--o0o--
CHƯƠNG
VIII
VỊ TRÍ
VĂN HỌC CỦA VUA
TRẦN
NHÂN TÔNG
Tiếng nói
của dân tộc ta chắc chắn tồn tại từ lâu lắm rồi. Nhưng
phải tới cuối thời kỳ triều đại Hùng Vương, tức vào
khoảng những thế kỷ trước và sau tây lịch, ta mới có
một số thông tin về tiếng nói này qua bài Việt ca và một
số cấu trúc được tìm thấy trong Lục độ tập kinh và
Tạp thí dụ kinh.[1] Đặc biệt hai bản kinh vừa nói có khả
năng đã tồn tại như những bản kinh tiếng Việt đầu tiên
mà ta hiện biết, và đã lưu hành vào những thế kỷ đầu
sau tây lịch, tối thiểu cho tới lúc Khương Tăng Hội (? -
280) dịch ra tiếng Trung Quốc. Vào thời điểm này, tiếng
Việt đã phát triển phong phú và đa dạng, đến nỗi Sĩ Nhiếp
(137-226) tương truyền đã viết bộ từ điển Hán Việt đầu
tiên được biết, đó là Chỉ nam phẩm vựng hai cuốn. Đà
phát triển này vẫn tiếp tục tới cuối thế kỷ thứ tư
với sự ra đời các tác phẩm có thể coi như tự điển chữ
Việt và cách thức ghi âm chữ Việt biết dưới tên Tá âm
và Tá âm tự của Đạo Cao (370 -450?)1.
Rồi sau đó
tiếng Việt như một văn tự vẫn tiếp tục được sử dụng
mạnh mẽ. Dân ta đã dùng tên Bố Cái Đại Vương để gọi
cho người anh hùng Phùng Hưng.Và khi nền độc lập dân tộc
được phục hưng, các triều đại có khả năng đã dùng tiếng
Việt để ban bố các mệnh lệnh hành chánh của triều đình
cho dân chúng. Ta có thể mạnh dạn đưa ra giả thiết này
nhờ vào một sự cố giữa hàn lâm phụng chỉ Đinh CủngViên
và hành khiển Lê Tòng Giáo năm 1288, theo đó có lệ cũ là
phải viết và đọc chiếu chỉ của vua bằng hai thứ tiếng,
tiếng Việt và tiếng Hán. Như thế, đến giữa thế kỷ thứ
13 tiếng Việt như một văn tự đã thực hiện mọi chức
năng của nó. Điều bất hạnh là do thiên tai và địch họa,
hàng loạt các tác phẩm viết bằng tiếng nói của dân tộc
ta từ những bản kinh đầu tiên như Lục độ tập kinh và
các bản chiếu chỉ của nhà vua cho đến các tác phẩm văn
học như Tiều ẩn quốc ngữ thi tập của Chu Văn An đã bị
tán thất.
Bài thơ tiếng
Việt tương truyền đầu tiên hiện biết là bài Giáo trò
cho các buổi hát chèo thường được gắn cho tên tuổi của
thiền sư Đạo Hạnh (? -1117). Vì đây là một bài thơ ngắn
chỉ gồm 32 chữ và vấn đề văn bản học vẫn chưa được
xác định rõ ràng, cho nên nhiều nghi vấn đã đặt ra. Chỉ
đến thời vua Trần Nhân Tông, với hai tác phẩm của mình
là Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo
ca cùng Vịnh Vân Yên tự phú của Huyền Quang (1254 -1334) và
Giáo tử phú của Mạc Đỉnh Chi (1284 -1361), nền văn học
tiếng Việt mới có những tác phẩm đầu tiên hoàn chỉnh
của mình còn được bảo tồn đến ngày nay. Vị trí văn
học của vua Trần Nhân Tông do thế đối với dân tộc ta
rất là vĩ đại.
Không phải
là một ngẫu nhiên của lịch sử mà vinh dự này thuộc về
con người Trần Nhân Tông. Phần trên, ta đã thấy sự nghiệp
và con người vua Trần Nhân Tông, một sự nghiệp văn trị
và võ công quá lớn lao, đến nỗi qua thời gian và sự phá
hoại của kẻ thù vẫn không làm phai mờ đi được trong tâm
thức của những người dân Việt. Chính họ đã giữ gìn
các tác phẩm văn học ấy cho ta, trong số hàng trăm hàng ngàn
các tác phẩm tiếng Việt khác đã ra đời cùng thời với
chúng, mà bây giờ ta chỉ biết tên, chứ không biết chúng
có nội dung cụ thể là gì. Nói khác đi, công ơn của Trần
Nhân tông đối với dân tộc ta quá sâu đậm, nhờ thế những
tác phẩm như Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền
thành đạo ca đã được trân trọng và giữ gìn.
Thế nhưng,
không phải chỉ vì công ơn và uy tín cá nhân của vua Trần
Nhân Tông, mà hai tác phẩm ấy được trân trọng và giữ
gìn. Hai tác phẩm đó được trân trọng và giữ gìn còn vì
giá trị nội tại của bản thân chúng, đặc biệt là Cư
trần lạc đạo phú. Có thể nói Cư trần lạc đạo phú là
một bản tuyên ngôn của con đường sống đạo, mà Phật
giáo Việt Nam đã đề ra và đã chi phối cuộc sống của
hàng triệu triệu người Phật tử Việt Nam thời vua Trần
Nhân Tông và những thế kỷ sau. Nó cũng là một trong số
ít tác phẩm Phật giáo Việt Nam được trích dẫn đích danh
như một quyền uy, khi thiền sư Chân Nguyên trình bày những
vấn đề Phật giáo cho vua Lê Chính Hòa vào khoảng những
năm 1692 trong Kiến tính thành Phật lục.1 Vì thế tư tưởng
của Cư trần lạc đạo phú đã giúp một phần nào cho sự
tồn tại của nó trong quá trình truyền đạt.
