.

 

Khái Luận

Triết lý Kinh Hoa Nghiêm

    Hòa Thượng Thích Đức Nhuận
Viện Triết Lý Việt Nam & Triết Học Thế Giới California, USA
Xuất bản 2000 - Bìa : Họa sĩ Phượng Hồng

---o0o---

Phần II

Giới thiệu Bồ Tát Đạo
Con Đường Lý Tưởng
Của Minh Đức-Thanh Lương

Bắt đầu từ đây chúng ta hãy đi vào tác phẩm “Bồ Tát Đạo ,hay Con Đường Lý tưởng”.

* Về hình thức: Sách chia làm 3 phần, 53 chương, dày trên 1.300 trang (bản chữ đánh máy).  

- Về nội dung:

* Phần  I – Dẫn nhập

Tác giả dẩn kinh Hoa Nghiêm, phẩm “Nhập pháp giới”- hay nhập Chân Như pháp giới, có nghĩa nhập cảnh giới Tỳ Lô Giá Na (Vairacana) pháp thân, tức thể nhập Tâm đại đồng của vũ trụ bao la, không còn phân biệt có mình hay kẻ khác, tâm và cảnh tuy hai mà một – làm nền tảng xây dựng tác phẩm. Và “cốt truyện” thì lấy đồng tử Thiện Tài (Sudhanu), một nhân vật điển hình, khát khao đi tìm con đường lý tưởng hay hạnh phúc, chân lý tuyệt đối để giải thoát cho mình và cho toàn thể nhân loại, một lòng hướng thượng cầu “nhất thiết trí” (Sarvajnata), hướng hạ phát “đại bi tâm” (Mahàkarunà), nên chàng đã đi khắp đó đây, có lúc phải băng rừng, lội suối, gian nan cực khổ, nhưng tâm vẫn chẳng hề thoái chuyển, hễ nơi đâu  có ánh nắng mặt trời là (ở đó) có dấu chân chàng đi tới, chỉ cốt sao tìm minh sư thiện hữu ;chàng đã học hết các triết lý đông tây kim cổ, và đã lần lượt học mọi pháp môn thuộc tiểu thừa và đại thừa Phật giáo, với một lòng kiên trìhiếm có, cuối cùng, chàng đã đạt được chí nguyện…

* Phần I I – phần chính của cốt truyện

Tác giả trình bày chặng đường mà đồng tử Thiện Tài phải đi qua, tượng trưng cho 53 giai đoạn tu hành, từ lúc sơ phát tâm qua Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hành, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, sau cùng mới tới Đẳng Giác, Diệu Giác là chứng quả vị tối cao:Phật Đà. Cũng cần nói thêm ở đây là, đồng tử Thiện Tài tham học với 53 vị Thiện tri thức, bắt đầu học Bồ tát Văn thù Sư Lợi ( biểu thị của Trí Tuệ), nhưng đến Bồ tát Phổ Hiền (biểu hiện của Hạnh Nguyện) mới là rốt ráo. Mà mọi nghi thức như : lễ bái, hành đạo đều là mật hạnh,là đầu đà, là trì giới v.v…do đó mà có tông phái Hoa Nghiêm, Thiên Thai, Tịnh Độ…có Phật giáo đại thừa.

Thuở Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang ở nước Thất La Phiệt (Snavasti) tại khu rừng Thệ Đa (Jetavana), vườn của trưởng giả Cấp Cô Độc (Anathopindika) cùng với 500 vị Bồ tát và hằng hà sa số Thanh văn…

Trong kỳ pháp hội này, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi  (Manjusri) nhận thấy trong thính chúng có một nhân vật xuất sắc, đáng lưu ý, đó là đồng tử 
Thiên Tài, một người đã trồng nhiều công đức, cúng dường rất nhiều Phật quá khứ, lại thông minh dĩnh ngộ, ham học hỏi…Nên Bồ tát Văn Thù đã vận dụng thần trí siêu việt diễn nói kinh “Phổ Chiếu Nhất Thiết Pháp Giới” thậm vi diệu, khiến cho đồng tử Thiện Tài khởi lòng cảm phục, xin qui y để cầu học Đạo Bồ tát.

Chương I.  Bài học vỡ lòng do Bồ tát Văn Thù Sư lợi dạy về   “Phát Tâm Bồ Đề”và cầu “Thiện Tri Thức”

Nghe đồng tử Thiện Tài thổ lộ tâm can, thiết tha cầu đạo, và có lòng rộng rãi, biết nghĩ đến nổi khổ đau của chúng sinh,. Ngài dạy : “Muốn học Đạo Bồ tát, trước hết con phải biết phát nguyện lớn,sau phải thân cậnthiện tri thức khắp nơi đẻ học hỏi”.

Và ngài khuyên Thiện Tàinên tìm đến yết kiến hỏa thượng Công Đức Vân là người đạo cao đức trọng hiện tu ở núi Diệu Phong, nước Thắng Lạc, về phía nam. Ngài dạy tiếp: “Con nên tìm đến đó mà cầu đạo. Sau lại cứ hướng nam thẳng tiến, hãy cố gắng tìm thầy, tìm bạn để trau dồi kiến thức cho thập phần viên mãn”.

Bình luận về ý nghĩa “phát thệ nguyện lớn”, tác giả viết: “phát tâm nguyện rộng lớn quả là một cuộc cách mạng tâm hồn, một sự chiến thắng oai hùng đối với bản thân, một hiện tượng “đại tử nhất phiên”, nghĩa là chết đi những tính nết xấu, gột sạch tâm hồn cũ, siêu lên trên thế tình, ngoài vòng sai biệt ước lệ, sống cuộc đời mới..”(BTD,trang 23)

Những ai muốn thực hành Bồ Tát Đạo, tức tự nguyện đi trên con đường lý tưởng “phục vụ chúng sinh”, thì tâm phải rộng như biển cả, trí phải sáng như mặt trời, phải tự chết mình đi, để tái sinh một con người mới :con người thánh thiện, sống bằng tâm hồn Phật, một cuộc sống đẹp như bông sen, sinh ra từ trong bùn mà không nhiểm bùn (sinh tử nê, bất nhiểm ư nê) mới đủ “thắng nghĩa” để làm mọi công việc lợi ích cho đời.

Bàn về thân cận thiện tri thức đề cập đến sự học hỏi, điều rất cần cho những ai muốn mở mang trí tuệ. Người tu đạo không chỉ học cho biết rồi để đó, mà còn phải biết cách áp dụng sở học vào việc tu trì thì sự học mới thật tốt đẹp, nếu không chỉ là cái đãy đựng sách, chẳng ích lợi gì cho mìnhvà cho đời cả. Người không chịu học hỏi, thân cận thiện tri thức là người tự che dấu cái ngu dốtcủa mình, tự nuôi lòng ngã mạn, tự cao, tự đại; lời nói và cử chỉ thì thô lỗ, vô lễ. Sự học hỏi có nhiều cách khác nhau: “Những cảnh rất tầm thường cũng nói lên những bài học triết lý rất sâu xa; Một bà mẹ lấy vạt áo che kín đứa con thơ nằm gọn trong lòng bàn tay trìu mến cũng gợi cho ta lòng Phật… thương chúng sinh như mẹ hiền thương con đỏ, mẹ chẳng hề rơi con một phút, thì Phật cũng luôn luôn ở cạnh chúng ta để ban cho chúng ta tình thương vô hạn”. (BTD trang 301) 

Người có trí tuệ dẫu vật vô giá trị cũng làm nên có giá trị, và ngược lại …Ta hãy lấy một thí dụ : “Khi người đó chỉ mới nhìn một gốc tùng giàcỗi đứng trơ vơ bên hốc đá trên đỉnh núi, cũng có thể cho ho về dũng cảm, kiên gan, đức độ, tiết tháo, tự cường của bậc quân tử, cốn gắng vươn lên, không chịu sống tầm thường, hèn hạ như đám cỏ lau đầy bụi ở rạch nước tanh hôi bên đường, sẵn sàng cúi rạp mình trước ngọn cuồng phong để được yên thân, khỏi bị gãy đổ”(BTD trang 30)瑩bsp;

“Phải học cho rộng, cho sâu, nghe nhiều, nói ít, suy luận kỹ càng để phá ngã, phá pháp, đạt tới trí bát nhã và tâm từ bi quảng đại, vô lượng vô biên, đó là mục tiêu đầu tiên nhằm tiến tới của người bước chân vào BỔ TÁT ĐẠO hay Con Đường Lý Tưởng để tự giác, giác tha, tự lợi, lợi tha.” (BTD trang 37)

Chương 2- Hòa Thượng Công Đức Vân dạy “Pháp Môn Niệm Phật”

Theo lời thầy- Ngài Văn thù- dạy bảo, đồng tử Thiện Tài tiến về hướng nam, hỏi thăm đến nước Thắng Lạc, núi Diệu Phong, nơi hòa thượng Công Đức vân tĩnh tu  để xin học đạo và Hòa thượng dạy cho Pháp Môn Niệm Phật là pháp môn thù thắng đệ nhất có thể áp dụng cho mọi hạng người, thông minh hay ngu tối, không phân nam, nữ, tuổi tác, ai ai cũng có thể dễ dàng thực hiện.

Hòa thượng, chỉ mới thoáng nhìn đồng tư Thiện tài đã khởi tâm thương hại người học trò quá ngây thơ chất phác, liền bảo : “Con không thấy ta lúc nàỏ cũng niệm Phật đó sao?)

“người tu hành muốn được thành Phật ắt phải học nhiều pháp môn và trải qua thời gian tu tập lâu xa 3 A tăng kỳ kiếp, mà ở cõi Sa bà ô trược này có nhiều chướng ngại, laị không thường được gặp Phật thì sự thành công thật là rất khó. Muốn bảo đảm cho sự tu hành chắc chắncó kết quả mong đợi, và muốm làm an lòngnhững ai còn e ngại khó tu, khó chướng, Phật đã phải phương tiệnchỉ bày cho một đường lối thù thắng, đó là việc nhất tâm niệm Phật, cầu Vãng sinh về cõi Cực lạc của Phật A Di Đà, để thường được gặp Phật, làm bạn với các vị Bồ tát, ngày đêm được nghe tiếng pháp nhiệm mầu. Ở đó, suối reo, chim hót, tât cả đều diễn ra tiếng pháp vi diệu, sống trong cảnh thuận tiện sung sướng đó thì lo gì chẳng chúng đạo quả Vô thượng bồ đề?”

“Ta chỉ có pháp “Trì danh niệm Phật”để dạy con thôi, con khá nên nhớ lấy, và hành trì cho tới chỗ “nhất tâm bất loạn”.

Trong chương này tác giả đã khảo cứu các tài liệu về pháp môn Tịnh độ, và trình bày pháp môn này một cách hết sức sáng sủa, và khuyên hành giả muốn tu cho có kết quả : Trước hết phải có đức Tin vững chắc. Thứ nữa, phải chuyên tâm thực Hành pháp môn “trì danh niệm Phật”. Sau cùng là phát thệ  Nguyện lớn cho bền vững , sâu rộng.Tín Hành nguyện là ba điều căn bản thiết yếu, không thể thiếu một mà thành tựu được .
Trong kinh A Di Đà, Đức Thích Ca bảo ngài Xá Lợi Phất (Sàriputra) rằng : “Từ đây (chỉ cõi Sa bà) đến phương Tây, cách xa mười vạn ức cõi Phật, có một thế giới gọi là Cực lạc, ở cõi đó có Đức Phật A Di Đà hiện nay đang thuyết pháp. Này ! Xá Lợi Phất, cõi kia vì sao gọi là Cực lạc?- Vì nhân dân trong nước ấy không còn mọi khổ đau,mà hoàn toàn vui sướng, nên gọi là Cực lạc”.

Dưới đây xin dẫn chứng những khám phá mới nhất về những thiên thể mà các nhà khoa học đã tìm ra ( theo tác giả) : “Nhà bác học Carl Sagan, giáo sư đại học đường Havard về môn Thiên văn học, đã lên tiếng trong một buổi nói chuyện tại hội Hỏa tiễn Mỹ” ông tin chắc có những giống người rất thông minh sống rải rác trên các hành tinh của chúng ta ở tinh đó tới thăm trái đất của ta. O⮧ Sagan còn cho hay : O⮧ đã căn cứ vào toán học mà đưa ra giả thuyết ít nhất phải có trên một triệu hành tinh trong số 100 tỷ hành tinh trong giải Ngân hà đã xuất hiên những nền văn minh rực rỡ, vượt xa hẳn nền văn minh của chúng ta ngày nay trên trái đất”.  

Gần đây, khoa học gia Melvin Berger còn cho biết : những khám phá mới nhấtcủa Thiên văn học hiện đại : với những máy vô tuyến viễn vọng kính tối tân, loài người đã nhìn thấy thiên hà của chúng ta có chừng 150 tỷ ngôi sao, trong đó chừng một tỷ hành tinhcó thể có người sống- ngoài ra còn có hàng tỷ thiên hà tương tự như thiên hà của chúng ta ở, mà thiên hà gần nhất mệnh danh là Trôn ốc trong chòm Andromedo có những vì sao nhỏ bé, lờ mờ, cách xa chúng ta khoảng ngót triệu năm ánh sáng…Đó mới chỉ là những khám phá sơ khởi..”( BTD Trang 131,132) 瑩bsp;   
 
Chương 3. Thiền sư Hải Vân dạy phép “Quán Tưởng”

Sau khi nghe đồng tử Thiện Tài trình bày nguyện vọng, Thiền sư dạy:

“…Không thuận theo ngoại cảnh vui thích, thì tâm con không bị lôi cuốn bởi lục dục, thất tình- không bị mờ ám bởi hình, danh, sắc, tướng, làm cho mình bị say mê mà đánh mất cả lương tri, lương năng.

“Không nghịch theo ngoại cảnh đau buồn thì tâm con được ổn định, không còn thấy cảnh đời đáng chán ghét mà phải tìm cách xa lánh, ở ngoài vòng cương tỏa.

Vì không còn thuận nghịch, nên con ít sân hận, oán hờn, ít so sánh phân biệt, không còn đứng núi nọ trông núi kia cao…

Từ một tư tưởng ưa thích, lòng tham nổi dậy, lôi cuốn theo những tư tưởng chiếm đoạt, tranh chấp, đố kị, bủn xỉn, vị kỷ, bám giữ, vui, buồn…

Từ một tư tưởng ghét bỏ phát sinh những tư tưởng sân hận, mưu mô, xảo trá, lường gạt, loại trừ, để rồi gây nên những oán thù truyền kiếp. Cả hai loại tư tưởng yêu ghét đều làm cho tâm con mất thăng bằng, bình đẳng và xa lìa Chân tính.

