- TRẦN NHÂN TÔNG
CON NGƯỜI & TÁC PHẨM
Tiến sĩ Lê Mạnh
Thát
Nhà
Xuất Bản TP.HC1999
--o0o--
PHẦN
I
NGHIÊN
CỨU
VỀ
TRẦN
NHÂN
TÔNG
--o0o--
CHƯƠNG
VI
THƯỢNG
HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG XUẤT GIA
Khi cuộc
đấu tranh để bảo vệ hòa bình và gầy dựng cuộc sống
ấm no đang trên đà phát triển tốt đẹp thì vua Trần Nhân
Tông đã giao lại quyền bính cho con mình là Trần Anh Tông
từ tháng 3 năm Qúy Tỡ (1293). Đến tháng 7 năm Giáp Ngọ (1294),
Thượng hoàng đi chơi Vũ Lâm và quyết định xuất gia ở
đấy, như ĐVSKTT 6 tờ 2b2-4 đã ghi: “Bấy giờ Thượng hoàng
đến Vũ Lâm, vào chơi hang đá. Cửa núi đá hẹp. Thượng
hoàng ngự chiếc thuyền nhỏ, thái hậu Tuyên Tư ở đuôi
thuyền, gọi Văn Túc Vương lên mũi thuyền, chỉ cho một phu
chèo thuyền thôi. Đến khi xuất gia, lúc xe vua sắp ra, cho
mời Văn Túc vào điện Dưỡng đức cung Thánh Từ ngồi ăn
các món hải vị”.
Vậy thì
vào năm Giáp Ngọ (1294) vua Trần Nhân Tông đã xuất gia. Khâm
định Việt sử thông giám cương mục 8 tờ 23b1 chép việc
xuất gia này vào tháng 6 năm Ất Mùi (1295), sau khi Thượng
hoàng đã đi chinh phạt Ai Lao trở về:
“Thượng
hoàng từ Ai Lao trở về, xuất gia ở hành cung Vũ Lâm, rồi
bỗng trở lại kinh sư.”Cương mục như thế, muốn sau khi
Thượng hoàng xuất gia, thì không có chuyện cầm quân đi đánh
giặc. Tuy nhiên, ta sẽ thấy, sau khi xuất gia, Thượng hoàng
có nhiều hoạt động vì dân vì nước. Và những quyết sách
của triều đình thường phải đến thỉnh thị ý kiến của
Thượng hoàng. Thí dụ điển hình là việc Đoàn Nhữ Hài
trước khi đi sứ Chiêm Thành đã tới chờ Thượng hoàng cả
ngày tại chùa Sùng Nghiêm ở Chí Linh. Sự kiện Thượng hoàng
xuất gia tại núi Vũ Lâm, như thế, đã xảy ra vào năm 1294,
như ĐVSKTT cho biết.
Vũ Lâm là
một trong những thung lũng đẹp thuộc xã Ninh Hải, huyện
Hoa Lư, tỉnh Ninh bình ngày nay. Phía đông thung lũng là con
sông Ngô Đồng chảy ngang, còn ba phía tây, nam, bắc đều
do các núi đá vôi bao bọc. Hiện còn điện Thái Vi thờ vua
Trần Thái Tông, vua Trần Thánh Tông và Hoàng thái hậu Hiếu
Từ. Điều này chứng tỏ điện Thái Vi do chính vua Trần Nhân
Tông dựng nên để thờ ông, cha và mẹ mình. Ba tấm bia hiện
còn đọc được tại điện này xác định việc đó.
Tấm bia thứ
nhất có tên Tu tạo Thái Vi cung thần từ thạch bi viết vào
ngày 10 tháng 3 năm Vĩnh Thịnh thứ 10 (1715) do dân làng cùng
quan viên, hương trưởng của hai giáp Trung và Cật xã Ô Lâm
dựng sau khi đã sửa điện xong: “Vào tháng 8 mùa thu năm
Giáp Ngọ (1715) dân hai giáp Trung và Cật xã Ô Lâm thấy điện
báu nguy nga của triều trước nay đổ nát hư hỏng, bèn dốc
lòng cùng nhau sửa chữa (...)
Điện
báu Thái vi
Dấu xưa
lưu truyền
Triều Trần
thánh tổ
Nhiều đời
chuộng thiền
Khuông phò
thế nước
Giúp giữ
dân yên
(Thái Vi
điện bảo
Cổ tích
lưu thông
Trần triều
thánh tổ
Lịch đại
tu sùng
Khuông phù
quốc thế
Bảo hựu
dân trung)
Tấm bia thứ
hai cũng do hai giáp Trung và Cật xã Ô Lâm dựng vào năm ấy
nhưng sau sáu tháng và có cùng tên, ghi công đức những người
đã đóng góp công sửa chữa điện. Hai tấm bia này chỉ khắc
hai mặt trước và sau. Còn tấm bia thứ ba thì khắc bốn mặt.
Ba mặt ghi công đức. Mặt thứ tư có tên Tu lý Thái Vi điện
bi ký ghi rõ là điện này dựng vào năm Bảo Phù nhà Trần,
tức những năm 1273 - 1278 và sau đó được liên tục sửa
chữa vào những năm Quang Hưng Kỷ Sửu (1598) và Bảo Đại
Bính Dần (1926). Tấm bia này được khắc vào lần sửa chữa
cuối vừa nói.
Qua bài khắc
vào năm Bảo Đại Bính Dần, ta biết điện Thái vi dựng nên
vào những năm Bảo Phù.
Điều này có nghĩa vua Trần
Nhân Tông trước khi lên ngôi vào tháng 10 năm Bảo Phù Mậu
Dần (1278) đã biết tới Vũ Lâm. Rồi sau đó, trong cuộc chiến
tranh 1285, khi vua phải chỉ huy tập đoàn quân phía nam nhằm
chặn đứng những cuộc tấn công của Thoát Hoan từ phía
bắc xuống và của Toa Đô từ phía nam lên, có thể vua đã
chọn đây làm tổng hành dinh của mình để thực hiện những
cuộc họp khẩn cấp và chớp nhoáng, cùng với các danh tướng
Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, v.vỢ quyết định các
phương lược phòng thủ và phản công. Vũ Lâm do nằm trong
vùng Hoa Lư, nên chắc hẳn đã có một địa hình chiến lược.
Không những thế, cảnh vật ở đây có một vẻ đẹp hấp
dẫn lạ kỳ, như vua đã biểu lộ trong một bài thơ về Vũ
Lâm:
Lòng
khe vắt ngược bóng cầu hoa
Hắt sáng
ngoài khe vệt nắng tà
Lặng lẻ
nghìn non rơi lá đỏ
Như mơ mây
đẫm tiếng chuông xa
(Họa kiều
đảo ảnh trám khê hoành
Nhất mạt
tà dương thủy ngoại minh
Tịch tịch
thiên sơn hồng diệp lạc
Thấp vân
như mộng viễn chung thanh)
Tuệ Trung và
Thượng hoàng
Vũ Lâm có
một vẻ đẹp như vậy, tới thời điểm ấy, vua Trần Nhân
Tông đã chọn nơi đây làm chốn xuất gia của mình.
Lễ xuất
gia như thế nào và ai đứng làm chủ lễ, ngày nay ta không
được biết. Nhưng căn cứ Thánh đăng ngữ lục, Trần Nhân
Tông đã “tham học với Tuệ Trung Thượng Sĩ, sâu được
cốt kỷ của thiền, nên thường lấy lễ thầy mà thờ”.
Vậy, người
truyền tâm ấn cho Thượng hoàng Nhân Tông không ai khác hơn
là Tuệ Trung Thượng Sĩ, danh tướng đã giải phóng Thăng
Long trong cuộc chiến vệ quốc năm 1285 và người đã đi điều
đình với giặc ở căn cứ Vạn Kiếp, để cho quân ta có
cơ hội tấn công chúng.