Ít lắm là
trong khoảng 300 năm trở lại đây, thế kỷ nào Cư trần lạc
đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca cũng đều
được in và phổ biến rộng rãi. Bản in xưa nhất chúng ta
hiện còn là bản in năm 1745 do sa di ni Diệu Liên vâng lệnh
thầy mình in lại và bản gỗ lưu lại chùa Liên Hoa ở kinh
đô Thăng Long. Nó được in kèm chung sau tác phẩm Thiền tông
bản hạnh của Chân Nguyên ở những tờ 47 -57. Trong bản in
này có kèm theo Vịnh Hoa Yên tự phú của Huyền Quang và Ngộ
đạo nhân duyên kệ của chính Chân Nguyên. Việc in kèm theo
như thế này chứng tỏ văn bản mà ni cô Diệu Liên dùng để
in, chắc chắn phải đến từ một truyền bản của thiền
sư Chân Nguyên, nghĩa là từ một truyền bản của nửa cuối
thế kỷ thứ 17. Trước thế kỷ đó, số phận của Cư trần
lạc đạo thế nào ta hiện nay chưa có một thông tin nào cả.
Nếu trước
thế kỷ thứ 17 ta hiện chưa có thông tin gì về truyền bản
của Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành
đạo ca thì sau thế kỷ thứ 18, tức sau lần in của ni cô
Diệu Liên, vấn đề truyền bản của hai tác phẩm này tương
đối rõ ràng. Trong lời dẫn cho lần in năm 1930 của Thiền
tông bản hạnh, thiền sư Thanh Hanh (1840 -1936) cho biết vào
năm Gia Long thứ 12 (1814) bản Thiền tông bản hạnh đã được
in lại, và cùng với nó chắc chắn phải có Cư trần lạc
đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca. Hơn nữa khi
thiết lập bản mục lục các kinh sách Phật giáo lưu hành
vào nửa đầu thế kỷ thứ 19 trong Đạo giáo nguyên lưu quyển
thượng tờ 5a6, An Thiền có ghi tên một tác phẩm gọi là
Trần triều thập hội lục. Rõ ràng Thập hội lục của triều
Trần chính là 10 hội của Cư trần lạc đạo phú.
Trong vòng
hơn 300 năm trở lại đây, Cư trần lạc đạo phú và Đắc
thú lâm tuyền thành đạo ca đã được in nhiều lần.
Điều này
chứng tỏ tư tưởng Cư trần lạc đạo vẫn tiếp tục được
học tập và truyền bá dù Phật giáo cũng như đất nước
đang chuyển mình qua một giai đoạn mới. Giá trị lý luận
của tư tưởng Cư trần lạc đạo từ đó vẫn còn có sức
hấp dẫn mạnh mẽ, đặc biệt là vào cuối thế kỷ thứ
18 với những chiến công Ngọc Hồi, Đống Đa oanh liệt của
quân và dân Tây Sơn, trong đó nổi bật những gương mặt
Phật tử tự nhận mình là người kế thừa truyền thống
Trúc Lâm như binh bộ thượng thư Tỉnh Phái Hầu Ngô Thời
Nhiệm là thiền sư Hải Lượng, Hương Lĩnh Bá tiến sĩ Nguyễn
Đăng Sở là thiền sư Hải Âu v.v.
Hơn 300 năm
qua, Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo
ca đã được trân trọng, giữ gìn và học tập như thế,
thì chắc chắn hơn 300 năm trước nó cũng có chung một diễm
phúc. Bởi vì nếu không có diễm phúc ấy, thì qua ngọn lửa
đốt sách bạo tàn của giặc Minh xâm lược trong gần 20 năm
chiếm đóng, chúng chắc chắn đã chịu chung một số phận
với các tác phẩm của dân tộc ta thời Lý Trần về trước.
Hơn nữa, thời Lê sơ và thời Mạc là thời kỳ Phật giáo
phục hưng mạnh mẽ trong phong trào dân tộc hóa với việc
dịch kinh sách ra tiếng Việt như Đại báo phụ mẫu ân trọng
kinh của thiền sư Viên Thái, việc in lại các tác phẩm sử
học Phật giáo như Nam tông tự pháp đồ của trạng nguyên
Lương Thế Vinh, Thánh đăng ngữ lục của thiền sư Chân Nguyên,
và đặc biệt việc thiết định và cổ xúy dùng tiếng Việt
của thiền sư Pháp Tính trong Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa.
Trong một thời kỳ Phật giáo hoạt động sôi nổi và mạnh
mẽ như vậy, việc học tập và nghiên cứu hai tác phẩm vừa
nêu của vua Trần Nhân Tông chắc chắn đã xảy ra. Điều
đáng tiếc là, cho đến lúc này ta vẫn chưa tìm ra một thông
tin nào xác nhận về sự hiện diện của hai tác phẩm ấy
trong giai đoạn đó. Dẫu thế, chúng chắc chắn đã được
lưu truyền để đến cuối thế kỷ thứ 17 Chân Nguyên mới
có dịp trích dẫn trong Kiến tính thành Phật của mình. Nói
khác đi chúng đã nằm trong dòng chủ lưu của nền văn học
và tư tưởng tiếng Việt. Cho nên, như đã nói, thật là một
vinh dự cho nền văn học tiếng Việt của nước ta đã bắt
đầu với ngòi bút của một anh hùng dân tộc có những chiến
công oanh liệt như Trần Nhân Tông và với những tác phẩm
đã có một tác động sâu rộng trên truyền thống dân tộc,
chứ không phải chỉ của Phật giáo, như Cư trần lạc đạo
phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca.