Con phải dùng đại dương làm bối cảnh để tập trung tinh thần mà quán tưởng (suy ngẫm).

Đại dương sâu rộng, bát ngát, bao la, có vô lượng châu báu thì tâm đại bi cũng có vô lượng đức tính cao đẹp. Đại dương muôn trùng rộng rãi, thu nạp nước các sông ngòi, và những trận mưa to, thác lũ mà không hề tăng giảm thì tâm đại bi cũng chứa đựng mọi sầu não của chúng sinh và rửa sạch mọi vết thương lòng của muôn loài đau khổ mà vẫn như bất động, bình đẳng, vô phân biệt. Con phải mở rộng tầm mắt bao quát cả vũ trụ mông mênh, mở rộng tâm hồn cho vô biên cao cả, nhìn xa thấy rộng cảnh vật bên ngoài, rồi lại nhìn sâu vào đáy lòng mình để tìm hiểu chân lý của trời đất tiềm ẩn nơi đó. Vì Tâm tức Phật, Phật tức Tâm. Không thể tìm Phật hay sự thật ở đời, ngoài Tâm được. Với lý “Vạn vật đồng nhất thể” thì vũ trụ với con người chỉ là một mà thôi …
Con nên bắt chước ta, dành nhiều thì giờ cho công phu thiền định và quán tưởng. (BTD, trang (155- 156 ) 

 Chương 4 – Trưởng lão Thiện Trụ dạy về pháp môn “Vô Ngại    Thần Túc Thông”.

Khi người ta đã đắc pháp này thì thân tâm được tự tại, vô ngại: “Trong một niệm (họ) tùy ý muốn đi đứng, tới lui chổ nào cũng được, trí tuệ thì quang minh đạt tới cứu cánh vô ngại, biết rõ các pháp quá khứ, hiện tại và vị lai của mọi thế giới, biết rõ căn tính và ngôn ngữ của mỗi loài, hiểu được sự cấu tạo, duy trì và an lập của vũ trụ, la0I có thần lực bay tới tận các thế giới ở xa muôn dặm để quan sát, đồng thời có thể thị hiện, biến hóa ra mọi dự vật để cứu độ chúng sinh khắp mười phương”. (BTD ,trang 186)   

Chương 5-Thượng tọa Di Già dạy đồng tử Thiện Tài “Trì chú   Đà la ni”

Đà la ni (Dharani), phiên âm từ tiếng Phạm, Tàu dịch: Tổng trì hay Năng trì, có nghĩa trong một chữ, một câu mà tóm thâu cả vô lượng công đức và thu hoạch những pháp lành, cùng gìn giữ một thiện duyên, bảo vệ những chủng tử tốt trong tiềm thức, đồng thời có nghĩa là Năng già : có sức che lấp những chủng tử xấu, ngăn chặn những niệm tưởng đen tối không cho hình thành.

Những Dharani hay chân ngôn rất đa dạng, mỗi bài có một công dụng khác nhau, sử dụng đúng qui cách thì đều linh ứng cả.

Chương 6 -  Trưởng giả Giải thoát dạy : “Thiền” hay pháp môn   “Vô Ngại Trang nghiêm giải thoát”.  
 
Trưởng giả khuyên Thiện Tài :

“Muốn thực hành Bồ tát hạnh ngươi phải phát đại nguyện, học đủ các pháp môn để tịnh Phật quốc, tập đủ mọi diệu hạnh để điều phục chúng sinh. Phật có đủ vô ngại thần thông để qua lại mười phương pháp giới, dùng trí tuệ vi tế và thâm nhập vào các kiếp số. Phải giữ giới luật tinh nghiêm để gạn lọc tâm cho trong sạch. Phải dùng tinh tiến để kiên cố tự tâm, dùng nhẫ宠nhục để sang bằng mọi ý tưởng sai biệt và phân biệt. Phải dùng từ bi để trị bệnh Tham, sân, ích kỷ, làm cho tâm được rộng rãi bao la. Phải năng quán tưởng và thiền định để đắc tuệ nhãn, cho tâm được giải thoát và mau nhập cảnh giới nhất thiết trí, đạt tới Vô thượng bồ đề” (BTD, trang 270). 

Thiền, là một pháp môn tu không cần đến văn tự, ngôn ngữ mà chủ trương “dĩ tâm truyền tâm”để giải phóng con người ra khỏi phiền não và thể nhập với thực tại tuyệt đối.

Người tu thiền chỉ ngồi yên lặng,gạt bỏ ra ngoài mọi tư tưởng và  hình ảnh tốt xấu, nhờ đó mà gạn lọc được tâm hồn, để nó trở nên thanh tịnh. Đó là một phương pháp tập trung tinh thần để đạt tới trạng thái ý thức hoàn toàn sáng suốt và trong sạch, tức thể nhập được Phật tính ở ngay trong bản tâm mình. 

Tác giả luận giải về Thiền như sau: 

? Môn đồ hỏi Mã Tổ Đạo Nhất:

Bạch Hòa thượng, vì sao nói: “tức tâm tức Phật?”

Sư đáp: Để cho trẻ con khỏi khóc. 

Hỏi: Lúc trẻ đã nín rồi thì sao? 

Đáp: Phi tâm, phi Phật. 

Hỏi: Trừ hai câu này ra, nếu có người hỏi Phật nữa thì phải trả lời cách nào?

Đáp: Chẳng phải vật. 

Hỏi: Nếu lại có người còn hỏi nữa thì phải trả lời sao?

Đáp: Thể nhập đại đạo. 

Giải thích:

Câu thứ nhất: “tức tâm tức Phật”có ý khuyên nên hướng vào nội tâm để tìm cầu Phật nơi tâm mình, không nên hướng ngoại tìm cầu Phật tính. 

Câu thứ hai: “phi tâm phi Phật” khuyên nên siêng năng tu hành. Hai phép này để giáo hóa hạng còn sơ cơ. Đối với hạng người tu đã lâu thì dạy: “chẳng phải vật” và “ thể nhập vào đại đạo” là muốn khuyên nên thoát ra ngoài vật để hòa đồng cùng vũ trụ. Tâm là vật, vật là tâm. Đạo phải tìm trong hiện tượng giới, trong chổ “bình thường tâm” (BTD, trang 203)  

? Một đêm trăng ba  vị Thiền sư ( Bách Trượng Hoài Hải, Tây Đường Trí Tạng và Mã Tổ Đạo Nhất thưởng ngoạn. 

Mã Tổ hỏi: “Lúc này ta nên làm gì?”

Tây Đường thưa: “Ta nên cúng dường” (ý muốn nói đến tụng kinh, niệm Phật”.

Bạch Trượng thưa: “Ta nên tu hành”( ý muốn nói đến công phu ngồi thiền).

Nam Tuyền lẳng lặng, chẳng nói một lời, phất tà áo bỏ đi ngắm trăng một mình.

Mã Tổ nói: “Tụng kinh mãi thì lạc vào rừng Tam tạng kinh điển, mà ngồi thiền thì chơi vơi chìm đắm trong biển lặng vô biên, Chỉ đi ngắm trăng như Nam Tuyền trong lúc này mới theo đúng đạo tự nhiên của trời đất, siêu việt ra ngoài cảnh vật. Thế mới gọi là “Tâm đạo bình thường” (BTD, trang 208)

Một đặc điểm khác của Thiền thuộc phương diện tu luyện là đốn ngộ tức là nhận rõ chân lý tức khắc, không cần phải qua những giai đoạn chuẩn bị học tập lâu dài. Một tỷ dụ điển hìnhvề đốn ngộ là trường hợp Lục Tổ Huệ Năng. Ngài từ nhỏ đến khi ngộ đạo, không được học một chữ, kinh kệ không biết, nhân một buổi đi bán củi ngoài chợ, chợt nghe có tiếng người tụng kinh Kim Cương, câu:

“Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm: Nakvacit pratisthitam cittam utpàdayitaviam”, Ngài tự nhiên ngộ đạo. Thật là một trường hợp hy hữu, có một không hai. Có lần Tổ dạy các đệ tử cách giảng pháp phải căn cứ trên lập trường “Bất nhị”và Tổ lập luận : “Nếu có người hỏi về lẽ tối phải đáp: Sáng là nhân, tối là duyên. Sáng đi thì tối lại. Lấy tối để hiểu sáng, lấy sáng để hiểu tối, đôi bên qua lại đắp đổi làm nhân duyên cho nhau. Tất cả pháp, khi bàn đến, chớ lìa tự tính, và cứ mỗi câu hỏi đều đáp lại bằng cách trái ngược, như vậy thành nghĩa Trung Đạo mà chẳng bao giờ xa lìa chân lý”.( BTD, 171)    

Thiền có mục đích: 

-  “Dẫn hành giả tới chổ giải thoát hay giác ngộ trực tiếp”. 

-  “Đề cao nếp sống tự nhiên, bình đẳng và yêu thiên nhiên”.

-  “Diễn tả cái phong thái phóng khoán của thiền và cái cơ trí bén nhạy của trực giáct âm linh”.

Chương 7 và 42- Hòa thượng Hải Tràng và thần Bảo Nhãn, Quỷ vương La Sát và Phật mẫu Ma Ya dạy: “Pháp môn Lục Độ và Bát Nhã”

Hòa thượng nói: "Do tu Bát nhã Ba la mật (Prajinapàramità) mà tôi đắc tuệ nhãn và hàng ngàn tam muội khác. Lúc nhập tam muội này, tôi biết rõ tất cả thế giới không chút chướng ngại và thấy mọi sự vật trong vũ trụ đều dung thông, dung nhiếp với nhau. Tôi biết rằng cái tâm của mỗi người là cái tâm chung của trời đất và cái lý của mỗi sự vật là cái lý chung của vạn vật. Khi đã rõ được một phần tử trong vũ trụ, thì cũng rõ được sự vật trong đời đất. Đó là cái lý Một là Tất cả và Tất cả là Một – Tâm, Vật không hai "(BTD, trang 305)

Phật mẫu Ma Gia thì dạy: "Từ quá khứ đến vị lai, khắp thập phương thế giới, thử hỏi chư Phật và Bồ tát nào không do trí Bát nhã sinh ra? Và muốn thành Phật quả, thì người tu hành nào không phải học hỏi và tu theo pháp môn Bát nhã?" (BTD, trang 899)

Muốn chứng lý Bát nhã phải qua ba giai đoạn tu tập:

1..Gia Hạnh Trí Bát Nhã – Tăng gia công hạnh tu Bát nhã, tức phải tinh tiến tu hành các pháp môn quán tới chỗ nhận định rõ được thực tướng hay thể tính của các pháp vốn "Không".

2..Căn Bản Trí Bát Nhã- Tức thể tính Bát nhã. Tuy thể tính vốn sẵn có trong mọi chúng sinh, nhưng phải nhờ công phu tu hành tinh tiến mới phát huy và làm hiển lộ cái trí hay thể tính đó.

3..Hậu Đắc Trí Bát Nhã- Tức diệu dụng của Bát nhã. Sau khi chứng được căn bản mới có được diệu dụng này. Tới lúc đó thì: "Tâm vô quải ngại, xa lìa mộng tưởng, điên đảo, đạt tới cứu cánh niết bàn", và người tu biết rõ bản tính la chân, sắc tướng là giả, và phải lìa bỏ giả tướng mà quay về chân tính.

Tính, tướng bất nhị, hễ theo về chân tính thì phá vỡ ngay được chấp ngã, tức là những giả tướng bề ngoài.

Phát huy nguồn ánh sáng sẵn có trong mỗi chúng sinh (tức căn bản trí) bằng cách tu tập các pháp quán vô
 

"Tất cả phương pháp tu hành của Bát nhã nhằm vào tiêu điểm ngã, vô thường. Có được nguồn ánh sáng ấy (tức trí tuệ bát nhã) chiếu soi thì tâm được tự tại, hành giả sẽ sống trong thể tính chung của muôn loài và nhận thấy mình với chúng sinh là một, chúng sinh là mình, mình là chúng sinh, một là tất cả và tất cả là một, sự sự vô ngại trong pháp giới bao la, mọi sự mọi vật đều tương tức, tương nhập như kinh Hoa Nghiêm đã đề xướng" (BTD, trang 902)

Chương 8- Ưu bà di HữuXả dạy đồng tử Thiện Tài cách "diệt trừ phiền não", còn gọi là pháp môn "ly ưu an ổn tràng" (giải thoát cho tâm khỏi mọi phiền não ưu tư, được an vui thanh tịnh).

Vì mỗi chúng sinh đều có Hoặc, Nghiệp, Khổ khác nhau, sinh ra đủ loại phiền não.

"Nỗi đau khổ của loài người bắt nguồn từ vô minh, do những nguyên nhân chính là Aᩬ?Thủ, Hữu. Vì ưa thích ham muốn nên mới bám giữ lấy cảnh vật chung quanh, làm sổ hữu riêng tư, và khi bị mất những vật mà ta ưa quí làm của riêng, coi như mất đi một phần thịt xương của mình thì sinh buồn phiền đau khổ"

"Những phiền não thô dễ biết nên dễ chữa. Chỉ những phiền não từ vô thủy rớt lại, ẩn sâu trong tiềm thức mới khó loại trừ,"Tất cả chúng ta đang sống trong chiêm bao, do vô minh dệt thành màn sương dầy đặc vây phủ quanh mình, nên lúc nào cũng say sưa trong đại mộng. Phải thức tỉnh hẳn mới hay mình vừa mới trải qua một giấc mộng dài. Chúng sinh đang sống trong vô minh vọng thức, nào có hay đâu mình sống trong cảnh đó; chỉ khi nào hoàn toàn giác ngộ mới biết rõ được cảnh vô minh vọng thức mình vừa trải qua.

"Hàng phàm phu sống trong vòng thức biến nên không rõ được cảnh thức biến. Chỉ khi nào tới Phật quả cứu cánh mới phá tan vô minh trong tâm thức, và chỉ lúc đó mới thực giác ngộ hoàn toàn, cũng như người tỉnh hẳn giấc mộng dài, hết ngái ngủ, mới biết được rằng mọi chuyện vừa xảy ra trong giấc mộng đều là huyễn cả".( BTD, trang 320-321)

Chương 9. Nói về Pháp môn "Bồ tát Vô Thắng Tràng Giải ơn Thoát"do tiên ông Tỳ Mục Cù Sa truyền lại cho Thiện Tài.