Vua Trần
Nhân Tông lúc còn trẻ đã có sự giáo dục đầy đủ về
nhiều loại tri thức khác nhau của thời mình. Và xuất phát
từ truyền thống gia đình, vua đã sớm tiếp xúc với giáo
lý Phật giáo. Nhưng như chính một bài thơ sau này đã xác
nhận, vua cảm thấy mình chưa thâm nhập giáo lý Phật giáo
nhiều:
Niên
thiếu hà tằng liễu sắc không
Nhất xuân
tâm tại bách hoa trung
Như kim kham
phá đông hoàng diện
Thiền bản
bồ đoàn khán trụy hồng
(Tuổi trẻ
sao từng hiểu sắc không
Cả xuân
hoa nở ngất ngây lòng
Đến nay
rõ được mặt xuân ấy
Nệm cỏ
giường thiền ngắm rụng hồng)
Khi Tuệ Trung
Trần Quốc Tung mất, vua Trần Nhân Tông đã viết tiểu sử
của vị thầy đồng thời cũng là ông bác của mình. Nhân
lúc viết tiểu sử ấy, vua Trần Nhân Tông đã kể lại kinh
nghiệm ngộ đạo của mình như sau:
“Trước
đây khi ta chưa xuất gia, gặp lúc cư tang Nguyên Thánh mẫu
hậu, nhân đó đi mời Thượng Sĩ. Người trao cho hai bộ Ngữ
lục của Tuyết Đậu và Dã Hiên. Ta thấy Thượng Sĩ sống
rất thế tục, nên sinh ngờ vực, bèn giả bộ ngây thơ lén
hỏi:
‘Chúng
sinh quen nghiệp uống rượu ăn thịt, thì làm sao tránh được
tội báo’. Thượng Sĩ giải rõ: ‘Giả như có người đứng
quay lưng lại, bỗng có nhà vua đi qua sau lưng, người kia bất
ngờ ném một vật gì đó trúng vào người vua. Người ấy
có sợ chăng? Vua có giận chăng? Như vậy phải biết hai việc
không liên quan với nhau’. Bèn mới viết hai bài kệ để
chứng tỏ:
Vô
thường các pháp hành
Lòng nghi,
tội liền sanh
Xưa nay không
một vật
Chẳng giống
cũng chẳng mầm
Lại nói:
Ngày
ngày khi đối cảnh
Cảnh cảnh
từ tâm ra
Tâm cảnh
xưa nay chẳng
Chốn chốn
đều ba la
Ta hiểu ý,
chặp lâu mới nói: ‘Tuy là như thế, nhưng tội phước đã
rõ thì làm sao’. Thượng Sĩ lại đọc tiếp bài kệ để
chỉ bảo:
Ăn
cỏ với ăn thịt
Chúng sinh
mỗi có thức
Xuân đến
trăm cỏ sinh
Chỗ nào
thấy họa phúc
Ta nói: ‘Chỉ
như thế thì công phu giữ sạch phạm hạnh không chút xao nhãng
để làm gì’. Thượng Sĩ chỉ cười mà không đáp. Ta lại
thỉnh ích, Thượng Sĩ lại làm thành hai bài kệ, để ấn
chứng cho ta:
Trì
giới với nhẫn nhục
Chuốc tội
chẳng chuốc phúc
Muốn biết
không tội phúc
Chẳng trì
giới nhẫn nhục
Lại nói:
Như
người lúc leo cây
Đang yên
tự tìm nguy
Như người
không leo nữa
Trăng gió
làm việc gì.
Lại kín đáo
dặn ta: ‘Chớ bảo cho người không đáng’”.
Quá trình
học tập và chứng ngộ Phật giáo dưới sự hướng dẫn
của Tuệ Trung Trần Quốc Tung do chính vua Trần Nhân Tông kể
lại là như thế. Qua lời kể này, ta thấy hai tác phẩm thiền,
mà Tuệ Trung đã giao cho vua đọc. Đó là Tuyết Đậu ngữ
lục và Dã Hiên ngữ lục. Bộ ngữ lục của Dã Hiên ngày
nay đã mất, và tên tuổi ông không thấy chép trong các tác
phẩm thiền Trung Quốc. Chỉ có một bài thơ được ghi lại
trong Thiền tông tụng cổ liên châu thông tập 21, tờ 128c5-6
(256a5-6). Do thế, Dã Hiên có khả năng sống vào khoảng những
năm 900 -1050.
Thiền sư Tuyết Đậu chính là Minh Giác
Trùng Hiển (980-1052), sống tại núi Tuyết Đậu của Ninh Châu
và là đệ tử của Trí Môn Quang Tộ thuộc dòng thiền Vân
Môn ở Trung Quốc, và bộ ngữ lục của ông, tức Tuyết Đậu
minh giác ngữ lục, rất phổ biến vào thời trước cũng như
ngày nay. Thánh đăng ngữ lục ghi lại mấy lần việc giảng
Tuyết Đậu ngữ lục tại các thiền đường Việt Nam sau
thời vua Trần Nhân Tông.
Cũng chính
qua đoạn văn trên ta biết thời điểm chứng ngộ của vua,
đó là vào mùa xuân năm Đinh Hợi (1287), khi cả nước đang
rầm rộ chuẩn bị lực lượng về mọi mặt để đối phó
với cuộc xâm lược lần thứ ba của quân Nguyên và đó là
lúc Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu mất, như ĐVSKTT
5 tờ 51b5 đã ghi. Nhân lúc mẹ mình mất, vua Trần Nhân Tông
đã đến mời người anh của mẹ là Tuệ Trung Thượng Sĩ
Trần Quốc Tung đến dự tang.
Vào dịp ấy, đã xảy
ra cuộc đối thoại giữa hai người, mà ta vừa dẫn trên,
và do chính vua Trần Nhân Tông ghi lại. Tuệ Trung đã ấn chứng
cho vua Trần Nhân Tông trong cuộc đối thoại đó.
Cũng qua cuộc
đối thoại ấy, ta thấy cơ sở tư tưởng của Trần Nhân
Tông đã hình thành, mà sau này vua đã viết thành văn bản
bằng tiếng Việt trong Cư trần lạc đạo phú, làm chỉ nam
cho sự phát triển của Phật giáo ít lắm cũng kéo dài tới
gần bốn trăm năm sau, tức từ khoảng 1300 cho đến 1695. Đây
là một giai đoạn Phật giáo hoàn toàn thế tục, không có
sự cách biệt giữa các giới tại gia và xuất gia. Họ sống
hòa mình với nhau, thậm chí trong một con người, mà điển
hình là Hương Chân Pháp Tính (1470-1550 ?), Thọ Tiên Diển Khánh
(1550-1610 ?) và Minh Châu Hương Hải (1628-1715). Họ từng là
những người đỗ đạt, gánh vác việc nước việc dân, rồi
sau đó giống như vua Trần Nhân Tông, họ đã sống đời một
vị xuất gia, như Pháp Tính đã diễn tả qua hai câu thơ của
mình:
Trẻ
từng vả đứng khoa danh
Già lên
cõi thọ tìm duềnh Bụt tiên
Cơ sở tư tưởng
phát biểu trong đoạn văn trên ta cần phải chú ý, khi đề
cập đến nền Thiền học của trường phái Trúc Lâm do vua
Trần Nhân Tông gầy dựng. Dù đã xuất gia vào tháng 7, tháng
8 năm ấy Thượng hoàng phải cầm quân đi đánh Ai Lao, như
ĐVSKTT 6 tờ 3a1-3 đã chép: “Tháng 8 (năm Giáp Ngọ, 1294) Thượng
hoàng thân chinh Ai Lao, bắt sống người và súc vật không
kể xiết. Trong chiến dịch này, Trung Thành Vương (thiếu tên)
làm tiên phong, bị Ai Lao vây, Phạm Ngũ Lão chợt đem quân
ập đến, liền giải vây. nhân thế tung quân đón đánh. Giặc
thua.
Cho Ngũ Lão
phù bằng vàng”.
Tiếp phái
bộ Lý Hành - Tiêu Thái Đăng
Đến ngày
mồng 1 tháng 2 năm sau, Thượng hoàng lại đứng ra tiếp phái
bộ Lý Hành và Tiêu Thái Đăng do Nguyên Thành Tông lên ngôi
gửi qua báo về việc bãi binh. Phái bộ này được gửi đi
từ tháng 6 năm Chí Nguyên thứ 31 (1294), tức một tháng sau
khi Thành Tông lên ngôi, và đến tháng 2 mới đến nước ta.
Trong lời tiễn chân Lý Hành và Tiêu Thái Đăng, Trương Bá
Thuần cho rằng đây là một chuyến đi khó khăn. Trương Bá
Thuần viết:
“Vì sao
bảo là khó? Trước đây đem chỉ dụ đến nước ấy ai chẳng
biết đem đại nghĩa vua tôi, cơ họa phúc lợi hại.
Nước kia nếu đem lòng sợ ra để mà nghe thì lời nói dễ
vào lỗ tai. Nếu nó không nghe thì cứ về báo lại vua, thế
là ta đã xong việc ta, còn sử trí thế nào thì quốc gia đã
có cách. Nay hai ông vượt mấy nghìn dặm, chỉ mang theo một
bức thư, mà phải làm cho nước kia mở lòng tự đổi mới.