Hai tác phẩm
này thuộc loại văn học luận đề. Chúng là những bản văn
chính luận tập trung trình bày một số vấn đề tư tưởng
và lý luận. Chúng đã dùng tiếng Việt như một ngôn ngữ
để phát biểu những tư tưởng trừu tượng tương đối
khó nắm bắt một cách khéo léo và dễ hiểu. Từ đó tiếng
Việt đã trở thành một ngôn ngữ đủ khả năng chuyển tải
bất cứ nội dung tư tưởng khác nhau nào và có một vẻ đẹp
của riêng nó. Nhờ thế, các tác phẩm ấy không những đã
lôi cuốn được sự chú ý của người đương thời, mà còn
có sức hấp dẫn đối với hậu thế. Tiếng Việt tự bản
thân nó đã trở thành một ngôn ngữ văn học. Đây chính
là một trong những cống hiến lớn, mà hai tác phẩm này đã
mang lại cho văn học Việt Nam.
Để có được
hai tác phẩm ấy vào cuối thế kỷ thứ 13, tiếng Việt từ
bao đời, hơn cả ngàn năm trước, từng là một ngôn ngữ
văn học. Chúng đã kế thừa những thành tựu và tinh hoa của
nền văn học trong hơn ngàn năm đó, nên đến ngày nay mỗi
khi đọc lại, chúng ta vẫn cảm thấy chúng gần gũi, đẹp
đẽ và dễ hiểu, khác hẳn với những câu văn ngọng nghịu
khó chịu do người ngoại quốc ghi lại mới chỉ cách ta hơn
300 năm. Thực tế để có được giọng văn lý luận như đã
xuất hiện trong Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền
thành đạo ca, tiếng Việt đã trải qua hàng ngàn năm thử
thách và sử dụng, chứ không phải đến thời vua Trần Nhân
Tông nó mới bắt đầu được đưa vào sự nghiệp sáng tác
của thơ văn.
Quả vậy,
nếu tiếng Việt không tồn tại trong hơn một ngàn năm đó,
đối lập lại với tiếng Hán và trở thành một trong những
bức trường thành chặn đứng mưu đồ Hán hóa do các nhà
nườc Trung Quốc trong cùng thời gian đã ra sức quyết tâm
thực hiện, thì dân tộc ta ngày nay cũng không còn, chứ nói
chi đến một nền độc lập nhà nước và một tiếng nói
riêng biệt. Do thế, Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm
tuyền thành đạo ca là một kết tụ của những nỗ lực
phi thường và đầy gian khổ trong quá trình đấu tranh bi tráng
để bảo vệ dân tộc và giữ vững chủ quyền quốc gia.
Giá trị văn học của hai tác phẩm này từ đó càng nhân
lên gấp bội.
Do tính kết tụ vừa nói, không một ngôn ngữ nào trên thế
giới bỗng chốc có thể nhảy lên vũ đài văn học, để
trở thành một ngôn ngữ văn học. Ngay cả những ngôn ngữ
lớn có văn bản lâu đời trên thế giới như tiếng Hán,
tiếng Phạn, Hy Lạp v.v. cũng đều trải qua một quá trình
kiểu ấy, để từ những văn bản bói quẻ thô sơ hoặc những
bài ca vịnh đơn giản, mà tiến lên thành những ngôn ngữ
văn học nổi tiếng trên thế giới. Tiếng Việt ta cũng thế.
Để có những tác phẩm lý luận có vẻ đẹp văn học như
Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành đạo
ca, nó cũng đã trải qua một quá trình kết tụ lâu dài từ
bài Việt ca đầu tiên được biết cho đến các mẩu chuyện
trong Lục độ tập kinh và Tạp thí dụ kinh, cho đến bài
Giáo trò của thiền sư Đạo Hạnh. Cả quá trình sử dụng
thành thạo và nhuần nhuyễn tiếng nói dân tộc đã tạo cơ
hội cho sự ra đời của hai tác phẩm vừa nêu.
Sự xuất
hiện của tiếng Việt như một ngôn ngữ văn học, do thế,
là một quá trình đấu tranh gian khổ đầy thử thách và nguy
cơ. Qua quá trình đấu tranh đó, tiếng Việt đã chứng tỏ
tính ưu việt của mình, làm tiền đề cho sự xuất hiện
của Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú lâm tuyền thành
đạo ca. Không qua một quá trình như thế thì không bao giờ
có được những tác phẩm kể trên. Đây là điểm mà những
người nghiên cứu văn học Việt Nam từ trước đến nay chưa
bao giờ chú ý tới. Người ta cứ loay hoay đi tìm nguồn gốc
chữ Nôm trong mấy bản văn bia còn lại của thời Lý Trần,
rồi cứ đẩy lên đẩy xuống thời điểmợ ra đời của
thứ chữ này trong khoảng từ thế kỷ thứ 8 cho đến thế
kỷ thứ 13. Họ quên rằng để vào cuối thế kỷ thứ 13
có các tác phẩm như Cư trần lạc đạo phú và Đắc thú
lâm tuyền thành đạo ca thì tiếng Việt và chữ Việt phải
xuất hiện rất sớm, ít lắm cũng năm bảy trăm năm trở
lên. Đây là một quá trình bắt buộc có tính khách quan đối
với bất cứ ngôn ngữ nào, chứ không phải chỉ riêng tiếng
Việt ta. Vì vậy, nghiên cứu hai tác phẩm này chính là nghiên
cứu quá trình kết tụ của nó.