Nói xong, tiên ông liền cầm tay xoa đầu Thiện Tài tức thì chàng trông thấy vi trần số thế giới, lại được nghe chư Phật thuyết pháp cho hằng hà sa số chúng sinh trong khắp các cõi, nhờ đó mà Thiện Tài được vô lượng tam muội và trí tuệ quang minh. Nhưng đến khi tiên ông vừa buông tay ra thì Thiện Tài thấy mình trở về trạng thái như cũ.

Kế đó, Tỳ Mục Cù Sa lại bảo thiện Tài: "Tôi chỉ biết bấy nhiêu pháp đó thôi, nếu muốn công hạnh được viên mãn, hãy tìm đến vị Bà la môn, pháp danh là thắng Nhiệt, ở bộ lạc Y Sa Na, về phương nam, mà học hỏi thêm".

( Tác giả đã bình giải về những ẩn ý của một vài danh từ dùng trong kinh:

 

"Việc tiên ông Cù Sa xoa đầu và cầm tay Thiện Tài là cốt dùng tha lực giúp cho chàng định tâm, kiểu như dùng phương pháp thôi miên, tập trung tinh thần buộc Thiện Tài phải quán tưởng hay suy nghĩ về một đề tài nào đó. Đến khi tiên ông buông tay và không còn xoa đầu Thiện Tài nữa là lúc Thiện Tài xuất định, tâm thần trở lại như cũ.

"Tên của vị Bà la môn Thắng Nhiệt cũng gợi cho ta ý tưởng sau đây: ba độc tham, sân, si, và thất tình, lục dục gây cho chúng sinh những nổi khổ đau như lửa đốt tâm can.

"Thắng được tam độc ấy tức là dập tắt được ngọn lửa làm cho chúng sinh phải chịu đau đớn ê chề" ( BTD,trang 340-341 )

Chương 10. Bà la môn Thắng Nhiệt dạy về: "Bồ Tát Hạnh Bồ Tát Vô Tận Luân Giải Thoát"( tức: bánh xe giải thoát quây vô tận).

Bồ tát là tiếng gọi tắt, viết đủ là: Bồ đề tát đóa, do phiên âm ở chữ Bodhisattva: Bodhi (Bồ đề) co nghĩa là giác ngộ và Sattva (tát đóa) là chúng sinh. Vậy bồ tát là chúng sinh đã giác ngộ. Bồ tát có ba đặc tính:

1. Tuy đã giác ngộ nhưng chưa hoàn toàn được như Phật. Vì chưa gột sạch vi tế vô minh, vẫn cố gắng tu hành để viên thành Phật quả (tự iác, tự độ)

2. Đã giác ngộ rồi nhưng có nguyện vọng khai ngộ cho toàn thể chúng sinh còn bị vô minh ám chướng (giác tha, độ tha)

3. Thực hiện lý tưởng: "thượng cầu giác ngộ, hạ hóa chúng sinh", lấy đó làm lẽ sống của mình.

Tính cách thứ nhất thiên về Trí.

Tính cách thứ hai thiên về Bi.

Tính cách thứ ba gồm cả Bi lẫn Trí.

Bởi vậy, Bồ tát còn có tên gọi là bậc Đại Sĩ hay Khất Sĩ nữa.

Về phương diện thực hành Bồ Tát Đạo là sáu pháp Ba la mật (Paramita). Ba la mật có nghĩa làtừ bờ bên này (mê) vượt qua bờ bên kia (ngộ): 1. Thí, 2. Giới, 3. Nhẫn, 4. Tính tiến, 5. Thiền, 6. Tuệ, cộng với:7. Phương tiện, 8. Thệ nguyện, 9. Lực, 10. Trí, gọi là 10 Ba la mật và làm muôn hạnh lành có lợi ích cho hết thảy chúng sinh.

"Điểm đặc sắc nhất của đạo Bồ tát là trong khi hướng vào cảnh giới tự chủ của tinh thần mà vẫn không trốn tránh những nổi thống khổ cố hữu của kiếp người, trái lại, vẫn lấy "khổ đế", đế thứ nhất trong "tứ đế" làm trung tâm và cơ duyên hành đạo. Vì Bồ tát nghĩ rằng: "nỗi khổ đau của chúng sinh là nổi khổ đau của mình"

"Bồ tát coi sự khổ đau lẫn vui sướng, luôn luôn tự chủ. Chính ở đây mà người hành đạo thấy rõ ý nghĩa và giá trị của đời chỉ có hứng thú nhờ ở sự tích cực phục vụ cho đời: đó là đặc chất căn bản của tinh thần bậc siêu nhân"(BTD, trang 365-366)

Chương 11, 12 –Đồng nữ Từ Hạnh dạy môn "Bát Nhã Phổ Trang Nghiêm"và Tỳ khưu Thiện Kiến dạy môn "Bồ Tát Tùy Thuận Đăng Giải Thoát"(tức là ngọn đèn trí tuệ của Bồ tát muốn soi tới đâu cũng được).

Nói chung, cả hai vị đều dạy Thiện Tài: "Pháp môn Bát Nhã"tức thuyết minh về chân lý "Không" ( Sùnỳatà ). Ta hãy nghe tác giả luận về nghĩa chữ "Không".

"Theo lý duyên khởi thì mọi vật trong vũ trụ chỉ là những hợp tướng tạm thời của nhiều nguyên tử duyên lại với nhau. Khi duyên hết thì hợp tướng lìa tan. Đó cũng là định luật vô ngã, vô thường của sự sự, vật vậtở cõi đời này. "Vật chất có thể biến thành năng lực và năng lực cũng có thể biến thành vật chất"Từ vật chất biến thành năng lực, không còn là vật chất nữa, thì bản thể của vật chất là "Không". Do đó, câu "Sắc tức thị không, không tức thị sắc"đồng nghĩa với câu : "vật chất tức năng lực, năng lực tức vật chất". Tất cả những gì do vật chất và tinh thần hợp lại mà cấu thành đều là "Không" cả. Cái "Có"(ngũ uẩn hay danh sắc – Tâm và Vật) do cái "Không" mà ra, thì "Không"là căn bản, nguồn gốc, bản thể của cái "Cóᦱ?ot;. Phật giáo đại thừa cho rằng: Vạn vật có hai tướng, một tướng bề ngoài và một tướng bề trong. Cái tướng bề ngoài ta có thể dùng ngũ quan và ý thức (giác quan thứ 6) mà xét thấy được. Nhưng bên trong những cái vỏ sai biệt của hình tướng bề ngoài còn có một cái Thể chung (Bản thể hay Thực tướng) của muôn loài, vạﮠvật. Cái thực tướng đó là "Không". Không sinh diệt, không nhơ sạch, không thêm bớt, không biết từ đâu đến và đi về đâu, không biết giờ khởi điểm hay lúc tận cùng…. . Hiểu thấu được nguyên lý duyên sinh là đạt tới thực tại tối hậu, tới, "Chân không diệu hữu", tới tuệ bát nhã, không còn phải tranh luận hão huyền nữa. Ta thấy rằng:

_Vô thường tức là không có những thực thể bất biến trong thời gian.

_Vô ngã tức là không có những thực thể bất biến trong không gian.

Chân lý "Không" có hiệu lực phá trừ kiến chấp.

Vậy, vô thường tức vô ngã, tức duyên sinh, tức "Không " (BTD ,trang 390- 391)

Và thế kỷ I I dương lịch, Bồ tát Long thụ (Nàgàrjuna) hệ thống hóa tư tưởng Bát Nhã và trứ tác các bộ : Trung Luận, Thập Nhị Môn Luận, Đại Trí Độ Luận, làm rường cột cho "Không tông Bát Nhã".

Phương pháp của Tam Luận Tông (Madhyamika) là chứng minh tính cách bất lực của các khái niệm căn bản của trí óc con người sống trong tương đối. Đây cũng là một phương pháp để chứng minh yếu nghĩa chữ "Không" của Bát Nhã. Điểm quan trọng cần phải lưu ý : Phương pháp của Tam luận tông không phải là một trò chơi về chữ nghĩa, bởi vì Tam luận tông có một chủ đích rõ ràng, làm vô hiệu hóa các khái niệm đã ngăn cản trí óc con người đạt tới thực tại siêu việt: Mục đích của Tam luận tông không phải là đưa ra một quan điểm mới để phá đổ một quan điểm cũ, bởi vì theo Tam luận tông thì mọi quan điểm đều sai lầm, thiếu sót, và lý do rất giản dị là quan điểm chẳng phải là chân lý. Cho nên Tam luận tông chỉ là một phương pháp mà không là thực tại, cũng không phải là sự diễn tả chân lý tối cao. (BTD ,trang…).

Mở đầu bộ Trung luận, phẩm Quán Nhân Duyên I, Bồ tát Long Thụ đưa ra tám cái "không"( Bát Bất) :

"Bất sinh, diệc bất diệt.

Bất thường, diệc bất đoạn.

Bất nhất, diệc bất dị.

Bất lai, diệc bất xuất."

 

Nguyên bản chữ Phạn:

"Anirodham anutpàdam.

Annucckedam asàsvatam.

Anekàrtham ananàr tham.

Anàgamam anirgamam."

Theo thuyết "Bát Bất" trên đây, ta thấy: Vạn pháp do các nhân duyên hội ngộ mà sinh, nên gọi là "bất sinh". Khi nhân duyên tán thì vạn pháp phải hủy diệt; nhưng đã không có sinh thì làm gì có diệt, vì thế gọi là "bất diệt". Và vạn pháp đã do nhân duyên sinh tất nhiên không tránh được sự đổi thay, gọi là "bất thường". Vì vạn pháp không thật cho nên cũng chẳng có gì là đoạn, nên gọi là "bất đoạn". Vạn pháp sinh khởi chẳng giống nhau, như mộng mạ và cây lúa không phải là một, nên gọi là "bất nhất". Nhưng cây lúa lại do mộng mạ mà thành, nên gọi là "bất dị". Vạn pháp vốn không thật có nên gọi là "bất lai, bất xuất".

Theo quan niệm mê chấp thường tình của thế gian, người ta cho rằng vạn pháp có sinh, có diệt, có thường, có đoạn, có một, có khác, có lại, có đi…

Vì muốn khai thị cho thế nhânnên Bồ tát Long thụ đã dùng tám thứ không là : không sinh, không diệt, không thường, không đoạn, không một, không khác, không lại, không đi, để đã phá những nhận thức sai lầm của thế tục, tức phá bỏ triệt để chấp tướng, chứ không phải phủ nhận cái Thực tướng Vô tướng của các pháp. Đấy là lối dùng Không môn để đi vào thực tướng Trung Đạo vậy.

Biện chứng pháp của Bồ tát Long Thụ là một phương tiện để đánh đổ các khái niệm mà không để cho người ta bị kẹt vàokhái niệm đối lập, vì thế mới gọi là Trung Đạo, nghĩa là siêu lên khỏi thế giới khái niệm có niệm đối lập, vì thế mới gọi là Trung Đạo, nghĩa là siêu lên khỏi thế giới khái niệm có và không, sinh và diệt,v.v..

"Biện chứng pháp này còn được diễn tả bằng nguyên tắc chân đế (paramartha – satya) hay chân lý tuyệt đối so với tục đế (samvriti- satya) là chân lý tương đối" (BTD, trang 403)

Nền tảng biện chứng pháp của Bồ tát Long Thụ là nguyên lý nhân duyên, và ngay trên đó, ta đã thấy triết lý "Không" đưa tới chân lý Trung Đạo "Madhyamà Pratipadà":

"Nhân duyên sở sinh pháp

Ngã thuyết tức thị Không

Diệc Danh vi Giả danh

Thị danh Trung đạo nghĩa"

Dù Phật hay các vị Bồ tát có xuất hiện ở đời này hay không, để tuyên bố hay không tuyên bố rằng các pháp là "Không", thì tự tính của chúng cũng vẫn như thế, vì bản tính của các pháp vẫn "như thế".

(Pháp nhĩ như thị: Dharmata). Lập thuyết của Tam Luận tông về chữ "Không"dẫn tới chân lý "trùng trùng duyên khởi" và "Một là Tất cả", "Tất cả là Một", Sự sự vô ngại pháp giới của tông phái Hoa Nghiêm.."

Chương 13, 22, 44 –Đồng tử Tự Tại Chủ, trưởng giả Ưu Bát La Hoa, đồng tử Biến Hữu và đồng tử Biến Tri dạy "Pháp môn Ngũ Minh".

Đồng tử Thiện Tài hình dung trong đầu óc Tự Tại Chủ hẳn là một người đứng tuổi, từng trải việc đời, ngờ đâu lại chỉ thấy một niênđang chơi đùa với một số đồng tử khác, trên đường cát ven sông . Thiện Tài cung kính chắp tay vái chào và tỏ bày nguyện vọng.

Tự Tại Chủ đáp: "Thuở nhỏ, nhờ được học đủ các ngành công, kỹ nghệ nên nghề gì tôi cũng biết qua. Tôi còn học đủ các môn khoa học thường thức, biết trị bệnh và bào chế linh dược. Tôi lại biết các kiến thiết những cung điện nguy nga, và kinh doanh về các ngành nông, công, thương, làm lợc ích cho hằng hà sa số chúng sinh. Ngoài ra, tôi còn biết được tướng mạo và am tường tâm lý của loài người, biết rõ tính tình của kẻ lành, dữ, hiểu rõ rồi đây sẽ sinh vào đường thiện hay ác…Tôi còn theo môn toán học, biết rõ trong đống cát này có bao nhiêu hạt cát, biết được danh hiệu của chư Phật khắp pháp giới mười phương. (BTD , trang 409 – 410)

Thiện Tài thấy Tự Tại Chủ thật là một nhân vật kỳ tài, nên quyết tăm noi gương về mọi ngành, nghề và có được nhiều phương tiện để giúp đở mọi người…

Muốn thực hành hạnh lợi tha và giác tha, Bồ Tát phải:

* Có trí sáng suốt và thực tế,

* Có tâm bi, bình đẳng, vô lượng vô biên,

* Có lòng hăng hái dũng cảm phi thường để thắng những trận giặc nội tâm và điều phục những kẻ thù là những ác tưởng chỉ lăm le làm cho tâm mình hèn yếu, nhút nhát, biếng lười…

* Ngoài những đức tính trên, Bồ tát còn cần học đủ sáng suốt năm món (Ngũ minh) là điều kiện tối cần thiết cho sự thành đạt, để thực thi tốt nguyện vọng của mình.

* Trong kinh Hoa Nghiêm có đoạn ghi: "Bồ Tát cầu đạo giác ngộ ở đâu? – Phải vào ngũ minh mới cầu đạo được".

