Giới Luật - Nghĩ về năm đức của người xuất gia.

 

.

 

Nghĩ về

NĂM ĐỨC CỦA NGƯỜI XUẤT GIA

(Luận văn tốt nghiệp) 

GSHD: TT Thích Phước Sơn

 Ni Sinh:  Thích Nữ Lệ Thành

--- o0o ---

Mục lục

A.- DẪN NHẬP

B.- NỘI DUNG

Phần I. VÀI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG XUẤT GIA:

1) Những điểm đặc trưng cho đời sống xuất gia.

2) Các cách học đạo của người xuất gia. 

Phần II. NĂM ĐỨC CỦA NGƯỜI XUẤT GIA:

1) Phát tâm xuất gia, hoài bội đạo cố.

2) Huỷ kỳ hình hảo, ứng pháp phục cố.

3) Cát ái từ thân, vô thích mạc cố.

4) Uỷ khi thân mạng, tôn sùng đạo cố.

5) Chí cầu đại thừa, vị độ nhân cố. 

C.- KẾT LUẬN 

Lời Nói Đầu  

Sau lễ Tốt nghiệp, những “cánh y vàng” của Tăng Ni sinh khóa III -những người nhân danh “Như Lai sứ giả”  lần lượt sẽ tung bay trên khắp mọi miền đất nước (cũng có thể là ở ngoài nước).  Dĩ nhiên, tuỳ theo nhân duyên và hạnh nguyện, sẽ có những người ở những vai trò, vị trí khác nhau.  Song, điều mà chư Tôn đức trong Ban Giám Hiệu cũng như chu Giáo Thọ Sư kỳ vọng nơi đàn hậu học thừa kế mạng mạch Phật Pháp này, phải chăng vẫn không ngoài một điều tâm huyết:  “Hãy sống và hành xử xứng đáng với danh nghĩa người con họ Thích, người mặc pháp phục của đức Như Lai”?-Chạnh nhớ bốn năm qua, mỗi khi ủng hộ tài vật cho Tăng Ni Sinh tu học, hàng Phật Tử tại gia vẫn thường bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối trước “những cánh y vàng giải thoát” kèm theo những lời xưng tán: “Quý vị là rường cột của Phật Pháp, là bậc mô phạm của trời người, là ruộng phước lớn của nhân gian…”.  Phải sống như thế nào để không cô phụ những niềm kỳ vọng ấy, những lời xưng tán ấy?  Đó là một trong những điều băn khoăn của người sắp ra trường.  

“Nghĩ về NĂM ĐỨC CỦA NGƯỜI XUẤT GIA” là hình thức biểu hiện cho tấm lòng trân quý của người viết khi  nghĩ đến “ phước điền của người mặc pháp phục” cũng là nơi gởi gắm nỗi niềm ưu tư của người viết khi nhìn lại hiện trạng tu học của mình cũng như của các pháp lữ đồng học với mình.  Ôi! Trong thời đại khoa học tân tiến, có thể ít còn ai nghĩ đến việc “nhuộm cho y hoại sắc” nhưng đâu phải vì vậy mà “Năm phước điền của pháp y” trở thành những điều lỗi thời, lạc hậu, không cần được đoái hoài!  

“Sống xứng đáng với danh nghĩa người con  họ Thích” chính là lối hành xử ứng hợp với năm phước điền của pháp y (năm đức của người hảo tâm xuất gia).  Viết về năm phước điền này, người viết chỉ mong gợi nhắc lại phần nào những cái cao đẹp của đời sống phạm hạnh nhằm tạo cơ hội để mình cùng chư pháp lữ “hâm nóng” lại sơ tâm xuất gia cũng tức là để làm phấn chấn lại cái chí “ xuất trần thượng sĩ”.  Vẫn biết:  đem ống tre nhỏ hẹp mà ngắm bầu trời thì không sao thấy hết những cái cao rộng.  Dầu vậy, cái thấy ấy ít nhiều cũng mang lại chút vẻ tươi sáng, rỗng rang của bầu trời.  Với khả năng và điều kiện giới hạn, người viết không có tham vọng soạn phẩm của mình hoàn chỉnh như ý muốn, chỉ mong người đọc cảm nhận nơi đây “một tấm lòng thành” mà hỷ xả cho những gì vụng về, sai sót.  

Trước khi đi vào đề tài, xin được hướng về chư Tôn đức trong Ban Giám Hiệu, chư vị Giáo Thọ Sư (đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác thành giới thân tuệ mạng cho con) bằng  tất cả tấm lòng thành kính niệm ân.  Thật áy náy khi nghĩ đến sự truyền đạt của quý Ngài như những trận mưa to mà sự lãnh hội của con chỉ như “sức hút của một thân cây nhỏ” ! Soạn phẩm này ra đời nếu có được chút thành tựu gì, ấy là nhờ nơi công giáo dưỡng của chư Ân Sư; còn như có gì sai sót, ấy là bởi khả năng hạn chế của kẻ hậu học bất tiếu này.  Kính mong được quý Ngài đại xá cho.  