Chứ nếu cứ vù vù ra đi, rồi vù vù trở về thì ai mà chẳng
làm được, đâu cần đến bọn chúng ta. Huống nữa lòng
người sau khi lo nhiều, bỗng thấy mình hết có lỗi, thì
vui mừng khôn xiết. Nhưng mừng lại là mầm của khinh mạn.
Ta nhân nỗi vui của chúng để khiến chúng bỏ lòng trì nghi
không quyết để đi theo con đường mới”.
Thế là khó
khăn của phái bộ Lý Hành lần này là đằng sau những yêu
sách của vua Nguyên không còn có một bạo lực để thi hành.
Và do vì không có bạo lực này, chúng sợ bị Đại Việt
khinh thường. Dẫu thế, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã
tiếp đãi chúng ân cần, và chắc đây là một trong những
cuộc đón tiếp ngoại giao mà Thượng hoàng ưng ý nhất, vì
đã thành công, đè bẹp được ý chí xâm lược của kẻ
thù, như bài thơ tiễn phái bộ này của Thượng hoàng đãợ
thể hiện:
Phơi
phới Linh Trì ấm tiễn đưa
Người về
khôn cách gió xuân ngừa
Nào hay sao
sứ hai ngôi phúc
Sáng rọi
trời Nam mấy tối mưa
(Khảm khảm
Linh Trì noãn tiễn diên
Xuân phong
vô kế trụ quy tiên
Bất tri
lưỡng điểm thiều tinh phúc
Kỷ dạ
quang mang chiếu Việt thiên)
Khi phái bộ
này trở vềò Thượng hoàng đã sai nội viên ngoại lang Trần
Khắc Dụng và Phạm Thảo mang thư qua xin Đại Tạng kinh. Lá
thư này hiện được chép lại trong An Nam chí lược 6 tờ
80 và Thượng hoàng vẫn đứng tên trong lá thư này. Cũng theo
An Nam chí lược thì sau khi nhận được lá thư xin Đại Tạng
kinh này, triều đình theo lệnh Nguyên Thành Tổ đã cấp cho
ta. Đây có lẽ là bộ Đại Tạng kinh mà sau này Trần Anh
Tông đã cho chép tác phẩm Thạch thất mỡ ngữ của Thượng
hoàng Trần Nhân Tông vào để lưu hành, như Thánh đăng ngữ
lục đã ghi.
Đến tháng
6 năm đó, ĐVSKTT 6 (1295) tờ 3a7-8 chép: “Thượng hoàng trở
về kinh sư, xuất gia ở hành cung Vũ Lâm, mà lại trở về
vậy”. Việc vua Trần Nhân Tông xuất gia ở Vũ Lâm, như vậy
phải từ tháng 7 năm Giáp Ngọ (1294), tức hơn một năm sau
khi đã truyền ngôi cho con mình. Khâm định Việt sử thông
giám cương mục 8 tờ 23a7 - b1 dưới mục “mùa hạ tháng
6 năm Ất Mùi (1295) Thượng hoàng về đến từ Ai Lao” đã
viết: “Thượng hoàng từ Ai Lao về, xuất gia ở hành cung
Vũ Lâm, bỗng chốc lại trở về kinh đô”. Thế thì đối
với Quốc sử quán triều Nguyễn, đến mùa hè năm Ất Mùi,
vua Trần Nhân Tông mới xuất gia.
Tuy nhiên,
về việc xuất gia ấy, ĐVSKTT 6 tờ 2b4-6 đã kể lại việc
Thượng hoàng đi chơi Vũ Lâm vào mùa thu tháng 7 năm Giáp Ngọ
(1294) và đã quyết định xuất gia ở đó, nhân thế đã ghi
lại việc yêu quý người con của thái sư Trần Quang Khải
là Trần Đạo Tải: “Bấy giờ Thượng hoàng ngự đi Vũ
Lâm dạo chơi hang đá. Cửa núi đá hẹp, Thượng hoàng đi
chiếc thuyền nhỏ, thái hậu Tuyên Từ ở đằng đuôi thuyền,
gọi Văn Túc Vương lên đằng mũi thuyền, chỉ cho một phu
chèo thuyền mà thôi. Kịp đến khi Thượng hoàng xuất gia,
khi Thượng hoàng sắp ra đi, bèn mời Đạo Tải vào điện
Dưỡng Đức của cung Thánh Từ, ban cho ngồi ăn đồ biển,
làm thơ rằng:
Chân
rùa bóc đỏ mọng
Yên ngựa
nướng vàng thơm
Sơn tăng
giữ giới sạch
Cùng ngồi
chẳng cùng ăn
(Hồng thấp
bác quy cước
Hoàng hương
chá mã an
Sơn tăng
trì tịnh giời
Đồng tọa
bất đồng san)
Sự kiện và
bài thơ này, Hồ Nguyên Trừng cũng có chép trong Nam Ông mộng
lục. Căn cứ vào cách viết của hai tài liệu đây, rõ ràng
bài thơ vùa nêu là của Trần Nhân Tông. Hơn nữa, căn cứ
vào nội dung, nhất là câu ‘sơn tăng trì tịnh giới’, thì
dứt khoát không thể là của Trần Đạo Tải viết. Trần
Đạo Tải có một niềm kính trọng đặc biệt đối với
Trần Nhân Tông và việc ông thấy vua Trần Nhân Tông sau khi
xuất gia luôn đi bộ, đã thề suốt đời không bao giờ đi
xe ngựa, thì không bao giờ Trần Đạo Tải dám gọi vua Trần
Nhân Tông là ‘sơn tăng’ (ông sư núi). Chỉ vua Trần Nhân
Tông mới tự gọi mình như thế, nhất là khi ta nhớ vua có
một sự yêu thích đặc biệt đối với núi rừng, như nhiều
bài thơ còn lại đã chứng tỏ. Thế mà ngày nay có một số
người đã đem bài thơ này gán cho Trần Đạo Tải một cách
sai lầm.
Dù đã được
ghi nhận là xuất gia ở Vũ Lâm sớm như thế, nhưng đối
với Thánh Đăng ngữ lục, thì vua Trần Nhân Tông xuất gia
vào “năm Kỷ Hợi Hưng Long thứ 7, tháng 10 bằng cách đi
thẳng vào núi Yên Tử, siêng năng tu hành 12 hạnh đầu đà,
tự gọi là Hương Vân Đại Đầu Đà, dựng Chi Đề tinh xá,
mở pháp độ tăng, người học đến như mây”.
Có khả
năng từ tháng 6 năm Ất Mùi (1295) cho đến tháng 8 năm Kỷ
Hợi (1299), Thượng hoàng đã thường ở Vũ Lâm, vì các tư
liệu hiện có không ghi bất cứ một hoạt động nào về
đạo cũng như đời của Thượng hoàng. Đây có thể là thời
gian mà Thánh đăng ngữ lục ghi nhận là Thượng hoàng đang
tu tập 12 hạnh đầu đà. Trong Vịnh Vân Yên tự phú trạng
nguyên Lý Tải Đạo, lúc này đã trở thành thiền sư Huyền
Quang và đang sống với Thượng hoàng ở Yên Tử, đã cho ta
thấy cuộc sống hàng ngày của Hương Vân Đại Đầu Đà
như thế nào:
Mặc
cà sa, nằm trướng giấy
Màng chi
châu đầy lẫm, ngọc đầy rương
Quên ngọc
thực, bỏ hương giao
Cắp nạnh
cà một vò tương một hũ.
Thật là một
cuộc sống giản dị đến mức độ không ai ngờ tới của
một vị anh hùng vừa mới chiến thắng oanh liệt kẻ thù
và là một vị hoàng đế tài ba. Chỉ đến tháng 5 năm Kỷ
Hợi, ĐVSKTT 6 tờ 6a1-b9 môữi ghi việc Thượng hoàng từ Thiên
Trường về Thăng Long gặp vua Trần Anh Tông uống rượu say.
Thượng hoàng đã đem tất cả triều đình về Thiên Trường.
Đến khi tỉnh rượu, nhờ Đoàn Nhữ Hài thảo tờ biểu tạ
tội, vua Trần Anh Tông đã cùng Nhữ Hài về Thiên Trường
để ra mắt Thượng hoàng, rồi sau đó được tha thứ. Đến
tháng 7 năm này, ĐVSKTT 6 tờ 7a6-7 ghi việc dựng am Ngự Dược
ở núi Yên Tử. Và tiếp đó nó ghi: “Tháng 8 Thượng hoàng
từ phủ Thiên Trường lại xuất gia, vào núi Yên Tử khổ
hạnh”. Như thế đến tháng 8 Thượng hoàng lại xuất gia,
chứ không phải là tháng 10 như Thánh đăng ngữ lục đã có.
