đệ trình ngự lãm. Ngài đã
mượn pho tượng con Sư Tử Vàng trưng bày trong nội điện lấy làmđề tài giảng
luận, được Vũ Hậu rất phục tài, tỏ lời khen ngợi và ban tặng ngài danh
hiệu là "Hiền Thủ Đại Sư"
Trong "Hoa NghiêmNhất Thừa Thập Huyền Môn" do ngài hòa thượng Đỗ Thuận
giảng, xin trình bày tóm lược như sau:
1.Đồng Thời Cụ Túc Tương Ung Môn :
Các pháp trong vũ trụ đều vô ngã, vô thường, dung thông vô ngại. Thới
gian, không gian, động lực, sự sống v.v…cùng một lúc đồng thời tồn tại,
tương tức, tương nhập, tương sinh, tương diệt, không có pháp nào có tự
tướng riêng biệt, độc lập cả. Trong khi nêu lên một pháp gì, đồng thời có
đủ ngay các pháp khác trong đó,Muôn pháp đều ảnh hưởng lẫn nhau theo thế
giây chuyền trùng trùng điệp điệp.
Trong thời gian đồng thời có không gian, có động lực và có sinh hoạt sống
chết, có nhân quả, nghiệp báo v.v..Nếu quả đất ngừng quay, hay mặt trời
không chiếu sáng nữa thì lập tức không còn không gian và thời gian vì con
người đã căn cứ vào sự xoay vần của địa cầu chung quanh mặt trời mà làm ra
lịch, tạo ra đồng hồ để đo thời gian. Nếu không còn ngày đêm thì không còn
sự Sống và không gian sẽ trở thành một bãi hoang lạnh điêu tàn…
Kinh Hoa Nghiêm ghi: "Hết thảy mọi pháp như một biển lớn vô tận, cùng
chung một đạo tràng. Mỗi pháp ví như một giọt nước biển, có đủ mùi vị của
nước trong trùng dương bát ngát do muôn sông ngòi to nhỏ đổ vào".
2..Nhân Đà La Võng Cảnh Giới Môn.
Nhân đà la là phiên âm chữ Indra tức lấy Phạm Cung La Võng của Cung Trời
Đế Thích làm ví dụ. Vì trên cõi trời này có một tấm lưới rộng lớn, trong
đó mỗi mắt lưới được gắn nhiều hạt minh châu. Mỗi viên ngọc sáng ngời tỏa
chiếu ánh thật xa, hạt nọ phản ánh sang hạt kia lấp lánh thành một cảnh
sắc huy hoàng tráng lệ. Đây là hình ảnh nói lên ý nghĩa mọi vật trong vũ
trụ đều liên quan mật thiết với nhau. Mỗi động tác của từng cá nhân gây
ảnh hưởng đến các cá nhân khác trong cộng đồng xã hội đều phải gánh chịu.
Không một lời nói, một việc làm nào lại chẳng gây ảnh hưởng dây chuyền ít
nhiều đến phần tử khác. Một cái vẩy tay hay một tiếng động nhỏ cũng có thể
phát sinh ra luồng điện lực làm rung chuyển cả bầu khí quyển lan tới các
vì tinh tú rất xa trong không gian vô tận.
Giáo lý Hoa Nghiêm cho rằng: Vũ trụ chẳng khác nào một sân khấu khổng lồ
trong đó có vô số những sức mạnh chằng chịt, và vô số những phần tử trùng
trùng điệp điệp tác động hỗ tương tạo thành một bức tranh muôn màu hòa
hợp.
3..Bí Mật A宠Hiển Câu Thành môn
Các pháp thâu nhiếp lẩn nhau, trong A宠có
Hiển, trong Hiển có A宮 Trong lý tương
tức, tương nhập của các pháp, có pháp ở trong, có pháp ở ngoài, nhưng
trong ngoài cùng một thể Tính. Sức mạnh bề ngoài của một sự vật tàng ẩn
một mầm yếu đuối bên trong.
Tám vạn bốn nghìn pháp môn do Phật dạy, có pháp nặng về phần tướng, có
pháp nặng về phần tính, nhưng tính, tướng bất nhị, các pháp đều cùng chung
một mục đích, giải thoát con người khỏi vòng luân hồi đau khổ.
Câu nói "Tâm là Phật, Phật là Tâm" hàm ý nghĩa: A宠và
Hiển đều thành. Dụ như ánh sáng của trăng, nơi này nhìn như trăng khuyết
mà nơi khác lại thấy trăng tròn trịa, viên mãn…
Những hình thức tụng kinh, niệm Phật, lễ bái, cúng dường, xây chùa, dựng
tháp, bố thí, in kinh, thực hiện hạnh đầu đà…tức là những sự tướng bề
ngoài, kết quả sẽ đưa tới việc đắc pháp nọ, pháp kia, hay được sinh về các
cõi tịnh độ. Phật pháp không ly thế gian tướng, và niết bàn không ở đâu
xa, nó vẫn tàng ẩn ngay trong nếp sống hiện tiền, ngay trong tâm thức của
mỗi người trong thế gian này.