Ngày nay,
ta không biết đích xác vua Trần Nhân Tông đã viết hai tác
phẩm ấy vào thời điểm nào.
Nhưng chắc chắn là Đắc
thú lâm tuyền thành đạo ca, qua nội dung của chính nó, phải
được vua Trần Nhân Tông viết vào thời gian sau khi đã sống
ở núi Yên Tử, tức sau tháng 8 năm Kỷ Hợi (1299), năm mà
ĐVSKTT đã ghi “Thượng hoàng từ phủ Thiên Trường lại
xuất gia vào núi Yên Tử tu khổ hạnh”, vì bài ca này đã
nói tới việc :
Yên bề phận
khó
Kiếm chốn
dưỡng thân
Khuất tĩnh
non cao
Náu mình
sơn dã
Vượn mừng
hủ hỷ
Làm bạn
cùng ta
Vắng vẻ
ngàn kia
Thân làm
hỷ xả...
Đem mình
náu tới
Cảnh vắng
ngàn kia
Dốc chí
tu hành
Giấy sồi
bô bả.
Viết như
thế này, rất gần với những gì mà Huyền Quang tả về chùa
Vân Yên và cuộc sống của vua Trần Nhân Tông ở đây:
Cảnh tốt
hòa lành
Đồ tựa
vẽ tranh
Chỉn ấy
trời thiêng mẽ khéo
Hèn chi vua
Bụt tu hành...
Chim óc bạn
cắn hoa nâng cúng
Vượn bồng
con kề cửa nghe kinh
Nương am
vắng Bụt hiện từ bi,
gió hiu hiu
mây nhè nhẹ
Kề song
thưa thầy ngồi thiền định,
trăng vằng
vặc núi xanh xanh...
Mặc cà
sa, nằm trướng giấy,
màng chi
châu đầy lẫm, ngọc đầy rương.
Quên ngọc
thực, bỏ hương giao
cắp nạnh
cà một vò, tương một hũ...
Thầy tu
trước đã nên Phật quả
Tiểu tu
sau còn vị tỳ kheo.
Còn Cư trần
lạc đạo phú, thì thật khó mà xác định vua Trần Nhân Tông
đã viết ra vào lúc nào trong cuộc đời mình.
Có người
bảo là nó được viết ra trước lúc vua đi xuất gia, tức
trước năm 1299. Chắc hẳn khi nói thế họ đã dựa vào hai
câu mở đầu của bài phú này:
Mình ngồi
thành thị
Nết dụng
sơn lâm
để khẳng
định vua Trần Nhân Tông đang còn sống ở thành Thăng Long,
mà lòng vua đã hoàn toàn an nhàn tự tại như sống ở rừng
núi. Nhưng cũng chính trong bài phú đó ở Hội thứ 5 ta đã
gặp :
Thiền ngỏ
năm câu, nằm nhãng trong quê Hà Hữu
Kinh xem ba
biến, ngồi ngơi mái quốc Tân La
Trong đạo
nghĩa, khoáng cơ quan,
đà lọt
lẫn trường kinh cửa tổ
Lánh thị
phi, ghê thanh sắc,
ngại chơi
bời dặm liễu đường hoa
Áo miễn
chăn đầm ấm qua mùa,
hoặc chằm
hoặc xể
Cơm cùng
cháo, đói no đòi bữa, dầu bạc dầu thoa
Viết như
thế rõ ràng đây không phải là cuộc sống cung đình thị
thành, mà là cuộc sống dân dã rừng núi. Cho nên, thật khó
mà dựa vào nội dung của bài phú này để xác định thời
điểm ra đời của nó. Điều chắc chắn là nó được viết
vào lúc vua Trần Nhân Tông đã có ít nhiều quan tâm đến
núi Yên Tử. Ta biết trong Phật giáo đời Trần, Yên Tử có
vị thế trung tâm. Thời ông nội mình là vua Thái Tông đã
từng tới đó. Khi còn trẻ vua Nhân Tông cũng đã có ý định
lên sống ở đó. Dẫu sao đi nữa, chủ trương “Cư trần
lạc đạo, Trần tục mà nên” vẫn đóng vai trò mà từ năm
1287, khi Tuệ Trung Trần Quốc Tung đã ấn chứng cho vua, thì
chủ trương đó càng trở nên rõ rệt. Nói cách khác, thời
điểm ra đời của Cư trần lạc đạo phú phải từ sau năm
1287 trở đi và chắc chắn là sau năm 1288, khi quân thù đã
bị quét sạch khỏi bờ cõi và cả nước đang ra sức lao
động để kiến tạo cuộc sống ấm no cho gia đình và bản
thân người dân.
