Danh nhân thế giới - Pháp Hiển, nhà chiêm bái .

 

 

Pháp Hiển, Nhà Chiêm Bái

Thích Minh Châu (1963)
Thích Nữ Trí Hải dịch Việt (1997)

Nguyên tác: Thich Minh Chau (1963), "Fa-Hsien, The Unassuming Pilgrim", Nalanda, India
Bản dịch Việt ngữ: "Pháp Hiển, Nhà Chiêm Bái", Thích Nữ Trí Hải dịch Việt (1997), 
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành

--- o0o ---

 

Mục lục

·         Lời nói đầu

·         Phần I: Nhân cách của Ngài Pháp Hiển và cuộc chiêm bái 

·         Phần II: Hoàn cảnh Phật giáo cùng đời sống của Tăng lữ tại Ấn độ và Tích lan vào thế kỷ thứ V do Ngài Pháp Hiển ghi lại

·         Phần III: Những dữ liệu lịch sử do Ngài Pháp Hiển ghi lại

·         Phần IV: Những tư liệu địa hình trong Phật Quốc Ký

 

 

Lời nói đầu   [^]

Sách này viết về Cao Tăng Pháp Hiển, một nhà chiêm bái nổi tiếng khác của Trung Quốc. Ngài đã du hành đến Ấn Ðộ và Tích Lan vào đầu thế kỷ thứ năm sau Tây lịch, và đã để lại một ký sự về cuộc chiêm bái của mình. Chính sự thành công của ngài Pháp Hiển đã gợi cảm hứng cho ngài Huyền Trang hai trăm năm sau, để theo đuổi cùng một sứ mệnh đi tìm chân lý và Chánh pháp.

Pháp Hiển cũng như Huyền Trang cùng có chung một niềm khát ngưỡng sâu xa đối với Chánh Pháp, một đức vô uý bất khuất trước hiểm nguy, và một lòng xả thân phụng sự Phật pháp. Chính tâm hồn khát khao sự thật, vì Pháp quyên thân đó đã thúc giục các ngài trong cuộc chiêm bái ky kỳ của họ, nâng đỡ họ vượt qua vô vàn gian nan hiểm trở để đưa sứ mệnh đến kết quả thành công.

Nhưng mục đích cuộc chiêm bái của Pháp Hiển có khác với Huyền Trang. Trong khi về Huyền Trang ta có thể nói ngài đồng thời là một nhà chiêm bái, một nhà biện bác, một dịch gia, một văn nhân và một nhà thần bí, thì về Pháp Hiển, chỉ có một danh từ đơn giản sau đây toát yếu được tất cả nguyện vọng và tư chất của ngài: "Pháp Hiển, nhà Chiêm bái thuần túy". Huyền Trang khởi hành cuộc chiêm gái với mục đích là để học luận Du-già Sư Ðịa, và để tìm kiếm những giáo lý chưa được biết đến ở Trung Hoa; còn Pháp Hiển thì chỉ muốn đi để quan sát kỹ cương đời sống tu viện ở đất Phật, ngõ hầu cải thiện tình trạng tín ngưỡng tại quê nhà vào lúc ấy dường như đang lâm vào tình trạng rất tồi. Trong khi phạm vi nghiên cứu của Huyền Trang khá rộng rãi, bao gồm cả Kinh tạng và phần lớn tạng Luận, thì sự chú ý của Pháp Hiển chỉ tập trung vào tạng Luật và những gì liên hệ mật thiết đến đời sống tu sĩ.