4..Vi Tế Tương dung An Lập Môn
Một pháp có thể dung chứa bao gồm
nhiều pháp khác, gọi là tương dung: Một và nhiều lẫn lộn nhau, gọi là an
lập. Một vật nhỏ nhiệm gọi là vi tế. Vũ trụ cực đại được cấu bởi những lân
-hư – trần hay nguyên tử cực tiểu. Toàn khối cực vi là Chân Không của vạn
pháp. Thực tướng của các pháp là vô tướng. Chân thể của nó là vô thể. Cái
cực đại và cái cực tiểu dung thông vô ngại bên nhau.
5.Thập Thế Cách Pháp Dị Thành Môn
Trong giấc mơ mà ta thấy được những việc quá khứ, hiện tại và vị lai đều
xuất hiện. Cùng một lúc con người đùa dỡn với chính mình trong những khoản
không gian và thời gian khác nhau. Con người ở kiếp này chịu ảnh hưởng của
kiếp trước và nhiều kiếp trước nữa, không những chịu ảnh hưởng của hoàn
cảnh trên mặt đấtmà còn phải chịu ảnh hưởng của vũ trụ không gian. "Vạn
vật đồng nhất thể". Những vũ trụ tuyến do các tinh cầu phát ra cực mạnh và
lan đến ta, đã ảnh hưởng đến sức khỏe của ta nhiều hay ít. Trong vũ trụ,
mọi sự kiện đều tương đối và giả danh cả. Trong lý vô ngã, vô thường,
không gì ngắn bằng một đời người, và không gì dài hơn một vài phút ngóng
đợi người thân. Thi sĩ Tản Đà, trong một giây phút nhập thần, ông đã viết
những câu thơ bất hủ :
"Người đời thử ngẫm mà hay,
Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê!
Còn ai, ai tỉnh hay mê?
Những ai thiên cổ đi về những đâu!.."
6.
Chư tạng Thuần Tạp Cụ Đức Môn
Chân lý này nói ý nghĩa Thuần và Tạp, Chủ và Khách, Tâm và Vật, Tính và
Tướng, Lý và Sự, Chất lượng và năng lượng, Vật chất và Tinh thần, hay Bản
thể và Hiện tướng …đều dung thông vô ngại, khiến cho cái nọ trở thành cái
kia, cái kia trở thành cái nọ, không còn mâu thuẩn với nhau, do đó mà mọi
sự xích mích đều có thể giải tỏa, mọi bất đồng đều có thể tiêu tan, không
còn phân biệt Ngã và Phi ngã, không còn cái ta nào hơn cái ta của toàn thể
sự vật chung quanh mà ta ý thức được. Mỗi chúng sinh là một phần tử của
toàn thể. Mỗi chúng sinh đều có phật tính, điểm linh quang của toàn khối
Chân Như. Vậy, chúng sinh này với chúng sinh khác chỉ là một, không khác.
Xã hội với cá nhân đều liên quan mật thiết với nhau, không thể hy sinh cá
nhâncho đoàn thể, cũng không thể hy sinh đoàn thể cho cá nhân. Hai bên đều
là Chu, là Bạn cho nhau để cùng sinh tồn, biến dịch..
7.Nhất Đa Tương dung Bất Đồng Môn
Hết thảy vạn pháp dù "một"hay "nhiều"cũng đều dung thông với nhau cả. Đặt
một ngọn đèn ở giữa mười tấm gương bao quanh nó, ta thấy xuất hiện trong
mỗi tấm gương ánh sáng của vô số ngọn đèn, ngọn nọ ngọn kia chiếu lẫn
nhau. Mối tương quan, tương dung, tương tức, tương nhập chằng chịt giữa
vật nọ vật kia nói lên ý nghĩa: Một là hình ảnh của tất cả. Tất cả là hình
ảnh của Một cái cực tiêu là hình ảnh của cái cực đại thu hẹp lại.