Bộ từ vựng
của Cư trần lạc đạo phú gồm cả thảy 1688 hạng từ,
kể luôn các tên đầu đề, tên các hội và bài thơ chữ
Hán kết thúc bài phú. Nếu chỉ kể riêng số từ vựng trong
các hội thì nó chỉ gồm 1623 hạng từ, trong đó có những
hạng từ Việt xuất hiện khá nhiều lần như lòng (18 lần),
cho (13 lần), chẳng (13 lần), mới (12 lần, hay 11 lần), Bụt
(10 lần).v. v..Và số 1623 hạng từ này nếu chúng ta thiết
lập một bản từ gồm những tên người, tên đất, những
từ chuyên môn và những từ phiên âm, chúng ta còn số hạng
từ ít hơn nữa, tức khoảng hơn 1400 từ. Chẳng hạn các
từ như Thích Ca, Di Đà, Di Lặc, bát nhã, chiêm bặc, chiên
đàn, bồ đề, bồ tát, đàn việt, ưu đàm, Câu Chi, Diễn
Nhã Đạt Đa. Đấy là những từ phiên âm của tiếng Phạn
và chúng ta chỉ có 12 hạng từ thay vì 26 hạng từ khi tách
rời chúng ra thành từng hạng từ một. Các từ chuyên môn
như bát phong, bát thức, cực lạc,đại thừa, tiểu thừa,
hữu lậu, kim cương, vô lậu, lục căn, lục tặc, tam độc,
tam thân, tam tạng, tam huyền, tam yếu, tam nghiệp, tịnh độ,
thái bình, thượng sĩ, trí tuệ, tri âm, tri thức, tri kiến,
tri cơ, trượng phu, trưởng lão, viên giác, vô thường, vô
minh, vô sinh, vô tâm, vô vi cũng thế. Nếu đưa chúng vào những
hạng mục từ, ta chỉ có 32 hạng từ thay vì có đến 64.
Các tên đất, tên người như Yên Tử, Cánh Diều, Hà Hữu,
Hùng Nhĩ, Tân La, Thiên Trúc, Thiếu Lâm, Tào Khê, Thiếu Thất,
Lư Lăng, Phá Táo, Thạch Đầu, Lâm Tế, Bí Ma, Thuyền Tử,
Đạo Ngô, Thiều Dương, Triệu Lão, Thiên Cang, Thái Bạch cũng
vậy.
Với số
lượng trên dưới 1400 từ này, ta có một bộ từ vựng tương
đối phong phú để nghiên cứu ngôn ngữ của dân tộc ta vào
thời vua Trần Nhân Tông. Và đó là chỉ mới kể số hạng
từ có trong Cư trần lạc đạo phú. Nếu gộp luôn số hạng
từ của Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, mà số lượng
lên đến 336, trong đó trừ những trùng lặp đã có đến
238 hạng từ.
Gộp chung
lại với Cư trần lạc đạo phú, ta sẽ có một bộ từ vựng
với gần 2000 từ, tức cỡ loại từ điển nhỏ, và cho ta
một nhận thức tương đối hoàn chỉnh về ngôn ngữ dân
tộc ta vào thời đại Trần Nhân Tông, tức thế kỷ thứ
13, cách chúng ta gần 700 năm.
Đến đây
chúng ta cần phân tích sơ bộ hai tác phẩm viết bằng tiếng
Việt của vua Trần Nhân Tông.
Nhưng sự nghiệp văn học
của nhà vua không chỉ giới hạn vào các tác phẩm tiếng
Việt. Nhà vua còn là tác giả của 30 bài thơ và đoạn thơ,
22 lá thư viết cho vua quan nhà Nguyên cùng hai bài giảng ở
chùa Sùng Nghiêm và viện Kỳ Lân. Trong hai bài giảng này cũng
có một số bài thơ và đoạn thơ dùng để trả lời cho các
câu hỏi mà người đối thoại đã đặt ra, và vẫn chưa
được kê vào số lượng thơ và đoạn thơ của vua Trần
Nhân Tông. Nói thế tức cũng muốn nói số lượng tác phẩm
vua Trần Nhân Tông còn lại cho chúng ta ngày nay không phải
là ít, dù rằng phần lớn chúng đều được viết bằng chữ
Hán.
Với sự
nghiệp thơ văn chữ Hán của vua Trần Nhân Tông, hầu hết
những nhà nghiên cứu từ trước đến nay đều thống nhất
coi vua Trần Nhân Tông là một “tên tuổi lẫy lừng”trong
lãnh vực hoạt động sáng tạo này. Thực tế, đọc các bài
thơ chữ Hán do vua Trần Nhân Tông sáng tác, người ta không
thể không cảm nhận những vẻ đẹp khác nhau của đất nước,
từ một buổi chiều làng quê yên tĩnh cạnh nơi ở của hoàng
gia tại phủ Thiên Trường ở đồng bằng sông Hồng :
Xóm trước
thôn sau tợ khói nhòa
Nửa không
nửa có mé chiều sa
Mục đồng
sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng
từng đôi ruộng xuống sà
(Thôn hậu
thôn tiền đạm tợ yên
Bán vô bán
hữu tịch dương biên
Mục đồng
địch lý quy ngưu tận
Bạch lộ
song song phi hạ điền)
cho đến
một ngôi chùa tại Lạng Châu thuộc miền trung du Bắc bộ
:
Chùa cổ
đìu hiu thu khói mờ
Thuyền câu
chiều quạnh tiếng chuông đưa
Nước quang
non lặng bay âu trắng
Gió đứng
mây đùa cây đỏ thưa.
(Cổ tự
thê lương thu ái ngoại
Ngư thuyền
tiêu sắt mộ chung sơ
Thủy minh
sơn tĩnh bạch âu quá
Phong định
vân nhàn hồng thụ sơ)
Ngay trong
cuộc sống thường nhật, một ánh trăng ban đêm cùng tiếng
rơi tí tách của sương thu trên lá cây trước sân nhà và
xa xa tiếng chày nện vải từ một ngôi làng dệt nào đưa
tới đã gợi nên những xao xuyến trong tâm hồn, cảm thấy
vẻ đẹp của một đất nước thanh bình
Đầy sách
giường song chếch bóng đèn
Sân thu sương
bủa thoáng hơi đêm
Tiếng chày
thức dậy đâu không biết
Hoa mộc
trên cành trăng mới lên.