Huyền Trang tự thâm tâm, là một nhà Ðại thừa, mọi hoạt động của ngài ở Ấn cũng như ở Trung Quốc là chỉ cốt để hoằng dương, cổ vũ lý tưởng Bồ-tát-đạo. Pháp Hiển ngược lại, có tư chất và nguyện vọng của một nhà Tiểu thừa thuần túy. Dấu vết duy nhất của Ðại thừa ở nơi ngài là, ngài cầu nguyện Bồ-Tát Quan Âm, một vị Bồ-tát của Ðại thừa, trong lúc tàu ngài đi bỗng gặp bão tố trên đường từ đảo Lanka đến đảo Yava và từ Yava-dvìpa đến Trung Quốc. Nhưng nét nổi bật nhất của Pháp Hiển là bản chất khả ái của một nhà tu chân thật, khiêm cung. Khi đọc ký sự của ngài, dần dần xuất hiện trước mắt ta hình ảnh của một vị sư giản dị, không hợm mình, không bất cứ một kiểu cách nào. Cuộc hành hương của ngài là một kỳ tích về lòng mộ đạo, sức kiên trì không ai sánh kịp cho đến khi hiện tượng Huyền Trang nổi lên hai thế kỷ sau. Thế nhưng,  ngài vẫn cho rằng mọi sự mình thành đạt chỉ là nhờ Tam Bảo gia hộ, để thoái thác tất cả công trạng mà ngài xứng đáng được tuyên dương.

Pháp Hiển khởi hành cuộc chiêm bái vào năm 399 sau Tây Lịch, phải mất sáu năm mới đến Jambudvipa. Ở đấy ngài lưu lại thêm sáu năm, và chuyến về kéo dài 3 năm, đến Trung Quốc vào năm 414; Huyền Trang khởi hành Tây du vào năm 629, mất trọn 17 năm mới về đến Trung Quốc vào năm 646. Pháp Hiển tuổi đã khá cao khi khởi hành cuộc chiêm bái vào năm ngài 65 tuổi, và khi về nước, ngài đã 79 tuổi. Huyền Trang lúc khởi hành chỉ mới 26 tuổi, trở về năm 43 tuổi, còn tràn đầy nghị lực tuổi trẻ và lòng nhiệt thành với sứ mệnh hoằng pháp.

Cuộc Tây du của cả ai bậc Ðại sư đều xuất phát từ kinh đô Tràng An và thủ đô của Trung Quốc bấy giờ, nhưng Huyền Trang đi theo một con đường hơi quanh co để đến đất Ấn, trong khi Pháp Hiển chọn con đường trực chỉ nên ít vất vả hơn và cũng mất ít thời gian hơn. Từ Tràng An đến Takshasilà, Pháp Hiển đi theo con đường ngang qua các xứ: Chien Kibi (Kiện-bì], Ju tan, Chang Yeh, Tun Huang [Ðôn Hoàn], Shen Shen [Thiện Thiện], Agni, Khotan, Chakuta, Chakika, Agzi, Khalcha [Cao Xương], Darada, Udyàna [Vu Ðiền], Suvastu, Gandhàra. Huyền Trang, trẻ tuổi hơn và có tinh thần phiêu lưu, đã viếng thăm các nước và thành phố như sau: Chin Chou, Lan Chou, Liang Chou, Kua Chou, Yi Wu, Pali Li, Wu Pan, Tu Ching, Agni, Kucha, Baluka, đô thị She Che, Bing Yul, Talas, Ðô thị Nước Trắng, đô thị Kuyu, Nejkend, Chaj, Sutrishna, Samarkand, Kochania, Kharaghan, Bokhara, Betik, Khwarism, Kesh, Tukhara, Kunduz, Bahlika Tapassu, Bhalluka, Gachi, Mamian, Kapisà, Lampaka, Nagarahàra, Gandhàra, Puskaravati, Udakakkhanda, Udyàna, Takshasila.

Tại đảo Jambu, hai nhà chiêm bái theo một hành trình hoàn toàn khác nhau. Từ Takshasilà đến Sràvastì [Xá-Vệ], Pháp Hiển đi qua các xứ sở và đô thị như sau: Purushupura, Nagarahàra, Lakki, Vaisàkha và Sràvastì [Xá Vệ]. Còn Huyền Trang luôn thích chọn lộ trình dài hơn, đã viếng Simhapura, Urasà, Kasmira, Punack Ràjapura, Cheka, Jayapura, Sàkala, Cìnabhukti, Jàladhara, Kulùta, Satadru, Pariyàtra, Mathurà, Sthànvasara, Srughna, Brahmapura, Ahichhatra, Vilasana, Kapittha, Kanyàkubja, Ayodhyà, Ayamukha, Prayàga, Kausàmbì [Câu-diệm-bì], Visoka, trước khi đến Sràvastì.

