- TRẦN NHÂN TÔNG
CON NGƯỜI & TÁC PHẨM
Tiến sĩ Lê Mạnh
Thát
Nhà
Xuất Bản TP.HC1999
--o0o--
Mục lục
Phần
I:
NGHIÊN
CỨU VỀ TRẦN NHÂN TÔNG
Chương
I
Vấn đề sử liệu
Chương
II
Tuổi trẻ vua Trần Nhân Tông
Chương
III
Vua Trần Nhân Tông và cuộc
chiến tranh vệ quốc năm
1285
Chương
IV
Vua Trần Nhân Tông và cuộc chiến tranh vệ quốc năm
1288
Chương
V
Vua Trần Nhân Tông và sự
nghiệp xây dựng hòa bình
thời hậu chiến
Chương
VI
Thượng hoàng Trần Nhân Tông xuất gia
Chương
VII
Một số vấn đề tư tưởng vua Trần Nhân Tông
Chương
VIII
Vị trí văn học của vua Trần Nhân Tông
Chương
IX
Vua Trần Nhân Tông với thiền phái Trúc Lâm
Phần
II:
TÁC
PHẨM TRẦN NHÂN TÔNG
Lời
dẫn
Thơ
Trần
Nhân
Tông
Phú
Trần
Nhân
Tông
Bài
giảng
Trần
Nhân
Tông
Ngữ
lục
Văn
xuôi
Trần
Nhân
Tông
Văn
thư
ngoại
giao
--o0o--
Tựa
Vua Trần
Nhân Tông là một vị anh hùng dân tộc, có những đóng góp
to lớn, nhiều mặt cho đất nước, cho lịch sử. Vua đã trực
tiếp lãnh đạo quân và dân nước ta, tập hợp được những
nhà quân sự tài giỏi, huy động được tiềm lực của toàn
dân, đánh thắng đội quân hung hãn, thiện chiến nhất thời
bấy giờ, làm nên những chiến công oanh liệt Hàm Tử, Chương
Dương, Bạch Đằng, Tây Kết lẫy lừng, đưa dân tộc ta lên
đỉnh cao của thời đại. Không những thế, vua đã mở rộng
biên cương của tổ quốc, đặt nền móng vững chắc cho sự
nghiệp nam tiến hoành tráng của dân tộc, mà con cháu hôm
nay và mai sau mãi mãi ghi nhớ và biết ơn.
Thêm vào
đó, nền văn hóa Việt Nam thời đại vua Trần Nhân Tông đã
xuất hiện hai sự kiện có ý nghĩa hết sức trọng đại.
Thứ nhất là việc dùng tiếng Việt như một ngôn ngữ hành
chánh chính thức của triều đình cùng với tiếng Hán.
Đây là lần
đầu tiên việc sử dụng tiếng Việt đã được ghi lại
bằng minh văn. Các triều đại trước chắc chắn đã ít nhiều
dùng tiếng Việt, nhưng cho đến nay ta không có bất cứ một
xác minh nào. Chính dưới thời vua Nhân Tông, mà một sự kiện
như thế đã chính thức được chép lại. Phải nói rằng,
tiếng Việt sử dụng chính thức này đã tạo điều kiện
cho sự ra đời một loạt các tác phẩm văn học tiếng Việt
từ Tiều Ẩn quốc ngữ thi tập của Chu Văn An, cho đến bản
dịch Kinh Thi của Hồ Quí Ly, cùng các bài thơ của Nguyễn
Biểu, Trần Trùng Quang, nhà sư chùa An Quốc. Đặc biệt là
Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi và bản dịch kinh Phật
thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng và Phật thuyết báo phụ
mẫu ân trọng tiếng Việt xưa nhất hiện còn, có thể là
của thiền sư Viên Thái.
Sự kiện
thứ hai là việc vua Trần Nhân Tông đã thành lập dòng thiền
Trúc Lâm Yên Tử thuần túy Việt Nam với chủ trương Cư trần
lạc đạo. Triều vua Trần Nhân Tông có những biến động
chính trị, quân sự to lớn qua việc hai lần đánh thắng quân
xâm lược Nguyên Mông và việc sát nhập hai châu Ô, Lý vào
bản đồ Đại Việt, cùng những biêện động học thuật
với việc sử dụng tiếng Việt như một ngôn ngữ chính thức
cùng với tiếng Hán, thì tất nhiên phải có những biến động
về tư tưởng. Giữa những biến động này chứng tỏ có
quan hệ biện chứng. Không thể có biến động này xảy ra
mà không kéo theo một biến động khác xuất hiện.
Chính từ
những biến động đó, mà dòng thiền Trúc Lâm ra đời, không
những làm nền tảng cho sự phát triển Phật giáo Việt Nam
mấy trăm năm tiếp theo, mà còn tạo tiền đề cho sự nghiệp
nam tiến của dân tộc trong mấy trăm năm ấy.