(Bán song
đăng ảnh mãn sàng thư
Lộ trích
thu đình dạ khí hư
Thụy khởi
châm thanh vô mịch xứ
Mộc tê
hoa thượng nguyệt lai sơ)
Nhưng cuộc
đời vua Trần Nhân Tông không giống cuộc đời những ông
vua sinh ra, lớn lên, rồi thụ hưởng một đất nước thái
bình. Năm vua ra đời cũng chính là thời điểm vua Trần Thái
Tông vừa đánh tan đạo quân xâm lược thứ nhất của đế
chế Nguyên Mông lần đầu tiên tiến công nước ta, dưới
sự chỉ huy của một tên tướng khét tiếng tàn bạo Ngột
Lương Hợp Thai (Uryangqadai). Hơn 20 năm tiếp theo là một cuộc
đấu tranh gian khổ về ngoại giao nhằm vừa bảo vệ chủ
quyền đất nước, vừa mang lại nền hòa bình để cho người
dân có cơ hội lao động sinh sống, và đất nước chuẩn
bị tiềm lực để chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.
Kịp đến
khi lên ngôi vào tháng 10 năm Mậu Dần (1278) thì vua Trần Nhân
Tông đã phải trực tiếp đối phó với những tên sứ giả
“uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình, đem
tấm thân dê chó mà khinh rẻ tể phụ”, như Trần Hưng Đạo
đã mô tả. Thế là cả nước phát động một phong trào chuẩn
bị diệt giặc cứu nước. Tuy hào khí Nguyên Phong của cuộc
chiến tranh năm Đinh Tỡ (1257) vẫn còn đó, mà nhà vua cảm
thấy khi đến thăm lăng mộ của ông nội mình vào một ngày
xuân trước cuộc chiến tranh 1285.
Hùm gấu
nghiêm nghìn cửa
Áo mão bảy
phẩm đầy
Lính bạc
đầu còn đó
Nguyên Phong
mãi kể say
(Tỉ
hổ thiên môn túc
Y quan thất
phẩm thông
Bạch đầu
quân sĩ tại
Vãng vãng
thuyết Nguyên Phong)
Và hơn ai
hết, bản thân vua Trần Nhân Tông đã từng cầm quân xông
pha trận mạc. Thực tế, ta đã thấy nhà vua đã từng trực
tiếp chỉ huy những trận đánh lớn, sống gần gũi với tướng
lĩnh và binh sĩ, nên dễ cảm thông, thương xót cho những người
vợ phải sống lẻ loi, khi người chồng vì nhiệm vụ phải
ra mặt trận ở một nơi xa xôi nào đó của tổ quốc.
Ngủ dậy
vén rèm hoa thấy rơi
Hoàng ly
không hót giận xuân rồi
Lầu tây
vô cớ vầng dương lặn
Bóng ngả
về đông hoa lẫn chồi.
(Thụy
khởi câu liêm khán trụy hồng
Hoàng ly
bất ngữ oán đông phong
Vô đoan
lạc nhật tây lâu ngoại
Hoa ảnh
chi đầu tận hướng đông)
Chiến tranh
vệ quốc chống lại các thế lực xâm lược lớn mạnh hơn
ta rất nhiều lần, còn gợi lên những nỗi buồn như thế,
huống nữa những cuộc chiến tranh để bảo vệ an ninh biên
giới do các thế lực nhỏ yếu hơn ta quấy phá. Trong một
bài thơ viết nhân chiến dịch bình định Ai Lao vào mùa xuân
năm Canh Dần (1290), mà vì nghĩa vụ bảo vệ cuộc sống an
lành cho nhân dân và một biên cương ổn định cho tổ quốc,
vua Trần Nhân Tông phải cầm quân đi đánh dẹp. Thế mà vua
vẫn tỏ ra không thích thú gì:
Hoa sóng tung
lên buồm gấm bay
Dưới mui
đầu mệt chẳng buồn quay
Mây chiều
Tam Giáp nhạn không đến
Trăng sáng
Cửu Than rồng có đây
Lạnh lẽo
đường đi cung mộng cũ
Ngổn ngang
sầu vướng rượu ly đầy
Hán hoàng
mang tiếng say chinh chiến
Vội vã
nam nhi chi lắm vầy.
(Cẩm phàm
khinh sấn lãng hoa khai,
Bồng để
yêm yêm thủ bất đài.
Tam giáp
mộ vân vô nhạn đáo,
Cửu than
minh nguyệt hữu long lai.
Thê lương
hành sắc thiêm cung mộng,
Liêu loan
nhàn sấu đáo tửu bôi.
Hán Vũ phiêu
chiêu cùng độc báng,
Nam nhi cấp
cấp nhược vi tai.)
Một cuộc
chiến tranh do vua chủ trương vì lợi ích chung như ĐVSKTT 5
tờ 58b5 -59a1 đã ghi: “Vua thân chinh Ai Lao. Triều thần nói:
‘Giặc Nguyên vừa rút lui, vết thương chưa khỏi sao có thể
dấy binh’. Vua nói:
‘Chỉ
có thể vào lúc này mới ra quân được, vì sau khi giặc rút
lui thì ba vùng (Ai Lao, Chiêm Thành và Chân Lạp - LMT) tất cho
quân ngựa và của cải ta bị tan mất, thế không thể tránh
khỏi được, sẽ có sự khinh nhờn đối với ta, cho nên đem
đại quân đi để thị uy’. Quần thần đều nói: ‘Vua há
không biết dân mệt sao, mà chỉ vì có việc đáng lo lớn
hơn thế nữa’. Đó là thánh nhân lo xa, chẳng phải bọn
thần nghĩ kịp được”.