Khi xuất
gia rồi Thượng hoàng đã làm gì, Thánh đăng ngữ lục chép:
“Sau ở chùa Phổ Minh ý của phủ Thiên Trường, Thượng
hoàng mời đến các danh tăng, mở lớn các trường giảng,
trải mấy năm bèn vân du phương ngoại, đến trại Bố Chính,
chọn am Tri Kiến để ở”. Thực tế, sau khi chép việc Thượng
hoàng vào núi Yên Tử tu khổ hạnh, ĐVSKTT 6 tờ 7a7-8a2 kể
tiếp việc vua Trần Anh Tông đến chầu cùng với Quốc Công
Trần Quốc Tuấn tại cung Trùng Quang và tránh được việc
xăm rồng vào đùi cùng việc vua vi hành bị ném đá và bị
Thượng hoàng hỏi. Đến tháng 3 năm Tân Sửu (1301) Thượng
hoàng đi chơi các địa phương xa đến Chiêm Thành. Đến tháng
11 năm ấy mới từ Chiêm Thành trở về. Rồi rằm tháng giêng
năm Quý Mão (1303) “Thượng hoàng ở phủ Thiên Trường mở
pháp hội Vô Lượng ở chùa Phổ Minh bố thí vàng bạc tiền
lụa để chẩn cấp cho người nghèo trong thiên hạ và giảng
kinh thí giới”, như ĐVSKTT 6 tờ 17a9b2.
Tất cả
những tư liệu này cho thấy sau khi xuất gia lại một lần
nữa tại Yên Tử, chắc Thượng hoàng ở đấy một thời
gian. Đến tháng 3 năm Tân Sửu (1301), Thượng hoàng đi xuống
phía Namvà ở tại am Tri Kiến của trại Bố Chính.
Tri Kiến
theo Ô Châu cận lục quyển 3 tờ 45a5 là nơi đóng cơ quan
hành chính của trại Bố Chính: “Tri Kiến là nơi dựng của
huyện xưa” (Tri Kiến cổ chi huyện kiến)1. Cho nên, am Tri
Kiến chắc là ngôi chùa của lỡ sở Tri Kiến của Bố Chinh.
Có thể nói đây là ngôi chùa đầu tiên được biết của
vùng đất Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính, mà Lý Thánh Tông
đã sát nhập vào bản đồ Đại Việt vào năm 1069 và nay
là đất tỉnh Quảng Bình và hai huyện Vĩnh Linh và Gio Linh
của Quảng Trị. Vùng đất này chắc hẳn có nhiều chùa khác
nữa, nhưng ngày nay ta không biết tên tuổi. Rồi từ trại
Bố Chính, Thượng hoàng đã đi sang Chiêm Thành.
Thượng hoàng
đi Chiêm Thành
Việc đi
Chiêm Thành này theo Trần Chí Chính trong lời đề từ cho bức
tranh Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ có vẻ như là một cuộc
vân du của một nhà truyền giáo và đã được vua Chiêm đón
tiếp trong tư cách ấy. Trần Chí Chính viết:
“Có lúc
ngài viễn du hóa độ cho các nước lân bang, phía nam đến
tận Chiêm Thành, đã từng khất thực ở trong thành. Vua nước
Chiêm Thành biết được điều đó, hết sức kính trọng thỉnh
mời, dâng cúng trai lễ, sắp sẵn thuyền bè nghi trượng,
thân hành tiễn ngài về nước và đem đất hai Châu làm lễ
cúng dâng cho ngài. Ấy là Thần Châu, Hóa Châu nay vậy”.
Tuy nhiên
căn cứ trên quan hệ ngoại giao giữa Đại Việt và Chiêm
Thành trong giai đoạn Thượng hoàng lãnh đạo đất nước
Đại Việt, thí ta có thể chắc chắn vua Chiêm lúc ấy là
Chế Mân đã nghe tiếng và có cảm tình khá đậm đà đối
với Thượng hoàng. Ta đã thấy ở trên, khi cuộc chiến tranh
Nguyên Chiêm xảy ra vào năm 1283 Thượng hoàng đã gửi chi
viện cho nhà nước Chiêm 2 vạn quân và 500 chiến thuyền.
Tất nhiên việc gửi quân này là nhằm lợi ích lâu dài của
Đại Việt, nhưng trước mắt xương máu Đại Việt đã đổ
ra một phần nào cho chiến thắng của quân dân Chiêm Thành.
Chính ơn nghĩa này và những hành động xây đắp nền hòa
bình hữu nghị Việt Chiêm khác đã tạo điều kiện cho vua
Chiêm có một sự kính mến và hâm mộ đối với nhà lãnh
đạo Đại Việt.
Quả vậy,
sau khi mở pháp hội Vô Lượng tại chùa Phổ Minh của phủ
Thiên Trường và bố thí vàng bạc tiền lụa cho những người
nghèo khổ vào rằm tháng giêng năm Quý Mão (1303), ĐVSKTT 6
tờ 17b7-18b4 đã kể lại việc Đoàn Nhữ Hài trước khi đi
sứ Chiêm Thành đã đến bái yết Thượng hoàng ở chùa Sùng
Nghiêm núi Chí Linh. Đợi suốt ngày mà vẫn không gặp được.
Đến khi pháp giá của Thượng hoàng ngự ra chơi, Nhữ Hài
đã đến bái yết và thưa chuyện với Thượng hoàng trên
hai tiếng đồng hồ. Nói chuyện xong Thượng hoàng trở về
khen với các quan tả hữu “Nhữ Hài thực là người giỏi,
được quan gia sai khiến là phải”. Chi tiết này cho ta thấy
ngay khi không còn trực tiếp điều khiển đất nước, Thượng
hoàng vẫn có một quan tâm đặc biệt đối với Chiêm Thành.
Những sự
việc xảy ra sau đó có liên quan đến Chiêm Thành đều xuất
phát từ chuyến vân du vừa kể.
Tháng 3 năm
Giáp Thìn (1304), ĐVSKTT 6 tờ 19b1 chép chuyện một nhà sư tu
theo phương pháp du già (yoga)
của Chiêm Thành đến nước
ta. Nét đặc biệt của vị sư này là chỉ uống sữa bò.
Rồi tháng 2 năm Ất Tỡ (1305) ĐVSKTT
6 tờ 20a3-6 chép
việc “Chiêm Thành sai Chế Bồ Đài và bộ đảng hơn trăm
người đem biểu dâng vàng bạc, hương quý,
vật lạ
để xin định lễ cầu hôn. Triều thần cho là không được.
Riêng Văn Túc Vương Đạo Tải chủ trương việc nghị
bàn, và Trần Khắc Chung tán thành, nên việc bàn mới quyết”.
Đến tháng
6 năm Bính Ngọ (1306), ĐVSKTT 6 tờ 21a8b1 lại ghi việc “gả
công chúa Huyền Trân cho chúa Chiêm Thành Chế Mân. Nguyên trước
Thượng hoàng vân du đến Chiêm Thành đã trót hứa rồi. Văn
nhân trong triều ngoài nội phần lớn mượn việc vua Hán đem
Chiêu Quân gả cho Hung Nô, làm lời thơ quốc ngữ để mà
chê cười”. Đến mùa xuân tháng giêng năm sau, Đinh Mùi (1307)
ĐVSKTT 6 tờ 22a7-b2 chép việc “đổi 2 châu Ô, Lý làm Thuận
Châu và Hóa Châu, sai hành khiển Đoàn Nhữ Hài đến ổn định
dân chúng. Trước đó chúa Chiêm Thành là Chế Mân đem đất
ấy làm vật dẫn cưới. Những người thôn La Thủy, Tác Hồng
và Đà Bồng không chịụ. Vua sai Ngự Hài đến tuyên bố
đức ý của triều đình, lựa chọn người bọn chúng bổ
cho làm quan, đồng thời cấp ruộng đất miễn tô thuế 3
năm để vỗ về”.