Sau cùng, xin thay lời kết luận bằng lời kệ pháp nguyện của cố Thượng tọa thượng MINH hạ PHÁT:  

“Người xưa đại nguyện quyết xuất trần

Người nay nối gót quyết tròn nhân

Đem lại ĐẠO VÀNG SOI MUÔN NẺO

Chẳng uổng hôm nay có trong trần”

 

Kim Liên ni tự, ngày 25-12-1996

Soạn giả kính lễ

 

 

A.    DẪN NHẬP 

Cầm trên tay mảnh bằng Tốt nghiệp Phổ thông trung học, người học sinh thường cảm thấy phân vân, tam tâm lưỡng ý khi phải chọn lựa: nên thi vào Đại học nào? Hoài bão và sở thích có thể đã được u mang từ trước, nhưng còn: khả năng thực tại? điều kiện cho phép?... Thôi thì có vô số những vấn đề để ưu tư, để trăn trở.  Thế nhưng, “đã nộp đơn rồi tức là mô hình sinh hoạt tương lai xem như đã sơ bộ phác thảo.  Rồi khi bước chân vào giảng đường đại học, người đủ điều kiện và nghị lực thì không kể, với những sinh viên kinh tế gia đình yếu kém lại phải trọ học nơi xứ lạ quê người, đời sống vật chất thiếu trưóc hụt sau, những va chạm trong giao tế, những cú sốc trong đời thường… sức mạnh gì có thể giúp họ khắc phục những khó khăn để không phải “bán đồ nhi phế”? Dĩ nhiên, lời động viên của cha mẹ, lời khích lệ của thầy cô, lời an ủi của bạn bè… rất cần thiết trong lúc này.  Dầu vậy, bên cạnh sự hỗ trợ tinh thần ấy, người sinh viên cần phải biết tự củng cố nghị lực cho chính mình.  Có thể nói: phương pháp củng cố hữu hiệu nhất ban đầu như một mãnh lực vô hình giúp họ không chùn bước dẫu rằng đoạn đường trước mặt hãy còn nhiều chông gai trở lực 

Cũng vậy, với Tăng Ni trẻ chúng ta, “SƠ TÂM XUẤT GIA” đóng một vai trò khá quan trọng.  Nếu như bước ngoặt lớn trong đời người học sinh là ngưỡng cửa đại học thì bước ngoặt lớn trong đời người học đạo là ngày xả tục xuất gia.  Ngày nào đây, với bầu nhiệt huyết “mong được đời cao thượng” ta đã dõng mãnh ct đứt những sợi dây ràng buộc của phàm tình để tự nguyện hiến mình cho đạo.  Ngày nào đây, nơi Bảo điện tôn nghiêm, trước mặt Tôn đức, ta đã dâng tấc dạ chí thành của mình vào lời kệ phát nguyn:  

“Huỷ hình thủ chí tiết,

Cát ái từ sở thân,

Xuất gia hoằng Thánh đạo

thệ độ nhất thiết nhân[1]

(Tạm dịch:

Huỷ hình, vẹn giữ tiết trong

Dứt tình thân ái, vào dòng Thích Ca

Xuất gia - sống kếp không nhà

Hoằng dương Phật Pháp, lợi tha muôn loài)

 

Ôi ! Cao đẹp và tuyệt vời thay chí nguyện của người xuất gia trong buổi đầu xả thân cầu đạo.  Ta đã thao thức, đã chờ đợi bao năm tháng để có được ngày này.  Bút mực nào tả hết tâm trạng của ta trong nhũng giờ phút thiêng liêng “quyển sử đời mình lật sang trang mới”.  Từ đây, mỗi trang phải được viết trong trân trọng vì cuộc đời này là đâu còn là của riêng ta (lại cũng chẳng phải của riêng ai).  Trong giới bổn sa di ni, ngài Độc Thể từng khuyên chúng ta, những hành giả sơ cơ nên chuyên tâm trau giồi tam vô lậu học tiến đến cửa ngõ Niết Bàn chính là để không cô phụ CHÍ NGUYỆN XUẤT GIA BAN ĐẦU này.  Cổ đức cũng từng nói: “Nhất niên Phật hiện tiền” nhằm đề cao sức mạnh của sơ tâm.  Sơ tâm xuất gia chính là tiềm lực vô biên giúp ta kiên tâm trì chí trên cuc hành trình “vượt đường hiểm tìm đến nhà trân bửu”.  Bởi vậy, để có thể sống xứng đáng với danh nghĩa người con họ Thích (Thích tử) thiết tưởng mỗi người chúng ta nên thường xuyên “hâm nóng” sơ tâm xuất gia của mình. 

Có nhiều cách để “hâm nóng” sơ tâm (như nghĩ đến: ân Phật, ân Sư Trưởng, ân thí chủ, nỗi khổ sanh tử; hoặc tôn trọng tánh linh của mình v.v…). Ở đây, trong phạm vi tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng nhau hâm nóng sơ tâm bằng cách gợi nhắc lại “NĂM ĐỨC HẠNH CỦA NGƯỜI HẢO TÂM XUẤT GIA” 


 

[1] Lời Kệ phát nguyện xuất gia

 

--- o0o ---

 

Mục LụcPhần I Phần II

 

--- o0o ---

Vi tính: Đồng Thanh Phước Liên
Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật ngày 01-05-2004

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

å œæ 念地藏圣号发愿怎么说 藥師琉璃光如來本願功德經 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 生日快乐 忏悔 Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá เทศนาหลวงพอธราชม 佛教中华文化 tinh cach tuc thoi lan dau cong bo anh ve cuoc dau tranh chong dan ap ò văn Tạp bút Tham thực sà c ß 清华间谍 nguồn gốc của khổ đau 课程表鼓励孩子的话 佛观音 新学期新展望内容怎么写 hÓng 即刻往生西方 Tây 成绩不好检讨 أبا درج น ท tái sinh ý nghĩa của sự giác ngộ lặng 净地不是问了问了一看 trạng 印顺法师关于大般涅槃经 4 lời khuyên cho người lười tập thể สโตร ส รา คนธรรพ มาเก ด 簡単便利戒名授与水戸 háºu قصص نسونجي Thoát Nhớ ơi khoai lang ngày cũ á Ÿ phần ii tình thiên thu 履职总结 願力的故事 tịnh xá ngọc trung tịnh nghiệp đạo 一念心性是 S a b