Việc đem
quân đi thị uy đối với Ai Lao, chỉ vì quyền lợi của đất
nước mà vua Trần Nhân Tông phải làm. Và thực tế chỉ chưa
tới 4 năm sau khi đã truyền ngôi cho con là Anh Tông và trở
thành Thượng hoàng, vua Trần Nhân Tông còn phải thân chinh
Ai Lao một lần nữa, vào tháng 8 năm Giáp Ngọ (1294) với sự
tham gia của các tướng Phạm Ngũ Lão, Trung Thành Vương. Mối
đe dọa của Ai Lao đối với biên cương Đại Việt như thế
không phải là không có.
Và việc
đánh dẹp Ai Lao như thế là một yêu cầu của an ninh quốc
gia. Thế mà, dù bài thơ vừa trích được làm vào chiến dịch
Ai Lao năm 1290 hay 1294, nó vẫn toát lên một sự chán ghét
đối với chiến tranh, đối với cái mà người thường gọi
là “cùng binh độc vũ”, tức dùng chiến tranh để thỏa
mãn những tham vọng cá nhân của người lãnh đạo.
Trong cuộc
đời mình, vua Trần Nhân Tông đã từng sống qua hai cuộc
chiến tranh tàn khốc, nên hơn ai hết đã hiểu thế nào là
những nỗi khổ do chiến tranh đem lại cho phía ta cũng như
phía địch. Việc sử dụng chiến tranh để chống lại chiến
tranh chỉ là một biện pháp bất đắc dĩ, khi mọi biện pháp
khác không thể dùng được nữa. Do vậy, tự thâm tâm vua
Trần Nhân Tông không bao giờ tán thành chiến tranh. Và sự
không tán thành này xuất phát từ một cái nhìn về tính chung
đồng loại của những con người dù ở chiến tuyến nào
đi nữa, họ cũng đều có xúc cảm, suy nghĩ, nguyện vọng
giống nhau. Không ít người từ hơn 500 năm trở lại đây,
đã ca ngợi tính nhân bản và cao thượng của hành động
cởi ngự bào phủ lên thủ cấp của tên tướng giặc Toa
Đô, vừa bị quân ta chém đầu trong trận Tây Kết thứ hai
năm 1285, do chính bản thân vua Trần Nhân Tông trực tiếp chỉ
huy.
Từ một
sự chán ghét chiến tranh như vậy, vua Trần Nhân Tông tập
trung mọi nỗ lực của mình để xây
dựng một
nền hòa bình lâu dài, không chỉ cho đất nước và dân tộc
mình, mà còn cho các dân tộc và quốc gia láng
giềng,
đặc biệt là đất nước và nhân dân Trung Quốc. Ngay khi
khói lửa của cuộc chiến tranh năm 1288 đang còn
vướng
vất trên các chiến trường Thăng Long, Bạch Đằng, lúc tiếp
phái bộ Lưu Đình Trực và Lý Tư Diễn, do Hốt Tất Liệt
gửi qua để đòi lại các tướng tá giặc như Ô Mã Nhi, Phàn
Tiếp, Sầm Đoạn do ta bắt được, vua Nhân Tông đã nói
đến
Khí hòa góc
đất đều lan tới
Bụi chiến
sông trời rửa sạch trơn.
(Thác khai
địa giác giai hòa khí
Tịnh hiệp
thiên hà tẩy chiến trần)
trong bài
thơ tiễn đưa phái bộ này, thể hiện ý chí và nguyện vọng
bảo vệ và xây dựng hòa bình của nhân dân Đại Việt và
của chính bản thân nhà vua. Đây là một nội dung đặc biệt
của thơ văn vua Trần Nhân Tông, bộc lộ một sự tha thiết
đối với hòa bình. Thật cũng lạ, một con người đã từng
chỉ đạo, trực tiếp tham gia chiến tranh và đã có những
chiến thắng oanh liệt. Vậy mà qua thơ văn vẫn luôn luôn
biểu hiện một ước ao nóng bỏng đối với hòa bình.
Điều này
cũng có nghĩa vua Trần Nhân Tông không bao giờ coi chiến tranh
như một nấc thang để bước lên đài danh vọng, để đi
tới bến vinh quang. Suốt cuộc đời, ngay cả sau khi xuất
gia, vua cũng luôn lao động miệt mài cho hòa bình, nhất là
một nền hòa bình ở biên cương phía Nam của tổ quốc tiếp
giáp với nước Chiêm Thành.
Trước đây,
nhiều người thường cho giai đoạn vua Trần Nhân Tông xuất
gia là giai đoạn nhà vua rút lui khỏi cuộc đời, khỏi xã
hội, “càng tu hành càng xa với thực tế xã hội, càng xa
với ý muốn cứu khổ cứu nạn của Phật tổ” . Thế mà
chính trong giai đoạn xuất gia này của nhà vua, biên cương
của Đại Việt đã nối dài trên 200 cây số, và nền hòa
bình Việt Chiêm đã duy trì được gần mấy chục năm, làm
tiền đề cho sự nghiệp Nam tiến của dân tộc ngày càng
phát triển dồn dập như cơn thủy triều đang buổi dâng lên
của nó. Cũng có người đọc hai câu thơ:
Phải trái
lòng theo hoa sớm rơi
Lợi danh
tâm lạnh tối mưa thôi
đã không
biết đặt chúng vào trong bối cảnh lý luận của tư tưởng
vua Trần Nhân Tông, rồi vội vã bình luận đấy là những
“câu thơ cực kỳ chán đời”, thể hiện “tư tưởng hư
vô chủ nghĩa triệt để, bắt nguồn từ trong triết học
Phật giáo... trong chế độ điền trang, sự phú quý cực độ
của nhiều nhà chùa và tất cả sự suy đồi của nó”.