Năm Đinh
Mùi tháng 5, Chế Mân chết. Tháng 9 con của Huyền Trân là
Chế Đa Da sai sứ thần Bảo Lộc Kê đem voi trắng dâng và
chắc là để yêu cầu triều đình Đại Việt đi rước công
chúa Huyền Trân về, vì “tục nước Chiêm Thành, hễ vua
chết thì Hoàng hậu phải vào đàn thiêu chết theo”. Thế
là tháng 10 sai Trần Khắc Chung và Đặng Văn sang Chiêm Thành
đón công chúa Huyền Trần và con là Đa Da về nước: “Bọn
Khắc Chung sang, mượn cớ làm lễ viếng, rồi nói rằng: ‘Nếu
công chúa hỏa táng thì việc làm chay không có người chủ
trương. Chi bằng hãy ra bờ biển làm lễ chiêu hồn ở ven
trời, đón linh hồn cùng về sẽ vào đàn thiêu’. Người
Chiêm nghe theo. Khắc Chung dùng thuyền nhẹ để cướp đi rồi
đưa về. Bèn cùng Công chúa tư thông loanh quanh mãi ở đường
biển, lâu ngày mới đến kinh sư” như ĐVSKTT 6 tờ 32a7-33a2
đã ghi. ĐVSKTT 6 tờ 33b3-4 nói: “Mùa thu ngày 18 tháng 8 năm
Giáp Thân, (1308), công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành trở
về. Thượng hoàng sai trại chủ Hoá Châu đưa 300 người Chiêm
đi thuyền trở về nước họ”.
Thế là gần một năm
Trần Khắc Chung mới đưa được Công chúa Huyền Trân về
Đại Việt. Và chưa đầy 3 tháng trước khi Thượng hoàng
mất, công việc Chiêm Thành vẫn được Thượng hoàng theo
dõi. Chúng ta ngày nay không biết trại chủ Hóa Châu lúc bấy
giờ là ai và tại sao phải đưa 300 người Chiêm về nước
của họ. Phải chăng họ là những người Chiêm đã đi cùng
Công chúa ra biển làm lễ chiêu hồn? Dẫu sao, trước khi mất,
Thượng hoàng đã gặp lại được người con gái thân yêu
của mình tưởng phải mãi mãi xa cách để thực hiện một
sứ mệnh có lợi cho đất nước muôn đời về sau. Đó là
đưa hai châu Ô và Lý vào bản đồ Đại Việt, để sau này
trở thành vùng đất Thuận Hóa nổi tiếng và từng là kinh
đô của một nước Việt Nam thống nhất.
Châu Ô chính
là vùng đất Ô Mã của Chiêm Thành, mà Toa Đô trong đợt
xâm lược năm 1283 đã báo cáo là vùng đất “nằm gần nước
An Nam”, như Nguyên sử 209 tờ 9b đã ghi nhận. Còn châu Lý,
tức vùng đất Việt Lý, mà bọn Toa Đô phải đi qua trước
khi tiến công vào trại Bố Chính và đất Hoan Ái của ta và
đã gây cho ta nhiều tổn thất. Chính vì cánh quân Toa Đô
từ miền Nam kéo ra này đã gây nên diễn biến chính trị
và quân sự phức tạp đến nỗi vua Trần Nhân Tông và Thượng
hoàng đã phải chỉ huy cánh quân phía Nam của ta để đối
phó lại với chúng và cuối cùng đã chiến thắng vang dội
với việc chém đầu Toa Đô và bắt sống gần một vạn quân
chúng tại trận Tây Kết lần thứ hai.
Ô, Lý, do
đó có một vị trí chiến lược xung yếu đối với nền
an ninh của Đại Việt. Cho nên dưới cái nhìn chiến lược
của một nhà quân sự thiên tài, ngay từ những năm chiến
tranh, Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã nghĩ tới việc nắm
lấy hai châu này để đảm bảo cho sự sống còn của Đại
Việt được an toàn. Chắc chắn xuất phát từ cái nhìn như
thế, mà cả một loạt biện pháp đã được thực hiện,
trong đó có cả việc gả công chúa Huyền Trân, người con
gái duy nhất của Thượng hoàng cho vua Chiêm là Chế Mân. Việc
sáp nhập hai châu Ô, Lý vào bản đồ Đại Việt đã diễn
ra một cách hòa bình, rất khác với việc sáp nhập ba châu
Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính của Lý Thánh Tông hơn 200 năm
trước đó.
Lý Thánh
Tông đã bắt Chế Củ dâng đất để chuộc mạng sống của
mình. Còn vua Trần Nhân Tông thì không thế. Vua Chiêm có thêm
một người vợ Việt, và người vợ này còn sinh hạ cho vua
Chiêm một người con trai là Chế Đa Da. Sách lược ngoại
giao hòa bình của vua Trần Nhân Tông đã đem lại những thành
quả chính trị và an ninh quá to lớn thật không ngờ tới.
Từ đây ta thấy dòng Nam tiến của người Việt ngày càng
dồn dập như một cơn thủy triều đang cuồn cuộn dâng lên.
Chưa đầy một trăm năm sau khi Ô Lý đã thành châu Thuận
và châu Hoá, thì Hồ Quý Ly đã có thêm Thăng Hoa và Tư Nghĩa.
Hơn nửa thế kỷ sau Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông đã cắm mốc
trên núi Đá Bia ở Phú Yên. Việc lấy được Ô, Lý bằng
con đường hòa bình như thế đã đặt nền móng cho việc
mở rộng biên cương của tổ quốc. Đây phải nói là một
trong những cống hiến vĩ đại của vua Trần Nhân Tông đối
với dân tộc, mà muôn đời về sau con cháu vẫn còn ghi nhớ.
Công việc
Chiêm Thành cho đến những giờ phút cuối cùng của cuộc
đời mình, Thượng hoàng vẫn có một quan tâm sâu sắc. Tuy
thế, không phải vì công việc đó mà Thượng hoàng sao nhãng
những công việc khác.
Theo Thánh đăng ngữ lục thì vào
năm Giáp Thìn (1304), Thượng hoàng “đi khắp các xóm làng
để giáo hóa và trừ bỏ các việc thờ cúng bậy, dạy cho
họ thực hành 10 điều thiện”. Việc Thượng hoàng Trần
Nhân Tông đem 10 điều thiện để dạy dân chúng rõ ràng phản
ảnh quan điểm chính trị của Phật giáo Việt Nam mà trước
đó hơn ngàn năm đã được ghi vào trong kinh Lục Độ tập.
Bản kinh này có thể nói là một trong những bản kinh xưa
nhất của Phật giáo nước ta hiện biết, đã tổng hợp nhuần
nhuyễn và thành công tư tưởng Phật giáo và truyền thống
dân tộc. Nó liên tục kêu gọi những người lãnh đạo chính
trị phải dùng 10 điều thiện làm “pháp luật quốc gia”
(quốc pháp), làm “chính sách quốc gia” (quốc chính). Và
đây là lần đầu tiên ta thấy Thượng hoàng Trần Nhân Tông
đã thực hiện lời kêu gọi này.
Cũng trong
năm Giáp Thìn ấy, mùa đông “Anh Tông dâng biểu thỉnh Thượng
hoàng về đại nội, xin thọ tại gia Bồ Tát tâm giới. Ngày
Thượng hoàng vào thành, vương công bắt quan chuẩn bị đầy
đủ lễ nghi đón rước.
Vương công bắt quan đều cùng
thọ giới”. Thế là cả một triều đình Đại Việt đã
cố gắng sống theo lời dạy của đức Phật.
Việc thọ
tại gia Bồ Tát tâm giới thể hiện rất rõ cơ sở tư tưởng
Cư trần lạc đạo mà Thượng hoàng đã tiếp nhận trực
tiếp từ thân phụ mình là Vô Nhị Thượng Nhân Trần Thánh
Tông và vị thầy Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc Tung.
Và có thể
ngay cả trước khi vua Anh Tông mời Thượng hoàng thực hiện
các buổi lễ này, triều đình Đại Việt là một triều đình
Phật giáo và người dân Đại Việt là những Phật tử. Trong
chuyến đi sứ năm 1293, khi về nước, Trần Phu đã viết bài
phú An Nam tức sự, ợchép trong Trần Cương Trung thi tập 2
tờ 24a3-37b2, đã cho ta biết triều đình nhà Trần “tuy có
đền miếu, nhưng không có lễ cúng kỡ hàng năm, chỉ có
cúng Phật là rất kính thành”, còn “dân hết thảy đều
là thầy tu” (dân tất tăng). Và ngay cả Hưng đạo Vương
Trần Quốc Tuấn, Trần Phu cũng không quên ghi nhận Hưng Đạo
Vương “rất chuộng Phật, nên đặt tên châu là Vạn Kiếp”.