Ngũ Minh là :

  1. Nội minh: môn học về giáo lý.

  2. Nhân minh : môn học về cách suy luận, biện giải để tìm chân lý,

  3. Thanh minh : môn học về sinh ngữ để các dân tộc có thể hiểu nhau.

  4. . Y phương minh : môn học về cách thức chữa trị bệnh nhân.

  5. Công xảo minh: môn học về kỹ nghệ trong các ngành cho được tinh xảo.

Với pháp ngũ minh được trao giồi kỹ lưỡng, Bồ tát trở thành những chiến sĩ từ thiện lo xây đắp hạnh phúc cho toàn thể chúng sinh, và chuyển biến thế giới đau khổ này thành cõi Niết Bàn, an lạc.

Chương 14 – 15- Ưu bà di Cụ Túc và cư sĩ minh Trí dạy pháp Môn : "Bố Thí Ba la mật"

Bố thí (Dàna) gồm có 3:

1.Tài thí: là đem tiền của, vật thực cho đến cả sinh mệnh của mình ban cho kẻ khác, Tài thí chia làm nội tài là hy sinh, mắt, tai, máu, thịt, thân mệnh mình cho chúng sinh. Ngoài tài là đem tiền của, báu vật, xe cộ, nhà cửa, vật dụng cho kẻ khác, miễn là cứu giúp được cho chúng sinh thoát khổ, được vui.

2.Pháp thí : Là đem giáo lý của Phật ban phát, giảng dạy cho người đời từ bỏ được lòng tham, ích kỷ đến tận gốc rễ. Pháp của Phật là những liều thuốc chữa tâm bệnh cho chúng sinh hết mọi khổ đau phiền não. Pháp thí chia làm khẩu giáo và thân giáo.

Khẩu giáo: là đem lời hay, lẽ phải, những pháp tu chân chính để dạy dân chúng khiến họ đạt được lẽ cao siêu mầu nhiệm của đạo Giác Ngộ, Giải Thoát, đó là chính ngữ.

Thân giáo: có khi chẳng cần phải đăng đàn thuyết pháp, hoặc trứ tác, lập ngôn cũng gọi là pháp thí, vì Bồ tát "hành bất ngôn chi giáo"

Đem gương sáng cả một đời sống đạo đức tràn đầy từ, bi, hỉ, xả, tinh tiến, nhẫn nhục, v.v.. để cảm hóa lòng người, đó là hạnh tu cao tột của chính mệnh, chính nghiệp. Lối thân giáo pháp thí đó công đức chắc chắn nhiều hơn lời giảng đạo lý suông mà chính bản thân người giảng không làm đúng theo như lời giảng.

3. Vô UṠ?hí : Có phúc đức, trí tuệ vẫn chưa đủ. Nếu không luyện cho tâm được vững vàng để có thể đối phó với mọi mối nguy hiểm xảy đến. Bởi vậy, người tu cần phải tạo cho mình một cái tâm bình tĩnh trước mọi đe dọa, thử thách, mà lòng không khiếp sợ hay rối bời, để làm chổ tựa nương vững chắc cho mọi người chung quanh. Gây niềm tinh tưởng an tâm là ban bố sự vô úy cho chúng sinh được nhờ cậy. Ban cho người khác cái không sợ hãi là làm cho chúng sinh được vững dạ làm ăn sinh sống…

"Thấy kẻ hỏi xin rồi mới mở túi tiền, hoặc cho mà còn theo thời gian và không gian đã ấn định, hay bố thí vì sợ hãi, vì lợi lộc, vì tiếng khen hoặc vì đổi chác, thì chẳng phải là lối bố thí "Ba la mật". (BTD,trang 429)

Những chương dưới đây thuộc pháp môn "Tứ Vô Lượng Tâm".

Chương 16, Trưởng giả Pháp BảoKế dạy về "Tâm Bi"

Chương 17, Trưởng giả Phổ Nhãn dạy về lý "Chân Không".

Chương 18, Vua Vô Yếm Túc dạy "Tâm Xả".

Chương 19, Vua Đại Quang dạy "Tâm Từ".

Chương 21, Ngoại đạo Biến Hành dạy "Tâm Hỉ".  

Tứ Vô Lượng Tâm.

1.Từ (Maitri) là tình thương yêu bao la, ban hạnh phúc an vui cho hết thảy chúng sinh trong ba cõi.

Người có tâm Từ không oán giận kẻ đã gieo họa và gây đau thương tan tóc cho mình, và không hề nghĩ đến sự trả thù, làm hại hoặc bài xích, bôi nhọ, làm giảm giá trị hay dìm kẻ khác, nên không bao giờ sợ ai, cũng không làm cho ai sợ mình.

2. Bi (Karuna) là lòng thương vô lượng, là tâm rung động trước những cảnh đau thương của chúng sinh, và quyết chí xoa dịu và dập tắt những ngọn lửa khổ đau nung nấu tâm can của nhân loại.

Người có tâm Bi sẵn sàng quên mình, chịu sự thiệt thòi, không chỉ sống cho mình, mà còm sống cho kẻ khác, quyết không nhìn nhận uy lực của một người nào có quyền sát hại hay làm khổ kẻ khác,…

_Đối tượng của Bi là những khổ đau.

_Đối tượng của trí rộng rãi hơn, bao gồm cả vui lẩn buồn khổ.

3. Hỷ (Mudita) có nghĩa là vui theo (tùy hỉ) niềm vui của kẻ khác, và đức tính cao thượng đứng hàng thứ ba trong Tứ vô lượng tâm. Hỷ, không phải là trạng thái thỏa thích suông, cũng không phải là cảm tình riêng đối với cá nhân nào. Hỷ là lòng vui thích trước sự thành công của mọi người, là lòng thành thực chung vui, góp mừng và ngợi khen người khác. Ganh tị là kẻ thù số một của tâm hỷ, và hỷ là sự mừng vui như ngọn lửa là thiêu hủy ganh ghét, đố kỵ;

4. Xả (Upeksà) là tâm xa lìa, không luyến ái, không bám giữ, không oán giận, ghét bỏ, cũng không ưa thích say mê, nhưng xả cũng không có ý nghĩa là vô ký (avyàkrta), lãnh đạm, lạnh lùng, không màng thế sự, mà chỉ là lìa bỏ mọi chấp trược, dứt hẳn lòng tham lam, bủn xỉn, sân hận, oán thù, si mê, kiêu căng, tật đố, ngã mạn, lười biếng…. trong tâm ta.

Cuộc đời còn đau khổ, tối tăm, thì Bồ tát còn thị hiện ở đời (bằng mọi cách) quyết thực thi bốn pháp "Từ bi Hỷ Xả" để làm lợi ích cho chúng sinh.

Chương 20 - Ưu bà di Bất Động dạy pháp :" Tinh Tiến Ba la mật"

Tinh Tiến (Viriya), với nghị lực, cố gắng khắc phục mọi khó khăn, lười biếng…, là siêng năng chuyên cần để mong đạt cho kỳ được mục đích cuối cùng.

 Có những việc nếu xét thấy chưa yên tâm, không làm; việc trái lẽ phải, không làm, việc gây oan nghiệt, không làm. Chỉ việc nào xét thấy là đúng, hay, đẹp, nên làm, cần làm, phải làm thì làm cho kỳ được.

Người tu hạnh Bồ tát gặp thuận duyên không lấy làm đắc chí, gặp nghịch cảnh chẳng hề nản lòng, thoát chuyển: "càng nhiều gian lao, Bồ tát càng bền gan và can đảm quyết tâm, khó khăn, nặng nhọc chỉ làm thoái chí kẻ yếu hèn, nhưng Bồ tát càng gặp chướng ngại, khó khăn lại càng thêm bền gan và cương quyết, càng hăng hái cố sức vượt qua…

"Thực ra, không phải người tu đạo mong cầu thử thách dồn dập đến với mình, nhưng phải chấp nhận trên đường hành đạo, Bồ tát gặp nhiều chông gai, nên luôn luôn cần cảnh giác và tự đặt mình vào mọi trường hợp khó khăn, để tìm cách vượt lên trên những cam go thử thách, thì mới tiến bước được"(BTD, trang 500)

Và dưới đây là những tấm gương sáng về hạnh tinh tiến:

  • "Bố tát thường Đề vì cầu chính pháp mà quên ngày đêm, quên mưa nắng, quên cả vũ trụ, cả thân tâm".

  • "Pháp sư Đạo An đem đổ chúng vào rừng khai khẩn, tự thực kỳ lực để duy trì chính pháp trong đời loạn, trống trận đánh thấu ngưỡng cửa mà Ngài vẫn ngồi sang định kinh A Hàm".

  • "Bồ tát Thường Bất Khinh gặp bất cứ ai cũng chúc cho họ (sẽ) thành Phật. Người đời cho là kẻ điên khùng, có khi còn bị chửi mắng, bị ném gạch và bị đánh đập nữa, nhưng ngài vẫn không lùi bước, giữ nguyên ý định.

  • "Ngài Đạo Sinh bị đuổi vào rừng cũng vẫn sắp đá lại thuyết pháp, khiến đá cũng cuối đầu nghe (ngoan thạch điểm đầu).

  • "Ngài Tuệ Viễn dám cải lại Ngụy Vũ đế và chống với những kẻ bất lương để giữ gìn chính pháp"

  • "(và gần đây nhất) Hòa Thượng Thích Quảng Đức và sáu vị Tăng, Ni tự thiêu để phản đối chính quyền nhà Ngô triệt hạ cờ Phật giáo…

Đó là những vì sao chiếu soi cho hậu thế cần phải lưu tâm suy nghĩ mà thi hành cái nhiệm vụ của mình: Hy sinh bảo vệ chính pháp; thể hiện trọn vẹn ba đức đại hùng, đại lực, đại từ bi…

Chương 23_ Thuyền trưởng Bà Thi La dạy pháp: " Nhẫn Nhục Ba La mật"

Nhẫn Nhục (Khanti) : là đức tính chịu đựng những nghịch cảnh não lòng và lấy những phiền muộn do người khác gây ra cho mình, mà không tỏ vẽ khó chịu , cũng chẳng thốt ra một lời oán trách kêu ca.

_"Nhẫn" là kiên nhẫn, gánh chịu vui vẻ.

_"Nhục " là hối nhục; bị tổn thương lòng tự ái mà vẫn không ta thán.

"Nhẫn nhục bao gồm mọi sự chịu đựng như nóng, lạnh, đói khát, bị đánh đập tra tấn, giam cầm, tật bệnh, đao binh, quở trách, chê bai, mạ lị; gây đau khổ cho thể xác lẫn tinh thần.

Nhẫn nhục thường phải dùng đến trong những trường hợp nghịch cảnh đau thương, nếu vượt được thì chóng thành Phật quả. Ngược lại, nếu trong cơn thử thách mà không lấy nhẫn nhục để đối trị lại, để cho ngọn lửa sân hận bùng lên, sẽ tiêu tan, tàn phá hết rừng công đức",(BTD, trang 525)

Nhẫn nhục không có nghĩa sợ sệt, hèn nhát mà, ngược lại, là một đức tính cao cả của bậc đại nhân: làm những việc khó làm và nhẫn những điều khó nhẫn, kẻ tầm thường không thể nào theo kịp hay bắt chước được.

Có hai cách nhẫn nhục: "Nhẫn nhục vì hoàn cảnh cô đơn, vì địa vị thấp hèn, hay vì danh, lợi, vì sợ thế lực uy quyền của của người có thế đè bẹp mình dể dàng, mà bắt buộc phải nuốt hận làm ngơ, là thứ nhẫn nhục còn ô nhiễm, chỉ vì muốn yên thân để tránh những sự bất lợi xảy đến cho mình. Nhưng nhẫn được với kẻ yếu hèn dưói mình mới thật là đáng quí.

"Nhẫn nhục không chấp tướng là thứ nhẫn nhục để tiêu trừ sân hận, kiêu căng, tham lam, vị kỷ. Nếu có người mắng nhiếc mình, hoặc phê bình, chỉ trích, thì hảy bình tâm tự kiểm điểm xem mình thực có lổi hay không, nếu quả thật có lổi, ta cầ phải sửa đổi để cải hóa lương tâm. Còn nếu không có lổi, mình hảy bỏ qua đừng trụ tâm vào đó, những lời vu cáo không đáng được lưu ý vì nó chẳng dính dáng gì đến ta, do đó chẳng nên chuốc lấy ưu phiền, sân hận, mà chỉ nên coi những lời nói, những cử chỉ khiêu khích như gió thoảng ngoài tai". (BTD, trang 533)

Nhẫn nhục là mầm sinh ra Giới, Định, Tuệ và là dụng cụ để nhổ hết mọi pháp ác, là vật trang điểm tâm hồn của bậc trí thức, là sức mạnh vô địch của người tu phạm hạnh…

Chương 24_ Trưởng giả Vô Thượng Thắng dạy Thiện Tài về "Tứ Nhiếp Pháp"

Trưởng giả nói: "Tôi đã thành tựu Bồ tát đắc Nhất thiết chủng trí và các pháp thần thông vô ngại. Do đó tôi có thể thị hiện (vibhavana) khắp nơi trong đại thiên thế giới để thuyết pháp độ sinh, làm cho ai nấy đều bớt dần tâm sân hận, oán thù, phá mọi oan kết, trừ nạn chiến tranh, làm lành lánh ác, cắt đứt phiền não, diệt tham, sân, si, khiến cho chúng sinh xu hướng về việc Thiện mà tạo được nhân lành. Nhưng muốn hành đạo có hiệu quả, phải đem đạo vào đời. Lúc đầu, dùng phương tiện bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, giúp ích mọi người trong đời sống hiện tiền, sau mới tiến dần tới sự lợi ích vĩnh viễn cho chúng sinh"

Tứ Nhiếp Pháp gồm bốn pháp môn đối trị ở đời. Hay nói cách khác là: 4 pháp cư xử thông thường mà người ta cần phải áp dụng nó trong những môi trường sinh hoạt tập thể, thường gọi là xã hội văn minh.

1..Bố Thí (dànam)_ Sự tương trợ, cứu giúp người về mặt vật chất cũng như tinh thần, một cách không vụ lợi.

2..Ái Ngữ (Priyavàdita)_ Lời nói hợp lý, tức lời nói không giận hờn, đặt điều, xu nịnh, dèm pha, mà chỉ nói những lời chân chính, hòa ái.

3..Lợi Hành (Arthacaryà)_Làm tất cả công việc gì hữu ích cho tự thể, tha nhân, và cho cuộc đời…

4..Đồng Sự (Samànàrthatà)_ Phục dịch công vụ. Ai nấy nên đem hết tài năng mình ra làm việc công ích để cùng xây dựng một xã hội người văn minh, Giác Ngộ và Giải thoát.