Bình luận thế là họ đã quên vua Trần Nhân Tông là một
trong “những tên tuổi lẫy lừng nhất” của những nhà
thơ nhà văn đời Trần.
Và những
tên tuổi lẫy lừng nàỵ “đều bộc lộ một niềm tin,
một tinh thần quyết thắng và một ý chí kiên cường qua
một loạt vần thơ bất hủ”. Cho dù những bình luận trên
được phát biểu vì mục đích gì, có phần nào gây nhiễu
loạn thông tin hoặc sai lệch quá khứ đi chăng nữa, thì sự
nghiệp vua Trần Nhân Tông, những đóng góp của cá nhân và
triều đại nhà vua đối với dân tộc là không thể phủ
nhận, là giai đoạn đáng ghi công, đáng tự hào của lịch
sử dân tộc Việt Nam.
Ta đã thấy
trong tư tưởng của vua Trần Nhân Tông có một cái nhìn về
thời gian một chiều, một ngày đã qua là không bao giờ trở
lại, như một bài thơ của Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Quốc
Tung đã từng nói tới:
Trăng lặn
trời tây khôn bóng lại
Nước trôi
đổ biển sóng đâu quây
(Tây
nguyệt trầm không nan phục ảnh
Đông lưu
phó hải khởi hồi ba)
Cho nên đối
với bản thân mình cũng như đối với mọi người, thời
gian trở nên rất quý báu, cuộc đời con người quá ngắn
ngủi cho một công việc phải làm:
Thời gian
dễ trôi qua
Mạng người
khôn dừng lại
(Thời quang
dung dị quá
Nhân mạng
bất định lưu)
Vì thế,
sự sống trở nên quý giá. Một ngày đi qua không bao giờ
chúng ta có lại. Chúng ta phải huy động toàn bộ thời gian
cho những việc có ích cho mình cũng như cho người. Ta tưởng
tượng dân tộc ta vào thời đó sống vội vã dồn dập.
Họ sống
vội vã dồn dập không phải vì cuộc sống là một đày ải
mà ta cố hưởng lạc để cho xong đời.
Họ sống vội
vã dồn dập vì cuộc sống quá quý báu, không thể để nó
trôi qua một cách vô vị, phí hoài. Chưa bao giờ trong lịch
sử dân tộc ta thấy ánh lên một sự thôi thúc cho cuộc sống,
cảm thấy nếu mình để mất đi một phút giây là mất đi
một phần của sự sống. Họ hối hả xây dựng, chiến đấu
bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống và gia đình họ. Cả
một đất nước tràn ngập, chứa chan sự lạc quan yêu đời.
Chính vì quá lạc quan yêu đời mới cảm thấy thời gian dễ
mất đi và cuộc sống của chúng ta không bao giờ trở lại,
như vua Trần Nhân Tông thường nhắc nhở:
Đỗ quyên
rền rĩ trăng ngày sáng
Đừng để
tầm thường xuân luống qua
(Đỗ
quyên đề đoạn nguyệt như trú
Bất thị
tầm thường không quá xuân)
Lâu nay nhiều
người thường cho rằng quan niệm thời gian của phương Đông
là một quan niệm thời gian vòng tròn, thời gian luân hồi,
cứ thịnh suy bĩ thái, rồi thịnh suy bĩ thái kế tục nhau,
giống như xuân hạ thu đông, rồi xuân hạ thu đông. Nhưng
họ đâu biết rằng bên cạnh quan niệm thời gian vòng tròn
ấy, còn hiện diện quan niệm thời gian một chiều. Cứ mỗi
ngày đi qua là một ngày vĩnh viễn mất đi không bao giờ trở
lại, giống như mặt trăng lặn về phía tây rồi không bao
giờ có mặt trăng thứ hai của nó. Tổ tiên ta từ xưa đã
có một quan niệm thời gian rất gần với quan niệm thời
gian của thời hiện đại chúng ta. Có người đã diễn tả
quan niệm thời gian này bằng một hình ảnh rất sống động.
Đó là thời gian giống như chiếc xe. Chiếc xe chỉ có một
hướng đi tới, giống như thời gian một chiều. Nhưng để
chiếc xe đi tới được thì phải có 4 chiếc bánh quay tròn
bên dưới nó. Cũng vậy, thời gian một chiều đi tới, nhưng
nó đi tới trên những thời gian vòng tròn, tức xuân hạ thu
đông, tức thịnh suy bĩ thái.
Xuất phát
từ quan niệm thời gian như vậy, mà trong chiến tranh đất
nước Đại Việt đã làm nên một chiến công Chương Dương,
Hàm Tử, Tây Kết, Bạch Đằng oanh liệt. Và trong thời bình
họ đã xây dựng nên một cuộc sống chỉ mấy năm sau chiến
tranh với những cánh đồng lúa trĩu hạt, những nương dâu
xanh ngắt bốn mùa và những chiếc cầu thượng gia hạ kiều,
đã làm cho tên sứ Nguyên Trần Phu phải nể phục. Quân và
dân Đại Việt đã sống theo những gì mà vua Trần Nhân Tông
đã đề ra trong Cư trần lạc đạo phú.