Khi viếng thăm Kosala [Câu-tát-la] và Magadha [Ma-kiệt-đà], Pháp Hiển chọn thành Pataliputra [Ba-liên-phất] làm trung tâm liên kết, như được thấy trong lộ trình sau đây: Sràvastì, thành Napika, Kapilavastu [Ca-tỳ-la-vệ]. Ràmagràma, Kalapinàka, Ràjagrha [Vương Xá], Gayà, Kukkunapàda, Pàtaliputra, Vàranasì [Ba-la-nại], Kamsàmbi, Dakhinà, Pàtaliputra. Huyền Trang chọn Nàlanda làm nơi thường trú và theo lộ trình như sau: Sràvasti, Kapilavastu, Kusinagara, Vàrànasì, Yuddhapati, viếng thăm Tàmralipti một thành phố biển thuộc miền Tây Bengal.

Pháp Hiển quen lối đi thẳng, đến Taralipti qua các nước Champà, Kajangala, Pundravardhana, Karnasuvarna, Samatata. Từ Tàmralipti, ngài trở về Trung Quốc bằng đường biển, chỉ ngừng ở đảo Lanka và đảo Yava, trong khi Huyền Trang thì từ Tàmralipti viếng thăm vùng Nam và Tây Ấn, trở về Nàlanda, viếng thăm Kàmarùpa, Kajangala, tiến đến Kanyàkubja và Prayàga. Từ đây ngài trở về Trung Quốc bằng đường bộ.

Cả hai nhà chiêm bái đã để lại một ký sự về cuộc hành trình khá lý thú và có tầm quan trọng lịch sử. Tác phẩm Phật Quốc Ký của Pháp Hiển không thể sánh với Tây Du Ký của Huyền Trang về phạm vi chú tâm, về tính giàu dữ kiện địa hình, tính phong phú đề tài, vân vân. Tuy thế ký sự của ngài vẫn có nhữn đóng góp rất giá trị cho lịch sử đạo Phật. Trong khi Huyền Trang hầu như bỏ quên tạng Luật, thì trái lại Pháp Hiển không chú ý gì ngoài ra quan sát cách thực hành giới luật của Tăng sĩ trên đất Phật. Bởi thế, ký sự của ngài cho ta thấy một bức tranh khá trung thực về đời sống tu viện tại Ấn Ðộ và Tích Lan và thế kỷ thứ năm, điều ma các trước tác của Huyền Trang không đề cập. Lại nữa, Huyền Trang không viếng Tích Lan, nên những ký sự của ngài về xứ này đề cập những mẫu chuyện huyền thoại nhiều hơn là dữ kiện lịch sử Pháp Hiển cung cấp một ký sự khá chi tiết về đời sống tu viện tại Tích Lan, mà có vài khía cạnh ngay cả tác giả của Cùlavamsa cũng bỏ sót.

Một đặc tính khác của ký sự Pháp Hiển là tính giản dị chân thực, không có nhiều biến cố thần kỳ, cũng không chú ý nhiều đến những huyền thoại. Ðời đức Phật mà Pháp Hiển ghi lại rất giống những gì mô tả trong Mahàvagga của tạng Pali, nhất là chuyện kể về những hoạt động của Phật sau khi ngài đạt giác ngộ tại Bồ đề tràng. Sự mô tả của Pháp Hiển về kỳ Kết tập đầu tiên có thể xem là dữ kiện lịch sử đáng tin cậy, trong khi ký sự của Huyền Trang thì đầy những biến cố thần bí làm lu mờ giá trị lịch sử của giai đoạn này.

Vì Pháp Hiển chỉ là một tăng sĩ chân chính bình dị không có tham vọng, nên ký sự của ngài hầu như toàn đề cập những sự kiện liên hệ đời sống tín ngưỡng nói riêng, đến Phật giáo nói chung. Mặc dù ngài có nói đến vài dữ kiện địa dư, song chúng chỉ là phụ thuộc, còn đời sống tu sĩ và những biến cố về Phật giáo luôn luôn chiếm vị trí hàng đầu.