"…Bồ tát không thể vui hưởng Niết bàn an lạc một mình nếu thấy còn có chúng sinh" mà hóa thân trong sáu đường, hòa mình vào cuộc sống trăm sai ngàn biệt để cùng làm, cùng hưởng, cùng chung nếp sống, bìng đẳng vô phân biệt, và dùng mọi phương tiện để diệt khổ, ban vui, khiến cho chúng sinh được an lạc, thù thắng, trong một thế giới từ bi, khoan dung, độ lượng".

Chương 25_ Tỳ khưu ni Sư Tử Tần Thân dạy pháp"Trì Giới Ba La mật"

Căn bản của giới:

1.. Nguyện dứt tất cả điều ác (nhiếp luận nghi giới)

2.. Nguyện làm mọi việc lành (nhiếp thiện pháp giới)

3.. Nguyện độ hết thảy chúng sinh (nhiều ích hữu tình giới)

Trì Giới (sila) có nghĩa là thanh tịnh ba nghiệp: thân, khẩu, ý. Thân: không sát, đạo, dâm. Khẩu: không nói chia rẽ, nói lời hung ác, nói dối trá, nói thêu dệt. Ý: Không tham, sân, si. Chẳng những thân không vi phạm mà tâm cũng không hề nghĩ, tưởng đến những điều xấu ác đó, cho đến cả cái "biết mình đã đoạn trừ được những điều đó"cũng không còn nữa, tới lúc đó mới gọi là Trì giới ba la mật. 

  • "Trì giới chấp tướng là chỉ làm lấy lệ, vụ hình thức bề ngoài, chứ thực tâm vẫn còn nhiễm ô. Đó là lối trì giới để lấy tiếng khen, hoặc bị miễn cưỡng, ép buộc, thiếu tự nguyện và thành thực, như vậy chẳng có ích lợi gì cả".

  • "Trì giới chấp tướng là giữ theo giới luật mà mình đã trụ trì, không vì danh lợi, hiếu thắng, mà chỉ vì theo đức tính thanh tịnh của tâm không nhiễm trược. Khi đã biết là lẽ phải thì vui vẽ tự làm. Chẳng vì bó buộc, giữ giới một cách tự nhiên, lúc nào cũng nghiêm trì giới luật mà không thấy mình giữ giới nữa. Thân, khẩu, ý hoàn toàn thanh tịnh , đó là nghĩa câu : "xưng tính tác Phật sự" (làm việc Phật theo bản tính), (BTD,trang 558-559)

Chương 26 _ Thiện nữ Ba Tu Mật Đa dạy về tâm bình đẳng

Ly dục và vô phân biệt hay hành "Ngũ Đình Tâm Quán"
Tức năm pháp quán tưởng để chặn đứng vọng niệm và lìa ái dục, đầu mối của sinh tử luân hồi.

Phương pháp quán này phải dùng trí tuệ để phân tích, suy nghiệm và quán sát. Đó là :

1.. Quán thân bất tịnh, trừ diệt tham ái.

2.. Quán từ bi, trừ diệt sân hận.

3.. Quán nhân duyên, trừ diệt mê hoặc, si cuồng.

4.. Quán giới phân biệt, trừ diệt ngã chấp.

5.. Quán sổ tức, trừ diệt loạn tâm.

Ghi chú : - Quán giới phân biệt : phép quán này chia thân, cảnh làm 18 (6 căn, 6 trần, 6 thức).

Trong 18 giới này không làm sao tìm thấy cái gì là cái "ta"cả. Cái ta chỉ là một số Sắc pháp và Tâm pháp tạm thời hợp lại thành ngũ uẩn (Skandha): sắc, thụ, tưởng, hành, thức) mà có, và chỉ có tên gọi chứ không có thực thể.

Pháp quán này dùng để đối trị với ngã kiến, ngã mạn, ngã ái, ngã si, và làm cho ta thấy được tất cả pháp là vô ngã, vô thường…

Và dưới đây xin lược kê những chương thuộc "Pháp môn Bát Nhã":

Chương 27, Cư sĩ Tỳ Sắc Chi La dạy Lý "Chân Không Diệu Hữu".

Chương 28, Quán Tự Tại bồ tát dạy "Tâm Bi Vô Lượng".

Chương 32, Dạ thần Bà San Bà Diễm Đề dạy lý "Nhị Không".

Chương 37, Dạ thần thủ hộ nhất thiết Thành Đăng Trưởng Uy Lực Dạy về chữ "Không"

Chương 38, Dạ thần Khai Phu Nhất thiết thụ Hoa dạy về "Chân Như".

Chương 39, Dạ thần Đại Nguyện Tinh Tiến Lực Cứu Hộ Nhất Thiết Chúng Sinh dạy " thu thúc 6 căn".

Chương 41, Thích nữ Cù Ba dạy "Đạo lý Nhân Duyên sinh".

Chương 43, Thiện nữ Thiện Chủ Quang dạy về "Thực Tại Siêu ViệtCủa Các Pháp".

Chương 45, Ưu bà di Hiền Thắng dạy pháp môn "Vô Tận Tam Muội Giải Thoát Vô Y Xứ Đạo Tràng"( Phàm các sựHiểu biếtdo lục thức đem lại, Bà đều đắc pháp thần Thông cả).

Chương 47, Trưởng giả Diệu Nguyệt dạy pháp môn "Tịnh Trí Quang Minh" (biện giải lẽ chân giả).

Chương 48, Trưởng giả Vô Thắng Quân dạy về "Kiến Tính thành Phật"và "Giác Ngộ Giải thoát".

Chương 50, Đồng tử Đức Sinh và đồng tử Hữu Đức dạy về "Chân Lý Tuyệt Đối".

Chương 51, Bồ tát Di Lặc giảng pháp môn "Bát Nhã và Duy Thức" (Luận về chữ "Tâm".

Tất cả những chương nói về "Pháp môn Bát Nhã"trên đây đều hàm ẩn những giáo lý cao siêu, mầu nhiệm của triết học đại thừa Phật giáo, đã được tác giả trình bày với một bút pháp linh hoạt, trong sáng, khúc chiết và dễ hiểu, tôi không muốn làm mất nhiều thời giờ quí báu của các bạn bằng cách đi sâu vào chi tiết trong mỗi chương, chỉ xin mời bạn hãy đọc …để được thưởng thức những cái Hay, Đẹp về cả ý lẫn lời của mỗi chương nói trên.

Chương 29- Bồ tát Chính Thụ ban ơn thí Chính pháp.

Bồ tát nói: "Tôi từ thế giới Diệu Tạng ở phương Đông, là cỏi của Đức Phật Phổ thắng Sinh, cách đây hằng hà sa số vi trần thế giới mà tới. Mỗi bước chân tôi đi là trải qua vô lượng cõi Phật, và tôi đã cúng dường vô số chư Phật mười phương. Tôi biết rõ tâm tính của mỗi chúng sinh trong khắp cõi mà tôi đã đi qua, và thấu rõ nguyện vọng cùng căn tính của mỗi người, nên đã vì tất cả mà tùy thuận thuyết pháp độ sinh theo tiếng nói, âm thanh của từng giống, loại. Tôi cùng Bồ tát Quán Tự Tại dùng tâm bi vô lượng để ban vui cứu khổ cho nhân loại, chúng sinh. Tôi khuyên Thiện nam tử nên cố gắng mở rộng thêm tâm Bi …cho thực vô bờ bến để hàng Bồ tát đạo". (BTD, trang 636)

 

Đại Bi là lòng thương yêu rộng lớn và sáng suốt, là tôn trọng sự sống và quyền sống của hết thảy chúng sinh. Cuộc đời vốn dĩ đã phức tạp, khổ đau, kiếp sống con người thì ngắn ngủi và đầy bất trắc, chúng ta hãy thương yêu nhau. Vì mỗi con người đều đáng thương và cần được phụng sự.

Chương 30- Thần Đại Thiên dạy : "Phá Chấp Ngã và Chấp Pháp"

( Thần Đại Thiên): Tôi đã thành tựu quả Bồ tát giải thoát, tên là "Vân Võng". Nói xong, Thần liền hóa phép thần thông hiện ra trước mắt Thiện Tài từng đống châu báu, thất bảo cao như núi, cùng những hương hoa, y phục, dụng cụ, âm nhạc, nhiều vô số kể. Rồi, Thần lại bảo Thiện Tài.

" Tôi đã vì tất cả chúng sinh mà biến hóa ra những thứ này để dạy hạnh Bồ tát. Nếu kẻ nào ham mê dăm dục, tâm thường phóng dật, thì tôi liền hiện ngay ra những cảnh bất tịnh. Nếu kẻ nào lòng sân hận, kiêu căng, tật đố thì tôi hiện ra những hình tướng đáng sợ như Thiên lôi, La sát uống máu, ăn thịt để răng đời. Nếu ai hôn trầm, lười biếng, giải đãi, tôi sẽ hiện ra những cảnh đao binh, nước lửa, bệnh tật, trộm cướp v.v…buộc họ phải cố gắng, tinh tiến, siêng năng , chăm lo công việc. "Vân Võng"có nghĩa là lưới mây . Mây tuy thưa mỏng nhưng khó thoát. Nó vây bọc quanh mình như nghiệp quả. Người đời, không ai tránh khỏi nghiệp, dù là nghiệp nhỏ, cho nên tôi đã dùng đủ mọi phương tiện khiến chúng sinh phải từ bỏ hết mọi nết hư, tật xấu, mà tinh tiến tu tập các pháp lành để trở thành người lương thiện, xa lánh đường hiểm ác, tới nơi vô ngại, an lành.

"Người nào có đạo tâm trong sạch thì không còn mong cầu điều chi cả, bởi lẽ đã rõ biết các pháp đều hư huyễn, sinh rồi diệt, diệt rồi sinh, có gì đâu là chân thật mà mong cầu?

"Người nào có đạo tâm đã rõ các pháp thế gian đều tương đối, trong họa có phúc, trong phúc có họa, cho nên tâm lúc nào cũng bình thản ở trong cảnh thịnh suy, họa phúc mà tâm chẳng hề giao động, luôn luôn phẳng lăng như tờ.

"Quan niệm về một cái ngã thường tồn, bất biến và luôn luôn đồnh nhất, là một quan niệm sai lầm, hoàn toàn phi lý. Chính nó là nguyên nhân phát sinh ra những tình cảm và tư tưởng ích kỷ, ty tiện, những tham vọng vô bờ bến, những quyến luyến đam mê, oán thù bất tận. Chính nó là tác giả những cuộc xô sát ác liệt giữa người và người, không giây phút nào ngơi. Tất cả thống khổ, thương đau trên cõi trần gian này đều bắt nguồn từ quan niệm sai lầm về ngã kiến (thấy có ta) cấu tạo ra cả. Vậy, người tu cần phải diệt trừ cho được cái quan niệm sai lầm đó, tức là phải phá chấp ngã và luôn cả chấp pháp một cách triệt để, và có phá được cả hai món chấp ấy mới mong giải thoátnổi hoàn toàn khỏi mọi khổ đau và ác nghiệp_ Đó là mục tiêu đầu tiên và cuối cùng của người hành Bồ Tát Đạo" (BTD, trang 644-646)

Trong chương này tác giả đề cập hai phương pháp phá chấp: một của "pháp môn Duy Thức", và một của "Không Tông Bát Nhã"với những lý luận chính xác, đanh thép. Cuối cùng đưa đến nhận thức: Tuy cùng nhằm mụv đích phá chấp ngã, phá chấp pháp mà hai pháp môn Duy Thức và Bát Nhã đã áp dụng hai phương pháp khác nhau;

"Không Tông Bát Nhã" thì lặng nhìn Bản thể sự vật, không nói năng gì, và phóng sẳn tầm mắt vào nơi sâu thẳm của tâm thức im lìmđể nhận thấy rõ cái chân tính rỗng lặng của vạn hữu".

"Pháp Tướng Duy Thức"lại dừng chân ở phía ngoài hiện tượng mà quan sát và phân tích tỉ mỉ từng khía cạnh mọi cảm giác của nội tâm để rồi cùng tiến sâu phía bên trong Thể tính của vạn vật, và cùng nhận ra ngay cái Thực Tướng Vô Tướng của muôn pháp hóa sinh. Rốt cuộc, cả hai phái pháp Tính và pháp Tướng đều gặp nhau ở điểm siêu tuyệt nơi Bản Thể Chân Như, hay Chân Không của vạn pháp" (BTD, trang 692)

Chương 31 _ Thần An Trụ dạy "Pháp môn lục thông"

1.. Thiên Nhãn Thông : mắt nhìn thấy được thật xa, trông thấu xuốt mọi pháp, nhận rõ những vật li ti như vi trùng, v.v…

2.. Thiên Nhĩ Thông : tai nghe rõ âm ba ngoài nghìn dặm tựa như máy thu thanh.

3.. Thần Túc Thông : hay Như Ý Thông , hoặc Bất Tư Nghị Lực: là những hoạt lực tự tại vô ngại, không thể suy lường được về khả năng. Với pháp này có thể bay bổng như chim trời, đi trên mặt nước hay duy chuyển nhẹ nhàng nhanh chóng, tựa như cưỡi gió lướt đi, biến hóa vô cùng mau lẹ.

4.. Túc Mệnh Thông : là biết rõ kiếp quá khứ, vị lai, thấu suốt nghiệp chướng của mình và của mọi người trong nhiều đời nhiều kiếp.

5.. Tha Tâm Thông : là biết rõ những tư tưởng thầm kín và hiểu thấu ý muốn của mọi người, do đó dể cảm thông và đáp đúng được mọi nguyện vọng của tha nhân.

6.. Lậu Tận Thông : là vượt lên mọi phiền não, nghiệp chướng, sống ngoài vòng sinh tử, luân hồi, hoàn toàn giải thoát, không bị vướng mắc nghiệp duyên ràng buộc nữa.

