Phụ - hệ Thái - tử Siddhattha
Mẫu - hệ Thái - tử Siddhattha
Qua các tài liệu nghiên cứu đáng tin cậy như quyển Ðường Xưa Mây Trắng của Hòa-Thượng Nhất Hạnh, quyển The Life of Buddha as Legend and History của Edward J. Thomas, quyển The Life of The Buddha According to The Ancient Texts and Monuments of India của A.Fouché, bộ Buddhist Legends 3 quyển của Eugene Watson Burlingame, quyển Geography of Early Buddhism của Bimala Churn Law, vân vân ... chúng tôi cố gắng chọn lựa, sắp xếp thành quyển Sự tích Đức Phật Thích Ca mâu Ni này để giúp người học Phật thấy rõ diễn tiến cuộc đời gương-mẫu và giáo-lý cao-thượng của Ngài, vừa thực-tế vừa siêu-phàm[2]. Giáo-lý cao-thượng của đức Thế-Tôn được đặt trở lại trong khung cảnh đời sống hằng ngày của Ngài bằng những lời lẽ đơn-giản, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hành.
Tuy nhiên để tránh mọi kiến chấp đúng/sai, có/không, thật/giả ... chúng tôi xin mạn phép nhắc lại lời Phật dạy về Pháp Tứ Y như sau: Muốn học hỏi giáo lý có kết quả tốt đẹp chúng ta nên y theo bốn điều này:
1- Y pháp bất y nhân: Nên nương theo sách vở hay lời chỉ dạy, không nên chấp nơi tác giả hay người nói.
2- Y nghĩa bấy y ngữ: Nên nương theo nghĩa lý, không nên chấp vào lời nói hay văn tự.
3- Y tánh bất y tướng: Nên nương theo thật tánh của sự vật, không nên chấp vào giả tướng bề ngoài.
4- Y kinh liễu nghĩa, bất y kinh bất liễu nghĩa: Nên nương theo lời nói hay kinh sách chỉ thẳng Chân lý rốt ráo, không nên chấp vào các lời nói hay kinh sách dùng phương tiện để chỉ dạy theo trình độ người nghe.
Vậy, qua các câu chuyện có tính cách huyền bí, thần thoại, khó tin, quý vị không nên tin, cũng không nên chấp là có thật hay không có thật, quý vị nên tìm hiểu ý nghĩa hay đạo lý mà câu chuyện đó đề ra. Vì hầu hết những mẫu chuyện có tính cách huyền bí, thần thoại, khó tin về sự tích đức Phật đều do chính đức Phật, chư Tổ, chư Hòa Thượng hoặc các học giả đặt ra vì lợi ích của người hậu học như chúng ta. Thật là ngây thơ khờ dại nếu chúng ta nêu ra câu hỏi: Chuyện Ông Già Noẽl, chuyện Con Quạ và Con Chồn của La Fontaine, chuyện Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sanh ra 100 trứng... là có thật hay không có thật?
Ngoài ra, chúng ta cũng nên căn cứ vào Ba Pháp Ấn của đức Thế Tôn để biết giáo lý nào đúng là do ngài chỉ dạy hay không phải do ngài chỉ dạy. Ba Pháp Ấn đó là Vô Thường, Vô Ngã, Niết Bàn theo Phật giáo Nguyên thủy, hay Không, Vô Tướng, Vô Tác (Vô Nguyện) theo Phật giáo Ðại thừa.
Chúng tôi mong rằng quyển Sự tích Đức Phật Thích Ca mâu Ni này có thể mang đến cho quý vị đọc giả một cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về cuộc đời đức Phật và Giáo lý giác ngộ và giải thoát của ngài chỉ dạy.
Trong khi soạn thảo quyển " Sự tích Đức Phật Thích Ca mâu Ni" này dĩ nhiên chúng tôi phải tra cứu các tài liệu hiện hành, nhiều khi phải trích dẫn nguyên văn, không dám sửa đổi, theo đúng tinh thần Văn dĩ tải đạo, thuật nhi bất tác. Vì lợi ích chung của người học Phật, chúng tôi chân thành cầu xin quý vị tác giả các tài liệu tham cứu vui lòng thông cảm và tha thứ. Dù với sự cố gắng của chúng tôi, các tài liệu hiện nay về sự tích Ðức Phật vẫn còn rất nhiều thiếu sót và sai lầm, chúng tôi rất mong các vị thức giả vui lòng chỉ bảo thêm để chúng tôi có thể đính chánh và bổ túc thêm vào kỳ tái bản tới.
Nam-mô Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật.
Viết tại Antony, Pháp quốc, mùa thu năm 2004.
Minh - Thiện Trần - Hữu - Danh
Cách đọc chữ Pali và Sanscrit:
(Giữa chữ Pali và chữ Sanscrit, chúng tôi chọn chữ nào dễ đọc và thông dụng nhất.)
- Chữ Pali thường đơn giản và dễ đọc hơn chữ Sanscrit.
a ngắn, như amount(Anh). Thường có thể lượt bỏ. Ví dụ: chữ Pippala có thể viết và đọc là Pippal; chữ Arahat có thể viết và đọc là Arhat.
â dài, =aa, như cha(Việt), father(Anh).
ai như ai(Việt).
e như dê(Việt).
i ngắn, như đi(Việt), pin(Anh).
ĩ dài, như police(Anh).
o như ô-tô(Việt).
u như tu(Việt), fou(Pháp).
c, ch như chợ(Việt).
d như đi đâu(Việt).
g như ghe gạo(Việt).
h như họ hàng(Việt).
j như joujou(Pháp), hoặc như dj trong Djakartạ(Pháp).
p như papa(Pháp).
ph p và h đọc rời ra như uphill(Anh).
s, sh như tại sao(Việt), sure(Anh), chien(Pháp).
th đọc rời ra như hothouse(Anh).
v đầu chữ hoặc sau một nguyên âm, đọc như vì vậy(Việt).
v sau một phụ âm như Bodhisattva, đọc như chữ u(Việt).
y như danh dự(Việt, giọng Nam).
[1] Về nhân danh và địa danh chúng tôi chủ trương dùng chữ Pali hay Sanscrit cho chính xác.
[2] Tuy nhiên, theo lời Phật dạy, quý vị không nên vội tin hay vội bác bỏ những chỗ khó tin.
Mục Lục
11
& hiền nội Diệu-Xuân Nguyễn-thị Bạch-Mai
61/420A Phan Huy Ích
P.12, Q.Gò Vấp, TP.HCM. VIETNAM
Email:
đã gởi tặng phiên bản điện tử của tập sách này
(TK. Nguyên Tạng, 8-2005)
Nguồn: www.quangduc.com