Không phải
ngẫu nhiên vị sáng tổ của phái Thảo Đường là vua Lý
Thánh Tông mở đầu cho sự nghiệp Nam tiến vào năm 1069. Rồi
vua Trần Nhân Tông đặt nền móng cho sự nghiệp đó với
việc thành lập hai châu Thuận và Hóa. Và gần đúng 400 năm
sau, Bồ tát giới Hưng Long Nguyễn Phúc Chu đã chính thức
sai tướng Nguyễn Hữu Cảnh đi thiết lập thành phố Sài
Gòn và gầy dựng Nam Bộ thành một bộ phận không thể phân
ly của tổ quốc Việt Nam. Phải có một lý luận đằng sau
những người con ưu tú này của dân tộc. Vì Cư trần lạc
đạo phú của vua Trần Nhân Tông được bảo tồn qua các
truyền bản lưu giữ trong các tự viện của dòng thiền Trúc
Lâm, lần đầu tiên ta có một văn bản để nghiên cứu cơ
sở lý luận vừa nói.
Sự nghiệp
văn trị và võ công của vua Trần Nhân Tông vĩ đại như thế.
Trải qua 700 năm lịch sử, sự nghiệp này đã được nhiều
lần đánh giá và ca ngợi, từ những người đồng thời như
Trương Hán Siêu, Trần Minh Tông, Phạm Sư Mạnh cho đến những
người về sau như Nguyễn Trãi, Ngô Sỹ Liên, Lê Quí Đôn,
Ngô Thì Nhiệm v.v Và sự nghiệp văn học và tác phẩm của
vua Trần Nhân Tông cũng đã từng bước được sưu tập như
Việt âm thi tập, Toàn Việt thi lục, Tam tổ thực lục,...
Nhưng cho đến nay, trong công tác sưu tập này vẫn còn có
những thiếu sót. Chẳng hạn toàn bộ các văn thư ngoại giao
do vua Trần Nhân Tông viết cho vua quan nhà Nguyên vẫn chưa
được thu thập và công bố đầy đủ, tối thiểu là trong
giới hạn của những nguồn tư liệu hiện tại bảo lưu và
cho phép.
Chúng tôi,
do thế, đề nghị giới thiệu lại sự nghiệp võ công và
văn trị cùng những tác phẩm văn học, mà vua Trần Nhân Tông
đã để lại cho chúng ta đến ngày hôm nay. Toàn tập Trần
Nhân Tông ra đời là một thể hiện nỗ lực ấy.
Toàn tập
này được chia làm hai phần. Phần đầu giới thiệu tổng
quát sự nghiệp võ công và văn trị qua 9 chương nghiên cứu
từng vấn đề, từ tuổi trẻ cho đến vai trò nhà vua trong
hai cuộc chiến tranh 1285 và 1288, cũng như trong việc mở mang
bờ cõi, sử dụng tiếng Việt và thành lập dòng thiền Trúc
Lâm Yên Tử. Phần hai công bố các tác phẩm văn học từ
thơ phú, văn xuôi, bài giảng, ngữ lục cho đến các văn thư
ngoại giao, nhằm cung cấp tư liệu cho những ai quan tâm nghiên
cứu nhiều mặt về lịch sử Việt Nam nói chung và bản thân
vua Trần Nhân Tông nói riêng.
Cuối cùng,
để cung cấp tài liệu tham khảo và kiểm soát, chúng tôi
cho in lại toàn bộ các văn bản chữ Hán và Quốc âm, mà
chúng tôi sử dụng để phiên âm hay dịch nghĩa. Trong trường
hợp có nhiều bản khác nhau, chúng tôi chọn những bản xưa
nhất hiện có làm bản đáy và cho in, còn các bản khác thì
được dùng làm khảo dị.
Toàn tập
này về cơ bản hoàn thành vào năm 1977, nhưng đến nay mới
được công bố trọn vẹn. Tuy vậy, chỉ có một điều đáng
tiếc là trong số các tác phẩm của vua Trần Nhân Tông do
chúng tôi sưu tầm được trong những năm 1974-1975 và trước
đó, thì trong lần công bố này thiếu mất bản dịch chú
Lăng Nghiêm do Bồ Đề Thất Lỡ (Bodhiri) truyền đạt, Bảo
Sát bút thọ và vua Trần Nhân Tông nhuận sắc. Đây có thể
nói là một trong những bản dịch cuối cùng từ tiếng Phạn
ra tiếng Hán tại nước ta và của Viễn Đông và có sự tham
gia của nhà vua.
Bản chúng
tôi tìm thấy tại chùa Từ Quang tỉnh Phú Yên là một bản
in thời Cảnh Hưng không còn nguyên vẹn lắm.
Những trang
đầu có lời tựa đã bị mất, chỉ còn tờ cuối. Còn năm
đệ chú Lăng Nghiêm thì bốn đệ đầu còn nguyên, đệ cuối
cùng bị rách và chỉ còn đoạn phiến. Về phần Thập chú
cũng bị mất. Sau mỗi cụm từ Phạn in cỡ chữ lớn có hai
hàng chữ Hán dịch nghĩa in cỡ chữ nhỏ. Rất tiếc bản
này đã bị thất lạc trong năm 1984. Chúng tôi hy vọng những
ai đang giữ bản in ấy, vì lợi ích chung của nền học thuật
nước nhà, xin công bố, để làm tư liệu nghiên cứu cho việc
tìm hiểu không những chính các đóng góp của vua Trần Nhân
Tông đối với dân tộc và Phật giáo, mà còn lịch sử văn
hóa và tư tưởng Việt Nam nói chung.
Vạn Hạnh
Tiết trùng
dương năm Kỷ Mão
Lê Mạnh
Thát
---o0o---
| Thư Mục
Tác Giả |
---o0o---
Chân thành Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi
tặng phiên bản điện tử tập sách này
(Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)
Trình bày : Nhị Tường