"Trong sáu phép thần thông chỉ có Lậu Tận Thông là được Đức Phật khuyến khích, vì đây là lối luyện cho tâm hư, nhập Niết bàn (Nirvana) thanh tịnh, và khi đã đắc pháp này rồi, tự nhiên thông trên đều rộng mở, không cần tu mà cũng được .." (BTD, trang695- 696)

Chương 33_ Dạ thần Phổ Đức Tịnh Quang dạy về "Thực Tướng của các Pháp"

Dạ Thần nói : "Bồ tát muốn hành đạo phải phát tâm cao dày. Khi đã thành tâm phát nguyện vô thượng Bồ đề thì có thể thành tựu được mười hạnh Phổ Hiền và viên mãn được thanh tịnh tâm. Tâm thanh tịnh thì trông thấy được chư Phật. Mắt thanh tịnh thì nhìn thấy được tướng tốt trang nghiêm của Như Lai. Trí tuệ thanh tịnh thì biết rõ công đức rộng lớn như biển cả của chư Phật, và thấy rõ được vô lượng Phât Pháp quang minh khắp pháp giới, trông thấy từ mỗi lổ chân lông của Như Lai phóng ra, và trong một niệm thấy chư Phật xuất hiện khắp pháp giới, lại nghe hiểu âm thanh của chư Phật chuyển pháp luân trong tam thế, biết tường tận danh hiệu của hằng hà sa số chư Phật mười phương, lại biết đụoc cả chư Phật dùng bất tư nghị tự tại thần thông lực để đều phục muôn loài…Khi tâm chẳng còn khởi vọng phân biệt, và nhìn thấy rõ chư Phật tam thế xuất hiện ở khắp các đạo tràng, thấy Như Lai chẳng còn tùy thuộc vào không gian và thời gian, thấy Như Lai không từ đâu đến, không đi về đâu, không sinh cũng không diệt, không thực cũng không hư, chẳng chân cũng chẳng vọng , chẳng hoại cũng chẳng đổi dời, vì Thể tính là vô sinh , và Pháp thân là bình đẳng, vì Như Lai là nguồn sống bất tận, là ánh sáng vô biên độ khắp chúng sinh , vì tính của Như Lai thường còn chẳng biến đổi, vì Như Lai vốn vô tướng, và Tính, Tướng bất nhị, chính là "Chân Không Diệu Hữu".

"Còn ở trong vòng điên đảo mê mờ thì chưa rõ được cảnh Viên Giác của chư Phật, vì thế mà người tu cần phải gạn lọc tâm hồn sao cho cái tâm vọng động si mê của mình được thanh tịnh, hầu cho ánh sáng nhiệm mầu của Chân Tâm được tỏ bày vi diệu.." (BTD , trang 705- 706)

Chương 34 –35 -Dạ thần Hỷ mục Quan Sát Chúng Sinh và Dạ thần Phổ Cứu Chúng Sinh Diệu Đức dạy "37 đạo Phẩm"

Đạo đế là con đường dẩn chúng sinh đến quả vị giải thoát, ra khỏi tam giới sinh tử, luân hồi. Pháp môn dẩn tới chổ cứu cánh giải thoát có nhiều vô kể, trong đó phải nói đến 37 đạo phẩm. Phàm người tu đạo Bồ tát ai cũng phải hành trì 37 đạo phẩm, mới mong đạt tớ chỗ rốt ráo Bồ đề.

I. Tứ Niệm Xứ:

  1. Không sạch cho là sạch ( Quán thân bất tịnh).

  2. Không vui cho là vui (Quán thụ thị khổ).

  3. Vô thường cho là thường (Quán tâm cho là thường ).

  4. Vô ngã cho là ngã (Quán pháp vô ngã).

II. Tứ Chính Cần:

  1. Việc ác đã làm, quyết không làm nữa (Dĩ sinh ác pháp linh đoạn).

  2. Việc ác chưa làm, quyết không bao giờ làm (Vị sinh ác pháp linh bất sinh).

  3. Việc thiện đã làm, thì quyết tâm làm thêm nhiều nữa (Dĩ sinh thiện pháp linh tăng trưởng).

  4. Việc thiện chưa làm, quyết làm cho kỳ được (Vị sinh thiện linh sinh).

III. Tứ Như Ý Túc hay Tứ Thần Túc:

  1. Do quyết tâm tu hành cho định tuệ ngang nhau mà đắc thần thông (Dục như ý túc).

  2. Tinh tiến tu hành cho đắc định tuệ ngang nhau mà đắc thần thông (Tinh tiến như ý túc).

  3. Do tu chính định mà đắc thầ thông (Định như ý túc).

  4. Do chính quán mà đắc thần thông (Quán như ý túc).

IV. Ngũ Căn:

  1. Lòng tin sâu sắc ở Tam Bảo, ở pháp Tứ Diệu Đế (Tín Căn).

  2. Siêng năng tu hành theo chính đạo (Tinh tiến căn).

  3. Luôn nhớ nghĩ đến chính pháp ( Niệm căn)

  4. Giữ tâm không tán loạn (Định căn).

  5. Tâm trí sáng suốt, phân biệt rõ chính tà (Tuệ căn).

V. Ngũ Lực:

  1. Có đức tin chân chính (Tín lực).

  2. Quyết tiến bước trên đường tu đạo (Tinh tiến lực).

  3. Sức suy tưởng sâu rộng (Niệm lực).

  4. Định lực kiên cố (Định lực).

  5. Thần trí sáng láng( Tuệ lực).

VI. Thất Giác Chi, còn gọi là "Thất Bồ đề phận".

  1. Thường xuyên ở trong sinh không quán, tạo cho định tuệ được thăng bằng (Niệm giác chi).

  2. Dùng trí tuệ vô lậu để quán chiếu sự vật, không sai lầm (Trạch Pháp giác chi).

  3. Dũng mãnh trừ diệt các tư hoặc, thực hành chính pháp (Tinh Tiến giác chi).

  4. Vui mừng được giải thoát và tùy hỷ tất cả việc thiện (Hỷ giáic chi).

  5. Những cảm khoái an lạc, vui tươi là do sự diệt trừ kiếnn hoă(Khinh an giác chi).

  6. Dùng pháp không sinh quán đối trị các tư hoặc làm cho tâm không tán loạn (Định giác chi).

  7. Dùng sinh không quán đối trị phóng xả tất cả pháp thế gian, không lưu giữ một bóng dáng gì trong tâm, tạo cho tâm hồn luôn luôn thanh tịnh sáng suốt (Hành Xả giác chi).

VII. Bát Chính Đạo:

  1. Sự thấy biết đúng như thật bốn Thánh Đế, hay nói cách khác: sự nhận thức các hệ thống giữa vũ trụ và các luận lý siêu hình chi phối vạn vật (Chính Tri Kiến).

  2. Tư tưởng chính đáng, không tham, không giận, những tư tưởng từ bi (Chính Tư Duy)

  3. Lời nói chân chính không thô lỗ, đặt điều, xu nịnh, dèm pha (Chính Ngữ).

  4. Đời sống trong sạch, không sát sanh, trộm cắp, tà dâm (Chính Mệnh)

  5. Hành động đúng theo lẽ phải, phù hợp với chân ly, tránh làm thiệt hại phiền não cho kẻ khác (Chính Nghiệp).

  6. Chăm chỉ làm những việc thiện, tránh những hành động, tư tưởng, ngôn ngữ tà ác, tu luyện thân tâm cho mỗi ngày thêm tốt đẹp (Chính Tinh Tiến)

  7. Suy xét ᶦ?224; tưởng nhớ những việc hay, lành, gột bỏ mọi ý nghĩ xấu để giữ cho ba nghiệp (thân, khẩu, ý) luôn luôn trong sạch (Chính Niệm)

  8. Chuyên chú tâm trívề mọi điều lành. Tâm có định thì trí mới sáng suốt, và một khi đi vào hành động ít bị sai lầm đến nổi gây ra những khổ đau, phiền não cho mình và cho kẻ khác (Chính Định).
     

*. Chính Ngữ- Chính nghiệp- chính tinh tiến- chính mệnh thuộc về Giới (Sila)

*. Chính niệm- chính định- thuộc về Định (Samàdhi)

*. Chính tri kiến- cfhính tư duy thuộc về Tuệ (Prajna).

Chương 36 – Thần Tịnh Tĩnh A⭠Hải dạy: "Pháp môn Trung Đạo"

Và dưới đây tác giả bàn về thuyết Trung Đạo của Phật giáo đã áp dụng một Biện chứng pháp kỳ thú xây dựng trên Tam luận:

Chấp nhận – Phủ nhận- Chấp nhận…

" Cứu cáng của biện chứng pháp này có thể là một chấp nhận hay một phủ nhận, nhưng đây lại là cái "chấp nhận của chấp nhận" hoặc cái "phủ nhận của phủ nhận", vượt hẳn ra ngoài giới hạn của biện chứng, và chỉ có thể thực hiện được nhờ vào diệu dụng của tâm linh mà thôi.

Trong kinh Kim Cương có câu:

Nhất thiết pháp giả, tức thị nhất thiết pháp, thị cố danh nhất thiết pháp.

"Cái gì gọi là hết thảy pháp, tức không phải là hết thảy pháp, đấy chỉ là cái tên để gọi các pháp (sự vật). Ta thấy Phật nói: "có", rồi lại phá luôn "có", và lập ngay cái "không", và trong khi cái "có" và cái "không" đang giằng co nhau, thì Phật lại đưa ngay một nhát gươm thượng thừa để, chặt đứt cả Có lẫn Không, cắt đôi dòng suy tưởng để đi ngay vào cái Thực Tướng Không Tướng nên cũng gọi là hết thảy pháp.

"Nói pháp mà nói như thế mới thật là "Không có pháp nào để mà nói cả". Cũng trong tinh thần nói trong im lặng ấy, Phật đã mở pháp Tiểu thừa dạy lý Vô Ngã cho những đệ tử quen chấp cái "tôi"là thực có. Thực hành Pháp Vô Ngã, hàng tiểu thừa tiêu diệt được cái "tôi"và cầu mong được giải thoát. Tuy nhiên, vì người đời chấp Hữu Ngã nên Phật mới dạy Vô Ngã, nhằm tạo đòn đối nghịch, nhưng nếu còn đối nghịch là còn chân lý tương đối có hai chiều, chưa phải là lẽ Đạo.

"Trung Đạo, không có nghĩa là nơi trung giangiữa "có" và "không" mà có ý nghĩa vượt ra ngoài vòng sai biệt. Ngoài sự so đo. Đó là con đường người ta từ Mê tới Ngộ, từ phàm tới thánh, thoát khỏi mọi tà kiến chấp trước.

"Không có cái "Có"mà cũng không có cái "Không". Cả hai thuộc về trường hợp "ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt". Chân lý của Đạo không ở vào biên giới nào cả, và bất cứ quan niệm tương đối nào cũng có cái lý Trung Đạo nằm ở trong.

"Trong kinh A Hàm có nhiều đoạn nói rằng: "Nhờ lý duyên khởi mà ta xa lánh được nhị biên, thoát khỏi thường, đoạn, hữu, vô, nhất, dị, và có năng lực phá chấp triệt để đưa từ thế tục đế đến Thắng nghĩa đế.

"Biện chứng pháp lấy tên là " Bát Bất Trung Đạo"là con đường giữa bác bỏ tám cái chống đối nhau: sinh- diệt- thường- đoạn- nhất- dị- lai- khứ, vì đó chỉ là những quan niệm, thì không thể nói là có hay không, hay vừa có vừa không, hay chẳng có chẳng không. Những gì tương đối đều là giả có, không chân thật.

" Khi tâm con người còn bị vọng tưởng mê hoặc, thấy mọi sự quanh mình đều có thực thì còn bị mê lầm. Chẳng những mọi hiện tượng, mọi sắc tướng đều trống rỗng, đều là KHÔNG, bởi vì chúng tuỳ nhân duyên sinh mà chẳng có thực thể, thậm chí đến cái tuyệt đối, chính nó cũng là "Không"vì nó ở ngoài trí nhận định và khái niệm của con người. Nó là bất khả tư nghị, không thể nói lên lời hay bày tỏ bằng văn tự được.

" Nói tuyệt đối là "Không"thì làm sao đạt được cái "Không"ấy? Chạy theo cái "Không" này phải chăng chúng ta sẽ rơi vào hư vô trống rỗng ?- Không. Nếu vạn vật đều là giả có, đều là "Không" theo ý nghĩa trống rỗng, thì cái "tuyệt đối Không"của Trung Đạo lại hết sức chân thật và chẳng trống rỗng chút nào cả, bởi vì nó hàm chứa cả vạn hữu bên trong. Thực khó lấy trí phàm của ta mà phán đoán, dò xét và nhận thức được cfái tuyệt đối mầu nhiệm này, và phải dùng trí Bát Nhãlà cái trực giác siêu phàmbén nhạy để chứng nhận cái "Không"ấy mới biết rõ nó như thế nào. Trực giác ấy chỉ đến với ta trong lúc tịch tĩnh của tâm hồn. Khi ta biết từ bỏ mọi lý luận và lý trí so sánh nhị nguyên để diễn đạt tư tưởng. Trong cái thực chứng ấy, mọi đối đãi đều tiêu tan, không còn Ngã, Pháp, Khách, Chủ gì nữa.

"Muốn tìm cái chân lý tuyệt đối ấy phải bới tìm nơi đáy lòng mình, cũng như muốn thấy Bồ Đề, Niết bàn phải đi sâu vào tận cùng tâm khảm, dùng phương pháp "hồi quang phản chiếu"mà thu gọn không – thời gian vào một điểm "đương xứ" để cho dĩ vãng và tương laivô tận gặp được nhau trong một khoảnh khắc hiện tiền.

"Nói vạn pháp là "không"là muốn nói vạn pháp không chân thật, không thực có bền bỉ, và từng sát na sinh diệt. Tuy vậy, mọi vật lại từ cái thể "không" ấy mà ra cả. Sắc trần tuy không phải là biểu hiện của sự thật tuyệt đối, nhưng nó vẫn hàm chứa một sự thật tương đối, ước lệ. Vậy, cái chân thật, cái tuyệt đối vốn ở trong cái sắc trần tương đối. Nhưng ở vào một mức độ nào đó thôi, mức độ phù hợp với hoàn cảnh của thế gian.

"Sóng không phải là nước mà chỉ là biểu tượng của nước, nhưng sóng vẫn có nước là gốc ở bên trong. Vì nhận rõ lẽ này mà người tu chứng đạo, dù đã nắm được cái lý tuyệt đối, mà vẫn không lìa bỏ thế giới sắc tướng bên ngoài của những sự thật tương đối. Sau khi đắc Bồ đề rồi, các vị Bồ tát lại hồi nhập thế giới Sa bà, trở về chung sống với thế gian ô trược, có thế mới độ được chúng sinh đương bị trầm luân trong sinh tử.