Và Thiếu bảo Đinh Củng Viên trong thơ tiễn Trần Phu, cũng
đưa tư tưởng Phật giáo vào. Bài thơ này chép trong Trần
Cương Trung thi tập 2 tờ 27b3-6, và chưa được các sách vở
nước ta từ những thi tập xưa nhất như Việt âm thi tập,
Trích diễn thi tập, Toàn Việt thi lục cho đến các sưu tập
thơ văn Lý - Trần ngày nay ghi lại. Cho nên chúng tôi cho công
bố ra đây để làm tư liệu, nhằm bổ sung cho di sản văn
học Lý-Trần nói chung và thơ văn của Đinh Củng Viên nói
riêng:
Sứ
tinh phi hạ ủng tường yên
Bất đạn
kỳ khu lộ cửu thiên
Song tụ
phất khai nam hải chướng
Nhất thanh
hát phá hạ thừa thiền.
Diệu linh
thủ xuất Chung Quân thượng
Anh luận
cao cư Lục Giả tiền
Qui đáo
triều đoan tu vị thuyết
Viễn manh
nhật dạ chúc Nghiêu niên.
(Sao sứ
bay qua bám khói lành,
Chín trời
đường khó chẳng ngại lên,
Miền nam
chướng khí vung tay mở,
Cấp thấp
đạo thiền hét tiếng rền.
Tuổi trẻ
Chung Quân hơn một bước,
Bàn hay Lục
Giả đứng bề trên,
Triều đình
về tới nên tâu báo,
Vua thọ,
dân xa chúc những đêm)
Buổi lễ trao
tâm giới Bồ Tát tại gia cho vua và triều đình vào mùa đông
năm Giáp Thìn (1304) ấy xong, Thánh đăng ngữ lục viết tiếp:
“Sau đó vua trác tích ở chùa Sùng Nghiêm núi Chí Linh, xiển
dương tôn giáo”. Tất nhiên, không phải đến cuối năm Giáp
Thìn Thượng hoàng mới tới trác tích tại chùa Sùng Nghiêm,
bởi vì ĐVSKTT 6 tờ 17b8-9 đã ghi nhận là Thượng hoàng đã
ở ngôi chùa này từ năm Tân Mão (1303) và Đoàn Nhữ Hài trước
khi đi sứ Chiêm Thành đã đến đó gặp Thượng hoàng để
xin ý kiến. Có lẽ Thánh đăng ngữ lục ghi sự có mặt của
Thượng hoàng tại chùa Sùng Nghiêm vào cuối năm Giáp Thìn
ấy là nhằm nhấn mạnh đến việc “xiển dương tôn giáo”
mà Thượng hoàng thực hiện vào thời điểm ấy.
Quả vậy,
sau khi chép thế rồi, Thánh đăng ngữ lục đã dành hơn 6
tờ nữa để ghi lại bài giảng của Thượng hoàng tại chùa
Sùng Nghiêm: “Lúc đầu khai đường, Thượng hoàng lên tòa
giảng, niêm hương báo ân xong, bèn đến tòa giảng.
Thượng
thủ đánh bảng.v.v. xin mời Điều Ngự. Bèn nói: ‘Đức
Thích Ca Văn Phật vì một việc lớn mà xuất hiện ở đời,
49 năm, nhúc nhích đôi mép môi, mà chưa từng nói một chữ.
Ta nay vì các người mà lên tòa giảng này, thì nói cái gì?’
Rồi Thượng hoàng ngồi xuống giường thiền, một chốc,
bèn nói:
Đỗ
quyên rền rỉ, trăng ngày sáng
Đừng để
tầm thường xuân luống qua
Lại đánh xuống
một cái: ‘Chẳng có gì cả, hãy đi ra đi, đi ra đi’”.
Ở đây chúng
tôi chỉ trích một đoạn để cho thấy một phần nào quy
trình và nội dung của buổi giảng đã bắt đầu như thế
nào và tiến hành ra sao? Ta có thể chắc chắn, mỗi lần bắt
đầu buổi giảng, mà từ chuyên môn ở đây gọi là khai đường,
thì hẳn đã có giấy bố cáo để cho mọi người biết để
đến nghe. Khi mọi người đã có mặt, vị giảng sư sẽ đi
lên giảng tòa, làm lễ niêm hương cám ơn chư Phật chư Tổ,
rồi đi đến tòa giảng. Tại đây người đứng tổ chức
và điều khiển buổi giảng, mà Thánh đăng ngữ lục gọi
là thượng thủ, sẽ đánh một hồi vào bảng gỗ báo hiệu
buổi giảng bắt đầu, rồi mời vị giảng sư khai mạc buổi
giảng.
Đúng theo
tinh thần của truyền thống thiền tông, lời khai mạc của
Thượng hoàng Trần Nhân Tông tại buổi giảng cuối đông
năm Giáp Thìn (1304) đã khởi đầu bằng cách nhắc tới việc
đức Thế Tôn trong 49 năm thuyết pháp chưa từng nói một
lời. Sau đó Thượng hoàng đã liên hệ tới buổi giảng của
mình, chỉ ra rằng đức Thế Tôn còn không nói một lời như
thế thì tôi đây có gì để nói ra. Xong lời khai mạc, bấy
giờ Thượng hoàng mới ngồi xuống giường thiền, giáo đầu
cuộc nói chuyện qua việc dặn dò mọi người đừng để
thời gian luống qua, đúng theo tinh thần mà Đức Thế Tôn
đã giáo huấn trong giờ phút lâm chung của Ngài: “Mọi vật
là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có buông lung” (Vayadhammà
samkhàrà appamàdena sampàdethâti).
Sau đó, buổi
giảng trở thành cuộc đối thoại thiền giữa một vị thiền
sư và các thiền sinh. Đây phải nói là một nét đặc biệt
của việc diễn giảng của Phật giáo Việt Nam ngày xưa. Những
câu hỏi được thiền sinh nêu lên. Vị thầy sẽ tùy theo
câu hỏi mà trả lời. Có thể nói đây là buổi giảng đầu
tiên trong lịch sử đã được ghi chép lại đầy đủ, cung
cấp cho ta một điển hình về sinh hoạt diễn giảng Phật
giáo Việt Nam của thế kỷ thứ 13, nếu không là của các
thế kỷ trước đó. Nghiên cứu điển hình này giúp cho ta
có một nhận thức khá chính xác và cụ thể về sinh hoạt
diễn giảng vừa nói.
Trong buổi
giảng vào cuối năm Giáp Thìn nói trên, ta thấy có ít nhất
ba thiền sinh đứng lên hỏi. Và sau đây là cuộc đối thoại
của thiền sinh thứ nhất với Thượng hoàng:
Một vị
tăng hỏi: “Thế nào là Phật?”.
Đáp: “Hiểu
theo như trước là chẳng phải”.
Lại tiến
lên hỏi: “Thế nào là Pháp?”.
Đáp: “Hiểu
theo lối trước là chẳng phải”.
Lại đứng
lên hỏi: “Rốt ráo là thế nào?”.
Đáp:
Tám chữ
mở toang trăng trối hết
Chẳng còn
gì nữa để trình ông.
Lại đứng
lên hỏi: “Thế nào là Tăng?”.
Đáp: “Hiểu
theo lối trước lại chẳng phải”.
Lại đứng
lên hỏi: “Rốt ráo là như sao?”.
Đáp:
Tám chữ
mở toang trăng trối hết
Chẳng còn
gì nữa để trình ông.
Lại đứng
lên hỏi:
“Thế nào
là một việc hướng thượng?”.
Đáp: “Đứng
đầu gậy khêu trời trăng”.
Lại đứng
lên hỏi: “Dùng công án cũ để làm gì?”.
Đáp: “Mỗi
lần nêu ra mỗi lần mới”.
Lại đứng
lên hỏi:
“Thế nào
là giáo ngoại biệt truyền?”
Đáp: “Ễnh
ương nhảy không ra khỏi đấu”.
Lại đứng
lên hỏi:
“Hiện
ra rồi chìm mất là thế nào?”.
Đáp: “Còn
tùy dài ngắn bước cát bùn”.
Tiến lên
hỏi: “Thế còn nhảy không ra”.
Điều Ngự
bèn lên tiếng: “Tên mù kia thấy cái gì?”
Bèn đứng
lên nói: “Đại tôn đức lừa người để làm gì?”
Điều Ngự
bèn thở dài. Vị tăng ngẫm nghĩ. Điều Ngự liền đánh.
Vị tăng lại định đi ra hỏi. Điều Ngự liền hét. Vị
tăng cũng hét.