Trong lúc soạn tác phẩm này trong bầu không khí thanh bình của Ðại tòng Lâm Nàlanda Mới, thì tại miền Nam Việt Nam, bi kịch của Phật giáo đang bùng nổ. Với lòng thán phục lẫn với lo lắng sâu xa, tôi đã theo dõi cuộc tranh đấu dũng cảm của Phật tử Việt Nam để bảo vệ tín ngưỡng mình, và sự đàn áp tàn bạo của chế độ Ngô Ðình Diệm đối với Phật giáo. Ðã nhiều lần, công việc này phải ngưng trệ, khi hết vi Tăng này đến vị Tăng khác tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp. Với sự lật đổ chế độ Diệm, cuộc khủng hoảng Phật giáo đã đi đến một kết thúc vinh quang; và tác phẩm này cũng ra đời như muốn san sẻ niềm hân hoan của Phật tử Việt Nam. Ðể tưởng niệm sự hy sinh của họ và cuộc đấu tranh anh dũng ấy, Tôi xin hiến tặng sách này cho những người đã thiết tha tôn quý Chánh pháp của Phật hơn cả mạng sống của mình. Cũng sự vi pháp vong thân ấy đã giục giã Pháp Hiển lên đường làm cuộc chiêm bái vĩ đại trong đó tính mạng ngài có lúc đã tựa như chỉ mành treo chuông. Mười sáu thế kỷ đã trôi qua giữa bậc Thánh Tăng này với Phật Tử Việt Nam hiện đại, nhưng niềm tận trung với Chánh Pháp và sự hi sinh vì một lý tưởng cao thượng đã xóa nhòa khoảng cách thời không, và đưa họ lại gần nhau trong việc phụng sự Phật Giáo.

Nalanda, ngày 15 tháng 11 năm 1963
Tỷ kheo Thích Minh Châu.

 

Lời tựa trong bản dịch Việt, 1997:

Quyển "Pháp Hiển, nhà chiêm bái" được hoàn thành và in thành sách là nhờ Ni sư Thích Nữ Trí Hải và các đệ tử của Ni sư đã trong một thời gian kỷ lục dịch và đánh vi tính trong 5 ngày. Chúng tôi vô cùng cảm kích và tán thán công đức của Ni sư. Ngoài ra, chúng tôi cũng xin tán thán: Họa sĩ Trương Duy, người vẽ bìa chính của cuốn sách; Sư cô Thích Nữ Tuệ Dung lo phần kỹ thuật; Sa di Tuệ Nguyên và Sa di Tuệ Nhã đã lo phần đánh vi tính quyển sách. Xin cảm ơn tất cả quý vị.

Thiền viện Vạn Hạnh, tháng 6-1997
Tỷ kheo Thích Minh Châu
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

--- o0o ---

| Mục lục | | Phần kế |

--- o0o ---

| Mục lục Tác giả |


Chân thành cảm ơn Đạo hữu Bình Anson đã gởi tặng tập sách này
Trình bày : Mỹ Hạnh - Thiện Hưng
Cập nhật ngày: 01-02-2002

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

お墓の種類と選び方 僧人心態 Ð Ð Ð 牧牛 心累的时候 换个角度看世界 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 生日快乐 描写家乡的桥的句子 ï¾ ï½ Hà nh お寺との付き合い 檀家 梵僧又说我们五人中 簡単便利戒名授与水戸 看完新闻联播的观后感 丢失菩提心的因缘 中国渔民到底有多强 地藏十轮经 chùa pháp bảo 人生是 旅程 風景 åƒäæœä½ Ï chua phuoc luu ä½ å æ æ 中国佛度 ÃÏ 多彩的活动作文六年级 崔红元 Tấm lòng của mẹ 義交 å BÃi Lửa 栃木県寺院数 TP メス 禅の旋 phan tich ngu uan vo nga làm thế nào để không trở thành nạn Lễ tưởng niệm húy nhật Đức 僧人食飯的東西 大学生贫困证明 义云高世法哲言 ペット僧侶派遣 仙台 Trái tim bất tử Kỳ 4 Sự thật về 即刻往生西方 ä ƒäº ä Làm thức uống bổ dưỡng từ đậu nành 淨界法師書籍