"Nếu đứng trên mặt hiện tượng mà xét, thì sự sống chỉ là những dòng sinh hoạt… biến động, hòa hợp và liên tục. Mọi sự vật hỗ tương ảnh hưởng, quan hệ mật thiết với nhau trùng trùng điệp điệp trong không gian và thời gian vô tận vô biên. Bởi luôn luôn sinh diệt, nên sự vật chẳng phải là những thực thể thường còn, và cũng vì sự lưu chuyển tiếp nối nhau không dứt, cho nên sự sống bất tận không bao giờ diệt mất.

"Phật giáo không hề xác nhận có một tự ngã hằng hữu và cũng hề chấp nhận sự diệt vong. Không diệt mất; cùng không còn mãi, mọi sinh hoạt của hiện tượng giới chỉ là một đại dương liên tục (Rien ne se perd, rien ne se crée). Nhận thức được sự biến động liên tục đó là đi vào con đường nhận thức Trung Đạo về mặt hiện tướng. (BTD, trang 754).

Chương 40- Thần Diệu Đức Viên mãn dạy Thiện Tài về những Quả vị tu chứng được trong đạo Phật.

Muốn được những quả vi đó phải có những đại nguyện:

  1. Nguyện cúng dường chư Phật mười phương.

  2. Nguyện phát tâm đại Bồ đề.

  3. Nguyện siêng năng tu tập và quán tưởng các pháp của Phật.

  4. Nguyện dùng tâm thanh tịnh chiếu soi tam thế.

  5. Nguyện phát tâm bình đẳng vô phân biệt.

  6. Nguyện sinh vào nhà Như Lai.

  7. Nguyện có đầy đủ Phật lực quang minh chính đại.

  8. Nguyện thấu hiểu tường tận các pháp môn.

  9. Nguyện hiện ra thân tướng trang nghiêm khắp pháp giới.

  10. Nguyện được sống trong cõi Phật. (chép theo kinh).

Khi đã lập nguyện như vậy rồi phải phát tâm Bồ đề, khởi lòng đại bi, cứu giúp muôn loài, đem tâm càu nhất thiết trí, dùng Tâm từ vô lượng độ tận chúng sinh, lấy tâm Bi, dũng mãnh tế độ muôn loài…

Những quả tu chứng được minh giải trong các phẩm của kinh Hoa Nghiêm:

Thập Tín: ……………………6 phẩm, từ 7 tới 12

Thập Trụ:……………………1 phẩm,-15

Thập Hành: …………………1 phẩm,-22

Thập Hồi Hướng………………1 phẩm,-25

Thập Địa: …………………….1 phẩm,-26

Đẳng giác, Diệu Giác:…………11 phẩm,-27 đến 37

Nghĩa là hành giả phải trải qua ba vô lượng (A tăng kỳ) kiếp tu hành, và lần lượt đi hết các chặng trênn đường đạo, từ thấp đến cao, từ gần tới xa, qua đủ 53 cấp bậc, từ Tam hiền đến thập thành, học đủ các môn từ dể đến khó, đi từ tướng ra tính, lại từ tính trở về tướng, không trụ nơi Niết bàn an vui thanh tịnh, mà lại tự nguyện "hòa quang đồng trần", lăn lộn trong đường trần để độ tận chúng sinh cương cường ương ngạnh…

Chương 46- Trưởng giả kiên Cố Giải Thoát dạy pháp môn "Bất Nhị"

Trưởng giả nói: "Trong lý siêu việt tuyệt đối hay Thắng Nghĩa Đế thì các pháp trên thế gian này đều bình đẳng, không khác nhau trên mặt Bản Thể Chân Như Tuyệt Đối. Và chỉ khán nhau trên mặt hình tướng tương đối bề ngoài mà thôi. Do đó, phiền não tức Bồ đề, chúng sinh tức Phật, Sự tức Lý, Vật tức Tâm, và Hiện tượng tức Bản thể…Tất cả chỉ lả Một, không Hai".

Và dưới đây là lời bàn của tác giả về pháp môn "Bất Nhị"

  1. Theo Kiến Giải của Phái Thiền Tông

Thuyết "Chân Không Diệu Hữu" hay Trung Đạo của Bồ tát Long Thụ trong pháp môn Bát Nhã là cái nhân đưa tới thuyết "Bất Nhị pháp môn" của Tổ Tuệ Năng trong phái Thiền Tông Đốn Ngộ Trung Hoa. Tổ Tuệ Năng cho rằng "Phiền não tức Bồ đề" và khẳng định rằng : sinh hoạt hiện thế là thực hiện cảnh quan Cực Lạc, thế giới lý tưởng ở ngay chốn trần gian đầy khổ lụy này. Đó cũng là thuyết "chúng sinh tức Phật"hay "tức thân thành Phật".

Khi nói "Phiền não tức Bồ đề" không có nghĩa là để mặc cho tấm thân ươn hèn trôi dạt vật vờ, như con thuyền không lái trong biển khổ mênh mông, phó thác cho con tạo mặc sức xoay vần, đầy đưa mình trên làn sóng để đạt tới những bến bờ vô định, rồi một ngày kia, chẳng chóng thì chầy, cuối cùng vẫn cứ được hưởng an vui hạnh phúc. Nói như thế nên phải hiểu theo ý nghĩa là phải can đảm nhìn nhận sự khổ đau, cắn răng chịu đựng, đừng kêu la khóc than vô ích, mà phải đương đầu giải quyết các vấn đề khổ đau trên đường đời một cách kiên gan, không lẩn tránh, tìm mọi cách khắc phục gian khổ và chính ở chổ kiếm cách giải thoát cho mình và cho mọi người. "Chán nản cuộc đời, tìm đến cửa Phật" để được an thân, điều đó không hẳn….đáng trách, nhưng hoài bão cao cả của đức Phật khi ngài xuất gia cầu đạo không phải chỉ hướng đến mục đích tầm thường và hẹp hòi như vậy. Sống cuộc đời xuất gia không để trốn tránh đau khổ mà là để chiến thắng đau khổ. Muốn chiến thắng đau khổ, phải can đảm đương đầu với khổ đau không chút sợ hãi, bởi vì xưa nay không ai sợ địch mà lại chiến thắng được địch bao giờ. Cũng vì thế mà cuộc đời trở nên có giá trị và đầy ý nghĩa thanh cao đệp đẽ, vì đau khổ chính là cái nhân tạo nên sự an lạc và giải thoát cho tâm hồn. Cũng như đóa sen thơm ngát và tinh khiết, thoát thai từ chốn bùn tanh hôi, lý tưởng đẹp đẽ nhất là phải giải trừ đau khổ cho mọi người, mọi loài, giải phóng tất cả nhân loại ra khỏi tình trạng bi thảm đau thương trong đó họ đang dở sống dở chết. Chính ở trong nghịch cảnh mà chiến thắng được tâm vọng động, làm chủ được tham, sân, si mới là cuộc chiến thắng vinh quang nhất không gì sánh bằng.

" Tổ Tuệ Năng khuyên ta nên từ bỏ tất cả để được tất cả, đó là lời chỉ đạo sáng suốt để đi đến chân lý tuyệt đối.

*. Trên phương diện nhất nguyên thì Niết bàn do sinh tử mà có, cũng như Thị do Phi sinh ra, Aᣠ?o Thiện mà thành vậy. Sinh tử và Niết bàn chẳng qua chỉ là những lẽ đối đãi với nhau, và cả dai chỉ là một.

*. Trên phương diện hiện tượng và hình thức nhị nguyên tương đối thì có cặp mâu thuẫn sinh tử, Niết bàn, luân hồi, giải thoát. Nhưng trên bình diện Bản thể, bìng đẳng tuyệt đối, vô sai biệt thì không thể phân ra làm hai thứ riêng biệt được . Bậc tu hành đạt đạo và giác ngộ rồi không còn tham sinh úy tử, vào Niết bàn không thấy lưu luyến, đắm say mà ở cõi trần hoàn tục lụy cũng chẳng thấy đau khổ, chán ghét, thản nhiên sống, thời theo xử thuận, ở cảnh nào thì vui với cảnh đó, vui với những gì mình hiện có, vì vậy mà không ham muốn trụ ở Niết bàn, cũng chẳng chán cảnh trần gian.

Người đã hiểu rõ lý thế gian, tà kiến và chính kiến thì chẳng còn chấp việc lìa nhiễm theo tịnh, bỏ tà qui chính, mà phải tìm cách tháo gỡ cả hai cực đoan thường và đoạn, để thân tâm được rỗng lặng, và chân tâm không gián đoạn, tự nhiên sẽ được kiên tính thành Phật.

b. Theo lối kiến giải của Phái Duy thức

"Sự vật chung quanh mà ta nhận thấy được, là do tính biến kế sở chấp và tính ý tha khởi gây ra, Duy Thức gọi đó là đới chấn cảnh, tức là cảnh chân thật của Bản thể (còn gọi là Tính cảnh). Kèm theo một chút phân biệt so sánh chủ quan, do thức thứ 6 (ý thức) đem đến.

" Nếu ta không tri giác, không khởi vọng niệm thì cảnh Đới Chất đó cũng tan biến ngay,

"Sự chứng ngộ lý nhất thừa có nghĩa là sự diệt trừ mọi vọng tưởng (vikalpa) cho rằng mình với người, chủ và khách, năng và sở, tâm và vật, kiến phần và tướng phần, Bồ đề và phiền não, Bản thể và hiện tượng…. nghĩa là tất cả những gì đối đãi nhau là hai thực thể riêng biệt hẳn, mà không biết rằng chúng chỉ là một, cùng chung một Bản thể Chân Như. Khi đã nhận chân được lẽ nhất thừa vô thượng đó, hay là đạt tới Lý- Sự và Sự sự vô ngại pháp giới của kinh Hoa Nghiêm thì sẽ cỡi bỏ được mọi ngã chấp, không còn khổ đau, sinh tử luân hồi nữa, và như vậy đã liễu ngộ được lý Bất Nhị pháp môn.

"Chúng ta có ngờ đâu rằng những cảm giác do giác quan đem đến cho chúng ta thường hay sai lạc. Tỷ dụ: hai dây dọi không phải hai đường thẳng song song mà chính là hai đường xéo góc, vì chúng cùng châu vào tâm điểm của địa cầu. Cũng như sự chuyển động, đâu có đi theo đường thẳng, bởi ta không tính đến việc trái đất quay và xoay quanh mặt trời, ngoài ra lại còn chưa xét tới sự xê dịch của toàn thể thái dương hệ nữa. Một viên đạn hay một chiếc phi cơđã bay theo đường xoáy ốc chứ không phải đường thẳng.

" Một thoi sắt theo mắt thường, tưởng là dầy đặc, nhưng kỳ thực, chiếu qua quang tuyến X lại thấy nó xốp như một miếng bánh; và đường ở lưỡi dao cạo, ta tưởng là thẳng , nhưng thực ra, soi kính hiển vi, lại thấy mấp mô như một lưỡi cưa lồi lõm. Cũnh như một viên đá sỏi, thực ra được cấu tạo bởi hàng triệu triệu vũ trụ tí hon, không dính với nhau và luôn luôn chuyển dịch vô cùng mau lẹ, chứ không bất động như ta tưởng đâu.

‘Theo các bộ luận của Duy thức học (Vijinadvada) bà về Chân Như thì ta nhìn một sự vật gì thì không bao giờ ta đạt tới Bản thể chân thật của sự vật đó cả, mà chỉ nhận được cái ảnh tượng mờ ảo phảng phất giống như vật ấy do giác quan thu lượm được mà thôi.

Tỷ dụ ( như khi nói): bông hồng này tươi thắm và thơm ngát quá, đó là ta đã kết hợp cảm giác màu hồng tươi và mùi hương thơm của bông hoa do thị giác và khứu giác đem lại, chứ thực ra ta không trực tiếp được với Bản thể của bông hồng. Duy thức tông dạy ta phải cố gắng tìm đến một thế giới thực là căn bản của thế giới đới chất này. Đạt tới thế giới thực (tính cảnh) tức là thoát khỏi sự ràng buộc của ngoại giới. Như vậy, ngoài thế giới chủ quan của ý thức, Duy thức xác nhận còn có một thế giới khách quan tồn tại, và đó là thế giới Tính cảnh. Tuy nhiên, thế giới tính cảnh đó cũng không phải làthần ngã như Bà la môn giáo.

"Đạt tới Bản chất của sự vật, tức là quan niệm xa lìa hẳn cuộc sống hàng ngày bằng cảm giác, tri giác, tư duy hạn hẹp, tức được giải thoát hay thể nhập Niết bàn.

"Nhưng cao hơn bậc nữa, Phật giáo đại thừa lại cho rằng: Thế giới bản chất tồn tại ngoài ý thức đó, chỉ là cảnh sở biến của một tâm thức khác gọi là A lại gia thức (Alayavijnànam), và cần phải vận dụng a lại gia thức làm cho nó loại trừ được biến tướng của nó thì mới đạt đến giải thoát thực sự.

" Phái Duy Thức cho rằng: A lại gia thức (tạng thức hay xứ của sinh tử, luân hồi) bản tính vốn thanh tịnh và vô phân biệt, chỉ vì bị ô nhiễm bởi vô minh, tà kiến nên mới sinh ra phân biệt có ngã và ngã sở, chủ thể và đối tượng, kiến phần và tướng phần, người nhận thức và vật bị nhận thức ….Chủ thể là Mạt na thức thứ bảy chấp ngã (Adànavijnànam) mà đối tượng là thế giới ngoại cảnh, hay ngã sở…

" Do đó, lập trường của nhà Duy thức học là: Từ trạng thái vô minh, tham ái, che lấp tính linh minh của Chân như thanh tịnh,mục đích cứu cánh của những công phu tu tập là trở về với trạng thái thanh tịnh Niết bàn nguyên thủy của mình, hay trở về với Bình đẳng tính trí và Đại viên kinh trí, ở đó không còn ta và người, ngã và ngã sở nữa.

"Sự chứng ngộ chỉ có nghĩa là trở về nguồn gốc tức Tâm Chân như hai cái thức đại đồng, ngoài ra, thế giới hiện tượng chỉ là hư giả do thức biến mà thôi. Chủ tử (bijà) của hết thảy sự vật trong thế gian và xuất thế gian đều chứa đựng trong Tạng thức ấy, vì nó là cỗi rễ của vạn pháp, cho nên A lại gia thức có cả chủng tử ô nhiễm lẫn thanh tịnh hóa thức A lại gia, diệt trừ mọi chủng tử hữu lậu ở đó để Tạng thức trở nên vô cấu,

" Vượt lên trên sự lý phân ly giữa hiện tượng và Bản thể, tìm được sự dung hợp giữa đối tượng và chủ thể, chúng ta đi vào con đường bất Nhị pháp môn". (BTD ,trang 913- 933)

Chương 49- Bà la môn Tối Thắng Tĩnh dạy về "Tự Nghiệp,Cộng Nghiệp"và " Chuyển Nghiệp thành Nguyện".