Điều Ngự
nói: “Lão tăng bị ông hét một tiếng, hét hai tiếng rốt
ráo để làm gì? Nói mau, nói mau”.
Vị tăng
ngẫm nghĩ. Điều Ngự lại hét một tiếng, nói: “Con dã
hồ tinh kia vừa đến láu lỉnh, nay ở chỗ nào rồi?”.
Vị tăng
vái rút lui”.
Chúng tôi
cho dịch trọn vẹn cuộc đối thoại giữa thiền sinh thứ
nhất với Thượng hoàng, để cho thấy phong cách và nội dung
của buổi giảng vào cuối đông năm Giáp Thìn (1304) tại chùa
Sùng Nghiêm. Nội dung bao gồm những vấn đề về Phật pháp
tăng, về việc hướng thượng, về giáo ngoại biệt truyền.
Và đúng theo phong cách của thiền tông những câu trả lời
có vẻ không ăn nhập gì và chỉ có thể hiểu được đối
với người trong cuộc. Ngôn ngữ thiền có những nét đặt
trưng của nó, đòi hỏi người lĩnh hội phải có một trình
độ, một quyết tâm tìm hiểu vấn đề như thế nào đó.
Nó có cấu trúc rất khác với ngôn ngữ thường ngày, dù
vẫn dùng chung một bộ từ vựng, mà khi nói lên, ta tưởng
ai cũng có thể lĩnh hội dễ dàng. Điều này ta có thể thấy
ngay khi đọc đoạn đối thoại vừa trích.
Dạng đối
thoại thiền này, căn cứ vào Thiền uyển tập anh, thì đã
xuất hiện từ thời Pháp Hiền (?- 626) và đặc biệt thịnh
hành vào thời Viên Chiếu (999-1090), khi Viên Chiếu viết Tham
đồ hiển quyết và hầu như được bảo lưu trọn vẹn cho
tới ngày nay. Tham đồ hiển quyết có nhiệm vụ làm rõ những
công án nhằm để dạy cho những người tham thiền hiểu được
ý nghĩa của chúng. Chẳng hạn, Thiền uyển tập anh ghi lại
một trong những câu đầu tiên của Tham đồ hiển quyết như
thế này:
“Có vị
tăng hỏi:
-Phật với
Thánh nghĩa ấy thế nào?
Sư đáp:
Cúc trùng
dương dưới giậu
Oanh thục
khí đầu cành”
Ta có thể
hiểu quan hệ giữa Phật và Nho giáo giống như hoa cúc nở
vào tháng 9, oanh hót vào đầu mùa xuân. Điều này có nghĩa
Phật giáo và Nho giáo có những nhiệm vụ khác nhau, tùy vào
những điều kiện cụ thể, mà chúng có thể ứng dụng cho
phù hợp.
Ngôn ngữ
thiền như thế có những cấu trúc về ngữ nghĩa, mà chỉ
người trong cuộc mới nhận ra và nắm bắt được. Có người
giải thích cấu trúc ngữ nghĩa ấy có mục đích đánh thức,
khơi dậy tiềm năng giác ngộ nằm sẵn đâu đó trong mỗi
con người. Tuy nhiên, ngôn ngữ thiền không chỉ giới hạn
trong cấu trúc ngữ nghĩa hay ngữ pháp.
Thực tế, nó
vượt ra ngoài ngôn ngữ lời nói và bao gồm cả những động
tác thân thể khác như cái nhìn, tiếng hét, tay đánh v.vỢ
tức là ngôn ngữ cơ thể. Trong đoạn đối thoại trên, ta
thấy xuất hiện cả ngôn ngữ cơ thể vừa nói.
Thượng
hoàng đã hét và đánh vị thiền sinh. Kết quả của buổi
giảng, bao nhiêu người đã hiểu được Phật giáo, bao nhiêu
người đã giác ngộ sự thật, ta ngày nay không biết. Nhưng
chắc chắn họ đã có một sự nhận thức thế nào đó về
Phật giáo.
Có người
sẽ đặt vấn đề lối diễn giảng này chịu ảnh hưởng
lối diễn giảng thiền Trung Quốc hay không?
Tất nhiên,
thiền như một tư trào văn hóa trong quá trình phát triển
của mình chắc chắn đã tiếp thu nhiều yếu tố khác nhau.
Cho nên, ngay
trong lịch sử thiền tông Trung Quốc, ta đã thấy có nhiều
biến đổi qua các thời đại. Thí dụ, chỉ cần đọc các
cuộc đối thoại của Huệ Năng và Nghĩa Huyền trong Cảnh
đức truyền đăng lục thì ta có thể thấy ngay. Đọc tiểu
sử của Huệ Năng, ta thấy câu hỏi và trả lời thật dễ
hiểu. Hỏi cái gì thì trả lời cái đó. Nhưng qua đến Nghĩa
Huyền, sự việc hoàn toàn khác. Ở đây đã xuất hiện đánh
hét trong ngôn ngữ thiền.
Tại nước
ta, thiền đã phát triển theo một hướng hoàn toàn khác. Nó
đã ra đời nhằm giải quyết một vấn đề tư tưởng.
Đó là tại
sao tu mà không thấy Phật? Một vấn đề người Việt Nam
đã nêu lên vào giữa thế kỷ thứ 5 sau dương lịch.
1 Thiền ra
đời nhằm trả lời câu hỏi ấy. Và để trả lời, nó đã
đưa một quan niệm mới về Phật. Phật không phải chỉ là
một đức Phật lịch sử, càng không phải là một đức Phật
nằm bên ngoài ta. Phật nằm ngay chính trong ta. Vì thế, tu
là thể hiện đức Phật này, là tìm thấy ở trong chính mình.
Xuất phát từ một khởi điểm như vậy, thiền Việt Nam trong
quá trình phát triển tất phải chịu tác động của yêu cầu
thực tế Việt Nam. Nếu trong quá trình phát triển ấy, ở
nơi này nơi khác có những nét tương đồng với những truyền
thống thiền khác, thì chúng cũng chỉ thể hiện tính phổ
quát, tính nhân loại mà thôi.
Buổi giảng
thiền tại chùa Sùng Nghiêm vào cuối năm Giáp Thìn trên ít
nhiều cho ta thấy sinh hoạt Phật giáo của dân tộc ta nói
chung, đồng thời cũng cho thấy hoạt động Phật giáo của
cá nhân Thượng hoàng Trần Nhân Tông.
Tam tổ thực
lục do Tính Quảng và Ngô Thời Nhiệm tập hợp các tư liệu
đời Trần để viết nên, đã ghi lại cho ta một buổi giảng
khác có sự tham dự của Thượng hoàng Trần Nhân Tông. Đó
là buổi giảng tại viện Kỳ Lân vào ngày mồng 9 tháng giêng
nhuận năm Bính Ngọ (1306). Tam tổ thực lục đã ghi lại buổi
giảng này như sau:
“Ngày mồng
9 tháng giêng nhuận năm Bính Ngọ, Trúc Lâm đại tôn giả
đến viện Kỳ Lân khai đường, bèn chỉ pháp tòa nói: ‘Tòa
này là giường mây khúc lục, là tòa báu kim nghê. Ngồi đây
đoán định lời lẽ Phật tổ thì thật rất chật hẹp’.
Bèn niêm hương:
Một nén
hương này, khói lành thơm phức, khi tốt bay lên, ngưng đọng
năm phần pháp thân, biến khắp mười phương lễ diệu. Sức
nóng lò hương dâng lên mười phương ban phúc, chín miếu ứng
thiêng, tuổi vua lâu bền, ngôi trời vững chãi.
Một nén
hương này, trong sạch rễ mầm, hiếm lạ giống tính, không
mượn sức bón vun, chỉ nhờ thấm thấy biết. Sức nóng lò
hương vâng xin mưa thuận gió hòa, nước thái dân yên, trời
Phật thêm sáng, xe pháp thường quay.
Một nén
hương này, nướng cũng không chín, đốt cũng không cháy, gõ
vào không mở, kéo lại không đến, ngó trộm thì con ngươi
khô kiệt, ngửi thử thì cửa não toác đôi. Sức nóng lò
hương dâng lên Vô Nhị thượng nhân, Tuệ Trung đại sĩ, mưa
pháp ơn nhuàôn, cháu con đều gội.
Thượng hoàng
đến tòa giảng, khi lên tòa giảng, thượng thủ đánh bảng,
xin mời. Sư nói: ‘Đại chúng, nếu nhắm vào chân lý thứ
nhất mà nói, động niệm tức sai, mở miệng là bậy, thì
làm sao hiểu chân lý, làm sao hiểu quán tưởng ?