8.Chư Pháp tương Tức Tự Tại môn
Một là tất cả. Tất cả là một. Trong pháp giới, về mặt hình tướng thì vạn
hữu sai biệt không đồng đều, nhưng về mặt thể tính thì mọi vật đều bình
đẳng như nhau. Vật lớn, vật nhỏ thể chất giống nhau, vì tất cả đều là hợp
tướng của điện tử hay nguyên tử. Lớn nhỏ, rộng hẹp chỉ là những danh từ
tương đối, vì không có vật nào tuyệt đối lớnhoặc tuyệt đối nhỏ. Đối với
Phật thì đại thiên thế giới tưc 1.000.000.000 thế giới như Thái dương hệ
của chúng ta cũng chẳng lớn gì, vì trong vũ trụ bao lavô cùng tận, nó chỉ
là một hạt cát nhỏ trong những đống cát của sông Hằng, như khoa Thiên văn
học ngày nayđã từng chứng minh. Vì thế mà Đức Phật đã dạy: "Trên đầu sợi
lông hiện ra mười phương quốc độ, ngồi trong hạt bụi mà chuyển đại pháp
luân". Ý Phật muốn nói đến lý bình đẳng, tuyệt đối, vô sai biệt giữa các
pháptrên trần thế. Sự sai biệt giữa lớn và nhỏ không còn nữa nếu ta từ bỏ
được lối nhìn sự vật ở bên ngoài, chỉ hướng tầm mắt nhìn vào bản thể bên
trong mà quan sát sẽ thấy rõ sự sự vật vật trong khắp pháp giới đều viên
dung, bình đẳng, tự tại, vô ngại.
9.Duy Tâm Hồi Chuyển Thiện Thành Môn
Mọi sự vật hiện hữu trong cuộc đời đều bắt nguồn từ "Như lai tạng
tính thanh tịnh chân tâm"mà kiến tạo nên. Tâm làm chủ tất cả. Cho
nên trong kinh nói: Tâm tạo chư Như lai, nhược bằng nghịch chuyển "tức thị
sinh tử"; mà thuận chuyển thì "sinh tử thị niết bàn". Chân Tâm (Phật tính)
vốn không sinh, không diệt, không tăng, không giảm, không nhơ, không sạch.
Bản thể của Chân Tâm là trong sángtròn đầy, chu biến khắp pháp giới bao
la. Tâm là chủ động tất cả.
Do
Tâm mới có Lý và Sự. Do Tâm mới có vạn hữu sinh thành và biến dịch. Vậy
Tâm là chính yếu. Đây là lập trường căn bản của bộ kinh Hoa Nghiêm chủ
trương "Nhất thiết duy tâm tạo". Pháp môn "Duy Tâm thối chuyển thiện
thành" cũng có ý nghĩa: các pháp đều tương tức vô ngại hay Tâm tức Cảnh,
Cảnh tức Tâm, khi Cảnh tịch thì Cảnh là Tâm, khi Tâm chiếu thì Tâm là
Cảnh. Tịch và Chiếu chỉ là hai mặt của một đồng tiền.
10.Thác Sự Hiển Pháp
Pháp Sinh Giải Môn
Nhờ quan sát hiện tượng giới mà ta nhận thấy rõ chân lý "Vạn vật đồng nhất
thể" và vì vạn pháp đều vô ngã, vô thường, duyên sinh nên các pháp đều
không có ranh giới nhất định và gây chướng ngại cho nhau (mà) còn dung
thông dung nhiếp lẫn nhau để tạo nên vũ trụ có trật tự nhịp nhàng, theo
chiều hướng tiến bộ về nẻo chân, thiện, mỹ, tự tại giải thoát.
Đứng về mặt bản thể thì, vũ trụ là một khối duy nhất, viên mãn, bất biến,
tự tại vô ngại, bình đẳng và bất khả phân. Nhưng trên bình diện Hiện tượng
thì sự sự, vật vật lại có những bộ mặtsai thù phân biệt. Tuy nhiên, Bản
thể và hiện tượng chỉ là hai bộ mặt của một thực tại tuyệt đối được mệnh
danh là TÂM hay CHÂN NHƯ
Vạn hữu, trăm sai ngàn biệt, đều do từ một nguồn Tâm (chữ Tâm viết hoa)
này mà sinh khởi và ở đó thì không gian và thời gian đều dung thông làm
một, và sự Sống tràn lan bất tận vô thủy vô chung.
Đứng về mặt hiện tượng thì vạn hữu trong vũ trụ đều làm nhân làm duyên đắp
đổi lẫn cho nhau, trùng trùng duyên khởi và ảnh hưởng lẫn nhau để cùng tồn
tại hay hủy diệt. Những "thế giới chủng", "thế giới hải", nói trong kinh
Hoa nghiêm, chính là quan niệm về thiên hà (Galaxie) và siêu Thiên văn học
ngày nay đã công nhận vậy.
---o0o---
Mục Lục |
Phần 1 |
Phần 2 |
Kết Luận
---o0o---
|
Thư Mục Tác Giả |
---o0o---
Đánh máy : Phước Ngọc - Hiếu Ngọc
Trình bày : Diệu Nga - Thùy Châu
Cập
nhật : 22-01-2002