"Phàm đã gieo nhân nào tất phải hái quả ấy, không chút sai lầm, vì thế mà tôi không lo phải chịu những hậu quả do nghiệp báo đã gây ra, mà chỉ sợ thân, khẩu, ý gieo lầm những quả báo xấu xa chua chát. Tôi ước mong rằng chúng sinh đều hiểu thấu luật nhân quả để vượt lên luật nhân quả, tạo những nghiệp lành, tránh những nghiệp dữ, sửa đổi cộng nghiệp mỗi ngày một thêm nhẹ bớt, và cố gắng cải biến cõi Sa bà này thành một thế giới Cực Lạc an vui".

Và dưới đây là ý kiến của chúng sinh – dù thiện hay ác- đều tạo nghiệp cả. Chỉ có hàng động của chư Phật và Bồ tát mới không tạo nghiệp mà thôi.

‘ Gây nghiệp ở kiếp này thì thụ quả ở kiếp sau hay ở ngay kiếp này. Quả ấy lại trở thành nhân để tạo thành nghiệp khác nữa. Nhân cách (co người)do chính con người tạo lấy, và nghiệp quả do mình gây ra lúc nào cũng ở trên con đường "trở thành", vì nó luôn luôn thay đổi, do ảnh hưởng của những hành động thiện hay ác của mình. "Nha36t thiết duy tâm tạo" Chính điều trở thành người tốt hay xấu là sự thưởng phạt công minh do tự mình gây ra.

"Nếu một kẻ đã nhúng tay vào máu, giết hại mạng sống khác hay đồng loại, thì hình phạt không phải chỉ bị kết án tù tội bởi xã hội, chưa hẳn là bị Thượng đế nào đó trừng trị, bị đọa xuống hỏa ngục, hay bắt phải lầm than khổ sở, nhưng chính quả đó đã làm cho kẻ giết người trở thành một tên sát nhân. Những hành động dù là tự ý hay bị xúi giục, kể từ lúc hoàn thành đều là hành động "giết", nếu không có gì, hoặc hành vi thiện hoặc cứu cánh thiện xoay đổi nhân cách hắn.

" Một nhân cách tốt hay xấu, sẽ kèm theo những hành vi thiện hay ác và, dĩ nhiên, hưởng quả ngon ngọt hay cay đắng tùy theo…. nhân cách làm một cái gì sống động, biến đổi luôn luôn, khó nguyên một trạng thái. Bản chất của cây xoài không phải là quả xoài, mà chính là cây xoài đó. Bản chất của con bướm chẳng phải là con nhộng nằm trong kén, mà chính là con bướm đã thoát xác và trưởng thành. Sự sống của cây xoài, cũng như mầm sống của con bướm được chứa đựng trong con nhộng . Cũnh như thế, bản ngã của con người hiện tại- chúng ta nhận lầm cái bản ngãđầy tội lỗi vọng động hiện thời trong kiếp của ta là thật có, thực ra, cái "bản lai diện mục"từ vô thủy, hay cái bản ngã của ta trong tương lai, toàn thiện, toàn mỹ, toàn chân, toàn giác mới đích thực là của ta. Vì vô minh che lấp ta mới có những quan niệm sai lầm, khác nào cái vỏ kén dầy đặc bên ngoài đã làm cho con nhộng không nhìn thấy cảnh huy hoàng, xán lạn mà con bướm được nhìn ngắm trong bầu trời xuân ấm áp, cùng với hoa thơm gió mát…. Muốn cho con bướm được thoát thai thì con nhộng lại phải lột xác và lìa bỏ cái vỏ bên ngoài của mình, đặng bướm ra khỏi cái vỏ giam hãm đen tối, hưởng ánh xuân quang tươi đẹp nơi cảnh vườn hoa thơm cỏ lạ. Khi còn là chúng sinh, phải nô lệ theo nghiệp, bị nghiệp lôi cuốn, nhờ Phật chỉ rõ cho biết thế nào là "chân", "vọng" để chuyển nghiệp thành nguyện lớn, rồi tùy hoàn cảnh mà tiến tu qua các cảnh giới, tiến lên quả vị Phật.

"Chuyển nghiệp thành nguyện"là một nghệ thuật của người hành đạo Bồ tát  (hành giả). Hành giả chủ động (tự tại) đối với hoàn cảnh, không chịu bị hoàn cảnh chi phối làm nô lệ cho xác thân vật chất, mà phải vương lên, nhất là trong nghịch cảnh lại là bước thử thách tốt.

*. Tự nghiệp hay biệt nghiệp (nghiệp riêng mỗi cá nhân).

*. Cộng nghiệp hay nghiệp chung của tập thể ( một hay nhiều gia đình, một hay nhiều quốc gia xã hội ). Mội người phải gánh chịu nghiệp riêng cộng với nghiệp chung. Khoa học ngày nay xác nhận: chỉ một cử động nhỏ của cá nhân cũng đủ phát sinh những luồng điện ba động …dội vào khắp vũ trụ, và từ năng lực chuyển thành ánh sáng điện lực hay nhiệt lượng do ta gây ra và đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của những ba động từ khắp nơi trong vũ trụ phóng ra, ta và vủ trụ có ảnh hưởng hỗ tương.

Kinh Hoa Nghiêm có câu: "Một vị Phật phát ra một ý nghĩ thì chư Phật mười phương đều hưởng ứng. Vũ trụ có ảnh hưởng dây chuyền lẫn nhau, biến ra tướng này tướng khác trong "Lý sự vô ngại"trùng trùng duyên khởi".

" Trong một cộng đồng dân tộc, khi mọi người đều có ý thức xây dựng một cộng nghiệp chung ngày thêm tốt lành, thì tự nghiệp của mỗi người tuy khác nhau nhưng vẫn có ảnh hưởng tốt lành hơn do cộng nghiệp chung".(BTD,trang 999- 1006)

Chương 52- Đồng Tử Thiện Tài được gặp lại Bồ tát Văn Thù Sư Lợi.

Sau khi được Đức Di Lạc (Maitreya) dạy cho pháp môn Bát Nhã và Duy Thức, Thiện Tài cất bước lên đường, vượt qua 110 thành nữa mới đến được nước Phổ Môn, vào xứ Tô Ma Na để mong sớm được gặp vị minh sư là Ngài Văn Thù Sư Lợi. Quá nửa đời người bôn ba học đạo, nhưng sở đắc mà chàng thu lượm được không ngoài một chữ "Không" rỗng lặng!

Thời gian, theo thế nhân, là luôn luôn xê dịch, đổi thay…nhưng với Thiện Tài thì vả làvô nghĩa vì, khi đã giác ngộ, chàng thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông, gió vẫn thổi và nước vẫn chảy, trăng vẫn cứ sáng, bởi lẽ chân tính bản lai của muôn vật là như thế (Pháp nhĩ như thị).

"…Từ xa xa trông thấy bóng Bồ tát Văn Thù Sư Lợi tận cuối chân trời, Thiện Tài rảo bước như bay về phía Thầy, mong chóng quì gối ôm lấy chân Sư Phụ cho rõ lòng thiết tha mong nhớ; đồng thời ngài Văn Thù Sư Lợi, thoạt nhìn thấy hình bóng người đệ tử yêu quí của mình ở tận mù khơi, lòng cũng rộn lên niền vui mừng khôn xiết. Ngài liền dơ tay qua khỏi 110 do tuần, rồi đặt nhẹ lên đầu Thiện tài, đợi đến khi chàng vừa tới, chưa kịp làm lễ bái yết, Ngài đã cất tiếng khen: "Tốt lắm! Tốt lắm! Kế đó Ngài lại diễn nói cho người đệ tử thân yêu được nghe vô số pháp lành vi diệu, vô biên tế Đà la ni, vô 

lượng đại nguyện, vô biên đại trí tuệ quang minh, và thần thông tam muội sao không kể xiết, khiến cho Thiện Tài nhập vào đạo tràng Phổ Hiền hạnh. Nhờ thế mà chàng thực sự viên mãn được tâm đại bi, trừ được mọi vi tế vô minh, chướng ngại…Thiện Tài định thần, đắm chìm trong tư duy, quán tưởng, trong lúc bồ tát Văn Thù Sư Lợi dùng thần thông ẩn hình, biến dạng lúc nào cũng không hay…" (BTD,trang1119)

Chương 53- Bài học do Bồ tát Phổ hiền dạy "Phương Pháp Hành Bồ Tát Đạo".

Do lòng khát ngưỡng công đức hạnh nguyện của đức Phổ Hiền (Samantabhadra), và nhờ sự gia hộ của Như lai, Thiện Tài dùng tuệ nhãn quán chiếu khắp pháp giới bao la, nhập vào Tri kiến Phật, ước mong được nghe lời dạy bảo cùng được nhìn thấy hình tướng của Bồ tát Phổ Hiền. Và do thiện căn của Thiện Tài nhất tâm cầu nguyện nên đức Phổ Hiền đã hiện ra thân tướng trang nghiêm cùng với vgô số Bồ Tát vây quanh…

Thiện Tài chiêm ngưỡng thân tướng của Bồ tát tỏa ánh hào quang sáng ngời soi tỏa khắp mười phương pháp giới, phát ra vô lượng hạnh nguyện Ba la mật thanh tịnh. Bồ tát xoa đầu Thiện Tài nói:

" Người có thấy thần lực của ta chăng? Thuở quá khứ, trong nhiều vi trần số kiếp, ta đã thực hành Bồ Tát Đạo để thanh tịnh tâm Bồ đề và kính thờ vô lượng chư Phật. Ta ở trong vô số kiếp mà chưa từng có một niệm nhỏ chẳng theo lời giáo huấn của Như Lai. Ta chẳng bao giờ có tâm sân hận và trụ vào ngã và ngã sở, không một sát na nào rời bỏ Bồ đề. Ta chỉ an trụ tâm trong đại bồ đề㠶?#244; thượng và dùng tâm đại bi cứu giúp chúng sinh, trang nghiêm cõi Phật. Trong nội tâm và ở ngoài cảnh giới đều xả hết, cho đến cả mạng sống của ta cũng không hề tiếc rẻ. Nếu nói những việc ta đã làm thì vô cùng tận. Đại dương bát ngát còn có thể cạn khô, chứ những hạnh nguyện của ta bình đẳng, thanh tịnh, tùy thuận chúng sinh mà ứng hiện khắp nơi, làm cho ai nấy đều được an vui, hết khổ. Chúng sinh nào được nghe danh hiệu của ta, tưởng nhớ, hoặc mộng thấy ta, đều được chứng Bồ đề tâm bất thoái.

‘ Muốn kiên cố tâm bồ đề và tăng trưởng tâm đại bi, phải năng quan sát chúng sinh đau khổ, không chổ tựa nương, và hay làm những việc ác, như loài bướm tự thiêu thân lao mình vào lửa đỏ, lăn lộn trong biển luân hồi không lối thoát, lại chẳng ưa thích các pháp lành ….

" Thiện Tài tiếp thu được tất cả hạnh nguyện rộng lớn của đức Phổ Hiền, cuối cùng, chàng cũng được như Bồ tát Phổ hiền, cũng có những hạnh nguyện, những thần thông, những biện tài ngôn ngữ vô ngại cùng trí tuệ và tâm đại bi cao cả rộng lớn" (BTD, trang 1121)

" Thiện Tài đã học đủ hết các môn, và pháp nào cũng đều đưa đến Pháp Vương Thành cả.

" 84.000 pháp môn của Phật dạy, tuy chia ra nhiều bộ phái, tính tướng và lý sự khác nhau, dị biệt ở phần tiểu tiết, nhưng pháp nào cũng chỉ nhằm vào một mục tiêu: cứu khổ chúng sinh, đưa tới giác ngộ, giải thoát cho mình và cho muôn loài." (BTD ,trang1122)

Đạo Phật là đạo Như Thật, "chuộng sự thực hành, không ưa lý thuyết suông, rườm rà, trừu tượng, chỉ để thỏa mãn óc tò mò của lý trí mà thôi. Đạo Phật vụ ở chỗ "thân chứng" tức thực nghiệm bản thân, và coi nhẹ những sự hiểu biết qua sách vở, kinh điển, vì HỌC mà không HÀNH thì không thể nào tới được bờ bến Giác, đạt tớ Chân lý…

Và để thực thi "BỔ TÁT ĐẠO, hay Con Đường Lý Tưởng" được viên mãn, chúng ta hãy nhất tâm phát nguyện:

*.. Chúng sinh chưa được cứu độ, nguyện xin được cứu độ (Khổ đế)

*..Chúng sinh chưa được giải thoát, nguyện xin được giải thoát (Tập đế)

*..Chúng sinh chưa được giác ngộ, nguyện xin được giác ngộ (Đạo đế)

*..Chúng sinh chưa được Niết bàn, nguyện xin được Niết bàn (Diệt đế).


---o0o---

Mục Lục | Phần 1 |  Phần 2 | Kết Luận

---o0o---

| Thư Mục Tác Giả |

---o0o---

Đánh máy : Phước Ngọc - Hiếu Ngọc
Trình bày : Diệu Nga - Thùy Châu

Cập nhật : 22-01-2002

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

弘忍 å çœ¼ä½ æ Từ thiện tha long theo 佛法怎样面对痛苦 Để Cồn Hoạ mở 积极心态的微信名 Tản mạn mùa hạ Thấy đạo truyền đạo 淨行品全文 lien 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 buổi gặp gỡ đầu tiên 06 chương 6 nhẫn nhục 03 chương 3 phát tâm bồ đề 义云高世法哲言 æˆ å šæ 伊人已逝 chi co phat phap moi ngan duoc toi loi cua gioi สโตร ส รา çš những giả định đau lòng nhung nguoi nu xuat gia tu phat co chung duoc ta là ai giữa cuộc đời này Tùy bút Hoàng Hải Lâm Đất tam binh the gioi binh 11 nang luc cua tap trung hay chung song than ai voi cac ban dac biet Vì sao không nên uống rượu bia 首座 ta Ï 4 cách giảm stress đơn giản và Đường Thiền lối cũ Gene có phải nguyên nhân chính gây ra tiêu nghiệp vãng sinh và đới nghiệp le tuong niem huy nhat lan thu 15 co dai lao ht 士用果 禅の旋 luc mÊ塩谷八幡宮 tim lai chinh minh 大学生申请助学金的申请理由怎么写 æ Æå ç å ä¹ lãå