Hôm nay,
hãy căn cứ vào chân lý thứ hai mà nói, thế có được không
nào ?’
Rồi Sư ngoảnh
nhìn tả hữu. nói: ‘Ở đây chẳng có người nào có đủ
được con mắt to lớn hay sao. Nếu có, hai đóa lông mày không
mất một mảy may. Nếu không, bần đạo không khỏi cái miệng
lầm rầm, đưa ra những lời thừa rách nát sáo mòn. Nhưng
vì các người, xin lấy ra một phần hổ lốn. Hãy lắng nghe,
lắng nghe.
Này xem, đạo
lớn trống rỗng, đâu buộc đâu ràng, bản tính sáng trong,
chẳng lành chẳng dữ. Bởi do chọn lựa, lắm ngả sinh ngang,
một nháy thoáng mờ, dễ thành trời vực. Thánh phàm cùng
chung một lối, phải trái há được phân ranh. Nên biết tổn
phước vốn không, nhân qủa rốt ráo chẳng thật. Người
người vốn đủ, ai nấy tròn đầy. Phật tính, pháp thân
như hình với bóng, tùy ẩn tùy hiện, chẳng dính chẳng rời.
Lỗ mũi thẳng xuống cửa mặt, lông mày vắt ngang hố mắt,
há dễ tìm thấy được đâu?
Nên hãy đi
tìm cái đạo không thấy. Ba ngàn pháp môn cùng về tấc dạ.
Hà sa diệu dụng thảy tại nguồn tâm. Cái gọi là giới môn,
định môn, tuệ môn, các người không thiếu. Nên trở về
mà tự nghĩ suy. Phàm những tiếng ho hắng, mày dương mắt
nháy, tay cầm chân bước, đó là tính gì? Biết được tính
đó là tâm gì, tâm tính rõ thông, thì cái gì đúng, cái gì
là không đúng.
Pháp tức
là tính, Phật tức là tâm. Tính nào chẳng phải là pháp?
Tính nào chẳng phải là Phật. Tức tâm tức Phật, tức tâm
tức pháp, pháp vốn chẳng pháp. Tức pháp tức tâm, tâm vốn
chẳng tâm, tức tâm tức Phật.
Này các người,
thời gian dễ trôi qua, mạng người không dừng lại. Cớ sao
ăn cháo ăn chay, mà không rõ việc cái bát cái tô chiếc thìa
đôi đũa để tìm hiểu?”
Chúng tôi
cho dịch lại đây toàn văn đoạn mở đầu của buổi giảng
tại viện Kỳ Lân của Thượng hoàng, để bổ sung cho những
gì còn thiếu sót, mà Thánh đăng ngữ lục đã ghi chép về
buổi giảng ở chùa Sùng Nghiêm. Ta đã thấy Thánh đăng ngữ
lục chỉ ghi Thượng hoàng “khai đường, lên tòa giảng,
niêm hương báo ân xong, bèn đến tòa giảng, thường thủ
gõ bảng thưa...” Nhưng niêm hương báo ân thế nào, Thánh
đăng ngữ lục không ghi rõ. Bây giờ với đoạn văn trên,
ta biết nghi thức niêm hương có nội dung gì và đã được
thực hiện ra sao.
Ngoài ra,
chúng tôi cho trích cả đoạn văn trên còn có mục đích khác.
Đó là nhằm cho thấy lời giáo đầu tại buổi giảng ở
viện Kỳ Lân này có nội dung hoàn toàn thống nhất với lời
giáo đầu của buổi giảng ở chùa Sùng Nghiêm. Lời giáo
đầu ở viện Kỳ Lân, tuy dài và từ vựng có khác, song ý
chính vẫn nhắc tới việc chân lý không thể dùng ngôn từ
để diễn đạt và kêu gọi mọi người hãy cố gắng tinh
tấn tu tập, đừng để cuộc đời mình trôi qua vô ích.
Sự thống nhất về nội dung này giúp ta xác định ai là người
đứng ra thực hiện buổi giảng tại viện Kỳ Lân. Người
ấy không ai khác hơn là Thượng hoàng Trần Nhân Tông.
Hơn nữa,
nếu phân tích nội dung buổi giảng, thì nó cùng một chủ
đề và phong cách, thậm chí có những câu hoàn toàn đồng
nhất với môn tử. Chỉ cần trích một đoạn ngắn sau đây
ta có thể thấy ngay:
“Bấy giờ
có vị tăng bước ra nói:
‘Ăn cơm
mặc áo, tầm thường việc
Sao phải
quan tâm để phát ngờ’
Bèn lạy
xuống, rồi đứng lên hỏi: ‘Cõi thiền vô dục thì không
hỏi. Cõi dục không thiền, xin nói cho một câu.’
Sư đưa
tay chỉ vào khoảng không.
Lại đứng
lên hỏi: ‘Dùng đờm dãi người xưa để làm gì?’.
Sư nói:
’Mỗi lần nêu ra, một lần mới’.
Lại đứng
lên hỏi: ‘Người xưa đều nói như thế nào là Phật, như
thế nào là pháp, như thế nào là tăng.
Chỉ như
thế
nào ấy
thì việc thế nào?’
Sư đáp:
‘Như thế nào. Việc như thế nào’.
Lại đứng
lên nói:
‘Không dây đàn gảy tri âm ít
Cha đánh
con nghe, cách điệu cao’”.
Đoạn trích
này trong Tam tổ thực lục, tới đây thì được ghi hai chữ
“vân vân”. Điều này có nghĩa buổi giảng đang còn tiếp
tục nữa, nhưng người trích đoạn vừa nêu đã không chịu
chép lại toàn bộ. Dẫu thế, một lần nữa, đọc đoạn
vừa trích ta thấy văn cú và ý tứ có nhiều điểm thống
nhất với những gì đã giảng vào cuối đông năm Giáp Thìn
ở chùa Sùng Nghiêm. Và đây là một nét đặc biệt trong lối
diễn giảng của Thượng hoàng Trần Nhân Tông.
Những ngày
cuối đời
Ngày mồng
một tết năm Mậu Thân (1308) Thượng hoàng về ở tại chùa
Báo Ân, huyện Siêu Loại, cho gọi Pháp Loa đến trụ trì chùa,
mở trường giảng và làm người nối dõi mình trong dòng thiền
Trúc Lâm. Tới tháng tư, Thượng hoàng về kiết hạ tại chùa
Vĩnh Nghiêm ở Lạng Giang. Lần này, Thượng hoàng lại gọi
Pháp Loa đến giao nhiệm vụ trụ trì chùa Báo Ân và mở trường
giảng. Trong ba tháng an cư ở đây, Thượng hoàng đã giảng
Cảnh Đức truyền đăng lục, còn quốc sư Đạo Nhất giảng
kinh Pháp Hoa cho đại chúng. An cư xong, Thượng hoàng vào núi
Yên Tử và cho các hoạn quan và Tam bảo nô trở về nhà. Chỉ
giữ lại mười người hầu thường cho đi theo. Rồi bèn trở
lên am Tử Tiêu, giảng Truyền đăng lục cho Pháp Loa. Những
người hầu dần dần xuống núi gần hết. Chỉ có thượng
túc đệ tử Bảo Sát ở lại hầu bên cạnh.
Từ lúc đó
trở đi, Thượng hoàng đã đi khắp hang núi và thường sống
ở trong nhà đá. Bảo Sát thấy thế, thưa với Thượng hoàng,
“Tôn đức tuổi tác đã cao mà cứ xông pha sương tuyết,
thì mạng mạch của Phật pháp sẽ thế nào?”.
Thượng
hoàng đã trả lời: “Thời ta đã đến, ta muốn làm kế
trường vãng”. Ngày mồng 5 tháng 10, gia đồng của công chúa
Thiên Thụy lên núi tâu: “Thiên Thụy đau nặng, xin gặp tôn
đức để chết”. Thượng hoàng bùi ngùi nói: “Thời tiết
đã đến rồi”. Rồi xách gậy xuống núi, chỉ đem theo một
người hầu. Đi mười ngày mới tới Thăng Long. Đó là hôm
rằm tháng mười. Sau khi dặn dò chị mình xong, bèn trở về
núi. Ngủ đêm tại chùa Báo Ân của Siêu Loại. Sáng tinh mơ
hôm sau. bèn lại ra đi. Đến chùa thôn hương Cổ Châu, Thượng
hoàng tự đề lên vách chùa bài kệ:
Số đời
hơi thở lặng